Kinh Đời

Cà phê vỉa hè Sài Gòn

Nhắc đến Sài Gòn, ngoài việc nhắc đến một thành phố đầu kéo kinh tế của cả nước, thành phố không có đêm, thành phố của sự xa hoa, thành phố của kẹt xe, ồn ào… Đâu đó,

 

Nhắc đến Sài Gòn, ngoài việc nhắc đến một thành phố đầu kéo kinh tế của cả nước, thành phố không có đêm, thành phố của sự xa hoa, thành phố của kẹt xe, ồn ào… Đâu đó, dưới những vỉa hè Sài Gòn, chỉ cách con đường đang kẹt xe vài bước chân, một không gian khác, không gian của cà phê vỉa hè, nơi người ta có thể ngồi cả buổi sáng hoặc đốt cháy cả buổi chiều để nhìn dòng xe ngược xuôi hoặc không nhìn gì cả, đơn giản là cà phê, chỉ cà phê thôi. Cà phê vỉa hè Sài Gòn có cái thú riêng khó nơi nào có được.

Uống cà phê nhớ Sài Gòn xưa

Có thể là một người đang thất nghiệp, có thể là một người đang trốn công việc mươi phút để xả stress, cũng có thể là một người xem cà phê như một tôn giáo riêng, ở đó họ chiêm nghiệm và tìm thấy những điều mà trong các quán cà phê lớn không có được cũng như họ nhìn thấy thế giới riêng của cái nghèo, mặt trái Sài Gòn hoa lệ hoặc họ bắt gặp những khoảnh khắc của sài Gòn xưa, Sài Gòn trước 30 tháng Tư năm 1975, tìm thấy một chút ký ức nguyên vẹn nào đó.

Một giảng viên đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sài Gòn chia sẻ: Sài Gòn bây giờ nó không còn vỉa hè thơ mộng như trước đây nữa, nghĩa là so với dấu mốc 1975. Tức là nó không còn thơ mộng nữa, người ta không phải tìm thú vui có đặc trưng Sài Gòn là vỉa hè, cà phê buổi sáng Sài Gòn, bây giờ không còn nữa,tức là ngồi một quán nào đó sang trọng, còn ai bây giờ đang ngồi vỉa hè, đó là hầu hết những người lao động một cách bình thường trong xã hội, họ mới còn có thể ngồi vỉa hè, bây giờ ai ra ngồi vỉa hè nữa, uống cà phê là phải sang trọng mới gọi là đúng điệu, người ta hiểu vậy.Với mình, đã mất đi Sài Gòn, một cái gì đó thơ mộng của Sài Gòn trước năm 1975 gần như đã tuyệt chủng. Bây giờ tìm một cái cảm giác gì đó, ngồi vỉa hè Sài Gòn tìm một cái gì đó vô tư, thơ mộng đã không còn nữa…

Có thể nói rằng số lượng những trí thức, văn nghệ sĩ có thói quen cà phê vỉa hè Sài Gòn chiếm khá nhiều trong các quán cà phê cóc, ở đó, họ tìm thấy sự tĩnh lặng của bụi bặm và đời sống cần lao thoáng qua trước mắt. Đặc biệt, có nhiều quán cà phê cóc có giá thành cũng không rẻ gì cho mấy so với các quán cà phê vườn, nhưng khách vẫn cứ đến đó đều đều. Quán 47 Phạm Ngọc Thạch, đầu hẻm vào nhà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một ví dụ điển hình.

Một số bạn trẻ sinh viên trường văn khoa Sài Gòn hay chọn những quán cà phê cóc hoặc quán cà phê nhỏ góc phố như Bông Giấy trên đường Trần Quốc Thảo, 58 Trần Quốc Thảo hoặc một số quán cóc khác để uống. Với những bạn sinh viên, thanh niên này, uống cà phê cóc ngoài chuyện giá rẻ, dễ uống, họ còn tìm thấy một chút tình cảm quê nghèo trong ly trà đá miễn phí, trong ổ bánh mì bán dạo hoặc trong tờ báo cũ ai đó đọc xong để lại trên bàn.

Đọc xong tờ báo, để lại trên bàn cho chủ quán mượn đọc hoặc cho người khác đến uống sau đọc cũng là một thói quen có tính văn hóa rất riêng của Sài Gòn. Bạn Trần Văn Thuần, sinh viên năm thứ tư trường đại học kiến trúc sài Gòn chia sẻ với chúng tôi: Cà phê vỉa hè Sài Gòn, thứ nhứt đó là nét văn hỏa đặc trưng của Sài Gòn. Trong đó, cà phê vỉa hè, đặc biệt những vỉa hè như Trần Quốc Thảo, Võ Văn Tần, rồi những cái vỉa hè mà giới trí thức Sài Gòn mà đặc biệt là giới trí thức cũ Sài Gòn ngồi lại rất là nhiều vào mỗi buổi sáng. Và cà phê vỉa hè trở thành một cái thuật ngữ riêng của dân trí thức cũ. Nó không những chỉ nói về chuyện uống cà phê mà có vẻ như là nó nói về những cái quan điểm có vẻ như là trái chiều so với quan điểm của nhà nước Việt Nam (hiện tại – pv). Cà phê vỉa hè thường nằm ở lề bên trái, bàn luận những quan điểm chính trị, xã hội mà có thể điều đó nó không được nhà nước thừa nhận nhưng vẫn tồn tại ở các quán cà phê vào buổi sáng.

Với một số vị cao niên, có thể là học giả, nhà nghiên cứu, thi sĩ, cũng có thể là người lao động nghèo, với họ, uống cà phê cóc ở vỉa hè Sài Gòn bao giờ cũng cho họ một khoảng không gian ăm ắp kỉ niệm về một Sài Gòn xưa mệnh danh “hòn ngọc Viễn Đông”, một Sài Gòn yên bình dưới một chế độ chính trị tương đối dân chủ, cởi mở và coi trọng học vấn.

Sài Gòn đó đã bay theo sương khói chiến tranh và thời gian, trước mặt họ là một Sài Gòn của thực tại với bộn bề chộn rộn và toan tính, một Sài Gòn nếu để xe không cẩn thận sẽ bị bay hơi ngay tức khắc, một Sài Gòn luôn được khuyến cáo là không nên đeo dây chuyền vàng đi ra đường, nguy cơ bị cướp mất sẽ xãy ra trong tích tắc và có thể bị tổn thương thân thể vì hậu quả của vụ cướp, một Sài Gòn thiếu vắng cây xanh và những con người hào sảng, cởi mở, vị tha.

Ly cà phê chất nặng nỗi niềm và thời cuộc

capheviahesaigon-250.jpg
Cà phê vỉa hè Saigon. RFA photo

Một khách quen ở quán cà phê 58 Trần Quốc Thảo, vốn là nhà thơ trẻ, anh chia sẻ với chúng tôi rằng việc làm thơ chỉ là thú vui của anh, hằng ngày anh vẫn có công việc riêng ở một công ty của gia đình, do anh làm quản lý, thu nhập của anh khá ổn định. Anh có thú vui đặc biệt là ngồi quán cà phê vỉa hè.

Sở dĩ cà phê vỉa hè hấp dẫn anh đến mức anh xem đây là một tôn giáo là vì không có nơi nào cho người thưởng thức cà phê một cảm giác rằng nơi mình đang ngồi là một liên hiệp chúng quốc thu nhỏ, mình có thể chia sẻ những trăn trở thời cuộc của đất nước và được bạn bè đồng cảm, chia sẻ, thậm chí có những người bạn đồng chí hướng, sẵn sàng cùng anh dấn thân trong một số hoạt động của người yêu nước.

Anh nhà thơ trẻ này chia sẻ thêm rằng chỉ có cà phê vỉa hè, nơi đó những người bạn trẻ có thể bàn luận với nhau về vấn đề dân chủ, nhân quyền cho Việt nam, và đó cũng chính là nơi trao đổi, giao lưu của các văn nghệ sĩ, trí thức thao thức với vận mệnh đất nước, và cũng là nơi trao đổi, chuyền tay  những tác phẩm mang nội dung dân chủ, văn học dân chủ, Công ước quốc tế về quyền con người cũng như những ấn bản của các nhà xuất bản phi nhà nước, trong đó đáng kể phải nói đến những ấn phẩm của nhà xuất bản Giấy Vụn do nhóm Mở Miệng chủ trì.

Tinh thần dân chủ, dấn thân cho nhân quyền và phản biện, phản đối trước cái xấu, cái ác, sự độc tài chỉ có ở phần lớn những nơi mà con người thoải mái, bình đẳng với nhau, một phu xe có thể ngồi chung bàn với trí thức, người ta không ngại miệng khi nói chuyện cũng như không thấy mặc cảm khi tương tác với những người chung quanh.

Có lẽ, tính dân chủ và sự cầu tiến trong nhịp điệu cà phê vỉa hè ở Sài Gòn đã vô hình trung trở thành một nếp văn hóa riêng khó có nơi nào giống được.

RFA

Bàn ra tán vào (1)

Chau Nguyen
Bọn quan cs thì thằng nào cũng mấy cái nhà to đùng. Dân nghèo ở như con chuột trong hang, quá khổ!!

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Cà phê vỉa hè Sài Gòn

Nhắc đến Sài Gòn, ngoài việc nhắc đến một thành phố đầu kéo kinh tế của cả nước, thành phố không có đêm, thành phố của sự xa hoa, thành phố của kẹt xe, ồn ào… Đâu đó,

 

Nhắc đến Sài Gòn, ngoài việc nhắc đến một thành phố đầu kéo kinh tế của cả nước, thành phố không có đêm, thành phố của sự xa hoa, thành phố của kẹt xe, ồn ào… Đâu đó, dưới những vỉa hè Sài Gòn, chỉ cách con đường đang kẹt xe vài bước chân, một không gian khác, không gian của cà phê vỉa hè, nơi người ta có thể ngồi cả buổi sáng hoặc đốt cháy cả buổi chiều để nhìn dòng xe ngược xuôi hoặc không nhìn gì cả, đơn giản là cà phê, chỉ cà phê thôi. Cà phê vỉa hè Sài Gòn có cái thú riêng khó nơi nào có được.

Uống cà phê nhớ Sài Gòn xưa

Có thể là một người đang thất nghiệp, có thể là một người đang trốn công việc mươi phút để xả stress, cũng có thể là một người xem cà phê như một tôn giáo riêng, ở đó họ chiêm nghiệm và tìm thấy những điều mà trong các quán cà phê lớn không có được cũng như họ nhìn thấy thế giới riêng của cái nghèo, mặt trái Sài Gòn hoa lệ hoặc họ bắt gặp những khoảnh khắc của sài Gòn xưa, Sài Gòn trước 30 tháng Tư năm 1975, tìm thấy một chút ký ức nguyên vẹn nào đó.

Một giảng viên đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sài Gòn chia sẻ: Sài Gòn bây giờ nó không còn vỉa hè thơ mộng như trước đây nữa, nghĩa là so với dấu mốc 1975. Tức là nó không còn thơ mộng nữa, người ta không phải tìm thú vui có đặc trưng Sài Gòn là vỉa hè, cà phê buổi sáng Sài Gòn, bây giờ không còn nữa,tức là ngồi một quán nào đó sang trọng, còn ai bây giờ đang ngồi vỉa hè, đó là hầu hết những người lao động một cách bình thường trong xã hội, họ mới còn có thể ngồi vỉa hè, bây giờ ai ra ngồi vỉa hè nữa, uống cà phê là phải sang trọng mới gọi là đúng điệu, người ta hiểu vậy.Với mình, đã mất đi Sài Gòn, một cái gì đó thơ mộng của Sài Gòn trước năm 1975 gần như đã tuyệt chủng. Bây giờ tìm một cái cảm giác gì đó, ngồi vỉa hè Sài Gòn tìm một cái gì đó vô tư, thơ mộng đã không còn nữa…

Có thể nói rằng số lượng những trí thức, văn nghệ sĩ có thói quen cà phê vỉa hè Sài Gòn chiếm khá nhiều trong các quán cà phê cóc, ở đó, họ tìm thấy sự tĩnh lặng của bụi bặm và đời sống cần lao thoáng qua trước mắt. Đặc biệt, có nhiều quán cà phê cóc có giá thành cũng không rẻ gì cho mấy so với các quán cà phê vườn, nhưng khách vẫn cứ đến đó đều đều. Quán 47 Phạm Ngọc Thạch, đầu hẻm vào nhà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một ví dụ điển hình.

Một số bạn trẻ sinh viên trường văn khoa Sài Gòn hay chọn những quán cà phê cóc hoặc quán cà phê nhỏ góc phố như Bông Giấy trên đường Trần Quốc Thảo, 58 Trần Quốc Thảo hoặc một số quán cóc khác để uống. Với những bạn sinh viên, thanh niên này, uống cà phê cóc ngoài chuyện giá rẻ, dễ uống, họ còn tìm thấy một chút tình cảm quê nghèo trong ly trà đá miễn phí, trong ổ bánh mì bán dạo hoặc trong tờ báo cũ ai đó đọc xong để lại trên bàn.

Đọc xong tờ báo, để lại trên bàn cho chủ quán mượn đọc hoặc cho người khác đến uống sau đọc cũng là một thói quen có tính văn hóa rất riêng của Sài Gòn. Bạn Trần Văn Thuần, sinh viên năm thứ tư trường đại học kiến trúc sài Gòn chia sẻ với chúng tôi: Cà phê vỉa hè Sài Gòn, thứ nhứt đó là nét văn hỏa đặc trưng của Sài Gòn. Trong đó, cà phê vỉa hè, đặc biệt những vỉa hè như Trần Quốc Thảo, Võ Văn Tần, rồi những cái vỉa hè mà giới trí thức Sài Gòn mà đặc biệt là giới trí thức cũ Sài Gòn ngồi lại rất là nhiều vào mỗi buổi sáng. Và cà phê vỉa hè trở thành một cái thuật ngữ riêng của dân trí thức cũ. Nó không những chỉ nói về chuyện uống cà phê mà có vẻ như là nó nói về những cái quan điểm có vẻ như là trái chiều so với quan điểm của nhà nước Việt Nam (hiện tại – pv). Cà phê vỉa hè thường nằm ở lề bên trái, bàn luận những quan điểm chính trị, xã hội mà có thể điều đó nó không được nhà nước thừa nhận nhưng vẫn tồn tại ở các quán cà phê vào buổi sáng.

Với một số vị cao niên, có thể là học giả, nhà nghiên cứu, thi sĩ, cũng có thể là người lao động nghèo, với họ, uống cà phê cóc ở vỉa hè Sài Gòn bao giờ cũng cho họ một khoảng không gian ăm ắp kỉ niệm về một Sài Gòn xưa mệnh danh “hòn ngọc Viễn Đông”, một Sài Gòn yên bình dưới một chế độ chính trị tương đối dân chủ, cởi mở và coi trọng học vấn.

Sài Gòn đó đã bay theo sương khói chiến tranh và thời gian, trước mặt họ là một Sài Gòn của thực tại với bộn bề chộn rộn và toan tính, một Sài Gòn nếu để xe không cẩn thận sẽ bị bay hơi ngay tức khắc, một Sài Gòn luôn được khuyến cáo là không nên đeo dây chuyền vàng đi ra đường, nguy cơ bị cướp mất sẽ xãy ra trong tích tắc và có thể bị tổn thương thân thể vì hậu quả của vụ cướp, một Sài Gòn thiếu vắng cây xanh và những con người hào sảng, cởi mở, vị tha.

Ly cà phê chất nặng nỗi niềm và thời cuộc

capheviahesaigon-250.jpg
Cà phê vỉa hè Saigon. RFA photo

Một khách quen ở quán cà phê 58 Trần Quốc Thảo, vốn là nhà thơ trẻ, anh chia sẻ với chúng tôi rằng việc làm thơ chỉ là thú vui của anh, hằng ngày anh vẫn có công việc riêng ở một công ty của gia đình, do anh làm quản lý, thu nhập của anh khá ổn định. Anh có thú vui đặc biệt là ngồi quán cà phê vỉa hè.

Sở dĩ cà phê vỉa hè hấp dẫn anh đến mức anh xem đây là một tôn giáo là vì không có nơi nào cho người thưởng thức cà phê một cảm giác rằng nơi mình đang ngồi là một liên hiệp chúng quốc thu nhỏ, mình có thể chia sẻ những trăn trở thời cuộc của đất nước và được bạn bè đồng cảm, chia sẻ, thậm chí có những người bạn đồng chí hướng, sẵn sàng cùng anh dấn thân trong một số hoạt động của người yêu nước.

Anh nhà thơ trẻ này chia sẻ thêm rằng chỉ có cà phê vỉa hè, nơi đó những người bạn trẻ có thể bàn luận với nhau về vấn đề dân chủ, nhân quyền cho Việt nam, và đó cũng chính là nơi trao đổi, giao lưu của các văn nghệ sĩ, trí thức thao thức với vận mệnh đất nước, và cũng là nơi trao đổi, chuyền tay  những tác phẩm mang nội dung dân chủ, văn học dân chủ, Công ước quốc tế về quyền con người cũng như những ấn bản của các nhà xuất bản phi nhà nước, trong đó đáng kể phải nói đến những ấn phẩm của nhà xuất bản Giấy Vụn do nhóm Mở Miệng chủ trì.

Tinh thần dân chủ, dấn thân cho nhân quyền và phản biện, phản đối trước cái xấu, cái ác, sự độc tài chỉ có ở phần lớn những nơi mà con người thoải mái, bình đẳng với nhau, một phu xe có thể ngồi chung bàn với trí thức, người ta không ngại miệng khi nói chuyện cũng như không thấy mặc cảm khi tương tác với những người chung quanh.

Có lẽ, tính dân chủ và sự cầu tiến trong nhịp điệu cà phê vỉa hè ở Sài Gòn đã vô hình trung trở thành một nếp văn hóa riêng khó có nơi nào giống được.

RFA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm