Quán Bên Đường

CÓ NGẦN ẤY THÔI - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Mới đầu năm Tây lịch, mà tôi đã thấp thoáng nghe ở đâu đó câu nói nữa như than thở, nữa như có vẻ lãng mạn, trữ tình:"Có Ngần Ấy Thôi



( HNPĐ )
Mới đầu năm Tây lịch, mà tôi đã thấp thoáng nghe ở đâu đó câu nói nữa như than thở, nữa như có vẻ lãng mạn, trữ tình:"Có Ngần Ấy Thôi".
Nhà thơ tu sĩ, hay thiền sư thi sĩ, đã tưởng tượng ra một Gã Từ Quan, để Lên Non Tìm Động Hoa Vàng, thủa ấy, 1972 ở Sài Đô, rồi cũng cưới vợ thực sự, cô dâu chững chạc lại là một nữ sĩ thời danh Tuệ Mai. Bậc nữ sĩ này còn bước thêm cấp cao nữa bà là ai nữ thi lão Á Nam Trần Tuấn Khải, do đó nhà thơ tu sĩ chùa Pháp Hoa Phú Nhuận đã rời bỏ mái Tam Quan về trần tục, ông ta ví thân ông như một gã gạt bỏ lợi danh, để sống cuộc đời bình thường, kiểu các cặp vợ chồng ở ta bà thế giới, có khác hơn vợ và chồng, đều là thi sĩ trước 1975, thân quen của hầu hết bạn bè văn nghệ, và đa số bạn đọc thơ tình mộng.
Thi sĩ tu thiền một thời vì không muốn hoa cài thép súng bấy giờ, đã viết khá nhiều thơ hay, như cả tập Đoạn Trường Vô Thanh với mấy ngàn câu lục bát, để nói lên điều thế hệ hậu sinh vẫn có thể làm ngay một thiên tình sử ngang ngửa Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du xa xưa.
Song, Đoạn Trường Vô Thanh của thiền sư thi sĩ Phạm Thiên Thư bị rơi vào cuộc tranh luận nên hay không nên viết ra cảm nghĩ Dân Tộc vậy, là vì với hình ảnh Thúy Vân, Thúy Kiều mặc yếm đào, váy lĩnh, khăn mỏ quạ, không thơ mộng như 2 ả Tố Nga của cụ Nguyễn Du vốn thướt tha xiêm y Trung Hoa cổ, bởi tình tiết truyện Đoạn Trường Tân Thanh diễn tả thời đại nhà Minh, cái năm Gia Tĩnh ở bên Trung Hoa, có thằng bán tơ vu oan cho Vương Ông, Khiến toàn gia Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan kia phải thất tung, thất tán.
Thêm vào người anh hùng thảo khấu Từ Hải, nhân vật nam cuối cùng của Thúy Kiều, lại được nhà thơ Phạm Thiên Thư đóng cho cái mác Thiền sư thứ thiệt, nghĩa là có văn ôn, võ luyện, nhưng ông ta xuất thân từ nhân dân trăm họ, hóa cho nên không mang tính cách hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu, lại có vẻ như là nhuốm mùi cách mạng...vô sản.
Thôi bỏ qua hết tinh thần phấn đấu của thi sĩ Phạm Thiên Thư khi dựng nên tác phẩm thơ thật dài Đoạn Trường Vô Thanh vì hễ nhắc tới nhà thơ nào ở miền Nam trước 1975, đã tên tuổi lẫy lừng, thì ở Chốn Bụi Hồng này, tôi có thể mô tả cuộc đời thơ, cuộc tình thơ của quý vị ấy hàng chục bài, tưởng vẫn chưa đủ, mặc dầu đối với thi sĩ tài hoa, rất hòa đồng, luôn nhã nhặn, như nhà thơ Phạm Thiên Thư vốn đã từng tương chao qua ngày, thì tôi càng muốn viết nhiều hơn, khi Gã Từ Quan đó rời Tam Quan chùa Pháp Hoa, ông có cách sống rất Thiền Thơ, tại ngôi nhà vườn, đẹp như biệt thự Đà Lạt, trồng toàn Hoa Mai vàng, ở đường Trần Kế Xương nhỏ hẹp, giữa đại lộ Chi Lăng xưa, nay đổi là Phan Đăng Lưu, đi thẳng sẽ tới Lăng Ông Bà Chiểu.
