Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
CON NGƯỜI VIỆT NAM - Phạm hy Sơn
Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét như nhau : người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, dắn chắc chứ không béo
Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét như nhau : người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, dắn chắc chứ không béo, mắt xương, trán cao và rộng . Dáng điệu đi đứng lẹ làng nhưng vững vàng chắc chắn .Đó là hình dáng, cử chỉ nhưng về tính tình và tư tưởng là những vấn đề rất bao quát, phức tạp cần phải trình bày cặn kẽ hơn .
Sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt : Sống cạnh Trung Hoa, một dân tộc khổng lồ về dân số và diện tích đất đai lại có sức bành trướng và đồng hoá mạnh mẽ các giống dân khác nhưng dân tộc chúng ta dù bị họ đô hộ cả hơn một ngàn năm mà vẫn tồn tại là điều thắc mắc của các nhà nghiên cứu trên thế giới từ trước đến nay
Phát xuất từ một khu vực nhỏ bé ở phiá tây bắc lưu vực sông Hoàng Hà, người Trung Hoa xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc khác như Mãn châu, Mông Cổ và những sắc dân ở phiá Đông, Nam nhưng phải dừng lại ở biên giới nước Việt . Vân Nam (nước Đại Lý) mới bị đồng hoá cách đây hai, ba trăm năm . Sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945) là Mãn châu và hiện nay là Tây Tạng . Xin lưu ý quý độc giả : người Trung Hoa kêu các sắc dân không thuộc giống Hán ở phiá nam là Bách Việt . Chữ bách không hẳn là 100 mà là nhiều ; chữ việt là xa, tức nhiều giống dân ở xa, không phải là 100 sắc dân Việt như người ta thường hiểu lầm .
Từ xưa đến nay những học giả và sử gia Việt Nam cũng như một số nhà nghiên cứu người Pháp ở Trường Viễn Đông Bác Cổ Hànội lệ thuộc vào sách vở Trung Hoa cổ cho rằng chúng ta thuộc nhóm dân mà người Tàu gọi là Bách Việt sinh sống ở phía nam sông Dương Tử và cùng với tất cả người Chàm, Cao Miên, Đài Loan, Phi luật Tân, Nam Dương . . . . đều xuất phát từ phía bắc sông Hoàng Hà (Trung Hoa) sau đó tiến về phía đông và nam, như truyền thuyết lập quốc của người Trung Hoa thời xa xưa .
Bác sĩ Trần ngọc Ninh trong bài Xã Hội và Văn Hóa Thái Cổ VN viết năm 1971 cũng theo thuyết ấy nhưng 30 năm sau, trong quyển Tuyết Xưa xuất bản năm 2002 (trang 190 và 196 ) dựa theo những khám phá mới về nhân chủng học ông bác bỏ thuyết cũ và ghi nhận con người đã có ở Đông Phi Châu từ 2 triệu 500 năm . Nhưng những khám phá mới nhất gần đây cho rằng con người đã hiện diện ở Đông Phi Châu cách nay hơn 4 triệu năm rồi . Những người thái cổ này từ từ tiến lên miền Trung Đông và phân thành 2 nhánh, một tiến về phía tây thành người Âu châu, một tiến về phía đông tới Nam Á và Trung hoa . Sự khác biệt màu da, vóc dáng là do thổ nhưỡng, khí hậu và thực phẩm tạo nên .
Tiến sĩ Sử học Lê mạnh Hùng trong cuốn Nhìn Lại Sử Việt do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in năm 2007 đưa ra những bằng chứng về cổ nhân chủng học, ngôn ngữ và phong tục học cho thấy ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã liên tục có người ở khoảng 50 ngàn năm trước . Thời kỳ tối cổ này sắc dân da đen Australoid và Melanesian có quan hệ mật thiết với sắc dân Aborigin (thổ dân châu Úc) sinh sống ở vùng Đông Nam Á . Cách nay khoảng 7 ngàn năm, qua khoa khảo cổ nhân chủng, ngườt ta thấy ở miền Bắc Việt Nam có sắc dân gốc Nam Đảo ( Austronesian) xuất hiện và sau đó, ít nhất cũng hơn 4 ngàn năm, người ta tìm thấy một chủng tộc mới sinh sống trải dài từ Vịnh Bangal Ấn Độ tới vịnh Bắc Việt, tức từ vùng Assam Ấn Độ qua Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Camputia, Lào và Việt Nam . Người ta gọi chủng tộc này là Nam Á . Đó là tổ tiên gần nhất của chúng ta . Ngôn ngữ của chúng ta phát xuất từ ngôn ngữ cổ Nam Á ; tín ngưỡng, phong tục tập quán giống như các nước Đông Nam Á chẳng hạn như tục thờ vật tổ (rồng tiên), phiếm thần hay tục xâm mình mà xưa kia chúng ta nghĩ chỉ có người Việt mới có . Tục nhuộm răng đen , ăn trầu cũng thế . Những tập tục về hôn nhân, tang tế, lễ hội . . . đều có nét chung của vùng Đông Nam Á . Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ cũng có nét giống như truyền thuyết dựng nước của Phù Nam “với chàng Kaundinya từ biển đến và lấy nàng công chúa Liễu Diệp để dựng lên đất nước Phù Nam “. ( Lê Mạnh Hùng , Nhìn Lại Sử Việt, Q I, trang 61) .
Với khoa Nhân chủng học ngày càng phát triển, nhất là khoa di truyền học, chỉ ít lâu nữa qua xét nghiệm gène ( DNA) người ta sẽ xác định được nguồn gốc các dân tộc một cách dễ dàng .
Chúng ta trải qua sự đô hộ hơn một ngàn năm ( 111 trước Tây lịch đến 939 sau TL. ) của người phương bắc với những chính sách đồng hoá tinh vi về văn hoá như truyền bá đạo Khổng, đạo Lão hoặc cứng rắn, thô bạo như thu hết sách vở của người Việt, bắt bím tóc, bắt ăn mặc như người Tàu . . . và bao nhiêu những chính sách tàn bạo như chém giết, tù đày, bắt xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn tê giác cho thú dữ ăn thịt để diệt chủng nhưng dân tộc chúng ta vẫn tồn tại, vẫn giữ được nền văn hoá riêng của mình và vươn lên mở rộng bờ cõi về phương Nam .
Nhiều người rất thắc mắc không hiểu vì lý do nào một dân tộc nhỏ bé lại chặn đứng được vó ngựa của đoàn quân Hung Nô đã từng tung hoành từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây . Đế quốc Mông Cổ thời ấy thâu gồm từ Nga bên bờ Bắc Băng Đương tới các nước Âu Châu bên bờ Đại tây Dương; Á châu gồm Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư . . . .
Tại sao người Việt không bị người Tàu đồng hoá như các dân tộc kia ?
Chưa có câu trả lời nào thoả mãn câu hỏi đó . Chúng tôi tạm nêu ra 4 yếu tố chính là lòng yêu nước, tổ chức gia đình & xã hội chặt chẽ, có một nền tảng văn hoá vững chắc đã giúp dân tôc chúng ta giữ vững được dòng giống và nền đôc lập sau cả ngàn năm bị xâm lăng .
(Trích từ Ngưòi Việt Chúng Ta)
Phạm hy Sơn
HP chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
CON NGƯỜI VIỆT NAM - Phạm hy Sơn
Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét như nhau : người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, dắn chắc chứ không béo
Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét như nhau : người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, dắn chắc chứ không béo, mắt xương, trán cao và rộng . Dáng điệu đi đứng lẹ làng nhưng vững vàng chắc chắn .Đó là hình dáng, cử chỉ nhưng về tính tình và tư tưởng là những vấn đề rất bao quát, phức tạp cần phải trình bày cặn kẽ hơn .
Sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt : Sống cạnh Trung Hoa, một dân tộc khổng lồ về dân số và diện tích đất đai lại có sức bành trướng và đồng hoá mạnh mẽ các giống dân khác nhưng dân tộc chúng ta dù bị họ đô hộ cả hơn một ngàn năm mà vẫn tồn tại là điều thắc mắc của các nhà nghiên cứu trên thế giới từ trước đến nay
Phát xuất từ một khu vực nhỏ bé ở phiá tây bắc lưu vực sông Hoàng Hà, người Trung Hoa xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc khác như Mãn châu, Mông Cổ và những sắc dân ở phiá Đông, Nam nhưng phải dừng lại ở biên giới nước Việt . Vân Nam (nước Đại Lý) mới bị đồng hoá cách đây hai, ba trăm năm . Sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945) là Mãn châu và hiện nay là Tây Tạng . Xin lưu ý quý độc giả : người Trung Hoa kêu các sắc dân không thuộc giống Hán ở phiá nam là Bách Việt . Chữ bách không hẳn là 100 mà là nhiều ; chữ việt là xa, tức nhiều giống dân ở xa, không phải là 100 sắc dân Việt như người ta thường hiểu lầm .
Từ xưa đến nay những học giả và sử gia Việt Nam cũng như một số nhà nghiên cứu người Pháp ở Trường Viễn Đông Bác Cổ Hànội lệ thuộc vào sách vở Trung Hoa cổ cho rằng chúng ta thuộc nhóm dân mà người Tàu gọi là Bách Việt sinh sống ở phía nam sông Dương Tử và cùng với tất cả người Chàm, Cao Miên, Đài Loan, Phi luật Tân, Nam Dương . . . . đều xuất phát từ phía bắc sông Hoàng Hà (Trung Hoa) sau đó tiến về phía đông và nam, như truyền thuyết lập quốc của người Trung Hoa thời xa xưa .
Bác sĩ Trần ngọc Ninh trong bài Xã Hội và Văn Hóa Thái Cổ VN viết năm 1971 cũng theo thuyết ấy nhưng 30 năm sau, trong quyển Tuyết Xưa xuất bản năm 2002 (trang 190 và 196 ) dựa theo những khám phá mới về nhân chủng học ông bác bỏ thuyết cũ và ghi nhận con người đã có ở Đông Phi Châu từ 2 triệu 500 năm . Nhưng những khám phá mới nhất gần đây cho rằng con người đã hiện diện ở Đông Phi Châu cách nay hơn 4 triệu năm rồi . Những người thái cổ này từ từ tiến lên miền Trung Đông và phân thành 2 nhánh, một tiến về phía tây thành người Âu châu, một tiến về phía đông tới Nam Á và Trung hoa . Sự khác biệt màu da, vóc dáng là do thổ nhưỡng, khí hậu và thực phẩm tạo nên .
Tiến sĩ Sử học Lê mạnh Hùng trong cuốn Nhìn Lại Sử Việt do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in năm 2007 đưa ra những bằng chứng về cổ nhân chủng học, ngôn ngữ và phong tục học cho thấy ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã liên tục có người ở khoảng 50 ngàn năm trước . Thời kỳ tối cổ này sắc dân da đen Australoid và Melanesian có quan hệ mật thiết với sắc dân Aborigin (thổ dân châu Úc) sinh sống ở vùng Đông Nam Á . Cách nay khoảng 7 ngàn năm, qua khoa khảo cổ nhân chủng, ngườt ta thấy ở miền Bắc Việt Nam có sắc dân gốc Nam Đảo ( Austronesian) xuất hiện và sau đó, ít nhất cũng hơn 4 ngàn năm, người ta tìm thấy một chủng tộc mới sinh sống trải dài từ Vịnh Bangal Ấn Độ tới vịnh Bắc Việt, tức từ vùng Assam Ấn Độ qua Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Camputia, Lào và Việt Nam . Người ta gọi chủng tộc này là Nam Á . Đó là tổ tiên gần nhất của chúng ta . Ngôn ngữ của chúng ta phát xuất từ ngôn ngữ cổ Nam Á ; tín ngưỡng, phong tục tập quán giống như các nước Đông Nam Á chẳng hạn như tục thờ vật tổ (rồng tiên), phiếm thần hay tục xâm mình mà xưa kia chúng ta nghĩ chỉ có người Việt mới có . Tục nhuộm răng đen , ăn trầu cũng thế . Những tập tục về hôn nhân, tang tế, lễ hội . . . đều có nét chung của vùng Đông Nam Á . Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ cũng có nét giống như truyền thuyết dựng nước của Phù Nam “với chàng Kaundinya từ biển đến và lấy nàng công chúa Liễu Diệp để dựng lên đất nước Phù Nam “. ( Lê Mạnh Hùng , Nhìn Lại Sử Việt, Q I, trang 61) .
Với khoa Nhân chủng học ngày càng phát triển, nhất là khoa di truyền học, chỉ ít lâu nữa qua xét nghiệm gène ( DNA) người ta sẽ xác định được nguồn gốc các dân tộc một cách dễ dàng .
Chúng ta trải qua sự đô hộ hơn một ngàn năm ( 111 trước Tây lịch đến 939 sau TL. ) của người phương bắc với những chính sách đồng hoá tinh vi về văn hoá như truyền bá đạo Khổng, đạo Lão hoặc cứng rắn, thô bạo như thu hết sách vở của người Việt, bắt bím tóc, bắt ăn mặc như người Tàu . . . và bao nhiêu những chính sách tàn bạo như chém giết, tù đày, bắt xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn tê giác cho thú dữ ăn thịt để diệt chủng nhưng dân tộc chúng ta vẫn tồn tại, vẫn giữ được nền văn hoá riêng của mình và vươn lên mở rộng bờ cõi về phương Nam .
Nhiều người rất thắc mắc không hiểu vì lý do nào một dân tộc nhỏ bé lại chặn đứng được vó ngựa của đoàn quân Hung Nô đã từng tung hoành từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây . Đế quốc Mông Cổ thời ấy thâu gồm từ Nga bên bờ Bắc Băng Đương tới các nước Âu Châu bên bờ Đại tây Dương; Á châu gồm Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư . . . .
Tại sao người Việt không bị người Tàu đồng hoá như các dân tộc kia ?
Chưa có câu trả lời nào thoả mãn câu hỏi đó . Chúng tôi tạm nêu ra 4 yếu tố chính là lòng yêu nước, tổ chức gia đình & xã hội chặt chẽ, có một nền tảng văn hoá vững chắc đã giúp dân tôc chúng ta giữ vững được dòng giống và nền đôc lập sau cả ngàn năm bị xâm lăng .
(Trích từ Ngưòi Việt Chúng Ta)
Phạm hy Sơn
HP chuyển