Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ca phẫu thuật trên vũ trụ diễn ra thế nào?
Hội nghị y khoa quốc tế, International World Extreme Medicine, được tổ chức ở London, không phải là sự kiện dành cho những người yếu bóng vía.
Richard Hollingham BBC Future
Hội nghị y khoa quốc tế, International World Extreme Medicine, được tổ chức ở London, không phải là sự kiện dành cho những người yếu bóng vía.
Trong lúc tôi lẻn ra phía sau hội trường thì nhà khám phá Bắc Cực nổi tiếng, Ngài Ranulph Fiennes, đang ở giữa cao trào - ông đang thuật lại một cách tỉ mỉ tình huống khi một trong những người đồng hành của ông bị bỏng lạnh trong một chuyến thám hiểm Bắc Cực.
Fiennes miêu tả chi tiết về một cái đĩa đựng đầy những lớp da bị thối - được lấy ra từ giày của người bạn ông.
Câu chuyện kèm theo nhiều hình ảnh khiến ngay cả những y tá lâu năm trong nghề cũng phải xoay mặt đi.
Ngài Ranulph từng đi đến những nơi tận cùng của Trái Đất để đối mặt với những môi trường lạnh nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất.
Rất nhiều lần ông đã suýt chết khi phải đối mặt với cái đói, bệnh tật. Ông cũng đã mất nhiều ngón tay vì bị bỏng lạnh (mà trong nhiều trường hợp là do tự ông chặt).
Image copyright NASA / SPL
Image caption Trên Trạm Không gian Quốc tế, các phi hành gia có thể nhanh chóng trở về Trái Đất được nếu ốm bệnh nguy cấp - nhưng nếu họ đang trên đường tới Sao Hỏa thì phải xử lý thế nào?
Khả năng phản ứng linh hoạt, chữa trị các vết thương, bệnh tật, và thậm chí là tiến hành phẫu thuật trong các điều kiện bị cách ly đầy khó khăn đã là điều rất quan trọng với các nhà thám hiểm trong nhiều thế kỷ.
Trong lúc các cơ quan vũ trụ đang lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và Sao Hoả sắp tới, diễn giả tiếp theo lại muốn thảo luận về vấn đề y khoa khẩn cấp ở tiền tuyến xa xôi nhất của hoạt động thám hiểm.
"Có lẽ là tôi đã được so sánh với Tiến sỹ McCoy trong Star Trek," Michael Barratt, bác sỹ và là phi hành gia của Nasa, nói với tôi sau bài thuyết trình của mình.
"Nhưng chúng ta chưa tiến đến mức có phi hành đoàn đủ lớn hoặc đã có thể đi đủ xa để cần có một nhân viên y tế trên tàu."
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể quên đi những hình ảnh các ghế sofa tiện nghi trong các trạm y tế, những ánh đèn nhấp nháy, và những máy dò phát ra những âm thanh hiện đại. Bởi các cơ sở y tế trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rất đơn sơ - chỉ ngang với thiết bị của một phòng tắm công cộng.
"Chúng tôi có một máy khử rung, một máy thông hơi nhỏ và một số thuốc cho các trường hợp khẩn cấp nhằm điều trị cho ai đó bị thương tích nghiêm trọng, nhưng chúng tôi không thể giữ cho bệnh nhân ổn định trong một thời gian dài," Barratt nói.
Ngã bệnh trong vũ trụ
May mắn thay, các vấn đề mà các nhân viên trên ISS gặp phải không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ một phi hành gia, Luca Parmitano, từ Ý, đã suýt chút nữa thì bị thương nghiêm trọng sau khi bị ngạt vì nước rò rỉ vào trong mũ của ông trong lúc đang ở ngoài không gian.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh trong các hoạt động hàng ngày trong môi trường vũ trụ cũng như những thách thức về dài hạn, ví dụ như teo cơ và xương.
Image caption Liệu những cơ sở được đặt trên Mặt Trăng trong tương lai có cần có bệnh viện riêng không?