Nữ Sĩ Tuệ Mai nơi Động Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư nói với tôi rằng:
-Khi Thư (Phạm Thiên Thư) trở lại đời thường, Thư chỉ muốn bình yên trong cuộc sống hằng ngày, cụ bà thân mẫu chỉ có Thư là con trai độc nhất, cũng là út trong mấy chị em Thư, rất tôn trọng ý nghĩ, ý kiến của Thư và mình(Tuệ Mai), nên với những văn nghê sĩ lớn tuổi, khác, nếu muốn thành gia thất với nhau, thì cứ việc Dọn Tới, chứ Thư với chị đã tổ chức một đám cưới như các đám cưới ngoài xã hội.
-Vâng, còn Động Hoa Vàng là tìm thấy trong thơ Phạm Thiên Thư trước hay sau khi anh chị gặp nhau.
Nữ Sĩ Tuệ Mai cười hòa nhã, hóm hỉnh hỏi lại tôi:
-Cao Mỵ Nhân thử đoán xem.
-Theo em, thì sau khi anh Long (tên thật của nhà thơ Phạm Thiên Thư) gặp chị, là vì Phạm Thiên Thư khẳng định Gã Từ Quan, để lên non tìm Động Hoa Vàng, ám chỉ hoa Tuệ Mai Vàng đó thôi.
-Cứ xem như thế, nhưng thực ra là cái thời điểm nó trùng hợp, mình không muốn nói Thư...chán tu chùa rồi trở lại với đời.
-Chị có chắc không hân hạnh gặp chị (nữ sĩ Tuệ Mai), thì Phạm Thiên Thư đã ở chức Đại Đức, chuẩn bị lên Thượng Tọa không?
Nữ Sĩ Tuệ Mai nhìn xa vắng:
-Ờ nhỉ, có lẽ nào Thư ở mãi trong Chùa. Sau đó, Thư còn nhiều thơ lắm, mấy tập nữa cơ, cái tập Chim Tù Độ Bỏ Thôn Đoài, Cao Mỵ Nhân đọc chưa?
-Em đọc hết rồi, hôm qua nhà thơ Trụ Vũ đã ấm ớ hội tề, chạy xe Honda vèo một cái tới tiệm hớt tóc ở Lăng Cha Cả của anh Phạm Thiên Thư, mà không nói trước cho em hay. Tới nơi, Trụ Vũ hỏi, nhà thơ Phạm Thiên Thư rằng:
..."Anh làm thơ nổi tiếng quá, ngoài Bắc họ cứ khen nức nở, và đòi đi tìm anh, để diện kiến thiên tài, đây là chị Đỗ Mai A, cán bộ văn hóa, sắp đi công tác Côte d' Ivoir, nhờ tôi chở đi gặp anh đó".
Tôi chưng hửng, vì sau khi đi tù cải tạo về, có lúc tôi làm nghề gom hàng nước ngoài gởi cho gia đình ở Việt Nam như kem đánh răng, bột ngọt vv...để bán tại các chợ nhà thơ Trụ Vũ cao hứng đùa vậy, vì ông biết tôi chưa có dịp gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Ngờ đâu Phạm Thiên Thư hoa mắt, thấy một phụ nữ trang phục kiểu thời đại"giải Phóng", gồm quần soa đen, áo bà ba trắng, tóc còn cắt ngắn, bèn hào hoa phong nhã xếp gọn đồ nghề hớt tóc, đưa Trụ Vũ và tôi qua đường uống nước chanh quả.
