Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
CHUYỆN HÁN HỌC
Thiên hạ đang bàn tán và tranh luận suốt mấy ngày nay mà chưa ngã ngũ chuyện có nên phổ thông hoá việc học tiếng Hán cho các cấp học của Việt Nam hay không. Có ông đã nêu ra lý do “học tiếng Hán là để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Người khác thì cho rằng nên học vì ngay cả việc ghét nó thì việc học tiếng nó để hiểu “kẻ thù” vẫn luôn là cần thiết. Có người thì nói học tiếng Hán là để hiểu chính mình và thấy được tốt xấu ra sao thì mới có cái nhìn đúng đắn. Luận điểm này có vẻ như ổn nhất.
Nhưng thực chất, tất cả những luận điểm kiểu đó đều bất ổn.
Nước Mỹ, Thuỵ Điển hay nhiều nước khác đều có Viện Khổng Tử để nghiên cứu về triết lý và Luận Ngữ của ông này. Tờ New York Times còn bình chọn Đạo Đức Kinh của Lão Tử là cuốn sách đứng đầu tiên trong 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Vậy những quốc gia trên có cho dân chúng học tiếng Hán một cách phổ cập để hiểu dân tộc Hán không?
Hoàn toàn không.
Ngôn ngữ chỉ là phương tiện giao tiếp, truyền tin và là cách thức biểu đạt ý chí. Việc học ngôn ngữ để hiểu họ, dù ở vị trí nào hay với tính đối kháng ra sao thì đó là trách nhiệm của các Viện nghiên cứu và kèm theo đó là các chuyên gia. Còn việc đem vào làm một môn học thì lại để dành cho việc lựa chọn của học sinh vì nhu cầu hoặc mục đích làm việc, học hỏi hay giao lưu từ lịch sử, văn hoá, chính trị đến khoa học. Còn việc áp đặt cho đó là một môn học bắt buộc và phổ thông với các cấp học lại là một sự cưỡng ép thô thiển trong việc giáo dục và cũng là trút lên đầu các thế hệ gánh nặng không phải phẩm trách của mình. Vì vậy, việc học ngôn ngữ không phải phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền với tiêu chí là để “hiểu kẻ thù thì mới chống được kẻ thù”.
Apple làm ra Iphone hay Macbook không phải để phục vụ cho chính phủ Mỹ, mà là dành cho tất cả mọi người dân trên toàn cầu. Nên họ từ chối FBI về việc yêu cầu mở khoá chiếc Iphone của tên trùm khủng bố Hồi giáo mà nhà chức trách Mỹ thu được. Nói đến Hồi giáo, tất nhiên cũng là một mối nguy hiểm đặc biệt với chính phủ Hoa Kỳ, nhưng không vì thế họ bắt các công dân của họ phải học Hồi giáo trong các trường học. Đó là chức phận của chính quyền và các chuyên gia. Không phải nghĩa vụ bắt buộc của giáo dục, mà nhất là để phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền.
Tương tự vậy, tôi tin rằng không một nước nào có thể tìm hiểu sâu sắc về các nền văn minh, văn hoá và tôn giáo sâu sắc và toàn diện như người Mỹ. Nhưng tuyệt nhiên chúng ta không hề thấy những thứ này trong sự phổ quát nền giáo dục của họ. Nhật Bản hay Hàn quốc cũng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, nhưng họ tìm hiểu song hành nhiều thứ cùng lúc, từ Hán học, Lan học hay Tây học, và đây là chức phận của các chí sỹ, các chuyên gia chứ không phải của toàn dân Nhật hay Hàn. Người Mỹ còn có hẳn một bảng liệt kê 10 đặc tính đặc trưng của người Việt Nam rất chuẩn xác, nhưng nó xuất phát từ Viện nghiên cứu con người Việt Nam của Hoa Kỳ. Có thể của Chính phủ hoặc của nhóm người dân nào đó yêu thích và có nhu cầu tìm hiểu, chứ không phải do chính phủ áp đặt người dân họ học một cách phổ quát trong giáo dục như chúng ta đang định làm.
