Văn Học & Nghệ Thuật
CHÚ THÍCH HAY KHÔNG CHÚ THÍCH? - PHẠM ĐỨC NHÌ
( HNPD ) Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa
Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa
Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
Đến đây thì nhà thơ đã hoàn toàn chìm trong vô thức. Hay đúng hơn nhà thơ đã nhìn thấy mẹ mình hiện hữu khi nhìn thấy giàn trầu của mẹ. Mẹ không còn nữa, giàn trầu giờ cũng côi cút cô liêu đến nỗi trăng non thương quá giàn trầu của mẹ rồi khóc. Lệ trăng đã ướt đầm lá trầu của mẹ và mẹ đã hiện về dưới ánh trăng khuya. Trăng thương lá trầu mà khóc. Còn mẹ thương trăng mẹ lại chải đầu cho trăng. Những thi ảnh ở đây phi lí hư ảo đến tận cùng và có một ma lực siêu phàm ám ảnh tim ta ám ảnh đời ta. Thử hỏi có gì nhân nghĩa hơn thế khi thiên nhiên và con người nơi đây cứ hòa quyện cứ đùm bọc chở che nhau trong vòng tay nhân ái dịu dàng?
Nguyễn Xuân Dương (2)
Từ Một Giai Thoại Sửa Thơ
Vương An Thạch trong
lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa
Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa
Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
Theo tôi, việc Tô Đông Pha sửa thơ không có gì là “xớn xác, bồng
bột” hết. Người đọc thơ, bình thơ – trong thế giới thơ rộng lớn - không thể
biết và không có bổn phận phải biết những chi tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra
ở một địa phương nhỏ bé. Chính thi sĩ - để hoàn thành chức năng truyền thông
của bài thơ - phải chú thích để người đọc biết, hiểu những chi tiết, sự việc có
tính chất địa phương ấy. Lỗi và trách nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An
Thạch chứ không phải Tô Đông Pha. (1)
Đến
“Sao Em Không Chú Thích?”
Việc viết lời bình cho bài thơ Con Về Ngõ Nhỏ
lúc đầu cũng gặp chút trở ngại. Bài thơ ngôn ngữ bình dị, trong sáng, hình tượng đẹp, nên
thơ, tâm tình nhẹ nhàng, rất dễ cảm, dễ thương. Nhưng 2 câu cuối thì tối nghĩa,
khó hiểu.
CON VỀ NGÕ NHỎ
Con
về ngõ nhỏ thoảng hương
lối
vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều
đâu
rồi bóng mẹ liêu xiêu
đâu
rồi dải yếm rất nhiều gió hong
còn
đâu chổi quét lá bòng
còn đâu bông bưởi
trắng trong rụng đầy
chẳng
còn hoa khế tím cây
chẳng
còn vai mẹ hao gầy gió sương
mơ màng khói bếp
còn vương
thoáng hơi nước vối tỏa hương ngọt ngào
gạo
khuya ai giã đêm sao
thèm
nghe tiếng mẹ ho bào canh thâu
Trăng non khóc đẫm lá trầu
kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!
(Ngọc Mai)
Mới đầu tôi nghĩ:
“Ánh trăng non chiếu xuống giàn trầu sáng lung linh như mặt nước khiến
tác giả có cảm tưởng ‘trăng non khóc đẫm lá trầu’”. Nhưng câu cuối “kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng” thì đúng là “lạc quẻ”, đã bị tác giả chặt đứt
lìa dòng chảy của tứ thơ. Hơn nữa, tác giả về thăm nhà vào lúc “Lối vào vẫn lát
vàng ươm nắng chiều” thì làm gì có trăng non để cho mẹ chải đầu?
Tôi nhắn tin hỏi thì Ngọc Mai trả lời:
“Em ví mình như vầng trăng non, lúc
còn bé thơ thường đứng bên giàn trầu của mẹ mà
khóc dỗi hờn để được mẹ dỗ dành và chải đầu cho.”
Tôi lầu bầu trong
miệng:
“Ối Giời ôi! Câu ví riêng tư như vậy mà không chú thích thì bố ai
biết được!”
Thế là nghe được lời giải thích câu
ví von ấy – làm đoạn kết và bài thơ hay hẳn lên - tôi hài lòng về chức năng
truyền thông của bài thơ và viết lời bình. Sau đó tôi nhắn tin cho Ngọc Mai:
Bài viết đã xong. Gởi cho anh lời chú thích.
Cù cưa một
hồi lâu chị mới trả lời:
Dạ, theo em thì không cần đâu ạ.
Tôi bực mình nhưng vẫn nhẹ nhàng:
Nếu không chú thích thì người đọc sẽ không hiểu hoặc hiểu lầm; nếu
thế anh sẽ bỏ bài viết của anh.
NM: Trời!
Tiếp theo là cuộc nhắn tin qua lại
khá dài và “gay cấn”.
Tôi đưa ra tối
hậu thư:
Mỗi người một ý thì đường ai nấy đi. Cứ coi như anh chưa viết, chưa
biết bài thơ.
Cuối cùng chị đồng ý gởi cho tôi lời chú thích
và nhờ thế bài viết “Con Về Ngõ Nhỏ” Bài Thơ Mới Quen ra đời.
Trường hợp của Vương An Thạch thì
vì lúc đó quan san cách trở, thông tin chỉ lưu chuyển trong phạm vi hạn hẹp nên
không nói làm gì. Nhưng ngay ở thời điểm hiện tại, không riêng Ngọc Mai mà khá
nhiều thi sĩ khác, có khi vô tình nhưng thường là cố ý, không chú thích những ý
nghĩ, ví von rất riêng tư để con đường đến bến đỗ của tứ thơ có thêm cái “cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi”. Hoặc
qua thủ pháp Show, Don’t Tell các ngài chặt bớt quá nhiều cầu khiến khoảng cách
từ ý này tới ý kia xa quá, sức liên tưởng của độc giả không thể nhảy qua được. Họ
nghĩ làm thế bài thơ sẽ sang hơn, hấp dẫn hơn. Điều đó đúng một phần. Cố gắng tự
mình tìm ra và hiểu được ý tác giả khiến công việc đọc thơ lý thú hơn. Đó là một
thực tế. Nhưng coi chừng “già néo đứt dây”. Nếu độc giả không “bắt” được tứ thơ
vì chức năng truyền thông của bài thơ sơ sót, khiếm khuyết, bài thơ bị đánh giá
là thất bại.
Tại Em Không Chú Thích Nên Anh “Nghe Gió Kiếm Bình Thơ”
Cũng vì đọc bài thơ không có phần chú
thích nên ông Nguyễn Xuân Dương khi viết lời bình cho bài thơ Con Về Ngõ Nhỏ -
mặc dù viết sau bài của tôi hơn 2 tháng - đã có đoạn bình 2 câu cuối như sau:
“Trăng non khóc đẫm lá trầu
kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!”
kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!”
Đến đây thì nhà thơ đã hoàn toàn chìm trong vô thức. Hay đúng hơn nhà thơ đã nhìn thấy mẹ mình hiện hữu khi nhìn thấy giàn trầu của mẹ. Mẹ không còn nữa, giàn trầu giờ cũng côi cút cô liêu đến nỗi trăng non thương quá giàn trầu của mẹ rồi khóc. Lệ trăng đã ướt đầm lá trầu của mẹ và mẹ đã hiện về dưới ánh trăng khuya. Trăng thương lá trầu mà khóc. Còn mẹ thương trăng mẹ lại chải đầu cho trăng. Những thi ảnh ở đây phi lí hư ảo đến tận cùng và có một ma lực siêu phàm ám ảnh tim ta ám ảnh đời ta. Thử hỏi có gì nhân nghĩa hơn thế khi thiên nhiên và con người nơi đây cứ hòa quyện cứ đùm bọc chở che nhau trong vòng tay nhân ái dịu dàng?
Nguyễn Xuân Dương (2)
Tôi có cảm tưởng mình đang
xem phim Võ Sĩ Mù Nghe Gió Kiếm. Võ Sĩ không thấy đường nên nhờ vào đôi tai thính
của mình để theo dõi chuyển động của đối thủ. Đến khi đối thủ biết được yếu điểm
của Võ Sĩ Mù nên ngừng chuyển động thì đôi tai thính của ông trở thành vô dụng
và đã ra chiêu bất hợp lý đến độ ngờ nghệch, trông thật đáng tội nghiệp. Trường
hợp ông Nguyễn Xuân Dương có hơi khác. Không có đối thủ nên ông cứ một mình say
sưa, quay cuồng theo những hình ảnh có được từ sự liên tưởng quái đản không gốc rễ của mình. Độc giả hiểu
chuyện đọc đoạn bình thơ của ông chỉ còn biết le lưỡi, lắc đầu bái phục.