-Chị mới từ Hà Nội vào hả, sắp đi Côte d' Ivoir họp hay tham quan, tôi (Phạm Thiên Thư) đang viết cuốn Kinh XX...
Tôi... ậm ừ cho qua, Trụ Vũ dồn Phạm Thiên Thư vào tử lộ.
-Đỗ Mai A muốn hỏi thăm anh là các cây bút nữ ở miền Nam trước 1975, anh cho vị nào là... khả năng nhất.
Phạm Thiên Thư cười xòa. Trụ Vũ tiếp ngay:
-Thí dụ nữ sĩ Tuệ Mai chẳng hạn tất nhiên chưa có câu trả lời. Thái độ thiền sư thi sĩ khiến tôi bỗng nản, té ra đôi khi tìm được sự thật lòng cũng khó.
Nữ sĩ Tuệ Mai đối với tôi như chị em cùng gia đình, chúng tôi cùng ở hội thơ Quỳnh Dao, nên giữa lúc chị đang phải chống chọi với bệnh nan y, vào thời điểm cuối năm 1981 ấy, chị chợt cười...ruồi.
Bấy giờ tôi mới hiểu ý nghĩa của nụ cười ruồi, nghĩa là chẳng có gì hay ho, quan trọng cả, người ta chỉ cần biểu lộ ra một thái độ vô tình nào đó, thì cả một công trình dù to lớn đến đâu, cũng ra sông ra biển thôi.
Thiền sư thi sĩ Phạm Thiên Thư trong 4 năm hương lửa cùng nữ sĩ Tuệ Mai ở Động Hoa Vàng Kia, từ 1972 tới 1976, đủ để biết rõ tấm chân tình của nhau chứ, ông có trả lời cán bộ văn hóa miền Bắc, dù là chuyện đùa, về nữ sĩ Tuệ Mai, nào có làm ông giảm đi phần nào việc nổi tiếng đâu.
Thế nhưng ông làm thinh, có nghĩa là từ lâu rồi, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, Tình ai nấy vỗ về, chẳng còn chi vướng bận.
Thôi thì thôi
Thôi thì thôi nhé
Có ngần ấy thôi
(Nhạc vàng)

Không khí đầu năm Tây lịch, thường trùng hợp vào cuối năm Ta lịch, tức sắp sửa Tết Nguyên Đán Việt Nam, tôi bỗng dưng nhớ nhung một miềm hoa nở vàng xưa, phần cuối đường Trần Kế Xương Gia Định, nay đã đổi thay, con đường nhỏ có Động Hoa Vàng với thi sĩ Phạm Thiên Thư, một gã từ quan thơ mộng trong văn chương và ngoài cuộc sống, tôi cũng luôn cảm thấy luyến tiếc nhà thơ nữ sĩ Tuệ Mai Trần Thị Gia Minh, nếu chị còn tại thế, thì mùa Xuân này, chị chẵn tuổi 90.
Nhưng nữ sĩ Tuệ Mai đã rời cõi trần 30 năm trước, mùng mồng Một Tết, năm 1982 đúng 60 năm cuộc đời như bài hát vui tươi của tất cả mọi người chúng ta hôm nay, ngày nay và mãi mãi...
60 năm cuộc đời với riêng chị, mà trong đó có 4 năm phấn hoa vàng còn in trên tà áo màu thiên thanh, bộ áo liệm thiên thu nằm trong cỗ sự, cùng nhà thơ thiền tu Phạm Thiên Thư, tức chỉ có 1/15 Hạnh Phúc cho Thơ.
Có Ngần Ấy Thôi-Chào Mừng 2012, một chút gì để nhớ, nếu thực sự có điều linh hiển, xin chúc phúc cho thơ nở hoa thân ái, rực rỡ Xuân tình xưa sau bất tận.
