Văn Học & Nghệ Thuật
CHUYỆN CỦA CÁC NHÂN VẬT CÓ THẬT TRÊN ĐỜI.
Trích một đoạn trong truyện ngắn cuả nhà văn Võ Thị Xuân Hà.
Võ Thị Xuân Hà
CHUYỆN CỦA CÁC NHÂN VẬT CÓ THẬT TRÊN ĐỜI
Truyện ngắn
Cúi đầu ngẩng đầu
Chân tướng thiết tha...
(Lời đề từ của truyện, là lời của anh Lương Tống Huỳnh -
Thiện Minh Hoàng(Việt kiều Mỹ) đã gửi tặng Cầm Kỳ)
(Tiếp)
CHUYỆN VỀ NHỮNG CHÀNG TRAI MÊ SÁCH
CẢO THƠM LẦN GIỞ
Trong các cuộc đàm đạo hay trà dư về sách, tôi thường hay nhắc tới một
chàng trai mà không hiểu giờ này chàng trai tài hoa ấy trôi dạt phương
nào. Tôi nhắc vì tiếc cho làng sách khi thiếu khuyết một người tử vì đạo
sách. Vào thập niên đầu thế kỉ hai mươi mốt, dọc các thành phố khắp đất
nước, dân săn sách hay sách hiếm hầu như đều biết đến danh Nhà sách Cảo
Thơm. Vào những nhà sách ấy ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế (rồi sau tiến công
ra Hà Nội), hầu như đều tìm thấy những cuốn sách về các nhân vật văn hóa
Việt Nam. Những tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, thơ của Bùi Giáng, Phạm
Thiên Thư... Những cuốn phê bình, khảo cứu, nghiên cứu, luận văn chương
rất khó tìm đều có mặt ở chuỗi nhà sách này.
Cất công sưu tầm, in
thành bộ từng tác giả, rồi cho phát hành ở tất cả các Nhà sách Cảo Thơm
là ông chủ còn rất trẻ, lứa những chàng trai sinh ra sau năm 1975. Đó là
Dũng.
Vợ chồng tôi từng bay vào Đà Nẵng để dự khai trương Nhà sách
Cảo Thơm thứ bao nhiêu của Dũng. Những cô gái mặc áo dài đỏ tha thướt.
Những chàng trai sơ mi trắng đóng quần âu lịch thiệp. Họ đón khách nhiệt
thành. Họ nhìn ông chủ trẻ ngưỡng mộ. Chúng tôi cũng ngưỡng mộ Dũng
quá.
Một hôm Dũng gọi từ Huế ra:
“Em định đưa sách của Cảo Thơm ra Hà Nội. Anh chị trông nom cho em nhé”
Tôi hỏi:
“Em định đặt nhà sách ở đâu?”
Dũng thản nhiên:
“Dạ, đường Bạch Đằng, chị”
Tôi la lên:
“Ôi
trời ơi. Em có biết cái con đường Bạch Đằng ấy là khu vực nào không?
Chị dám cá là ở đó không ai định dạng được cái nhà sách của em là thể
loại gì”
Nhưng Dũng quyết rồi. Chẳng ngăn được. Từ Thái Hà chạy xe
lên Bạch Đằng để trông coi bao quát sách cho Dũng nằm ngoài khả năng của
vợ chồng tôi. Chưa nói đến việc sách của Cảo Thơm không phải sách thị
trường. Không bắt mắt cái bìa. Không mê hồn trận những chiêu truyền
thông khôn ngoan lợi hại. Không phải những tác giả thời thượng đang đắt
sô trên thị trường sách. Không đủ thứ. Chỉ có mỗi một điều duy nhất, đó
là: hầu như toàn bộ di sản hiếm hoi của một số các văn nhân trí sĩ mà
sau này khi sách đã đi qua giai đoạn chạy đua trên thị trường những cái
tên mới trẻ hậu hiện đại ăn khách, người ta mới ngoảnh lại đi tìm những
cuốn sách vô giá kia.
Nhưng Cảo Thơm đã không đợi được ngày hoàng
kim, đã sập tiệm, sập hàng loạt khắp từ Nam ra Bắc. Tôi ngồi cà phê với
vợ chồng Dũng, ngắm cô vợ trẻ, tóc tém, gương mặt đen rám nắng khá cá
tính, vừa bay từ Mỹ về thăm chồng, mà hình như cũng muốn hót chồng đi
luôn. Cô không thể hiện sự lo lắng về tiếng tăm hào hoa của chồng, mặt
lạnh băng. Tôi không biết đó là lần cuối cùng tôi còn nhìn thấy nụ cười
của Dũng.
Sau đó một thời gian, với sự nằm im nguyên vẹn của những bộ
sách quý ở đường Bạch Đằng, chúng được trao vào tay tôi, với lời nhắn:
“Em
tặng chị tủ sách quý ngoài đó của em, đổi những cuốn sách của công ty
Hà Thế mà Nhà sách Cảo Thơm đã nhập vào trong này chị nhé. Em hết tiền
rồi. Sách quý đó chị. Chị không thiệt đâu”
Tôi có tủ sách quý. Nhưng không còn gặp Dũng hay liên lạc được với Dũng nữa.
Tiếc cho làng sách. Có lẽ Dũng đã tìm được phương trời khác, con đường khác, ít gian nan và ít mạo hiểm hơn.
LÀN GIÓ
Lại có một chàng trai mê sách khác mà trong câu chuyện này của mình tôi không thể không kể cho các bạn nghe.
Dạo
mở quán cà phê ở Tô Hiến Thành, vợ chồng tôi tạo dựng một không gian cà
phê sách khá hợp lí. Sách được cài lên tường, vào những cái khuôn ô
nhỏ. Khi khách ngồi cà phê, có thể rút sách xuống đọc. Thi thoảng tôi tổ
chức một cuộc ra mắt sách ấm cúng, đủ để truyền thông cho cuốn sách.
Bằng cách nào đó, hoặc đến dự một cuộc ra mắt sách của bạn, mà Hiếu biết
đến cái quán cà phê nhỏ của tôi, là quán cà phê sách duy nhất chính chủ
một nữ văn sĩ trên đất Hà Nội. Hiếu thử sự tử tế kiên nhẫn của tôi với
bạn đọc bằng một vài chiêu, sau đó tự bắt chuyện.
Những câu chuyện về
sách của Hiếu khiến tôi ù cả tai, vì thực lòng bấy lâu rất ít biết đến
những nhóm riêng biệt cộng đồng mê sách cũ ở Hà thành, dù sinh ra lớn
lên lập nghiệp và ở lại luôn đất này, dù sách là niềm đam mê chung thân
của tôi. Hiếu kể, nhà cậu sách để tràn ngập cả cầu thang, gác xép, tràn
vào phòng ngủ khiến vợ ngạt thở không chịu nổi. Nhưng đam mê sách của
Hiếu không dừng ở đó. Bất cứ nơi nào người ta trọng vọng sách đều có mặt
một chàng trai vẻ ngoài giản dị như một người thợ. (Ờ mà một nhà văn
như tôi cũng đâu có hoa lá cành gì, cũng là thợ). Nhưng ánh mắt và cái
nụ cười giọng nói lại toát lên sự đa mang lịch lãm xen chút kiêu mạn của
một kẻ suốt đời mộng chữ.
Biết vợ chồng tôi sửa nhà Thái Hà để đưa
cả công ty về lại nhà, khỏi phải mất tiền thuê nhà, Hiếu mang cả đội
quân đến lắp điện, trát vá cho anh chị. Mọi thứ xong xuôi, sách đã bày
lên giá, cậu ta đến ngắm những giá sách một cách sung sướng.
Bỗng một hôm cậu la toáng lên:
“Ôi trời ơi, cuốn Ma của lão Mạc Tàu tay nào in vậy?”
Tôi hỏi:
“Gì thế?”
Mắt Hiếu vằn đỏ:
“Ca
ngợi lính của họ hi sinh ở chiến trường biên giới à? Họ anh hùng thì ta
là ai? Mà sao họ viết ra, lại còn được dịch sang ta vậy? Ai cấp phép
xuất bản đây? Cả một lũ ngu...”
Giây phút ấy, tôi chỉ nhìn thấy một
con người với tình yêu quê hương da diết. Sau đó là cả một chiến dịch
của cộng đồng để giải quyết vụ này. Bìa sách phải làm lại. Cộng đồng đọc
sách cũng đọc và thẩm lại theo cách bên này nhìn bên kia...
Tôi và
Hiếu cùng chung những mái nhà thành phố, cùng gian khó, chạy vạy mưu
sinh. Có lẽ cũng cùng hưởng chung những làn gió mát đi qua phố thị.
Chung những vầng bụi mờ mịt khói xăng. Chung niềm kiêu hãnh.
Giờ Hiếu cũng đã đi khỏi thành phố.
Mỗi
lần có gió về trên những cành cây còn xanh lá, tôi cứ thấy vấn vương,
không rõ vấn vương điều gì. Hay là tôi tiếc cho thành phố đã không biết
được những cơn gió lành đã từng sinh ra ở những ngõ ngách chật hẹp, và
rồi đã bỏ ta mà đi rất xa...
Khi viết đến những dòng này, thì chị
cũng vừa bán xong căn nhà thân thuộc của mình rồi Hiếu ạ. Căn nhà trong
con ngõ nhỏ mà em từng có lần nói về sau ngõ này phải được đặt tên chị.
Căn nhà chị đã viết ra bao nhiêu tác phẩm. Căn nhà, cũng như nhà em,
ngập tràn thứ hoang phí nhất trên đời nhưng cũng quý nhất trên đời với
chị em mình là sách.
Ghi chú 1: Bộ sách của nhà thơ Phạm Thiên Thư do Nhà sách CẢO THƠM xuất bản và phát hành.
Ghi chú 2: Giây phút Hiếu chọn sách ở Nhà sách Hà Thế (chính là kho sách ở Thái Hà vừa qua), và đã phát hiện ra cuốn Ma chiến hữu có vấn đề với dân tộc Việt.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2017/05/chuyen-cua-cac-nhan-vat-co-that-tren-oi.html
Bàn ra tán vào (0)
CHUYỆN CỦA CÁC NHÂN VẬT CÓ THẬT TRÊN ĐỜI.
Trích một đoạn trong truyện ngắn cuả nhà văn Võ Thị Xuân Hà.
Võ Thị Xuân Hà
CHUYỆN CỦA CÁC NHÂN VẬT CÓ THẬT TRÊN ĐỜI
Truyện ngắn
Cúi đầu ngẩng đầu
Chân tướng thiết tha...
(Lời đề từ của truyện, là lời của anh Lương Tống Huỳnh -
Thiện Minh Hoàng(Việt kiều Mỹ) đã gửi tặng Cầm Kỳ)
(Tiếp)
CHUYỆN VỀ NHỮNG CHÀNG TRAI MÊ SÁCH
CẢO THƠM LẦN GIỞ
Trong các cuộc đàm đạo hay trà dư về sách, tôi thường hay nhắc tới một
chàng trai mà không hiểu giờ này chàng trai tài hoa ấy trôi dạt phương
nào. Tôi nhắc vì tiếc cho làng sách khi thiếu khuyết một người tử vì đạo
sách. Vào thập niên đầu thế kỉ hai mươi mốt, dọc các thành phố khắp đất
nước, dân săn sách hay sách hiếm hầu như đều biết đến danh Nhà sách Cảo
Thơm. Vào những nhà sách ấy ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế (rồi sau tiến công
ra Hà Nội), hầu như đều tìm thấy những cuốn sách về các nhân vật văn hóa
Việt Nam. Những tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, thơ của Bùi Giáng, Phạm
Thiên Thư... Những cuốn phê bình, khảo cứu, nghiên cứu, luận văn chương
rất khó tìm đều có mặt ở chuỗi nhà sách này.
Cất công sưu tầm, in
thành bộ từng tác giả, rồi cho phát hành ở tất cả các Nhà sách Cảo Thơm
là ông chủ còn rất trẻ, lứa những chàng trai sinh ra sau năm 1975. Đó là
Dũng.
Vợ chồng tôi từng bay vào Đà Nẵng để dự khai trương Nhà sách
Cảo Thơm thứ bao nhiêu của Dũng. Những cô gái mặc áo dài đỏ tha thướt.
Những chàng trai sơ mi trắng đóng quần âu lịch thiệp. Họ đón khách nhiệt
thành. Họ nhìn ông chủ trẻ ngưỡng mộ. Chúng tôi cũng ngưỡng mộ Dũng
quá.
Một hôm Dũng gọi từ Huế ra:
“Em định đưa sách của Cảo Thơm ra Hà Nội. Anh chị trông nom cho em nhé”
Tôi hỏi:
“Em định đặt nhà sách ở đâu?”
Dũng thản nhiên:
“Dạ, đường Bạch Đằng, chị”
Tôi la lên:
“Ôi
trời ơi. Em có biết cái con đường Bạch Đằng ấy là khu vực nào không?
Chị dám cá là ở đó không ai định dạng được cái nhà sách của em là thể
loại gì”
Nhưng Dũng quyết rồi. Chẳng ngăn được. Từ Thái Hà chạy xe
lên Bạch Đằng để trông coi bao quát sách cho Dũng nằm ngoài khả năng của
vợ chồng tôi. Chưa nói đến việc sách của Cảo Thơm không phải sách thị
trường. Không bắt mắt cái bìa. Không mê hồn trận những chiêu truyền
thông khôn ngoan lợi hại. Không phải những tác giả thời thượng đang đắt
sô trên thị trường sách. Không đủ thứ. Chỉ có mỗi một điều duy nhất, đó
là: hầu như toàn bộ di sản hiếm hoi của một số các văn nhân trí sĩ mà
sau này khi sách đã đi qua giai đoạn chạy đua trên thị trường những cái
tên mới trẻ hậu hiện đại ăn khách, người ta mới ngoảnh lại đi tìm những
cuốn sách vô giá kia.
Nhưng Cảo Thơm đã không đợi được ngày hoàng
kim, đã sập tiệm, sập hàng loạt khắp từ Nam ra Bắc. Tôi ngồi cà phê với
vợ chồng Dũng, ngắm cô vợ trẻ, tóc tém, gương mặt đen rám nắng khá cá
tính, vừa bay từ Mỹ về thăm chồng, mà hình như cũng muốn hót chồng đi
luôn. Cô không thể hiện sự lo lắng về tiếng tăm hào hoa của chồng, mặt
lạnh băng. Tôi không biết đó là lần cuối cùng tôi còn nhìn thấy nụ cười
của Dũng.
Sau đó một thời gian, với sự nằm im nguyên vẹn của những bộ
sách quý ở đường Bạch Đằng, chúng được trao vào tay tôi, với lời nhắn:
“Em
tặng chị tủ sách quý ngoài đó của em, đổi những cuốn sách của công ty
Hà Thế mà Nhà sách Cảo Thơm đã nhập vào trong này chị nhé. Em hết tiền
rồi. Sách quý đó chị. Chị không thiệt đâu”
Tôi có tủ sách quý. Nhưng không còn gặp Dũng hay liên lạc được với Dũng nữa.
Tiếc cho làng sách. Có lẽ Dũng đã tìm được phương trời khác, con đường khác, ít gian nan và ít mạo hiểm hơn.
LÀN GIÓ
Lại có một chàng trai mê sách khác mà trong câu chuyện này của mình tôi không thể không kể cho các bạn nghe.
Dạo
mở quán cà phê ở Tô Hiến Thành, vợ chồng tôi tạo dựng một không gian cà
phê sách khá hợp lí. Sách được cài lên tường, vào những cái khuôn ô
nhỏ. Khi khách ngồi cà phê, có thể rút sách xuống đọc. Thi thoảng tôi tổ
chức một cuộc ra mắt sách ấm cúng, đủ để truyền thông cho cuốn sách.
Bằng cách nào đó, hoặc đến dự một cuộc ra mắt sách của bạn, mà Hiếu biết
đến cái quán cà phê nhỏ của tôi, là quán cà phê sách duy nhất chính chủ
một nữ văn sĩ trên đất Hà Nội. Hiếu thử sự tử tế kiên nhẫn của tôi với
bạn đọc bằng một vài chiêu, sau đó tự bắt chuyện.
Những câu chuyện về
sách của Hiếu khiến tôi ù cả tai, vì thực lòng bấy lâu rất ít biết đến
những nhóm riêng biệt cộng đồng mê sách cũ ở Hà thành, dù sinh ra lớn
lên lập nghiệp và ở lại luôn đất này, dù sách là niềm đam mê chung thân
của tôi. Hiếu kể, nhà cậu sách để tràn ngập cả cầu thang, gác xép, tràn
vào phòng ngủ khiến vợ ngạt thở không chịu nổi. Nhưng đam mê sách của
Hiếu không dừng ở đó. Bất cứ nơi nào người ta trọng vọng sách đều có mặt
một chàng trai vẻ ngoài giản dị như một người thợ. (Ờ mà một nhà văn
như tôi cũng đâu có hoa lá cành gì, cũng là thợ). Nhưng ánh mắt và cái
nụ cười giọng nói lại toát lên sự đa mang lịch lãm xen chút kiêu mạn của
một kẻ suốt đời mộng chữ.
Biết vợ chồng tôi sửa nhà Thái Hà để đưa
cả công ty về lại nhà, khỏi phải mất tiền thuê nhà, Hiếu mang cả đội
quân đến lắp điện, trát vá cho anh chị. Mọi thứ xong xuôi, sách đã bày
lên giá, cậu ta đến ngắm những giá sách một cách sung sướng.
Bỗng một hôm cậu la toáng lên:
“Ôi trời ơi, cuốn Ma của lão Mạc Tàu tay nào in vậy?”
Tôi hỏi:
“Gì thế?”
Mắt Hiếu vằn đỏ:
“Ca
ngợi lính của họ hi sinh ở chiến trường biên giới à? Họ anh hùng thì ta
là ai? Mà sao họ viết ra, lại còn được dịch sang ta vậy? Ai cấp phép
xuất bản đây? Cả một lũ ngu...”
Giây phút ấy, tôi chỉ nhìn thấy một
con người với tình yêu quê hương da diết. Sau đó là cả một chiến dịch
của cộng đồng để giải quyết vụ này. Bìa sách phải làm lại. Cộng đồng đọc
sách cũng đọc và thẩm lại theo cách bên này nhìn bên kia...
Tôi và
Hiếu cùng chung những mái nhà thành phố, cùng gian khó, chạy vạy mưu
sinh. Có lẽ cũng cùng hưởng chung những làn gió mát đi qua phố thị.
Chung những vầng bụi mờ mịt khói xăng. Chung niềm kiêu hãnh.
Giờ Hiếu cũng đã đi khỏi thành phố.
Mỗi
lần có gió về trên những cành cây còn xanh lá, tôi cứ thấy vấn vương,
không rõ vấn vương điều gì. Hay là tôi tiếc cho thành phố đã không biết
được những cơn gió lành đã từng sinh ra ở những ngõ ngách chật hẹp, và
rồi đã bỏ ta mà đi rất xa...
Khi viết đến những dòng này, thì chị
cũng vừa bán xong căn nhà thân thuộc của mình rồi Hiếu ạ. Căn nhà trong
con ngõ nhỏ mà em từng có lần nói về sau ngõ này phải được đặt tên chị.
Căn nhà chị đã viết ra bao nhiêu tác phẩm. Căn nhà, cũng như nhà em,
ngập tràn thứ hoang phí nhất trên đời nhưng cũng quý nhất trên đời với
chị em mình là sách.
Ghi chú 1: Bộ sách của nhà thơ Phạm Thiên Thư do Nhà sách CẢO THƠM xuất bản và phát hành.
Ghi chú 2: Giây phút Hiếu chọn sách ở Nhà sách Hà Thế (chính là kho sách ở Thái Hà vừa qua), và đã phát hiện ra cuốn Ma chiến hữu có vấn đề với dân tộc Việt.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2017/05/chuyen-cua-cac-nhan-vat-co-that-tren-oi.html