Có phần chú thích, 2 câu cuối
của bài thơ bỗng thay da đổi thịt, tươi đẹp hẳn lên. Trăng non chính là cô bé
Ngọc Mai ngày xưa lúc còn thơ dại hay khóc giỗi hờn. Mẹ đã khuất núi từ lâu mà
vẫn tưởng tượng mẹ đang đứng dưới giàn trầu chải đầu cho mình như ngày xưa còn
bé. Vâng, đó chỉ là mơ, là mộng. Nhưng mộng ở đây đã có một sợi dây vô hình nối
với thực – phi lý mà hữu lý trong nghệ thuật. Trong bài bình thơ tôi mới chỉ
cho rằng “Hai câu kết vừa đẹp, vừa nên thơ, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc”. Thật ra nếu nói “Hai câu thơ ấy thật tuyệt” cũng không có gì quá đáng.
Còn nếu không có phần chú thích,
trăng non chỉ là trăng non thì vừa không phù hợp với cảnh vật thực tế như đã nói
ở phần trên – “Lối vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều”
thì làm gì có trăng non được - lại vừa không có chỗ ở vùng “thực” để buộc sợi dây
nối với vùng “mộng”. Không có sợi dây nối mộng với thực thì mộng vừa phi lý so
với thực tế lại vừa tách biệt khỏi tứ thơ, xa rời cuộc sống, thiếu tính nghệ
thuật; loại mộng đó không có chỗ đứng trong thơ.
Trường hợp Ngọc Mai, trong
khung cảnh thân tình của Facebook, độc giả như tôi còn có thể qua hộp nhắn tin
“hỏi nhỏ” tác giả, chứ ở những chỗ khác mà gặp bài thơ có tứ thơ tối mù như thế
thì – vì vấn đề mặt mũi, sĩ diện của cả người viết và người đọc – thái đội ngoảnh mặt
làm ngơ là tốt nhất.
Không mở được “cánh cửa bến đỗ
của tứ thơ” cho độc giả bước vào là lỗi của tác giả. Tô Đông Pha vì không biết
chim Minh Nguyệt và sâu Hoàng Khuyển nên đã sửa bài thơ sai ý Vương An Thạch,
nhưng ông bám sát tứ thơ và bài thơ “phó phẩm” vẫn hợp lý và đầy tính nghệ thuật.
Còn ông Nguyễn Xuân Dương, không “bắt” được
sự ví von riêng tư của Ngọc Mai, đã không chịu ngoảnh mặt làm ngơ mà lại còn rời
bỏ tấm bản đồ của tứ thơ để thả hồn xuôi ngược lung tung nên đã tự mua sự vất vả cho mình. Không
những thế ông còn đi xa hơn - múa bút chia sẻ cảm nhận về chuyến đi “không định
hướng” ấy với những người yêu thơ khác – nên độc giả có dịp được xem một đoạn
phim hài lý thú.
Kết Luận
Xin mượn đoạn kết của bài Hé
Mở Cánh Cửa Bến Đỗ Của Tứ Thơ để nhấn mạnh điều này một lần nữa.
Làm thơ, tâm trạng là của
mình, chỉ cần biết đến mình. Nhưng bày tỏ tâm trạng để người đọc hiểu mình, (có
thể) đồng cảm với mình thi sĩ phải hé mở cánh cửa đến bến đỗ của tứ thơ. Đó là
chức năng truyền thông của thơ. Không có nó bài thơ sẽ chết. (3)
Phạm Đức Nhì
CHÚ THÍCH:
1/ Lời Bình Ngắn (Tập 1),
Phạm Đức Nhì, phamnhibinhtho.blogspot.com
2/ FB Ngọc Mai 08/08/2017
3/ Hé Mở Cánh Cửa Bến Đỗ Của
Tứ Thơ, Phạm Đức Nhì, phamnhibinhtho.blogspot.com
Bàn ra tán vào (1)
Lynda
Đúng là : "Ông nói gà cho bà mơ vịt"
----------------------------------------------------------------------------------
CHÚ THÍCH HAY KHÔNG CHÚ THÍCH? - PHẠM ĐỨC NHÌ
( HNPD ) Vương An Thạch trong lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ:
Từ Một Giai Thoại Sửa Thơ
Vương An Thạch trong
lúc du học ở đảo Hải Nam đã làm một bài thơ trong đó có hai câu rất lạ:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa
Thi hào Tô Ðông Pha tình cờ đọc được, thấy “sai” (trăng sáng làm sao hót trên đầu núi và chó vàng làm sao nằm trong lòng hoa được) nên đã sửa lại hai chữ cuối cho đúng nghĩa hơn.
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa
Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch (lúc ấy đang là Tể Tướng) nên họ Vương đã bổ nhiệm Tô thi hào một chức quan ở Hải Nam. Sau đó Tô Ðông Pha mới khám phá ra ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi, và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Và người kể chuyện kết luận “Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình xớn xác, bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.”
Theo tôi, việc Tô Đông Pha sửa thơ không có gì là “xớn xác, bồng
bột” hết. Người đọc thơ, bình thơ – trong thế giới thơ rộng lớn - không thể
biết và không có bổn phận phải biết những chi tiết, sự việc chỉ có, chỉ xảy ra
ở một địa phương nhỏ bé. Chính thi sĩ - để hoàn thành chức năng truyền thông
của bài thơ - phải chú thích để người đọc biết, hiểu những chi tiết, sự việc có
tính chất địa phương ấy. Lỗi và trách nhiệm ở đây nằm trên hai vai Vương An
Thạch chứ không phải Tô Đông Pha. (1)
Đến
“Sao Em Không Chú Thích?”
Việc viết lời bình cho bài thơ Con Về Ngõ Nhỏ
lúc đầu cũng gặp chút trở ngại. Bài thơ ngôn ngữ bình dị, trong sáng, hình tượng đẹp, nên
thơ, tâm tình nhẹ nhàng, rất dễ cảm, dễ thương. Nhưng 2 câu cuối thì tối nghĩa,
khó hiểu.
CON VỀ NGÕ NHỎ
Con
về ngõ nhỏ thoảng hương
lối
vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều
đâu
rồi bóng mẹ liêu xiêu
đâu
rồi dải yếm rất nhiều gió hong
còn
đâu chổi quét lá bòng
còn đâu bông bưởi
trắng trong rụng đầy
chẳng
còn hoa khế tím cây
chẳng
còn vai mẹ hao gầy gió sương
mơ màng khói bếp
còn vương
thoáng hơi nước vối tỏa hương ngọt ngào
gạo
khuya ai giã đêm sao
thèm
nghe tiếng mẹ ho bào canh thâu
Trăng non khóc đẫm lá trầu
kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!
(Ngọc Mai)
Mới đầu tôi nghĩ:
“Ánh trăng non chiếu xuống giàn trầu sáng lung linh như mặt nước khiến
tác giả có cảm tưởng ‘trăng non khóc đẫm lá trầu’”. Nhưng câu cuối “kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng” thì đúng là “lạc quẻ”, đã bị tác giả chặt đứt
lìa dòng chảy của tứ thơ. Hơn nữa, tác giả về thăm nhà vào lúc “Lối vào vẫn lát
vàng ươm nắng chiều” thì làm gì có trăng non để cho mẹ chải đầu?
Tôi nhắn tin hỏi thì Ngọc Mai trả lời:
“Em ví mình như vầng trăng non, lúc
còn bé thơ thường đứng bên giàn trầu của mẹ mà
khóc dỗi hờn để được mẹ dỗ dành và chải đầu cho.”
Tôi lầu bầu trong
miệng:
“Ối Giời ôi! Câu ví riêng tư như vậy mà không chú thích thì bố ai
biết được!”
Thế là nghe được lời giải thích câu
ví von ấy – làm đoạn kết và bài thơ hay hẳn lên - tôi hài lòng về chức năng
truyền thông của bài thơ và viết lời bình. Sau đó tôi nhắn tin cho Ngọc Mai:
Bài viết đã xong. Gởi cho anh lời chú thích.
Cù cưa một
hồi lâu chị mới trả lời:
Dạ, theo em thì không cần đâu ạ.
Tôi bực mình nhưng vẫn nhẹ nhàng:
Nếu không chú thích thì người đọc sẽ không hiểu hoặc hiểu lầm; nếu
thế anh sẽ bỏ bài viết của anh.
NM: Trời!
Tiếp theo là cuộc nhắn tin qua lại
khá dài và “gay cấn”.
Tôi đưa ra tối
hậu thư:
Mỗi người một ý thì đường ai nấy đi. Cứ coi như anh chưa viết, chưa
biết bài thơ.
Cuối cùng chị đồng ý gởi cho tôi lời chú thích
và nhờ thế bài viết “Con Về Ngõ Nhỏ” Bài Thơ Mới Quen ra đời.
Trường hợp của Vương An Thạch thì
vì lúc đó quan san cách trở, thông tin chỉ lưu chuyển trong phạm vi hạn hẹp nên
không nói làm gì. Nhưng ngay ở thời điểm hiện tại, không riêng Ngọc Mai mà khá
nhiều thi sĩ khác, có khi vô tình nhưng thường là cố ý, không chú thích những ý
nghĩ, ví von rất riêng tư để con đường đến bến đỗ của tứ thơ có thêm cái “cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi”. Hoặc
qua thủ pháp Show, Don’t Tell các ngài chặt bớt quá nhiều cầu khiến khoảng cách
từ ý này tới ý kia xa quá, sức liên tưởng của độc giả không thể nhảy qua được. Họ
nghĩ làm thế bài thơ sẽ sang hơn, hấp dẫn hơn. Điều đó đúng một phần. Cố gắng tự
mình tìm ra và hiểu được ý tác giả khiến công việc đọc thơ lý thú hơn. Đó là một
thực tế. Nhưng coi chừng “già néo đứt dây”. Nếu độc giả không “bắt” được tứ thơ
vì chức năng truyền thông của bài thơ sơ sót, khiếm khuyết, bài thơ bị đánh giá
là thất bại.
Tại Em Không Chú Thích Nên Anh “Nghe Gió Kiếm Bình Thơ”
Cũng vì đọc bài thơ không có phần chú
thích nên ông Nguyễn Xuân Dương khi viết lời bình cho bài thơ Con Về Ngõ Nhỏ -
mặc dù viết sau bài của tôi hơn 2 tháng - đã có đoạn bình 2 câu cuối như sau:
“Trăng non khóc đẫm lá trầu
kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!”
kìa như tay mẹ chải đầu cho trăng!”
Đến đây thì nhà thơ đã hoàn toàn chìm trong vô thức. Hay đúng hơn nhà thơ đã nhìn thấy mẹ mình hiện hữu khi nhìn thấy giàn trầu của mẹ. Mẹ không còn nữa, giàn trầu giờ cũng côi cút cô liêu đến nỗi trăng non thương quá giàn trầu của mẹ rồi khóc. Lệ trăng đã ướt đầm lá trầu của mẹ và mẹ đã hiện về dưới ánh trăng khuya. Trăng thương lá trầu mà khóc. Còn mẹ thương trăng mẹ lại chải đầu cho trăng. Những thi ảnh ở đây phi lí hư ảo đến tận cùng và có một ma lực siêu phàm ám ảnh tim ta ám ảnh đời ta. Thử hỏi có gì nhân nghĩa hơn thế khi thiên nhiên và con người nơi đây cứ hòa quyện cứ đùm bọc chở che nhau trong vòng tay nhân ái dịu dàng?
Nguyễn Xuân Dương (2)
Tôi có cảm tưởng mình đang
xem phim Võ Sĩ Mù Nghe Gió Kiếm. Võ Sĩ không thấy đường nên nhờ vào đôi tai thính
của mình để theo dõi chuyển động của đối thủ. Đến khi đối thủ biết được yếu điểm
của Võ Sĩ Mù nên ngừng chuyển động thì đôi tai thính của ông trở thành vô dụng
và đã ra chiêu bất hợp lý đến độ ngờ nghệch, trông thật đáng tội nghiệp. Trường
hợp ông Nguyễn Xuân Dương có hơi khác. Không có đối thủ nên ông cứ một mình say
sưa, quay cuồng theo những hình ảnh có được từ sự liên tưởng quái đản không gốc rễ của mình. Độc giả hiểu
chuyện đọc đoạn bình thơ của ông chỉ còn biết le lưỡi, lắc đầu bái phục.
Có phần chú thích, 2 câu cuối
của bài thơ bỗng thay da đổi thịt, tươi đẹp hẳn lên. Trăng non chính là cô bé
Ngọc Mai ngày xưa lúc còn thơ dại hay khóc giỗi hờn. Mẹ đã khuất núi từ lâu mà
vẫn tưởng tượng mẹ đang đứng dưới giàn trầu chải đầu cho mình như ngày xưa còn
bé. Vâng, đó chỉ là mơ, là mộng. Nhưng mộng ở đây đã có một sợi dây vô hình nối
với thực – phi lý mà hữu lý trong nghệ thuật. Trong bài bình thơ tôi mới chỉ
cho rằng “Hai câu kết vừa đẹp, vừa nên thơ, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc”. Thật ra nếu nói “Hai câu thơ ấy thật tuyệt” cũng không có gì quá đáng.
Còn nếu không có phần chú thích,
trăng non chỉ là trăng non thì vừa không phù hợp với cảnh vật thực tế như đã nói
ở phần trên – “Lối vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều”
thì làm gì có trăng non được - lại vừa không có chỗ ở vùng “thực” để buộc sợi dây
nối với vùng “mộng”. Không có sợi dây nối mộng với thực thì mộng vừa phi lý so
với thực tế lại vừa tách biệt khỏi tứ thơ, xa rời cuộc sống, thiếu tính nghệ
thuật; loại mộng đó không có chỗ đứng trong thơ.
Trường hợp Ngọc Mai, trong
khung cảnh thân tình của Facebook, độc giả như tôi còn có thể qua hộp nhắn tin
“hỏi nhỏ” tác giả, chứ ở những chỗ khác mà gặp bài thơ có tứ thơ tối mù như thế
thì – vì vấn đề mặt mũi, sĩ diện của cả người viết và người đọc – thái đội ngoảnh mặt
làm ngơ là tốt nhất.
Không mở được “cánh cửa bến đỗ
của tứ thơ” cho độc giả bước vào là lỗi của tác giả. Tô Đông Pha vì không biết
chim Minh Nguyệt và sâu Hoàng Khuyển nên đã sửa bài thơ sai ý Vương An Thạch,
nhưng ông bám sát tứ thơ và bài thơ “phó phẩm” vẫn hợp lý và đầy tính nghệ thuật.
Còn ông Nguyễn Xuân Dương, không “bắt” được
sự ví von riêng tư của Ngọc Mai, đã không chịu ngoảnh mặt làm ngơ mà lại còn rời
bỏ tấm bản đồ của tứ thơ để thả hồn xuôi ngược lung tung nên đã tự mua sự vất vả cho mình. Không
những thế ông còn đi xa hơn - múa bút chia sẻ cảm nhận về chuyến đi “không định
hướng” ấy với những người yêu thơ khác – nên độc giả có dịp được xem một đoạn
phim hài lý thú.
Kết Luận
Xin mượn đoạn kết của bài Hé
Mở Cánh Cửa Bến Đỗ Của Tứ Thơ để nhấn mạnh điều này một lần nữa.
Làm thơ, tâm trạng là của
mình, chỉ cần biết đến mình. Nhưng bày tỏ tâm trạng để người đọc hiểu mình, (có
thể) đồng cảm với mình thi sĩ phải hé mở cánh cửa đến bến đỗ của tứ thơ. Đó là
chức năng truyền thông của thơ. Không có nó bài thơ sẽ chết. (3)
Phạm Đức Nhì
CHÚ THÍCH:
1/ Lời Bình Ngắn (Tập 1),
Phạm Đức Nhì, phamnhibinhtho.blogspot.com
2/ FB Ngọc Mai 08/08/2017
3/ Hé Mở Cánh Cửa Bến Đỗ Của
Tứ Thơ, Phạm Đức Nhì, phamnhibinhtho.blogspot.com