"Chúng tôi đã gặp phải những trường hợp chóng mặt, đau lưng, thay đổi tầm nhìn, thay đổi đối với dây thần kinh thị giác và võng mạc," Barratt nói.
"Hệ thống miễn dịch thay đổi, chất lỏng trong cơ thể cũng thay đổi quy luật di chuyển... và tất cả những điều này gây ra hàng loạt những vấn đề về y tế mà chúng ta phải đối mặt."
Vì ISS chỉ cách Trái Đất khoảng 400km, giải pháp hiện nay là đưa các phi hành gia bị thương hoặc bị ốm bệnh nghiêm trọng lên một tàu Soyuz và đưa họ về mặt đất càng sớm càng tốt.
"Chỉ trong vài tiếng, chúng tôi có thể đưa một người trở về trạm y tế ở Trái Đất," Barratt nói.
"Thế nhưng câu hỏi khó hơn là điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn đi xa hơn, nếu bạn đang ở trên tàu hướng tới Mặt Trăng hay Sao Hoả."
Để khám phá những thử thách của vấn đề phẫu thuật trong không gian, đã có nhiều thí nghiệm phẫu thuật trong môi trường không trọng lực được tiến hành.
Từ hồi năm 1991, các kỹ sư đã tìm cách đặt một trạm y tế bên trong tàu vũ trụ, nơi các bác sỹ có thể tiến hành giải phẫu cho các chú thỏ đang được gây mê trong môi trường không trọng lực.
Kết quả không mấy khả quan.
Image caption Nếu một phi hành gia bị gãy chân trên Sao Hỏa thì vết thương có thể đe dọa tính mạng
"Một trong các thử thách mà chúng tôi đối mặt, đó là việc kiểm soát chất lỏng," Barratt nói.
"Nếu bạn có một mạch máu bị rò rỉ, những xung đột trên bề mặt sẽ khiến máu bị dính chặt lên bề mặt mà bạn đang tiến hành phẫu thuật, thay vì nhỏ xuống sàn."
Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất.
"Nếu bạn cắt một động mạnh," ông giải thích, "thì áp lực trong môi trường vũ trụ sẽ đủ mạnh để khiến máu văng tứ tung ra ngoài môi trường và che khuất tầm nhìn của bạn - đó là vấn đề rất lớn đối với chúng tôi."
Nasa gần đây đã hỗ trợ cho một nghiên cứu bên trên một máy bay nhằm tìm ra cách bao phủ vùng được phẫu thuật của bệnh nhân với một loại vòm chắn chứa đầy chất lỏng mà qua đó một bác sỹ giải phẫu có thể sử dụng các công cụ giải phẫu, dao mổ và đèn soi trong.
Thiết bị này không những ngăn máu bắn tứ tung mà còn giúp giữ cho vết thương sạch sẽ.
Robot giải phẫu
Người ta cũng nhiều quan ngại về vấn đề giảm đau.
"Sử dụng máy gây mê qua đường mũi trong một môi trường được quản lý chặt chẽ sẽ rất khó khăn," Barratt cảnh báo.
"Hệ thống loại trừ chất gây ô nhiễm của chúng ta sẽ không thể xử lý vấn đề này, vì vậy, chúng ta cần có cách khác."
Nasa cũng đang xem xét sử dụng các robot giải phẫu, được điều khiển bởi các bác sỹ từ Trái Đất, và thậm chí một robot giải phẫu tự động.
"Sẽ còn khá lâu chúng ta mới có một robot giải phẫu có thể thực hiện các quy trình từ đầu đến cuối, nhưng đó là điều mà chúng tôi đang nghiên cứu," Barratt nói.
Image copyright Getty Images
Image caption Việc bị cô lập và thiếu các cơ sở y tế của các phi hành gia rất giống với những gì mà các nhà thám hiểm Bắc Cực phải đối diện
"Tôi nghĩ sẽ khả thi hơn nếu chúng ta có các nhân viên y tế được huấn luyện cơ bản tham gia phi hành đoàn. Những người này có thể nhận được những hướng dẫn chi tiết để thực hiện điều mà chúng tôi gọi là 'huấn luyện tại chỗ' - tức là xem các video và tập luyện trong môi trường ảo nhằm thực hiện các động tác phẫu thuật," ông nói. "Và sau đó sử dụng một robot hỗ trợ... điều này có thể sẽ thành công."
