Tham Khảo
Cá chết làm thay đổi cuộc bầu cử ở Việt Nam
London nói: “vấn đề môi trường là những điều cơ bản liên quan đến việc điều hành của chính quyền. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là không minh bạch và luôn mờ ám”.
Như nhận định của Marion Fischer và Peter Girke trong báo cáo của họ là: Nhiệm vụ duy nhất của cuộc bẩu cử này hợp thức hóa chính sách của đảng đối với người dân và củng cố quyền lực của tầng lớp cầm quyền.
Cá chết hàng loạt trước cuộc bầu cử quốc hội đặt gánh nặng lòng tin lên chính quyền. Những mong muốn của cử tri và đảng không song hành.
Cá chết hàng loạt |
Người dân Việt Nam được kêu gọi cho cuộc bẩu cử để chọn các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. Một quốc hội đã có những ảnh hưởng trong những năm gần đây. Khác với đối tác Trung Quốc, những đại biểu này đã thường họp và thảo luận về các luật như một cơ quan lập pháp.
Tại cuộc bầu cử này những yêu cầu thiết thực của cử tri đã không được đáp ứng, đó là báo cáo quốc gia của Konrad-Adenauer-Stiftung từ Việt Nam, “Cuộc bầu cử chỉ nhằm mục đích khẳng định rằng những quyết định của đảng đã được thông qua người dân”. Như nhận định của Marion Fischer và Peter Girke trong báo cáo của họ là: Nhiệm vụ duy nhất của cuộc bẩu cử này hợp thức hóa chính sách của đảng đối với người dân và củng cố quyền lực của tầng lớp cầm quyền.
Nghiên cứu cá chết
Chính quyền đã lâm vào một tình thế rất khó khăn trước những mong đợi chính đáng của người dân đối với thảm họa môi trường lớn nhất của quốc gia đã xảy ra từ vài tuần. Từ những ngày đầu tháng 4 hàng trăm ngàn con cá chết tràn lan ở khu vực biển miền Trung. Những chủ nuôi cá đã mất hoàn toàn vụ nuôi của họ. Cuộc sống tối thiểu của hàng ngàn ngư dân bị đe dọa.
Chính quyền đã phản ứng một cách rất chậm trễ. Chính quyền cũng khẳng định đây là một thảm họa nặng nề và nói sẽ minh bạch, tuy nhiên cho đến hôm nay vẫn chưa có câu trả lời từ các quan chức. “Kiểu phát ngôn này chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ rằng có điều mờ ám và bao che cho những nhóm lợi ích”, đó là nhận định của Giáo sư chính trị học Jonathan London từ Trường Đại học Hồng Kong. Việc thông tin chậm trễ này càng làm cho nhiều người Việt Nam càng thêm nghi ngờ rằng nguyên nhân là từ nhà máy thép Forsoma ở Hà Tĩnh (FHS). Đây là một dẫn chứng cực kỳ tồi tệ.
Thảm họa truyền thông
Sau khi thảm họa môi trường xảy ra, cũng như thường lệ ở Việt Nam, thời của truyền thông xã hội, hàng ngàn các các thông tin, các băng video, những loại game và cả những bài thơ về cá chết nối tiếp nhau được chia sẻ. Trong khi đó cảm nhận rõ ràng là truyền thông kiểm duyệt của chính quyền lại không đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân. Thậm chí chính quyền còn phản ứng bằng cách phong tỏa mạng facebook. Chỉ một số ít cá nhân người Việt có am hiểu về công nghệ mới có thề thoát khỏi sự phong tỏa này. “Đó là một vị dụ cụ thể về khó khăn mà chính quyền Hà Nội phài đối mặt khi số lượng người dân tăng lên đối với thảm họa tự nhiên và tiếp theo là thảm họa về truyền thông”.
Hình: Người dân biểu tình đòi minh bạch về nguyên nhân cá chết tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 |
Thảm họa truyền thông đó đã tiếp diễn hàng tuần. Vào ngày 1 và ngày 8 tháng 5, đã diễn ra các cuộc tuần hành về cá chết tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị kinh tế phía Nam và một số địa phương khác. Nhà chức trách đã bắt bớ và giải tán nhanh chóng các cuộc tuần hành. Truyền thông nhà nước đã hoàn toàn im tiếng về những cuộc tuần hành này. Sau đó đột ngột một lần trên truyền hình và internet, các quan chức an ninh nói rằng họ có bằng chứng rằng: Một tổ chức khủng bố đã lợi dụng cá chết thúc đẩy chống lại chính quyền. Tổ chức này được cho là được tài trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ. “Chính quyền (Hà Nội) đã cố gắng làm mất uy tín của những người tuần hành, nhưng người dân Việt Nam đã không bị chính phủ mua chuộc”. Đó là đánh giá của London.
Mong muốn của cử tri và mong muốn của đảng
Nó là sự rõ nét rằng thảm họa môi trường này là một phần của chính trị. Trên mạng xã hội xuất hiện các khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, dân cần một chính quyền minh bạch”. London nói: “vấn đề môi trường là những điều cơ bản liên quan đến việc điều hành của chính quyền. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là không minh bạch và luôn mờ ám”. Cũng như 3 tháng trước khi bầu cử quốc hội, cũng có những tranh cãi về sự chọn lựa các ứng cử viên. Rất nhiều các ứng cử viên từ các tổ chức dân sự đã không được chấp nhận bởi tổ chức Mặt trận dân tộc của đảng cộng sản, với những lý do rất mơ hồ.
Nếu chính quyển muốn củng cố niềm tin vào các việc làm của họ và các việc làm của đảng, thì đảng phải có những bước đi tốt hơn theo kịp nhu cầu xã hội. “Vấn đề nào chính quyền chưa thực hiện và cũng cần phải nhìn nhận rằng xã hội ngày càng đa nguyên. Một thập kỷ gần đây người Việt đã rất chủ động trong chính trị”. Vì thế đảng phải đủ mạnh, đó là nhận định của London. Đảng và chính phủ phải dừng ngay việc đẩy người dân thành lực lượng thù địch, và phải giải quyết các vấn đề một cách thực sự: cụ thể là những qui chuẩn không thỏa mãn tiêu chuẩn về môi trường và cách quản lý thông tin đã rất lỗi thời và tồi tệ như thế.
Hải Yến dịch
Nguồn: dw.com/de/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cá chết làm thay đổi cuộc bầu cử ở Việt Nam
London nói: “vấn đề môi trường là những điều cơ bản liên quan đến việc điều hành của chính quyền. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là không minh bạch và luôn mờ ám”.
Như nhận định của Marion Fischer và Peter Girke trong báo cáo của họ là: Nhiệm vụ duy nhất của cuộc bẩu cử này hợp thức hóa chính sách của đảng đối với người dân và củng cố quyền lực của tầng lớp cầm quyền.
Cá chết hàng loạt trước cuộc bầu cử quốc hội đặt gánh nặng lòng tin lên chính quyền. Những mong muốn của cử tri và đảng không song hành.
Cá chết hàng loạt |
Người dân Việt Nam được kêu gọi cho cuộc bẩu cử để chọn các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. Một quốc hội đã có những ảnh hưởng trong những năm gần đây. Khác với đối tác Trung Quốc, những đại biểu này đã thường họp và thảo luận về các luật như một cơ quan lập pháp.
Tại cuộc bầu cử này những yêu cầu thiết thực của cử tri đã không được đáp ứng, đó là báo cáo quốc gia của Konrad-Adenauer-Stiftung từ Việt Nam, “Cuộc bầu cử chỉ nhằm mục đích khẳng định rằng những quyết định của đảng đã được thông qua người dân”. Như nhận định của Marion Fischer và Peter Girke trong báo cáo của họ là: Nhiệm vụ duy nhất của cuộc bẩu cử này hợp thức hóa chính sách của đảng đối với người dân và củng cố quyền lực của tầng lớp cầm quyền.
Nghiên cứu cá chết
Chính quyền đã lâm vào một tình thế rất khó khăn trước những mong đợi chính đáng của người dân đối với thảm họa môi trường lớn nhất của quốc gia đã xảy ra từ vài tuần. Từ những ngày đầu tháng 4 hàng trăm ngàn con cá chết tràn lan ở khu vực biển miền Trung. Những chủ nuôi cá đã mất hoàn toàn vụ nuôi của họ. Cuộc sống tối thiểu của hàng ngàn ngư dân bị đe dọa.
Chính quyền đã phản ứng một cách rất chậm trễ. Chính quyền cũng khẳng định đây là một thảm họa nặng nề và nói sẽ minh bạch, tuy nhiên cho đến hôm nay vẫn chưa có câu trả lời từ các quan chức. “Kiểu phát ngôn này chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ rằng có điều mờ ám và bao che cho những nhóm lợi ích”, đó là nhận định của Giáo sư chính trị học Jonathan London từ Trường Đại học Hồng Kong. Việc thông tin chậm trễ này càng làm cho nhiều người Việt Nam càng thêm nghi ngờ rằng nguyên nhân là từ nhà máy thép Forsoma ở Hà Tĩnh (FHS). Đây là một dẫn chứng cực kỳ tồi tệ.
Thảm họa truyền thông
Sau khi thảm họa môi trường xảy ra, cũng như thường lệ ở Việt Nam, thời của truyền thông xã hội, hàng ngàn các các thông tin, các băng video, những loại game và cả những bài thơ về cá chết nối tiếp nhau được chia sẻ. Trong khi đó cảm nhận rõ ràng là truyền thông kiểm duyệt của chính quyền lại không đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân. Thậm chí chính quyền còn phản ứng bằng cách phong tỏa mạng facebook. Chỉ một số ít cá nhân người Việt có am hiểu về công nghệ mới có thề thoát khỏi sự phong tỏa này. “Đó là một vị dụ cụ thể về khó khăn mà chính quyền Hà Nội phài đối mặt khi số lượng người dân tăng lên đối với thảm họa tự nhiên và tiếp theo là thảm họa về truyền thông”.
Hình: Người dân biểu tình đòi minh bạch về nguyên nhân cá chết tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 |
Thảm họa truyền thông đó đã tiếp diễn hàng tuần. Vào ngày 1 và ngày 8 tháng 5, đã diễn ra các cuộc tuần hành về cá chết tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị kinh tế phía Nam và một số địa phương khác. Nhà chức trách đã bắt bớ và giải tán nhanh chóng các cuộc tuần hành. Truyền thông nhà nước đã hoàn toàn im tiếng về những cuộc tuần hành này. Sau đó đột ngột một lần trên truyền hình và internet, các quan chức an ninh nói rằng họ có bằng chứng rằng: Một tổ chức khủng bố đã lợi dụng cá chết thúc đẩy chống lại chính quyền. Tổ chức này được cho là được tài trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ. “Chính quyền (Hà Nội) đã cố gắng làm mất uy tín của những người tuần hành, nhưng người dân Việt Nam đã không bị chính phủ mua chuộc”. Đó là đánh giá của London.
Mong muốn của cử tri và mong muốn của đảng
Nó là sự rõ nét rằng thảm họa môi trường này là một phần của chính trị. Trên mạng xã hội xuất hiện các khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, dân cần một chính quyền minh bạch”. London nói: “vấn đề môi trường là những điều cơ bản liên quan đến việc điều hành của chính quyền. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là không minh bạch và luôn mờ ám”. Cũng như 3 tháng trước khi bầu cử quốc hội, cũng có những tranh cãi về sự chọn lựa các ứng cử viên. Rất nhiều các ứng cử viên từ các tổ chức dân sự đã không được chấp nhận bởi tổ chức Mặt trận dân tộc của đảng cộng sản, với những lý do rất mơ hồ.
Nếu chính quyển muốn củng cố niềm tin vào các việc làm của họ và các việc làm của đảng, thì đảng phải có những bước đi tốt hơn theo kịp nhu cầu xã hội. “Vấn đề nào chính quyền chưa thực hiện và cũng cần phải nhìn nhận rằng xã hội ngày càng đa nguyên. Một thập kỷ gần đây người Việt đã rất chủ động trong chính trị”. Vì thế đảng phải đủ mạnh, đó là nhận định của London. Đảng và chính phủ phải dừng ngay việc đẩy người dân thành lực lượng thù địch, và phải giải quyết các vấn đề một cách thực sự: cụ thể là những qui chuẩn không thỏa mãn tiêu chuẩn về môi trường và cách quản lý thông tin đã rất lỗi thời và tồi tệ như thế.
Hải Yến dịch
Nguồn: dw.com/de/