Howthrone 24-12-2011
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CÓ NGẦN ẤY THÔI - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Mới đầu năm Tây lịch, mà tôi đã thấp thoáng nghe ở đâu đó câu nói nữa như than thở, nữa như có vẻ lãng mạn, trữ tình:"Có Ngần Ấy Thôi



( HNPĐ )
Mới đầu năm Tây lịch, mà tôi đã thấp thoáng nghe ở đâu đó câu nói nữa như than thở, nữa như có vẻ lãng mạn, trữ tình:"Có Ngần Ấy Thôi".
Nhà thơ tu sĩ, hay thiền sư thi sĩ, đã tưởng tượng ra một Gã Từ Quan, để Lên Non Tìm Động Hoa Vàng, thủa ấy, 1972 ở Sài Đô, rồi cũng cưới vợ thực sự, cô dâu chững chạc lại là một nữ sĩ thời danh Tuệ Mai. Bậc nữ sĩ này còn bước thêm cấp cao nữa bà là ai nữ thi lão Á Nam Trần Tuấn Khải, do đó nhà thơ tu sĩ chùa Pháp Hoa Phú Nhuận đã rời bỏ mái Tam Quan về trần tục, ông ta ví thân ông như một gã gạt bỏ lợi danh, để sống cuộc đời bình thường, kiểu các cặp vợ chồng ở ta bà thế giới, có khác hơn vợ và chồng, đều là thi sĩ trước 1975, thân quen của hầu hết bạn bè văn nghệ, và đa số bạn đọc thơ tình mộng.
Thi sĩ tu thiền một thời vì không muốn hoa cài thép súng bấy giờ, đã viết khá nhiều thơ hay, như cả tập Đoạn Trường Vô Thanh với mấy ngàn câu lục bát, để nói lên điều thế hệ hậu sinh vẫn có thể làm ngay một thiên tình sử ngang ngửa Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du xa xưa.
Song, Đoạn Trường Vô Thanh của thiền sư thi sĩ Phạm Thiên Thư bị rơi vào cuộc tranh luận nên hay không nên viết ra cảm nghĩ Dân Tộc vậy, là vì với hình ảnh Thúy Vân, Thúy Kiều mặc yếm đào, váy lĩnh, khăn mỏ quạ, không thơ mộng như 2 ả Tố Nga của cụ Nguyễn Du vốn thướt tha xiêm y Trung Hoa cổ, bởi tình tiết truyện Đoạn Trường Tân Thanh diễn tả thời đại nhà Minh, cái năm Gia Tĩnh ở bên Trung Hoa, có thằng bán tơ vu oan cho Vương Ông, Khiến toàn gia Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan kia phải thất tung, thất tán.
Thêm vào người anh hùng thảo khấu Từ Hải, nhân vật nam cuối cùng của Thúy Kiều, lại được nhà thơ Phạm Thiên Thư đóng cho cái mác Thiền sư thứ thiệt, nghĩa là có văn ôn, võ luyện, nhưng ông ta xuất thân từ nhân dân trăm họ, hóa cho nên không mang tính cách hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu, lại có vẻ như là nhuốm mùi cách mạng...vô sản.
Thôi bỏ qua hết tinh thần phấn đấu của thi sĩ Phạm Thiên Thư khi dựng nên tác phẩm thơ thật dài Đoạn Trường Vô Thanh vì hễ nhắc tới nhà thơ nào ở miền Nam trước 1975, đã tên tuổi lẫy lừng, thì ở Chốn Bụi Hồng này, tôi có thể mô tả cuộc đời thơ, cuộc tình thơ của quý vị ấy hàng chục bài, tưởng vẫn chưa đủ, mặc dầu đối với thi sĩ tài hoa, rất hòa đồng, luôn nhã nhặn, như nhà thơ Phạm Thiên Thư vốn đã từng tương chao qua ngày, thì tôi càng muốn viết nhiều hơn, khi Gã Từ Quan đó rời Tam Quan chùa Pháp Hoa, ông có cách sống rất Thiền Thơ, tại ngôi nhà vườn, đẹp như biệt thự Đà Lạt, trồng toàn Hoa Mai vàng, ở đường Trần Kế Xương nhỏ hẹp, giữa đại lộ Chi Lăng xưa, nay đổi là Phan Đăng Lưu, đi thẳng sẽ tới Lăng Ông Bà Chiểu.
Nữ Sĩ Tuệ Mai nơi Động Hoa Vàng của Phạm Thiên Thư nói với tôi rằng:
-Khi Thư (Phạm Thiên Thư) trở lại đời thường, Thư chỉ muốn bình yên trong cuộc sống hằng ngày, cụ bà thân mẫu chỉ có Thư là con trai độc nhất, cũng là út trong mấy chị em Thư, rất tôn trọng ý nghĩ, ý kiến của Thư và mình(Tuệ Mai), nên với những văn nghê sĩ lớn tuổi, khác, nếu muốn thành gia thất với nhau, thì cứ việc Dọn Tới, chứ Thư với chị đã tổ chức một đám cưới như các đám cưới ngoài xã hội.
-Vâng, còn Động Hoa Vàng là tìm thấy trong thơ Phạm Thiên Thư trước hay sau khi anh chị gặp nhau.
Nữ Sĩ Tuệ Mai cười hòa nhã, hóm hỉnh hỏi lại tôi:
-Cao Mỵ Nhân thử đoán xem.
-Theo em, thì sau khi anh Long (tên thật của nhà thơ Phạm Thiên Thư) gặp chị, là vì Phạm Thiên Thư khẳng định Gã Từ Quan, để lên non tìm Động Hoa Vàng, ám chỉ hoa Tuệ Mai Vàng đó thôi.
-Cứ xem như thế, nhưng thực ra là cái thời điểm nó trùng hợp, mình không muốn nói Thư...chán tu chùa rồi trở lại với đời.
-Chị có chắc không hân hạnh gặp chị (nữ sĩ Tuệ Mai), thì Phạm Thiên Thư đã ở chức Đại Đức, chuẩn bị lên Thượng Tọa không?
Nữ Sĩ Tuệ Mai nhìn xa vắng:
-Ờ nhỉ, có lẽ nào Thư ở mãi trong Chùa. Sau đó, Thư còn nhiều thơ lắm, mấy tập nữa cơ, cái tập Chim Tù Độ Bỏ Thôn Đoài, Cao Mỵ Nhân đọc chưa?
-Em đọc hết rồi, hôm qua nhà thơ Trụ Vũ đã ấm ớ hội tề, chạy xe Honda vèo một cái tới tiệm hớt tóc ở Lăng Cha Cả của anh Phạm Thiên Thư, mà không nói trước cho em hay. Tới nơi, Trụ Vũ hỏi, nhà thơ Phạm Thiên Thư rằng:
..."Anh làm thơ nổi tiếng quá, ngoài Bắc họ cứ khen nức nở, và đòi đi tìm anh, để diện kiến thiên tài, đây là chị Đỗ Mai A, cán bộ văn hóa, sắp đi công tác Côte d' Ivoir, nhờ tôi chở đi gặp anh đó".
Tôi chưng hửng, vì sau khi đi tù cải tạo về, có lúc tôi làm nghề gom hàng nước ngoài gởi cho gia đình ở Việt Nam như kem đánh răng, bột ngọt vv...để bán tại các chợ nhà thơ Trụ Vũ cao hứng đùa vậy, vì ông biết tôi chưa có dịp gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Ngờ đâu Phạm Thiên Thư hoa mắt, thấy một phụ nữ trang phục kiểu thời đại"giải Phóng", gồm quần soa đen, áo bà ba trắng, tóc còn cắt ngắn, bèn hào hoa phong nhã xếp gọn đồ nghề hớt tóc, đưa Trụ Vũ và tôi qua đường uống nước chanh quả.
-Chị mới từ Hà Nội vào hả, sắp đi Côte d' Ivoir họp hay tham quan, tôi (Phạm Thiên Thư) đang viết cuốn Kinh XX...
Tôi... ậm ừ cho qua, Trụ Vũ dồn Phạm Thiên Thư vào tử lộ.
-Đỗ Mai A muốn hỏi thăm anh là các cây bút nữ ở miền Nam trước 1975, anh cho vị nào là... khả năng nhất.
Phạm Thiên Thư cười xòa. Trụ Vũ tiếp ngay:
-Thí dụ nữ sĩ Tuệ Mai chẳng hạn tất nhiên chưa có câu trả lời. Thái độ thiền sư thi sĩ khiến tôi bỗng nản, té ra đôi khi tìm được sự thật lòng cũng khó.
Nữ sĩ Tuệ Mai đối với tôi như chị em cùng gia đình, chúng tôi cùng ở hội thơ Quỳnh Dao, nên giữa lúc chị đang phải chống chọi với bệnh nan y, vào thời điểm cuối năm 1981 ấy, chị chợt cười...ruồi.
Bấy giờ tôi mới hiểu ý nghĩa của nụ cười ruồi, nghĩa là chẳng có gì hay ho, quan trọng cả, người ta chỉ cần biểu lộ ra một thái độ vô tình nào đó, thì cả một công trình dù to lớn đến đâu, cũng ra sông ra biển thôi.
Thiền sư thi sĩ Phạm Thiên Thư trong 4 năm hương lửa cùng nữ sĩ Tuệ Mai ở Động Hoa Vàng Kia, từ 1972 tới 1976, đủ để biết rõ tấm chân tình của nhau chứ, ông có trả lời cán bộ văn hóa miền Bắc, dù là chuyện đùa, về nữ sĩ Tuệ Mai, nào có làm ông giảm đi phần nào việc nổi tiếng đâu.
Thế nhưng ông làm thinh, có nghĩa là từ lâu rồi, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, Tình ai nấy vỗ về, chẳng còn chi vướng bận.
Thôi thì thôi
Thôi thì thôi nhé
Có ngần ấy thôi
(Nhạc vàng)

Không khí đầu năm Tây lịch, thường trùng hợp vào cuối năm Ta lịch, tức sắp sửa Tết Nguyên Đán Việt Nam, tôi bỗng dưng nhớ nhung một miềm hoa nở vàng xưa, phần cuối đường Trần Kế Xương Gia Định, nay đã đổi thay, con đường nhỏ có Động Hoa Vàng với thi sĩ Phạm Thiên Thư, một gã từ quan thơ mộng trong văn chương và ngoài cuộc sống, tôi cũng luôn cảm thấy luyến tiếc nhà thơ nữ sĩ Tuệ Mai Trần Thị Gia Minh, nếu chị còn tại thế, thì mùa Xuân này, chị chẵn tuổi 90.
Nhưng nữ sĩ Tuệ Mai đã rời cõi trần 30 năm trước, mùng mồng Một Tết, năm 1982 đúng 60 năm cuộc đời như bài hát vui tươi của tất cả mọi người chúng ta hôm nay, ngày nay và mãi mãi...
60 năm cuộc đời với riêng chị, mà trong đó có 4 năm phấn hoa vàng còn in trên tà áo màu thiên thanh, bộ áo liệm thiên thu nằm trong cỗ sự, cùng nhà thơ thiền tu Phạm Thiên Thư, tức chỉ có 1/15 Hạnh Phúc cho Thơ.
Có Ngần Ấy Thôi-Chào Mừng 2012, một chút gì để nhớ, nếu thực sự có điều linh hiển, xin chúc phúc cho thơ nở hoa thân ái, rực rỡ Xuân tình xưa sau bất tận.
Howthrone 24-12-2011
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm