Hai sự kiện diễn ra vào thứ sáu vừa qua càng nhấn mạnh lên sự khác biệt to lớn giữa hai nước láng giềng, vốn tưởng chừng như rất giống nhau.
Tại Kiev, Tổng thống Yanukovych thừa nhận “thất bại” dưới tay người biểu tình sau “chiến tranh dân sự” kéo dài 3 tháng trên các đường phố và khu vực trung tâm thủ đô. Sau các cuộc đàm phán kéo dài suốt đêm với lãnh đạo phe biểu tình, trung gian EU và Nga, một thỏa thuận mới được đưa ra.
Theo những gì ông Yanukovych tuyên bố, tháng 12.2014 sẽ là thời hạn tổ chức bầu cử sớm. Hiến pháp năm 2004 sẽ được khôi phục, từng bước hạn chế quyền lực tổng thống, tiến tới một nước cộng hòa nghị viện.
Trong khi đó, tại Moscow, 8 nghi can “gây rối hàng loạt” và kích động bạo lực chống cảnh sát hồi tháng 5.2012, đã bị bắt. Nếu bị tuyên án, những người này có thể phải đối mặt với mức án 6 năm tù giam.
Khác với Yanukovych, ông Putin đã làm tốt hơn, giành chiến thắng trước cáo buộc gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử vào hai năm 2011 và 2012.
Người Nga, cả ủng hộ và chống đối Putin, đều đang vật lộn với câu hỏi nên làm gì khi chứng kiến bài học của Ukraine trước mắt. Những gì đang xảy ra tại Kiev là ví dụ đắt giá cho Moscow trong tương lai.
Chế độ của ông Putin và Yanukovych có khá nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều điều hành đất nước thông qua một bộ máy đảng phái, nuôi dưỡng những lựa chọn bất lợi giữa các quan chức địa phương.
Ở cả hai nước, “những người bạn thân thiết” của tổng thống kiếm được nhiều khoản tiền khổng lồ dựa trên các hợp đồng nhà nước. Quan chức sống xa hoa, phô trương thanh thế, tương phản mạnh mẽ với sự eo hẹp của người dân.
Tài sản cá nhân muốn bền vững, phải “quan hệ” tốt với quan chức chính phủ; tòa án là một trò hề và cảnh sát là một lực lượng đáng sợ. Điều khác biệt duy nhất giữa hai xã hội, chính là mức độ phản ứng của người dân.
Phần cốt lõi là linh hồn của những người biểu tình đến từ phía Tây Ukraine, nơi họ nhận được sự hỗ trợ to lớn cả về vật chất, quân số và tinh thần.
Người biểu tình dựng lều tại trung tâm Kiev, Quảng trường Độc lập và chưa bao giờ có ý định rời khỏi đó, bất chấp các cuộc tấn công của cảnh sát chống bạo động. Họ chấp nhận sử dụng mọi thứ mình có, từ vũ khí thô sơ như gậy bóng chày, xẻng đến thứ hiện đại hơn như súng săn, súng ngắn để tự bảo vệ và phản công.
Người Nga, cả ủng hộ và chống đối Putin, đều đang vật lộn với câu hỏi nên làm gì khi chứng kiến bài học của Ukraine trước mắt. Những gì đang xảy ra tại Kiev là ví dụ đắt giá cho Moscow trong tương lai.
Họ bao vây các tòa nhà, dũng cảm đối mặt với hơi cay, vòi rồng và cuối cùng chỉ gục ngã trước làn đạn. 72 người đã ngã xuống nhưng chẳng có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ ngừng đấu tranh.
Những người tham gia cuộc “Cách mạng tuyết” tại Moscow thuộc tầng lớp trung lưu, hiền lành và nhút nhát, liên kết quy mô nhỏ nên không thể đạt được kết quả như mong muốn. Ngược lại, người Ukraine mạnh mẽ, quyết đoán và biết liên kết sâu rộng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong khi Putin được trao nhiều quyền lực hơn và ngày càng củng cố vững chắc thì người đồng cấp Yanukovych lại ngày một xuống nước nhường nhịn.
Tuyên bố tổ chức bầu cử sớm xem ra chưa làm thỏa mãn người biểu tình Ukraine. Họ muốn tổng thống phải từ chức ngay lập tức và ra tòa vì đã tàn sát người dân.
Sự thành công của người biểu tình tại Ukraine khiến những nhóm người tập hợp trong vô vọng tại Nga cách đây 2 năm ghen tị. Thế nhưng, cho dù có giành được chiến thắng, phe biểu tình còn rất nhiều việc để làm.
Phong trào biểu tình không phải do một nhóm đối lập lãnh đạo. Đó là một tập hợp của rất nhiều nhóm khác nhau với điểm chung duy nhất là tư tưởng đối lập với Yanukovych. Làm thế nào để chống lại cám dỗ trả thù lẫn nhau là câu hỏi khó chưa có lời giải đáp. Một kịch bản xấu là Ukraine sẽ rơi vào nội chiến nếu các nhóm đối lập quay sang đấu đá lẫn nhau, thay vì chia sẻ quyền lực và lợi ích.
Những lãnh đạo mới của Ukraine, không loại trừ khả năng là 3 thủ lĩnh đối lập trong Quốc hội: Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk và Oleh Tyahnybok - sẽ phải đạt được một thỏa thuận ngừng bắn hiệu quả với các chính trị gia phía Đông Ukraine, vốn có cảm tình với Nga. Công việc không hề dễ dàng và nhanh chóng khi phải xây dựng lại từ đầu một chính phủ mới, củng cố hệ thống nghị viện và tránh một chế độ độc tài có thể xảy ra.
Trong bối cảnh nền kinh tế “què quặt”, trách nhiệm của những người lãnh đạo mới thêm nặng nề. Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đã hạ chỉ số nợ của Ukraine xuống mức CCC, chỉ 2 bậc trên chỉ số mặc định.
Khả năng chính phủ không đủ năng lực chi trả cho các khoản chi tiêu công (nợ công) hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi đó là hậu quả của một nền kinh tế tăng trưởng không ổn định trong suốt 2 năm liền. Năm 2013, thâm hụt ngân sách đạt tới 8,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bất kỳ chính phủ mới nào lên cầm quyền, cũng đều phải thực hiện phá giá tiền tệ và cắt giảm mạnh chi tiêu công, vốn chiếm tới 49,5% GDP dưới thời Yanukovych. Giữ được sự ủng hộ của người dân trong bối cảnh như thế sẽ trở thành cuộc chiến quan trọng và khó khăn hơn bao giờ hết cho người lãnh đạo. Người dân, vốn đang tự mãn với chiến thắng giành được, sẽ cho rằng họ chẳng nợ gì các chính trị gia. Do đó, họ xứng đang được hưởng nhiều hơn với những gì được đánh đổi bằng máu của rất nhiều người.
Đây cũng là lúc bộ máy tuyên truyền của Putin hoạt động hết công suất. Một sai lầm nhỏ của những tân lãnh đạo Ukraine cũng sẽ được thổi phồng và biến thành một bài học lớn, răn đe người Nga không nên đi theo con đường tương tự.
Trong khi đang hưởng lợi rất nhiều từ nền kinh tế dựa trên tài nguyên dầu khí to lớn, Putin phải xem xét một cách thận trọng cách các tân lãnh đạo Ukraine điều hành đất nước.
Khi nền kinh tế Nga có dấu hiệu ngập ngừng, Putin sẽ phải “thi triển” hết tất cả những gì mình có, nhằm ngăn người dân bước vào con đường mà người Ukraine đang đi.