Tiếng Việt, là chữ quốc ngữ, xuất hiện sau tiếng Nôm và trước đó là tiếng Hán. Chúng ta bị đô hộ đến 1.000 năm bởi giặc phương Bắc, nhưng có khi nào chúng ta bị đồng hoá hay trở nên yêu thích họ không? Chúng ta vẫn chống lại họ và vẫn ngoại giao với họ. Vẫn đánh bại họ trong nhiều trận chiến lịch sử. Nhưng chúng ta có khi nào lo chúng ta bị đồng hoá chỉ vì tiếng Hán không? Chữ Quốc ngữ bây giờ sử dụng ký tự Latin và xuất hiện do một giáo xứ người Pháp (Alexsandre De Rhodes) truyền thụ vào xứ An Nam. Và chúng ta tiếp thu vì sự thuận tiện của nó trong giao tiếp, trao đổi, ghi chép. Và chúng ta hiện đang muốn học tiếng Anh để biến nó trở thành ngôn ngữ thứ hai của quốc gia sau tiếng Việt, như Singapore đã làm. Vậy chẳng lẽ chúng ta cũng lại lo sẽ bị Tây hoá và mất hết bản sắc của dân tộc mình?
Chúng ta hãy tách bạch nhiệm vụ của giáo dục và mục đích của chính trị trong việc này. Đây chính là vấn đề tư duy cốt lõi mà chúng ta không bàn đến, trong khi lại cứ luận tranh và phân bua những thứ rất bề nổi và hời hợt. Và ngay cả nền giáo dục còn bị chi phối quá nặng về chính trị thì việc học tiếng Hán hay tiếng gì khác sẽ không phải thẩm chức của người dân. Nên điều đầu tiên là chúng ta phải có quyền quyết định về các vấn đề quốc gia đại sự cái đã.
Lúc đó, chúng ta sẽ rõ những gì phải làm và thấy được hiệu quả cũng như hậu quả của nó, một cách hữu hiệu và đáng giá nhất.
Ảnh: sinh viên Hồng Kông biểu tình vẫn dùng chữ Hán để phản đối chính quyền Bắc Kinh thò tay vào xã hội họ. Nguồn: internet
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
CHUYỆN HÁN HỌC
Thiên hạ đang bàn tán và tranh luận suốt mấy ngày nay mà chưa ngã ngũ chuyện có nên phổ thông hoá việc học tiếng Hán cho các cấp học của Việt Nam hay không. Có ông đã nêu ra lý do “học tiếng Hán là để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Người khác thì cho rằng nên học vì ngay cả việc ghét nó thì việc học tiếng nó để hiểu “kẻ thù” vẫn luôn là cần thiết. Có người thì nói học tiếng Hán là để hiểu chính mình và thấy được tốt xấu ra sao thì mới có cái nhìn đúng đắn. Luận điểm này có vẻ như ổn nhất.
Nhưng thực chất, tất cả những luận điểm kiểu đó đều bất ổn.
Nước Mỹ, Thuỵ Điển hay nhiều nước khác đều có Viện Khổng Tử để nghiên cứu về triết lý và Luận Ngữ của ông này. Tờ New York Times còn bình chọn Đạo Đức Kinh của Lão Tử là cuốn sách đứng đầu tiên trong 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại. Vậy những quốc gia trên có cho dân chúng học tiếng Hán một cách phổ cập để hiểu dân tộc Hán không?
Hoàn toàn không.
Ngôn ngữ chỉ là phương tiện giao tiếp, truyền tin và là cách thức biểu đạt ý chí. Việc học ngôn ngữ để hiểu họ, dù ở vị trí nào hay với tính đối kháng ra sao thì đó là trách nhiệm của các Viện nghiên cứu và kèm theo đó là các chuyên gia. Còn việc đem vào làm một môn học thì lại để dành cho việc lựa chọn của học sinh vì nhu cầu hoặc mục đích làm việc, học hỏi hay giao lưu từ lịch sử, văn hoá, chính trị đến khoa học. Còn việc áp đặt cho đó là một môn học bắt buộc và phổ thông với các cấp học lại là một sự cưỡng ép thô thiển trong việc giáo dục và cũng là trút lên đầu các thế hệ gánh nặng không phải phẩm trách của mình. Vì vậy, việc học ngôn ngữ không phải phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền với tiêu chí là để “hiểu kẻ thù thì mới chống được kẻ thù”.
Apple làm ra Iphone hay Macbook không phải để phục vụ cho chính phủ Mỹ, mà là dành cho tất cả mọi người dân trên toàn cầu. Nên họ từ chối FBI về việc yêu cầu mở khoá chiếc Iphone của tên trùm khủng bố Hồi giáo mà nhà chức trách Mỹ thu được. Nói đến Hồi giáo, tất nhiên cũng là một mối nguy hiểm đặc biệt với chính phủ Hoa Kỳ, nhưng không vì thế họ bắt các công dân của họ phải học Hồi giáo trong các trường học. Đó là chức phận của chính quyền và các chuyên gia. Không phải nghĩa vụ bắt buộc của giáo dục, mà nhất là để phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền.
Tương tự vậy, tôi tin rằng không một nước nào có thể tìm hiểu sâu sắc về các nền văn minh, văn hoá và tôn giáo sâu sắc và toàn diện như người Mỹ. Nhưng tuyệt nhiên chúng ta không hề thấy những thứ này trong sự phổ quát nền giáo dục của họ. Nhật Bản hay Hàn quốc cũng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, nhưng họ tìm hiểu song hành nhiều thứ cùng lúc, từ Hán học, Lan học hay Tây học, và đây là chức phận của các chí sỹ, các chuyên gia chứ không phải của toàn dân Nhật hay Hàn. Người Mỹ còn có hẳn một bảng liệt kê 10 đặc tính đặc trưng của người Việt Nam rất chuẩn xác, nhưng nó xuất phát từ Viện nghiên cứu con người Việt Nam của Hoa Kỳ. Có thể của Chính phủ hoặc của nhóm người dân nào đó yêu thích và có nhu cầu tìm hiểu, chứ không phải do chính phủ áp đặt người dân họ học một cách phổ quát trong giáo dục như chúng ta đang định làm.
Tiếng Việt, là chữ quốc ngữ, xuất hiện sau tiếng Nôm và trước đó là tiếng Hán. Chúng ta bị đô hộ đến 1.000 năm bởi giặc phương Bắc, nhưng có khi nào chúng ta bị đồng hoá hay trở nên yêu thích họ không? Chúng ta vẫn chống lại họ và vẫn ngoại giao với họ. Vẫn đánh bại họ trong nhiều trận chiến lịch sử. Nhưng chúng ta có khi nào lo chúng ta bị đồng hoá chỉ vì tiếng Hán không? Chữ Quốc ngữ bây giờ sử dụng ký tự Latin và xuất hiện do một giáo xứ người Pháp (Alexsandre De Rhodes) truyền thụ vào xứ An Nam. Và chúng ta tiếp thu vì sự thuận tiện của nó trong giao tiếp, trao đổi, ghi chép. Và chúng ta hiện đang muốn học tiếng Anh để biến nó trở thành ngôn ngữ thứ hai của quốc gia sau tiếng Việt, như Singapore đã làm. Vậy chẳng lẽ chúng ta cũng lại lo sẽ bị Tây hoá và mất hết bản sắc của dân tộc mình?
Chúng ta hãy tách bạch nhiệm vụ của giáo dục và mục đích của chính trị trong việc này. Đây chính là vấn đề tư duy cốt lõi mà chúng ta không bàn đến, trong khi lại cứ luận tranh và phân bua những thứ rất bề nổi và hời hợt. Và ngay cả nền giáo dục còn bị chi phối quá nặng về chính trị thì việc học tiếng Hán hay tiếng gì khác sẽ không phải thẩm chức của người dân. Nên điều đầu tiên là chúng ta phải có quyền quyết định về các vấn đề quốc gia đại sự cái đã.
Lúc đó, chúng ta sẽ rõ những gì phải làm và thấy được hiệu quả cũng như hậu quả của nó, một cách hữu hiệu và đáng giá nhất.
Ảnh: sinh viên Hồng Kông biểu tình vẫn dùng chữ Hán để phản đối chính quyền Bắc Kinh thò tay vào xã hội họ. Nguồn: internet