Nếu bạn không muốn bị giải phẫu bởi một đồng nghiệp không có đầy đủ bằng cấp, chỉ được trang bị các video dạy cách tự giải phẫu, thì tốt nhất không nên tình nguyện đi thám hiểm Sao Hoả, bởi đây là thực tế mà các nhà du hành vũ trụ sẽ phải đối mặt nếu bị thương trong một nhiệm vụ thám hiểm Sao Hoả hay Mặt Trăng.
Trên bề mặt một hành tinh lạ, nếu một phi hành gia bị gãy chân hay vỡ động mạch, họ khó có khả năng sẽ nhận được sự chăm sóc giống như trên Trái Đất.
"Càng đi xa, chúng ta lại càng bị hạn chế về những gì hoặc những ai mà mình có thể mang theo," Barratt nói.
Image copyright Getty Images
"Nếu bạn lên Mặt Trăng, bạn vẫn có thể có được một số hình thức liên lạc trực tiếp với ai đó ở Trái Đất, nhưng việc quay về nhà rất khó - có thể kéo dài đến 5 ngày."
Đối với một nhiệm vụ thám hiểm Sao Hoả, những hạn chế về cân nặng sẽ giới hạn những dụng cụ y tế mà các phi hành gia được phép mang theo. Bên cạnh đó, những trì hoãn về thời gian cũng đồng nghĩa với việc không thể liên lạc trực tiếp với chuyên gia từ Trái Đất.
Thực tế là các phi hành gia thám hiểm Mặt Trăng hay Sao Hoả đều phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Có rất nhiều điểm tương đồng với tình trạng thiếu thốn các thiết bị y tế của những chuyến thám hiểm Bắc Cực.
"Nó giống như những chuyến thám hiểm thời xưa - có rất nhiều thứ chúng ta không thể mang theo đến Sao Hoả, và những biện pháp chăm sóc y tế tốt nhất sẽ ở cách xa bạn hàng triệu dặm," Barratt nói.
"Mỗi cá nhân, phi hành đoàn, cơ quan vũ trụ và công luận sẽ phải chấp nhận rủi ro này."
Tuy nhiên, Barratt cũng rất lạc quan rằng người kế nhiệm ông sẽ có được những thiết bị của một Tiến sỹ McCoy thực sự.
"Một trạm y tế trong không gian sẽ là điều có thật trong tương lai," ông nói.
"Tiến sỹ McCoy sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó... nhưng ngày đó còn lâu mới đến."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )
Richard Hollingham BBC Future
Hội nghị y khoa quốc tế, International World Extreme Medicine, được tổ chức ở London, không phải là sự kiện dành cho những người yếu bóng vía.
Trong lúc tôi lẻn ra phía sau hội trường thì nhà khám phá Bắc Cực nổi tiếng, Ngài Ranulph Fiennes, đang ở giữa cao trào - ông đang thuật lại một cách tỉ mỉ tình huống khi một trong những người đồng hành của ông bị bỏng lạnh trong một chuyến thám hiểm Bắc Cực.
Fiennes miêu tả chi tiết về một cái đĩa đựng đầy những lớp da bị thối - được lấy ra từ giày của người bạn ông.
Câu chuyện kèm theo nhiều hình ảnh khiến ngay cả những y tá lâu năm trong nghề cũng phải xoay mặt đi.
Ngài Ranulph từng đi đến những nơi tận cùng của Trái Đất để đối mặt với những môi trường lạnh nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất.
Rất nhiều lần ông đã suýt chết khi phải đối mặt với cái đói, bệnh tật. Ông cũng đã mất nhiều ngón tay vì bị bỏng lạnh (mà trong nhiều trường hợp là do tự ông chặt).
Image copyright NASA / SPL
Image caption Trên Trạm Không gian Quốc tế, các phi hành gia có thể nhanh chóng trở về Trái Đất được nếu ốm bệnh nguy cấp - nhưng nếu họ đang trên đường tới Sao Hỏa thì phải xử lý thế nào?
Khả năng phản ứng linh hoạt, chữa trị các vết thương, bệnh tật, và thậm chí là tiến hành phẫu thuật trong các điều kiện bị cách ly đầy khó khăn đã là điều rất quan trọng với các nhà thám hiểm trong nhiều thế kỷ.
Trong lúc các cơ quan vũ trụ đang lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và Sao Hoả sắp tới, diễn giả tiếp theo lại muốn thảo luận về vấn đề y khoa khẩn cấp ở tiền tuyến xa xôi nhất của hoạt động thám hiểm.
"Có lẽ là tôi đã được so sánh với Tiến sỹ McCoy trong Star Trek," Michael Barratt, bác sỹ và là phi hành gia của Nasa, nói với tôi sau bài thuyết trình của mình.
"Nhưng chúng ta chưa tiến đến mức có phi hành đoàn đủ lớn hoặc đã có thể đi đủ xa để cần có một nhân viên y tế trên tàu."
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể quên đi những hình ảnh các ghế sofa tiện nghi trong các trạm y tế, những ánh đèn nhấp nháy, và những máy dò phát ra những âm thanh hiện đại. Bởi các cơ sở y tế trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rất đơn sơ - chỉ ngang với thiết bị của một phòng tắm công cộng.
"Chúng tôi có một máy khử rung, một máy thông hơi nhỏ và một số thuốc cho các trường hợp khẩn cấp nhằm điều trị cho ai đó bị thương tích nghiêm trọng, nhưng chúng tôi không thể giữ cho bệnh nhân ổn định trong một thời gian dài," Barratt nói.
Ngã bệnh trong vũ trụ
May mắn thay, các vấn đề mà các nhân viên trên ISS gặp phải không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ một phi hành gia, Luca Parmitano, từ Ý, đã suýt chút nữa thì bị thương nghiêm trọng sau khi bị ngạt vì nước rò rỉ vào trong mũ của ông trong lúc đang ở ngoài không gian.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh trong các hoạt động hàng ngày trong môi trường vũ trụ cũng như những thách thức về dài hạn, ví dụ như teo cơ và xương.
Image caption Liệu những cơ sở được đặt trên Mặt Trăng trong tương lai có cần có bệnh viện riêng không?
"Chúng tôi đã gặp phải những trường hợp chóng mặt, đau lưng, thay đổi tầm nhìn, thay đổi đối với dây thần kinh thị giác và võng mạc," Barratt nói.
"Hệ thống miễn dịch thay đổi, chất lỏng trong cơ thể cũng thay đổi quy luật di chuyển... và tất cả những điều này gây ra hàng loạt những vấn đề về y tế mà chúng ta phải đối mặt."
Vì ISS chỉ cách Trái Đất khoảng 400km, giải pháp hiện nay là đưa các phi hành gia bị thương hoặc bị ốm bệnh nghiêm trọng lên một tàu Soyuz và đưa họ về mặt đất càng sớm càng tốt.
"Chỉ trong vài tiếng, chúng tôi có thể đưa một người trở về trạm y tế ở Trái Đất," Barratt nói.
"Thế nhưng câu hỏi khó hơn là điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn đi xa hơn, nếu bạn đang ở trên tàu hướng tới Mặt Trăng hay Sao Hoả."
Để khám phá những thử thách của vấn đề phẫu thuật trong không gian, đã có nhiều thí nghiệm phẫu thuật trong môi trường không trọng lực được tiến hành.
Từ hồi năm 1991, các kỹ sư đã tìm cách đặt một trạm y tế bên trong tàu vũ trụ, nơi các bác sỹ có thể tiến hành giải phẫu cho các chú thỏ đang được gây mê trong môi trường không trọng lực.
Kết quả không mấy khả quan.
Image caption Nếu một phi hành gia bị gãy chân trên Sao Hỏa thì vết thương có thể đe dọa tính mạng
"Một trong các thử thách mà chúng tôi đối mặt, đó là việc kiểm soát chất lỏng," Barratt nói.
"Nếu bạn có một mạch máu bị rò rỉ, những xung đột trên bề mặt sẽ khiến máu bị dính chặt lên bề mặt mà bạn đang tiến hành phẫu thuật, thay vì nhỏ xuống sàn."
Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất.
"Nếu bạn cắt một động mạnh," ông giải thích, "thì áp lực trong môi trường vũ trụ sẽ đủ mạnh để khiến máu văng tứ tung ra ngoài môi trường và che khuất tầm nhìn của bạn - đó là vấn đề rất lớn đối với chúng tôi."
Nasa gần đây đã hỗ trợ cho một nghiên cứu bên trên một máy bay nhằm tìm ra cách bao phủ vùng được phẫu thuật của bệnh nhân với một loại vòm chắn chứa đầy chất lỏng mà qua đó một bác sỹ giải phẫu có thể sử dụng các công cụ giải phẫu, dao mổ và đèn soi trong.
Thiết bị này không những ngăn máu bắn tứ tung mà còn giúp giữ cho vết thương sạch sẽ.
Robot giải phẫu
Người ta cũng nhiều quan ngại về vấn đề giảm đau.
"Sử dụng máy gây mê qua đường mũi trong một môi trường được quản lý chặt chẽ sẽ rất khó khăn," Barratt cảnh báo.
"Hệ thống loại trừ chất gây ô nhiễm của chúng ta sẽ không thể xử lý vấn đề này, vì vậy, chúng ta cần có cách khác."
Nasa cũng đang xem xét sử dụng các robot giải phẫu, được điều khiển bởi các bác sỹ từ Trái Đất, và thậm chí một robot giải phẫu tự động.
"Sẽ còn khá lâu chúng ta mới có một robot giải phẫu có thể thực hiện các quy trình từ đầu đến cuối, nhưng đó là điều mà chúng tôi đang nghiên cứu," Barratt nói.
Image copyright Getty Images
Image caption Việc bị cô lập và thiếu các cơ sở y tế của các phi hành gia rất giống với những gì mà các nhà thám hiểm Bắc Cực phải đối diện
"Tôi nghĩ sẽ khả thi hơn nếu chúng ta có các nhân viên y tế được huấn luyện cơ bản tham gia phi hành đoàn. Những người này có thể nhận được những hướng dẫn chi tiết để thực hiện điều mà chúng tôi gọi là 'huấn luyện tại chỗ' - tức là xem các video và tập luyện trong môi trường ảo nhằm thực hiện các động tác phẫu thuật," ông nói. "Và sau đó sử dụng một robot hỗ trợ... điều này có thể sẽ thành công."
Nếu bạn không muốn bị giải phẫu bởi một đồng nghiệp không có đầy đủ bằng cấp, chỉ được trang bị các video dạy cách tự giải phẫu, thì tốt nhất không nên tình nguyện đi thám hiểm Sao Hoả, bởi đây là thực tế mà các nhà du hành vũ trụ sẽ phải đối mặt nếu bị thương trong một nhiệm vụ thám hiểm Sao Hoả hay Mặt Trăng.
Trên bề mặt một hành tinh lạ, nếu một phi hành gia bị gãy chân hay vỡ động mạch, họ khó có khả năng sẽ nhận được sự chăm sóc giống như trên Trái Đất.
"Càng đi xa, chúng ta lại càng bị hạn chế về những gì hoặc những ai mà mình có thể mang theo," Barratt nói.
Image copyright Getty Images
"Nếu bạn lên Mặt Trăng, bạn vẫn có thể có được một số hình thức liên lạc trực tiếp với ai đó ở Trái Đất, nhưng việc quay về nhà rất khó - có thể kéo dài đến 5 ngày."
Đối với một nhiệm vụ thám hiểm Sao Hoả, những hạn chế về cân nặng sẽ giới hạn những dụng cụ y tế mà các phi hành gia được phép mang theo. Bên cạnh đó, những trì hoãn về thời gian cũng đồng nghĩa với việc không thể liên lạc trực tiếp với chuyên gia từ Trái Đất.
Thực tế là các phi hành gia thám hiểm Mặt Trăng hay Sao Hoả đều phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Có rất nhiều điểm tương đồng với tình trạng thiếu thốn các thiết bị y tế của những chuyến thám hiểm Bắc Cực.
"Nó giống như những chuyến thám hiểm thời xưa - có rất nhiều thứ chúng ta không thể mang theo đến Sao Hoả, và những biện pháp chăm sóc y tế tốt nhất sẽ ở cách xa bạn hàng triệu dặm," Barratt nói.
"Mỗi cá nhân, phi hành đoàn, cơ quan vũ trụ và công luận sẽ phải chấp nhận rủi ro này."
Tuy nhiên, Barratt cũng rất lạc quan rằng người kế nhiệm ông sẽ có được những thiết bị của một Tiến sỹ McCoy thực sự.
"Một trạm y tế trong không gian sẽ là điều có thật trong tương lai," ông nói.
"Tiến sỹ McCoy sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó... nhưng ngày đó còn lâu mới đến."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ca phẫu thuật trên vũ trụ diễn ra thế nào?
Hội nghị y khoa quốc tế, International World Extreme Medicine, được tổ chức ở London, không phải là sự kiện dành cho những người yếu bóng vía.
Richard Hollingham BBC Future
Hội nghị y khoa quốc tế, International World Extreme Medicine, được tổ chức ở London, không phải là sự kiện dành cho những người yếu bóng vía.
Trong lúc tôi lẻn ra phía sau hội trường thì nhà khám phá Bắc Cực nổi tiếng, Ngài Ranulph Fiennes, đang ở giữa cao trào - ông đang thuật lại một cách tỉ mỉ tình huống khi một trong những người đồng hành của ông bị bỏng lạnh trong một chuyến thám hiểm Bắc Cực.
Fiennes miêu tả chi tiết về một cái đĩa đựng đầy những lớp da bị thối - được lấy ra từ giày của người bạn ông.
Câu chuyện kèm theo nhiều hình ảnh khiến ngay cả những y tá lâu năm trong nghề cũng phải xoay mặt đi.
Ngài Ranulph từng đi đến những nơi tận cùng của Trái Đất để đối mặt với những môi trường lạnh nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất.
Rất nhiều lần ông đã suýt chết khi phải đối mặt với cái đói, bệnh tật. Ông cũng đã mất nhiều ngón tay vì bị bỏng lạnh (mà trong nhiều trường hợp là do tự ông chặt).
Image copyright NASA / SPL
Image caption Trên Trạm Không gian Quốc tế, các phi hành gia có thể nhanh chóng trở về Trái Đất được nếu ốm bệnh nguy cấp - nhưng nếu họ đang trên đường tới Sao Hỏa thì phải xử lý thế nào?
Khả năng phản ứng linh hoạt, chữa trị các vết thương, bệnh tật, và thậm chí là tiến hành phẫu thuật trong các điều kiện bị cách ly đầy khó khăn đã là điều rất quan trọng với các nhà thám hiểm trong nhiều thế kỷ.
Trong lúc các cơ quan vũ trụ đang lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và Sao Hoả sắp tới, diễn giả tiếp theo lại muốn thảo luận về vấn đề y khoa khẩn cấp ở tiền tuyến xa xôi nhất của hoạt động thám hiểm.
"Có lẽ là tôi đã được so sánh với Tiến sỹ McCoy trong Star Trek," Michael Barratt, bác sỹ và là phi hành gia của Nasa, nói với tôi sau bài thuyết trình của mình.
"Nhưng chúng ta chưa tiến đến mức có phi hành đoàn đủ lớn hoặc đã có thể đi đủ xa để cần có một nhân viên y tế trên tàu."
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể quên đi những hình ảnh các ghế sofa tiện nghi trong các trạm y tế, những ánh đèn nhấp nháy, và những máy dò phát ra những âm thanh hiện đại. Bởi các cơ sở y tế trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rất đơn sơ - chỉ ngang với thiết bị của một phòng tắm công cộng.
"Chúng tôi có một máy khử rung, một máy thông hơi nhỏ và một số thuốc cho các trường hợp khẩn cấp nhằm điều trị cho ai đó bị thương tích nghiêm trọng, nhưng chúng tôi không thể giữ cho bệnh nhân ổn định trong một thời gian dài," Barratt nói.
Ngã bệnh trong vũ trụ
May mắn thay, các vấn đề mà các nhân viên trên ISS gặp phải không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ một phi hành gia, Luca Parmitano, từ Ý, đã suýt chút nữa thì bị thương nghiêm trọng sau khi bị ngạt vì nước rò rỉ vào trong mũ của ông trong lúc đang ở ngoài không gian.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh trong các hoạt động hàng ngày trong môi trường vũ trụ cũng như những thách thức về dài hạn, ví dụ như teo cơ và xương.
Image caption Liệu những cơ sở được đặt trên Mặt Trăng trong tương lai có cần có bệnh viện riêng không?
"Chúng tôi đã gặp phải những trường hợp chóng mặt, đau lưng, thay đổi tầm nhìn, thay đổi đối với dây thần kinh thị giác và võng mạc," Barratt nói.
"Hệ thống miễn dịch thay đổi, chất lỏng trong cơ thể cũng thay đổi quy luật di chuyển... và tất cả những điều này gây ra hàng loạt những vấn đề về y tế mà chúng ta phải đối mặt."
Vì ISS chỉ cách Trái Đất khoảng 400km, giải pháp hiện nay là đưa các phi hành gia bị thương hoặc bị ốm bệnh nghiêm trọng lên một tàu Soyuz và đưa họ về mặt đất càng sớm càng tốt.
"Chỉ trong vài tiếng, chúng tôi có thể đưa một người trở về trạm y tế ở Trái Đất," Barratt nói.
"Thế nhưng câu hỏi khó hơn là điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn đi xa hơn, nếu bạn đang ở trên tàu hướng tới Mặt Trăng hay Sao Hoả."
Để khám phá những thử thách của vấn đề phẫu thuật trong không gian, đã có nhiều thí nghiệm phẫu thuật trong môi trường không trọng lực được tiến hành.
Từ hồi năm 1991, các kỹ sư đã tìm cách đặt một trạm y tế bên trong tàu vũ trụ, nơi các bác sỹ có thể tiến hành giải phẫu cho các chú thỏ đang được gây mê trong môi trường không trọng lực.
Kết quả không mấy khả quan.
Image caption Nếu một phi hành gia bị gãy chân trên Sao Hỏa thì vết thương có thể đe dọa tính mạng
"Một trong các thử thách mà chúng tôi đối mặt, đó là việc kiểm soát chất lỏng," Barratt nói.
"Nếu bạn có một mạch máu bị rò rỉ, những xung đột trên bề mặt sẽ khiến máu bị dính chặt lên bề mặt mà bạn đang tiến hành phẫu thuật, thay vì nhỏ xuống sàn."
Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất.
"Nếu bạn cắt một động mạnh," ông giải thích, "thì áp lực trong môi trường vũ trụ sẽ đủ mạnh để khiến máu văng tứ tung ra ngoài môi trường và che khuất tầm nhìn của bạn - đó là vấn đề rất lớn đối với chúng tôi."
Nasa gần đây đã hỗ trợ cho một nghiên cứu bên trên một máy bay nhằm tìm ra cách bao phủ vùng được phẫu thuật của bệnh nhân với một loại vòm chắn chứa đầy chất lỏng mà qua đó một bác sỹ giải phẫu có thể sử dụng các công cụ giải phẫu, dao mổ và đèn soi trong.
Thiết bị này không những ngăn máu bắn tứ tung mà còn giúp giữ cho vết thương sạch sẽ.
Robot giải phẫu
Người ta cũng nhiều quan ngại về vấn đề giảm đau.
"Sử dụng máy gây mê qua đường mũi trong một môi trường được quản lý chặt chẽ sẽ rất khó khăn," Barratt cảnh báo.
"Hệ thống loại trừ chất gây ô nhiễm của chúng ta sẽ không thể xử lý vấn đề này, vì vậy, chúng ta cần có cách khác."
Nasa cũng đang xem xét sử dụng các robot giải phẫu, được điều khiển bởi các bác sỹ từ Trái Đất, và thậm chí một robot giải phẫu tự động.
"Sẽ còn khá lâu chúng ta mới có một robot giải phẫu có thể thực hiện các quy trình từ đầu đến cuối, nhưng đó là điều mà chúng tôi đang nghiên cứu," Barratt nói.
Image copyright Getty Images
Image caption Việc bị cô lập và thiếu các cơ sở y tế của các phi hành gia rất giống với những gì mà các nhà thám hiểm Bắc Cực phải đối diện
"Tôi nghĩ sẽ khả thi hơn nếu chúng ta có các nhân viên y tế được huấn luyện cơ bản tham gia phi hành đoàn. Những người này có thể nhận được những hướng dẫn chi tiết để thực hiện điều mà chúng tôi gọi là 'huấn luyện tại chỗ' - tức là xem các video và tập luyện trong môi trường ảo nhằm thực hiện các động tác phẫu thuật," ông nói. "Và sau đó sử dụng một robot hỗ trợ... điều này có thể sẽ thành công."
Nếu bạn không muốn bị giải phẫu bởi một đồng nghiệp không có đầy đủ bằng cấp, chỉ được trang bị các video dạy cách tự giải phẫu, thì tốt nhất không nên tình nguyện đi thám hiểm Sao Hoả, bởi đây là thực tế mà các nhà du hành vũ trụ sẽ phải đối mặt nếu bị thương trong một nhiệm vụ thám hiểm Sao Hoả hay Mặt Trăng.
Trên bề mặt một hành tinh lạ, nếu một phi hành gia bị gãy chân hay vỡ động mạch, họ khó có khả năng sẽ nhận được sự chăm sóc giống như trên Trái Đất.
"Càng đi xa, chúng ta lại càng bị hạn chế về những gì hoặc những ai mà mình có thể mang theo," Barratt nói.
Image copyright Getty Images
"Nếu bạn lên Mặt Trăng, bạn vẫn có thể có được một số hình thức liên lạc trực tiếp với ai đó ở Trái Đất, nhưng việc quay về nhà rất khó - có thể kéo dài đến 5 ngày."
Đối với một nhiệm vụ thám hiểm Sao Hoả, những hạn chế về cân nặng sẽ giới hạn những dụng cụ y tế mà các phi hành gia được phép mang theo. Bên cạnh đó, những trì hoãn về thời gian cũng đồng nghĩa với việc không thể liên lạc trực tiếp với chuyên gia từ Trái Đất.
Thực tế là các phi hành gia thám hiểm Mặt Trăng hay Sao Hoả đều phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Có rất nhiều điểm tương đồng với tình trạng thiếu thốn các thiết bị y tế của những chuyến thám hiểm Bắc Cực.
"Nó giống như những chuyến thám hiểm thời xưa - có rất nhiều thứ chúng ta không thể mang theo đến Sao Hoả, và những biện pháp chăm sóc y tế tốt nhất sẽ ở cách xa bạn hàng triệu dặm," Barratt nói.
"Mỗi cá nhân, phi hành đoàn, cơ quan vũ trụ và công luận sẽ phải chấp nhận rủi ro này."
Tuy nhiên, Barratt cũng rất lạc quan rằng người kế nhiệm ông sẽ có được những thiết bị của một Tiến sỹ McCoy thực sự.
"Một trạm y tế trong không gian sẽ là điều có thật trong tương lai," ông nói.
"Tiến sỹ McCoy sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó... nhưng ngày đó còn lâu mới đến."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )