Xe cán chó

Cả nhà Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm quan ( Nếu oshin đẹp có thể làm chủ tịch Tỉnh )

Nhưng nếu những thông tin này mà chính xác, có lẽ Hội Khuyến học cũng cần biểu dương một dòng họ đa phần học tại chức mà đều làm quan. Một tấm gương khuyến học rất tốt. Có học tại chức cũng có khác

kimdunghn.wordpress.com

Tác giả: theo FB Đường Văn Thái

.KD: Buồn cười quá. Sau khi báo chí đưa phát biểu ý kiến của ông Nhuyễn Nhân Chiến tại QH “Đề nghị cấm đưa đơn lên trên mạng XH” (VnExpress, ngày 30/5) trên FB bỗng truyền đi thông tin này. Đọc mà phát khiếp. Thực hư ra sao, chưa rõ. Nhưng nếu những thông tin này mà chính xác, có lẽ Hội Khuyến học cũng cần biểu dương một dòng họ đa phần học tại chức mà đều làm quan. Một tấm gương khuyến học rất tốt. Có học tại chức cũng có khác  

.Và cũng nên phát động phong trào học tập “tấm gương sáng” của dòng họ ông Chiến. Bí quyết nào mà cả dòng họ làm quan?  

——————–

1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần.
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: nguyên nhà ông Bí thư đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, còn các ông khác nữa và lại còn bộ máy cũ còn tồn đọng của các ông thời trước nữa. Vậy cánh cửa của bộ máy công quyền có còn đc mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động mà học thật có tài thật ko????

FB Thiểm Nguyễn

Đọc thêm:

Đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau xung quanh việc có thừa nhận đơn thư tố cáo nặc danh và gửi qua email, fax, điện thoại… hay không.

Chiều 30/5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến – Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, “tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân”.

“Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm”, ông Chiến nói.

Bí thư tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị, trên trang mạng cá nhân chỉ có thể nói chung chung, được quyền nêu quan điểm cá nhân, bày tỏ bức xúc, nhưng không được nêu rõ tên cơ quan, đơn vị.

bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi

Đại biểu Nguyễn Nhân Chiến (Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh). Ảnh: Võ Hải

Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng không nên phân biệt giữa tố cáo bằng văn bản, tố cáo trực tiếp với tố cáo bằng fax, email, điện thoại. Theo ông, ban soạn thảo chưa phân tích sâu và phân biệt rõ điều này nên mới coi việc truyền tin qua fax, email, điện thoại không phải là văn bản.

“Xét về bản chất, thông tin tố cáo mới là quan trọng nhất. Văn bản ở đây không nên hiểu chỉ là văn bản gốc, mà cần phải thừa nhận cả những văn bản được truyền qua fax, email và điện thoại”, ông Vân nói và nhận định trong thời đại công nghệ số thì không thể không thừa nhận các hình thức giao dịch điện tử.

bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi-1

Đại biểu Lê Thanh Vân.

Ý kiến trái chiều về đơn thư nặc danh

Quy định liên quan đến đơn thư tố cáo nặc danh cũng nhận được ý kiến khác nhau từ các đại biểu. 

“Vì sao có tố cáo nặc danh? Thực tiễn cho thấy, ngoài việc lợi dụng để gây rối, triệt hạ, vu khống người khác, có thể thấy một sự thật là người nặc danh sợ bị trả thù, bị trù dập, bị bức hại… Vì vậy, cần thừa nhận hình thức này”, ông Lê Thanh Vân đề xuất.

Tuy nhiên, ông cũng kiến nghị tố cáo nặc danh chỉ có giá trị khi đủ một trong ba yếu tố: Thông tin có cơ sở, chặt chẽ; phản ánh đúng sự thật, có liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo và chứng cứ tin cậy.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng cho rằng, về nguyên tắc không xem xét đơn tố cáo nặc danh. Tuy nhiên nếu tố cáo nặc danh mà có những nội dung, chứng cứ xác đáng (hình ảnh, ghi âm…)  thì nên được xem xét, bởi nhiều khi người tố cáo sợ bị trả thù hoặc không đảm bảo về quyền lợi.

Nêu ý kiến ngược lại, đại biểu Đào Tú Hoa bày tỏ đồng tình với dự thảo luật là không nên xem xét tố cáo nặc danh. Việc chấp nhận đơn tố có nặc danh sẽ tạo tiền lệ xấu cho những người thiếu tinh thần xây dựng, tiếp diễn tình trạng tố cáo tràn lan.

“Chưa biết đúng sai thế nào nhưng đơn tố cáo nặc danh làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự cá nhân, gây mất đoàn kết trong đơn vị, hơn nữa đơn nặc danh thường được tung ra vào thời điểm nhạy cảm”, bà Hoa nói.

Đại biểu Nguyễn Chiến, Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng không nên để tình trạng người bị tố cáo thì có danh, người đi tố cáo thì vô danh. “Do đó người tố cáo phải danh chính và chịu trách nhiệm với đơn tố cáo của mình. Còn tố cáo nặc danh có cơ sở, kèm theo chứng cứ thì có thể coi đó là tin báo tội phạm để xem xét của cơ quan có thẩm quyền chứ không nên đưa vào luật”, ông Chiến nói.

Những người đi tố cáo bị đe doạ và cô lập

Ông Bùi Đặng Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu thực tế, nhiều người có công tố cáo sai phạm hiện cuộc sống không ổn định. Tâm lý bản thân, gia đình, vợ con họ đều chịu sức ép dư luận rất lớn.

Ở cơ quan, đơn vị thì người tố cáo đó luôn có nỗi ám ảnh của đồng nghiệp là “coi chừng vị này chuyên tố cáo”; về bà con, làng xã bị lãnh đạo địa phương “coi chừng là đối tượng có vấn đề chuyên thưa kiện”. 

“Những người này không chơi được với ai và gần như bị cô lập, thậm chí bị đe doạ. Như vụ đất đai ở Hải Phòng, đại tá về hưu tố cáo giờ thế nào? Hay gần đây nhất, hai cụ già ở Bắc Ninh giúp cơ quan chức năng phát hiện gần 3.000 bộ hồ sơ thương binh giả, đang đề nghị khen tặng nhưng mãi chưa được”, ông Dũng nói và cho rằng cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo đúng là rất quan trọng.

——— 

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi-3592608.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cả nhà Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm quan ( Nếu oshin đẹp có thể làm chủ tịch Tỉnh )

Nhưng nếu những thông tin này mà chính xác, có lẽ Hội Khuyến học cũng cần biểu dương một dòng họ đa phần học tại chức mà đều làm quan. Một tấm gương khuyến học rất tốt. Có học tại chức cũng có khác

kimdunghn.wordpress.com

Tác giả: theo FB Đường Văn Thái

.KD: Buồn cười quá. Sau khi báo chí đưa phát biểu ý kiến của ông Nhuyễn Nhân Chiến tại QH “Đề nghị cấm đưa đơn lên trên mạng XH” (VnExpress, ngày 30/5) trên FB bỗng truyền đi thông tin này. Đọc mà phát khiếp. Thực hư ra sao, chưa rõ. Nhưng nếu những thông tin này mà chính xác, có lẽ Hội Khuyến học cũng cần biểu dương một dòng họ đa phần học tại chức mà đều làm quan. Một tấm gương khuyến học rất tốt. Có học tại chức cũng có khác  

.Và cũng nên phát động phong trào học tập “tấm gương sáng” của dòng họ ông Chiến. Bí quyết nào mà cả dòng họ làm quan?  

——————–

1. Bố: Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2. Vợ ông Chiến: Ngô Thị Khường – Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược. Việc bổ nhiệm 1 Dược sĩ làm GĐ Trung tâm Y tế có là khách quan ko? Tại sao ko phải là bổ nhiệm 1 Bác sĩ đa khoa?
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần.
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: nguyên nhà ông Bí thư đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, còn các ông khác nữa và lại còn bộ máy cũ còn tồn đọng của các ông thời trước nữa. Vậy cánh cửa của bộ máy công quyền có còn đc mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động mà học thật có tài thật ko????

FB Thiểm Nguyễn

Đọc thêm:

Đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau xung quanh việc có thừa nhận đơn thư tố cáo nặc danh và gửi qua email, fax, điện thoại… hay không.

Chiều 30/5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến – Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, “tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân”.

“Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm”, ông Chiến nói.

Bí thư tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị, trên trang mạng cá nhân chỉ có thể nói chung chung, được quyền nêu quan điểm cá nhân, bày tỏ bức xúc, nhưng không được nêu rõ tên cơ quan, đơn vị.

bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi

Đại biểu Nguyễn Nhân Chiến (Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh). Ảnh: Võ Hải

Đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng không nên phân biệt giữa tố cáo bằng văn bản, tố cáo trực tiếp với tố cáo bằng fax, email, điện thoại. Theo ông, ban soạn thảo chưa phân tích sâu và phân biệt rõ điều này nên mới coi việc truyền tin qua fax, email, điện thoại không phải là văn bản.

“Xét về bản chất, thông tin tố cáo mới là quan trọng nhất. Văn bản ở đây không nên hiểu chỉ là văn bản gốc, mà cần phải thừa nhận cả những văn bản được truyền qua fax, email và điện thoại”, ông Vân nói và nhận định trong thời đại công nghệ số thì không thể không thừa nhận các hình thức giao dịch điện tử.

bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi-1

Đại biểu Lê Thanh Vân.

Ý kiến trái chiều về đơn thư nặc danh

Quy định liên quan đến đơn thư tố cáo nặc danh cũng nhận được ý kiến khác nhau từ các đại biểu. 

“Vì sao có tố cáo nặc danh? Thực tiễn cho thấy, ngoài việc lợi dụng để gây rối, triệt hạ, vu khống người khác, có thể thấy một sự thật là người nặc danh sợ bị trả thù, bị trù dập, bị bức hại… Vì vậy, cần thừa nhận hình thức này”, ông Lê Thanh Vân đề xuất.

Tuy nhiên, ông cũng kiến nghị tố cáo nặc danh chỉ có giá trị khi đủ một trong ba yếu tố: Thông tin có cơ sở, chặt chẽ; phản ánh đúng sự thật, có liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo và chứng cứ tin cậy.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng cho rằng, về nguyên tắc không xem xét đơn tố cáo nặc danh. Tuy nhiên nếu tố cáo nặc danh mà có những nội dung, chứng cứ xác đáng (hình ảnh, ghi âm…)  thì nên được xem xét, bởi nhiều khi người tố cáo sợ bị trả thù hoặc không đảm bảo về quyền lợi.

Nêu ý kiến ngược lại, đại biểu Đào Tú Hoa bày tỏ đồng tình với dự thảo luật là không nên xem xét tố cáo nặc danh. Việc chấp nhận đơn tố có nặc danh sẽ tạo tiền lệ xấu cho những người thiếu tinh thần xây dựng, tiếp diễn tình trạng tố cáo tràn lan.

“Chưa biết đúng sai thế nào nhưng đơn tố cáo nặc danh làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự cá nhân, gây mất đoàn kết trong đơn vị, hơn nữa đơn nặc danh thường được tung ra vào thời điểm nhạy cảm”, bà Hoa nói.

Đại biểu Nguyễn Chiến, Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng không nên để tình trạng người bị tố cáo thì có danh, người đi tố cáo thì vô danh. “Do đó người tố cáo phải danh chính và chịu trách nhiệm với đơn tố cáo của mình. Còn tố cáo nặc danh có cơ sở, kèm theo chứng cứ thì có thể coi đó là tin báo tội phạm để xem xét của cơ quan có thẩm quyền chứ không nên đưa vào luật”, ông Chiến nói.

Những người đi tố cáo bị đe doạ và cô lập

Ông Bùi Đặng Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu thực tế, nhiều người có công tố cáo sai phạm hiện cuộc sống không ổn định. Tâm lý bản thân, gia đình, vợ con họ đều chịu sức ép dư luận rất lớn.

Ở cơ quan, đơn vị thì người tố cáo đó luôn có nỗi ám ảnh của đồng nghiệp là “coi chừng vị này chuyên tố cáo”; về bà con, làng xã bị lãnh đạo địa phương “coi chừng là đối tượng có vấn đề chuyên thưa kiện”. 

“Những người này không chơi được với ai và gần như bị cô lập, thậm chí bị đe doạ. Như vụ đất đai ở Hải Phòng, đại tá về hưu tố cáo giờ thế nào? Hay gần đây nhất, hai cụ già ở Bắc Ninh giúp cơ quan chức năng phát hiện gần 3.000 bộ hồ sơ thương binh giả, đang đề nghị khen tặng nhưng mãi chưa được”, ông Dũng nói và cho rằng cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo đúng là rất quan trọng.

——— 

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-thu-bac-ninh-de-nghi-cam-dua-don-to-cao-len-mang-xa-hoi-3592608.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm