Nhân Vật

Các bóng hồng đằng sau những nhà độc tài nổi tiếng thế giới

Các quý phu nhân của “Câu lạc bộ những Phu nhân của vị Độc Tài” chắc chắn đã phải chịu đựng rất nhiều sóng gió, từ những cuộc khủng hoảng, suy thoái đến những “gió dập sóng dồi”
Châm ngôn có câu: “Đằng sau mỗi người đàn ông thành đạt là bóng dáng của người phụ nữ vĩ đại”. Nhưng ai là người đứng đằng sau mỗi nhà độc tài thế giới? 

Các quý phu nhân của “Câu lạc bộ những Phu nhân của vị Độc Tài” chắc chắn đã phải chịu đựng rất nhiều sóng gió, từ những cuộc khủng hoảng, suy thoái đến những “gió dập sóng dồi” trong chính trường, và rất nhiều những “cơn sóng dữ” khác

Một vài người trong “câu lạc bộ”, phải kể đến Đệ nhất Phu nhân của Rwanda, Jennette Kagame, đã sử dụng quyền lực để ủng hộ cho những hoạt động từ thiện ở đất nước này.

Những người khác, ví dụ như quý phu nhân của tổng thống Syria, Asma al- Assad, là người ủng hộ cuồng nhiệt của việc hướng mắt về hướng khác khi mỉm cười ở những bức ảnh trên Instagram.

Trong danh sách này, nhà độc tài được định nghĩa là những người lãnh đạo đã tham gia vào những cuộc lạm dụng nhân quyền, hạn chế quyền tự do báo chí và đàn áp các thế lực đối lập.

1. Ana Paula dos Santos, Phu nhân đương kim tổng thống Angola, José Eduardo dos Santos

Ảnh - Reuter
Ảnh – Reuter

Phu nhân: Xuất thân từ nghề người mẫu thời trang, Ana Paula dos Santos gặp người chồng tổng thống của mình khi hai người cùng tham gia chuyến bay của hãng hàng không Air Force One, thuộc Angola. Bà có một bằng cử nhân về giáo dục và luật, và hiện là thành viên của Ủy ban Chỉ Đạo Quốc tế ISC.

Dư luận đã từng mô tả cặp đôi quyền lực này như sau: “Một cặp đẹp đôi, ưu nhã trong những bộ cánh xa xỉ, tìm kiếm thế giới như thể họ đang sống ở nam California”. Phu nhân tổng thống Angola đã từng bị dư luận chỉ trích dữ dội khi tuyên bố rằng sẽ gửi con trai tới trường tiếng Bồ Đào Nha ở Luanda vì cho rằng các trường công có chất lượng quá “yếu kém” – trong khi, những vấn đề này thuộc về trọng trách của ông Joses, chồng bà.

Chồng: Trong suốt 34 năm nhiệm kỳ Tổng thống, ông Santos đã củng cố địa vị quyền lực chính trị dưới quyền kiểm soát của riêng mình. Hàng loạt những hành động mang tính bạo lực, bao gồm tra tấn và thảm sát hàng loạt, đã diễn ra dưới sự chỉ đạo và quan sát của tổng thống Angola trong suốt thời kỳ nội chiến kéo dài 27 năm. Hiện nay tại Angola, vẫn có những báo cáo về những cuộc thảm sát và tra tấn quy mô nhỏ đang diễn ra.

2. Sabika bint Ibrahim Al Khalifa, phu nhân của vua Bahrain, Hamad bin Isa Al Khalifa.

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Nữ hoàngSabika bint Ibrahim Al Khalifa là người vợ đầu tiên của Vua Hamad bin Isa Al Khalifa. Bà không những là một người mẹ tận tụy của 4 người con (trong đó có một người là thái tử); mà còn là một nhà hoạt động tích cực của phong trào ủng hộ quyền phụ nữ và trẻ em, ở Bahrain nói riêng và toàn thế giới nói chung. Bà đã từng có bài phát biểu về các vấn đề nêu trên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ở Bahrain, bà là chủ tịch Hội đồng tối cao của Phụ nữ; với nhiệm vụ khuyến khích phụ nữ đi bầu cử tại đất nước của họ; và bên cạnh đó, bạn cũng là bảo hộ chính của Cộng đồng Phụ nữ và Trẻ em tại Bahrain.

Chồng: Đất nước Bahrain nằm dưới quyền cai trị của Vua Al Khalifa từ năm 1783. Hamad đã tuyên bố lên ngôi vào năm 2002, sau khi giữ chức vụ tổng chỉ huy. Sau cuộc nổi dậy chống lại ông vào năm 2011, tổ chức Ân Xá quốc tế lên án sự thất bại của chính phủ Bahraini giữa “cuộc suy thoái xoắn ốc”, bao gồm những hành động như: thực hiện lệnh cấm những cuộc tụ tập và nổi dậy diễn ra công khai, khiêu khích tinh thần dân tộc của những công dân sẵn sàng cất tiếng nói sự thật và tra tấn cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy vậy, hành động này của Bahrain lại có sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Hoa Kỳ.

3. Chantal Biya, phu nhân tổng thống Cameroon, Paul Biya

Tổng thống Bybia và vợ trong chuyến thăm Giáo Hoàng Francis
Tổng thống Biya và vợ trong chuyến thăm Giáo Hoàng Francis (Ảnh – AP)

Phu nhân: Chantal Biya được biết đến như một người khởi xướng xu hướng về kiểu tóc (thậm chí có hẳn một trang Tumblr dành riêng cho kiểu tóc cao nổi tiếng của bà), và người vợ hợp pháp của tổng thống Cameroon. Bà là người có quan hệ rộng; từng gặp gỡ đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, diễn viên Paris Hilton, và hồi tháng 9 mới đây là Giáo Hoàng. Những lời phát biểu của bà như các nhà thiết kế châu Âu ưa thích của bà là Dior và Chanel; hay rất nhiều trang phục của bà là tự may đo; đã trở nên rất phổ biến.

Là cấp dưới của chồng trong 38 năm; Biya hiện cũng là thành viên của African Synergy – câu lạc bộ của các phu nhân tổng thống châu Phi

Chồng: Tổng thống Biya đã đương nhiệm được hơn 30 năm; và tới năm 2007, ông ra lệnh bãi bỏ lệnh giới hạn nhiệm kỳ nhằm kéo dài thời nhiệm của mình vô thời hạn. Lực lượng phòng vệ chính phủ của Biya đã bị buộc tội đã xử tử những người biểu tình và sử dụng các biện pháp bạo lực khủng bố để ngăn chặn các cuộc nổi dậy chính trị của phe đối lập

4. Hinda Déby, phu nhân tổng thống Sát, Idriss Déby Itno

Ảnh - Reuters
Ảnh – AP

Phu nhân: Hinda Déby được mệnh danh là “người vợ cả”, hay “người vợ thứ tư” (hoặc thứ 13; tùy vào người bạn sẽ hỏi); vì tổng thống Idriss Déby Itno đã từng kết hôn rất nhiều lần. Tuy nhiên, bà Hinda là người phụ nữ đẹp, dễ mến, và có lẽ là người vợ nổi tiếng nhất của tổng thống

Người phụ nữ có học thức và có gu thời trang cao này đã từng giữ vị trí ký giả cho chồng và “đã cho tôi những lời khuyên đúng đắn mỗi khi tôi phải đưa ra các quyết định”, vị tổng thống nước Cộng hòa Sat nói.

Chồng: Tổng thống Déby Itno, với chính phủ được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ, đã bước lên ngôi vị quyền lực nhất khi ông lãnh đạo một đội quân đảo chính người tiền nhiệm vào năm 1990; và kể từ khi nhậm chức tới nay, Déby Itno vẫn giữ vững quyền vị của mình qua các cuộc bầu cử liên tiếp một cách êm thắm. Ông đóng vai trò cốt yếu trong việc khơi dậy cuộc chiến tranh đại diện giữa Sát và Sudan từ đầu thế kỷ 21 cho tới nay, và được biết đến vì đã sử dụng trẻ em làm lính trong quân đội của mình

 5. Constancia Mangue, phu nhân tổng thống Equatorial Guinean, doro Obiang Nguema Mbasogo.

Ảnh - Reuters
Ảnh – Getty

Phu Nhân: Constancia Mangue, đệ nhất phu nhân của đất nước Equatorial Guinea đã được trao giải vì những cống hiến cho phong trào ủng hộ quyền phụ nữ và trẻ em tại tổ chức phi chính phủ (NGO) với tên gọi: Ủy ban Cứu trợ Trẻ em Equatorial Guinea do chính tay bà thành lập. 

Con trai của bà, Teodoro Nguema Obiang Mangue, tức con trai cả của tổng thống, sẽ là người kế nhiệm ông.

Chồng: Tổng thống Mbasogo đã từng là tổng chỉ huy của đội Cảnh vệ Quốc gia dưới trướng một chế độ bạo lực độc tài đẫm máu trước khi lên nắm giữ vị trí quyền lực trong một cuộc đảo chính. Ông đã bị buộc tội ăn thịt đồng loại (ăn một phần cơ thể của kẻ thù để gia tăng “sức mạnh”). 35 năm phục vụ trong nhiệm kỳ, Mbasogo là vị lãnh đạo giữ nhiệm kỳ lâu nhất, dù dư luận cho rằng ông đang mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Trang web chính thức của tổng thống phủ nhận tin đồn này, nói: “Mặc dù tin đồn đã lan truyền ra ngoài biên giới Guinea… tổng thống của chúng tôi vẫn khỏe mạnh và vẫn tập thể thao mỗi ngày”

6. Zeinab Suma, phu nhân tổng thống Gambia, Yahya Jammeh

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Hầu hết các tin tức về Zeinab Suma, người vợ “chính thức” của tổng thống Gambia đều tiêu cực gây sốc. Rất nhiều bài báo nói về bà như “một kẻ đào mỏ”, một “gái làng chơi”, và trong một bài báo, bà đã bị bêu xấu với cái tên “quỷ dữ” đang “tận hưởng cảm giác ngắm nhìn những gì người dân Gambia phải gánh chịu”

Vị tổng thống đã cưới người vợ trẻ hơn lần thứ hai vào năm 2010, việc này đã dẫn Suma tới việc buộc phải di chuyển về sinh sống tại Mỹ,  và thực hiện lời đe dọa cho tới khi tổng thống ly dị người vợ mới. Hiện tại, Suma là mẹ của 2 đứa con của tổng thống.

Chồng: Tổng thống Jammeh đã duy trì sự ổn định ở đất nước Gambia, nhưng đổi lại, ông nắm giữ quyền con người và tự do báo chí ở đây. Theo hãng thông tấn Reuters, các luật lệ được nhuốm màu mê tín và hoang tưởng. Vị tổng thống này đã ra lệnh bắt giam một lượng người vì cho rằng họ đang có ý định chống lại ông

Tổng thống Jammeh không giành được thiện cảm từ phía dư luận khi ông khẳng định sẽ chữa khỏi bệnh HIV/AIDS bằng thảo dược. Một vài nguồn tin cho biết, hiện tổng thống đang được điều trị chứng rối loạn lưỡng cực.

7. Rania Al Abdullah, phu nhân nhà vua Jordan, Abdullah II ibn Al-Hussein

Ảnh - Getty
Ảnh – Getty

Nữ hoàng: Nữ hoàng Rania sinh ra tại Kuwait với cha mẹ người Palestine. Bà được hưởng nền giáo dục tiên tiến và đã làm công việc marketing cho Citibank; sau đó chuyển sang làm cho Apple ở Amman.

Từ khi trở thành nữ hoàng Jordan, Rania sử dụng quyền lực của mình để ủng hộ cho nhiều vấn đề trong xã hội tại Jordan và cả ngoài biên giới đất nước. Bà được coi là nữ hoàng đẹp nhất, hay đệ nhất phu nhân bởi tạp chí Harper and Queen magazine vào năm 2011.

Chồng: Đức vua Abdullah II, người có mối quan hệ tốt đẹp với phía Hoa Kỳ, đã được truyền ngôi từ người cha quá cố. Mặc dù được mô tả như một vị lãnh đạo Trung Đông, nhưng ông nắm quyền kiểm soát hầu hết các vấn đề của đất nước. Rất nhiều vụ bắt giữ bất hợp pháp, vụ tra tấn và sự xâm lấn của chính phủ lên ngành truyền thông đã được đưa lên thông tin đại chúng từ đất nước Jordan.

8. Sara Nazarbayeva, phu nhân tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Phu nhân: Là một kỹ sư kinh tế đã được đào tạo bài bản, Sara Nazarbayeva là người sáng lập kiêm chủ tịch của Bobek, quỹ từ thiện dành cho trẻ em quốc tế. Bà đã được trao giải thường Ihsan Doğramacı Family Health Foundation cho những cống hiến của mình từ tổ chức WHO vào năm 1997.

Mặc dù công việc của bà hướng tới lợi ích của những đứa trẻ, Nazarbayeva tiết lộ rằng, bà không đồng tình với việc người ngoại quốc nuôi dưỡng trẻ em Kazakhstan. Bà nói: “Chúng tôi sẽ nuôi dạy con cháu chúng tôi và sẽ không đưa chúng cho người nước ngoài”

Chồng: Tổng thống Kazakhstan đã bị cáo buộc xâm hại quyền con người, bao gồm giới hạn quyền tự do chính trị và tự do ngôn luận, gây ra suy thoái lan rộng và các hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong 21 năm cầm quyền

Qua tất cả những lời cáo buộc trên, một bài báo đăng trên New York Times vào năm 2011 đã đưa ra các thông tin về việc chính quyền tổng thống Nazarbayeva đã trả cho D.C để sử dụng xe tăng trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh tại đất nước này và bỏ qua những hậu quả tiêu cực

9. Ri Sol-ju, phu nhân người lãnh đạo tối cao Bắc Hàn, Kim Jong-un.

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Được mệnh danh là “Công nương Kate Middleton của Triều Tiên” bởi tờ Global Post, Ri Sol-ju mới lộ diện trong bức ảnh duy nhất đứng với ngài chủ tịch và không danh tính.

Thông tin đời tư của vị phu nhân này được giữ kín; trừ việc cô mới khoảng 30 tuổi và đến từ một gia đình danh giá tại Bắc Hàn

Tuy nhiên, có tin đồn rộ lên về quá khứ của vị phu nhân này về việc cô đã từng tự quay phim khiêu dâm và có một lối sống thác loạn. Tờ NBC World News cho biết, các nguồn tin không được xác minh khẳng định vị chủ tịch đã ra lệnh xử tử 9 nhạc sĩ bị nghi là đã tung tin đồn này.

Cũng có những tin đồn về việc Kim Jong Un đã ra lệnh xử tử vợ mình sau khi kết tội phản quốc của người cậu; cho tới khi bức ảnh của Ri Sol-ju được chụp sau đó được đăng lên và dập tắt mọi giả thuyết dư luận.

Chồng: Kim Jong Un đã lãnh trách nhiệm lãnh đạo và quản lý đất nước khi Triều Tiên đang trong tình trạng khó khăn về tên lửa hạt nhân và tỷ lệ nghèo đói. Tuy nhiên, bản thân vị chủ tịch lại đang sống một cuộc sống xa hoa hết cỡ…

Tờ Wall Street Journal cho hay, kể từ khi nhậm quyền, Kim Jong Un đã thay thế hơn 40% các tổng lãnh quân sự của quốc gia và cả những quan chức đã từng phục vụ dưới quyền của cựu chủ tịch Kim Nhật Thành, nhằm mục đích chứng tỏ rằng ông có đủ quyền lực lãnh đạo để trực tiếp hỗ trợ bất cứ vấn đề nào

10. Jeannette Kagame, phu nhân tổng thống Rwanda, Paul Kagame

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Phu nhân: Trở về quê hương Rwanda sau cuộc thảm sát sắc tộc năm 1994, Jeannette Kagame đã ủng hộ các vấn đề liên quan tới quyền phụ nữ và trẻ em.

Công việc đầu tiên sau khi trở thành đệ nhất phu nhân Rwanda của bà là tập trung vào công cuộc chấm dứt đại dịch HIV/AIDS và nâng cao chất lượng cuộc sống của các nạn nhân ở đất nước này. Nhờ những nỗ lực hết mình của Kagame và các lãnh đạo toàn cầu, việc lây lan căn bệnh thế kỷ đã giảm xuống còn một nửa và ở phụ nữ, kết quả âm tính đã tăng lên 6 lần so với thập kỷ trước.

Chồng: Tổng thống Kagame được công nhận với công trạng dẫn dắt cuộc khôi phục đáng kể từ chiến tranh và thảm sát sắc tộc tại Rwanda và đạt được bước nhảy vọt về kinh tế. Tuy nhiên, đổi lại, chính phủ của Kagame đã tiến hành các cuộc thắt chặt quyền tự do ngôn luận và tổ chức. Trong các cuộc bầu cử chung gần đây, chính quyền của tổng thống đã ngăn cấm quyền đăng ký bầu cử của các đảng phái chính trị khác; cho đóng cửa các tờ báo hoạt động độc lập và bị cáo buộc đã giết vô số các nhà báo và cho lưu đày nhiều quan chức khác. Những nỗ lực này đã giúp Kagame giành được 93% số phiếu bầu một cách không minh bạch.

11. Hơn 30 bà vợ của nhà vua Ả Rập Saudi, Abdullah bin Abdulaziz Al Saud

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Những vị phu nhân: Nhà vua Abdullah có tới hơn 30 bà vợ trong suốt quãng đời của ông, mặc dầu các thông tin cá nhân của họ hầu như được giữ kín.

Các cuộc hôn nhân, và quan trọng hơn là các thế hệ tiếp theo được sinh ra, là yếu tố để củng cố mối liên minh giữa các quốc gia. Cha của nhà vua đương thời, tiên hoàng Abd al-Aziz đã từng cưới từng người con gái một của các vị quan trong triều đại của mình. Nhà vua Abdullah là cha ruột của ít nhất 35 đứa trẻ, và theo nguồn tin Wikileak năm 2008, ông thường sử dụng việc tiêm hóc môn và “sử dụng Viagra quá liều” khi đã hơn 70 tuổi.

Những người phụ nữ trong gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính trị. Đằng sau những bức tường cung điện kia, họ thường có những buổi họp thường xuyên với nhà vua và ông có thể giải thích quan điểm và lắng nghe suy nghĩ của từng người một.

Chồng: Hoàng tộc Ả Rập Saudi đã cai trị vương quốc kể từ những ngày đầu tiên vào năm 1932, với sự kiện nhà vua Abdullah đã thừa kế ngôi vị từ anh trai vào năm 2005 và giữ vừng hậu thuẫn từ phía Hoa Kỳ. Người dân của vương quốc không có quyền thay đổi chính phủ và sự minh bạch trong hoạt động lập pháp là hoàn toàn không có. Những hình phạt khắc nghiệt tồn tại tại vương quốc này, như chặt tay vì những lỗi nhỏ

12. Inkhosikati LaMbikiza, phu nhân của nhà vua Swazi, Mswati Đệ Tam

Ảnh - Getty
Ảnh – Getty

Phu nhân: Nữ hoàng Inkhosikati LaMbikiza là người nổi bật nhất trong số 15 người vợ của vua Mswati Đệ Tam. Bà bỏ học năm 16 tuổi để lấy nhà vua và trở thành người vợ đầu tiên mà Mswati đã chọn (2 người vợ đầu tiên đã được lựa chọn bởi gia đình hoàng gia)

Nữ hoàng LaMbikiza đã phá vỡ truyền thống của Swazi khi lấy được bằng cử nhân ngành luật sau đám cưới, mặc dù bà không được phép học; vì điều đó sẽ gây áp lực lên người quản lý bà. LaMbikiza gây ảnh hướng tới nền văn hóa đất nước bằng nhiều cách khác nhau – trở thành vị nữ hoàng Swazi đầu tiên ra mắt album nhạc Phúc âm, và ghi dấu ấn trong mắt báo giới Mỹ vì gu thời trang táo bạo của bà.

Theo luật của Swazi, nhà vua Mswati được phép lấy thêm một người vợ mỗi năm. Trong suốt lễ hội Reed Dance hàng năm, ông đã thu nạp thêm một thí sinh 18 tuổi trong cuộc thi sắc đẹp vào “bộ sưu tập” của mình

Chồng: Vị vua 45 tuổi nổi tiếng vì đã sử dụng tới 31,7 triệu bảng trong ngân quỹ thường niên của Swazi để duy trì gia đình của mình. Tờ Daily Mail cho biết, có tới 4 bà vợ của nhà vua đã từ bỏ tước vị của mình và kể lại với báo giới về những vụ lạm dụng tinh thần cũng như thể chất trong hoàng cung.

Nhà vua sử dụng toàn bộ quyền lực chính trị của mình ở một trong những chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng trên thế giới. Hệ thống chính phủ đã ngăn không cho các đảng phái chính trị dính líu tới các cuộc bầu cử.

13. Asma al-Assad, phu nhân tổng thống Syria, Bashar al-Assad

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Người đẹp xứ sở sương mù Asma al- Assad đã sát cánh bên người chồng tổng thống Assad khi tài sản của ông này vượt ngưỡng 1 tỉ đô la và khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ

Cặp đôi này gặp nhau tại London, nơi Asma đang là một nhân viên ngân hàng đầu tư tại J.P. Morgan và Assad đang theo học ngành bác sĩ mổ mắt. Họ tổ chức lễ cưới ngay sau khi Assad nhậm chức tổng thống từ người cha độc tài vào năm 2000; và từ đó được ghi nhận vì đã “xây dựng một hình ảnh hoàn toàn mới”

Tuy nhiên, bà mẹ ba con trở thành đề tài gây tranh cãi vì tính tiêu xài vô độ, vì những bức ảnh giả tạo về công việc từ thiện trên tài khoản Instagram chính thức của tổng thống và cả lý lịch quá phô trương trên Vogue.

Chồng: Chính phủ các nước phương Tây cáo buộc chính quyền ông Assad đã bỏ tù những người lên tiếng chống đối chính phủ, nhiễu loạn truyền thông và Internet; sử dụng vũ khí hóa học để chống lại con người – những vụ việc này đã buộc tổng thống Mỹ Obama tìm kiếm đồng thuận quốc hội về động thái quân sự sớm hơn trong năm nay. Hơn 126 người vô tội đã thiệt mạng kể từ khi nội chiến xảy ra vào năm 2011

14. Tatyana Karimova, phu nhân tổng thống Uzbekistan, Islam Karimov

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Cuộc hôn nhân giữa tổng thống Karimov và vợ, bà Tatyana Karimova không mấy suôn sẻ. Theo các website chống đối, cặp đôi này có thông tin là đã ly thân và đang vướng vào vụ kiện tụng về việc chia tài sản sau khi ly hôn

Vào tháng 11, con gái lớn của vị tổng thống đã thừa nhận cuộc tranh chấp của cha mẹ trên Twitter và khẳng định rằng mẹ cô đang luyện tập bùa phù thủy và đe đọa sẽ “hủy hoại” cô vì đã cố tình can hệ vào việc làm ăn đang xuống dốc của bà

Karimova là một nhà kinh tế học thương mại và luôn luôn tỏ ra bận rộn với các công việc từ thiện và đồng hành với chồng trong các chuyến đi

Chồng: Quá trình trưng cầu dân ý  đã giúp Karimov giữ vững quyền vị kể từ năm 1989, khi ông đừng lên nắm chức lãnh đạo Đảng Cộng Sản tại Xô Viết Uzerbekistan. Cuộc kháng chiến đã chứng minh việc vị lãnh đạo độc tài này đã sử dụng các mối đe dọa quân sự Hồi giáo để biện minh cho sự đàn áp tàn nhẫn bằng lý do củng cố chất lượng sống tồi tệ.

15. Cilia Flores, phu nhân tổng thống Venezuela, Nicolás Maduro

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Flores và Maduro gặp nhau cách đó 19 năm thông qua một người bạn chung: Hugo Chavez. Maduro là vệ sĩ của Hugo Chavez và Flores, một luật sư quyết đoán vươn lên khỏi nghèo khó, lúc đó là một thành viên trong đội phòng thủ của ông Chavez, đã giúp ông được tự do sau một cuộc đảo chính không thành.

Với nickname “Đệ nhất chiến binh” do chính chồng bà đặt cho, Flores đã giành chiến thắng trước chồng mình và trở thành vị chủ tịch đầu tiên của Đại hội đồng Quốc gia; và vào năm trước đó, bà được đề cử là bộ trưởng bộ Tư pháp của Đảng Cộng Hòa. Mặc dù đã đưa 40 thành viên trong gia đình vào các vị trí quản lý trong chính quyền và thành lập một hệ thống “gia đình trị” nhưng bà đã bác bỏ lời cáo buộc về hành động trên của mình

Chồng: Tổng thống Maduro, người nhậm quyền hồi tháng 4 đã thổi bùng ngọn lửa khủng hoảng kinh tế của Venezuela thông qua các hoạt động tích trữ hàng hóa, đặt giá cắt cổ, ra lệnh bắt giữ hàng loạt những nhà buôn “tư sản” và sử dụng học thuyết âm mưu nhằm tìm kiếm giải pháp hạ gục đối thủ thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Vào tháng 2 năm nay, nhà lập pháp quốc gia đã chấp thuận bản dự luật cho phép tổng thống có quyền sử dụng nghị định để cai trị mà không cần thông qua luật định. Điều này đã từng được tổng thống Hugo Chavez áp dụng ở nhiệm kỳ trước.

16. Grace Mugabe, phu nhân tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe

Ảnh - AP
Ảnh – AP
Phu nhân: Grace Mugabe từng giữ chức thư ký của tổng thống Mugabe trong 41 năm trước khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm vào những năm 80 thế kỷ trước. 2 trong số 3 người con của tổng thống được sinh ra khi tổng thống vẫn duy trì mối quan hệ hôn nhân với người vợ trước. Một vài năm sau khi bà vợ trước qua đời, cặp đôi này đã chính thức tiến tới hôn nhân bằng một đám cưới xa hoa theo kiểu Công giáo.

Thói quen sống xa hoa và thú tiêu xài xa xỉ của Grace Mubage đã khiến đối thủ phe đối lập gọi bà với cái tên: “Disgrace (tức: sự ô nhục). Biệt danh được đệ nhất phu nhân ưa chuộng hơn cả là “Người mẹ của đất nước”

Vào năm 2008, hệ thống Wikileak tiết lộ, đại sứ Hoa Kỳ tiền nhiệm ở Zimbabwe đã cáo buộc Mugabe có dính líu tới việc hưởng lợi từ khủng hoảng và các vụ việc có tính chất bạo lực liên quan tới các cánh đồng kim cương ở phía Tây đất nước. Mugabe đã đâm đơn kiện tờ báo độc lập đã trích dẫn tin tức ấy. Vụ kiện lên tới 15 triệu đô la Mỹ.

Chồng: Tổng thống Robert Mugabe đã cai trị đất nước Zimbabwe kể từ khi kết thúc chế độ đô hộ của người da trắng vào năm 1980 và vẫn tiếp tục duy trì việc cai trị bằng “bàn tay sắt”. Ông bị cáo buộc đã gian lận trong bỏ phiếu bầu cử và lập ra các “trại tra tấn”, nơi diễn ra các cuộc tra tấn các phần tử hoạt động chống đối đi vào im lặng.
 
Melia Robinson & Melissa Stanger, Business Insider
Dịch bởi CTV Phía Trước

(Tạp chí Phía trước)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Các bóng hồng đằng sau những nhà độc tài nổi tiếng thế giới

Các quý phu nhân của “Câu lạc bộ những Phu nhân của vị Độc Tài” chắc chắn đã phải chịu đựng rất nhiều sóng gió, từ những cuộc khủng hoảng, suy thoái đến những “gió dập sóng dồi”
Châm ngôn có câu: “Đằng sau mỗi người đàn ông thành đạt là bóng dáng của người phụ nữ vĩ đại”. Nhưng ai là người đứng đằng sau mỗi nhà độc tài thế giới? 

Các quý phu nhân của “Câu lạc bộ những Phu nhân của vị Độc Tài” chắc chắn đã phải chịu đựng rất nhiều sóng gió, từ những cuộc khủng hoảng, suy thoái đến những “gió dập sóng dồi” trong chính trường, và rất nhiều những “cơn sóng dữ” khác

Một vài người trong “câu lạc bộ”, phải kể đến Đệ nhất Phu nhân của Rwanda, Jennette Kagame, đã sử dụng quyền lực để ủng hộ cho những hoạt động từ thiện ở đất nước này.

Những người khác, ví dụ như quý phu nhân của tổng thống Syria, Asma al- Assad, là người ủng hộ cuồng nhiệt của việc hướng mắt về hướng khác khi mỉm cười ở những bức ảnh trên Instagram.

Trong danh sách này, nhà độc tài được định nghĩa là những người lãnh đạo đã tham gia vào những cuộc lạm dụng nhân quyền, hạn chế quyền tự do báo chí và đàn áp các thế lực đối lập.

1. Ana Paula dos Santos, Phu nhân đương kim tổng thống Angola, José Eduardo dos Santos

Ảnh - Reuter
Ảnh – Reuter

Phu nhân: Xuất thân từ nghề người mẫu thời trang, Ana Paula dos Santos gặp người chồng tổng thống của mình khi hai người cùng tham gia chuyến bay của hãng hàng không Air Force One, thuộc Angola. Bà có một bằng cử nhân về giáo dục và luật, và hiện là thành viên của Ủy ban Chỉ Đạo Quốc tế ISC.

Dư luận đã từng mô tả cặp đôi quyền lực này như sau: “Một cặp đẹp đôi, ưu nhã trong những bộ cánh xa xỉ, tìm kiếm thế giới như thể họ đang sống ở nam California”. Phu nhân tổng thống Angola đã từng bị dư luận chỉ trích dữ dội khi tuyên bố rằng sẽ gửi con trai tới trường tiếng Bồ Đào Nha ở Luanda vì cho rằng các trường công có chất lượng quá “yếu kém” – trong khi, những vấn đề này thuộc về trọng trách của ông Joses, chồng bà.

Chồng: Trong suốt 34 năm nhiệm kỳ Tổng thống, ông Santos đã củng cố địa vị quyền lực chính trị dưới quyền kiểm soát của riêng mình. Hàng loạt những hành động mang tính bạo lực, bao gồm tra tấn và thảm sát hàng loạt, đã diễn ra dưới sự chỉ đạo và quan sát của tổng thống Angola trong suốt thời kỳ nội chiến kéo dài 27 năm. Hiện nay tại Angola, vẫn có những báo cáo về những cuộc thảm sát và tra tấn quy mô nhỏ đang diễn ra.

2. Sabika bint Ibrahim Al Khalifa, phu nhân của vua Bahrain, Hamad bin Isa Al Khalifa.

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Nữ hoàngSabika bint Ibrahim Al Khalifa là người vợ đầu tiên của Vua Hamad bin Isa Al Khalifa. Bà không những là một người mẹ tận tụy của 4 người con (trong đó có một người là thái tử); mà còn là một nhà hoạt động tích cực của phong trào ủng hộ quyền phụ nữ và trẻ em, ở Bahrain nói riêng và toàn thế giới nói chung. Bà đã từng có bài phát biểu về các vấn đề nêu trên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ở Bahrain, bà là chủ tịch Hội đồng tối cao của Phụ nữ; với nhiệm vụ khuyến khích phụ nữ đi bầu cử tại đất nước của họ; và bên cạnh đó, bạn cũng là bảo hộ chính của Cộng đồng Phụ nữ và Trẻ em tại Bahrain.

Chồng: Đất nước Bahrain nằm dưới quyền cai trị của Vua Al Khalifa từ năm 1783. Hamad đã tuyên bố lên ngôi vào năm 2002, sau khi giữ chức vụ tổng chỉ huy. Sau cuộc nổi dậy chống lại ông vào năm 2011, tổ chức Ân Xá quốc tế lên án sự thất bại của chính phủ Bahraini giữa “cuộc suy thoái xoắn ốc”, bao gồm những hành động như: thực hiện lệnh cấm những cuộc tụ tập và nổi dậy diễn ra công khai, khiêu khích tinh thần dân tộc của những công dân sẵn sàng cất tiếng nói sự thật và tra tấn cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy vậy, hành động này của Bahrain lại có sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Hoa Kỳ.

3. Chantal Biya, phu nhân tổng thống Cameroon, Paul Biya

Tổng thống Bybia và vợ trong chuyến thăm Giáo Hoàng Francis
Tổng thống Biya và vợ trong chuyến thăm Giáo Hoàng Francis (Ảnh – AP)

Phu nhân: Chantal Biya được biết đến như một người khởi xướng xu hướng về kiểu tóc (thậm chí có hẳn một trang Tumblr dành riêng cho kiểu tóc cao nổi tiếng của bà), và người vợ hợp pháp của tổng thống Cameroon. Bà là người có quan hệ rộng; từng gặp gỡ đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, diễn viên Paris Hilton, và hồi tháng 9 mới đây là Giáo Hoàng. Những lời phát biểu của bà như các nhà thiết kế châu Âu ưa thích của bà là Dior và Chanel; hay rất nhiều trang phục của bà là tự may đo; đã trở nên rất phổ biến.

Là cấp dưới của chồng trong 38 năm; Biya hiện cũng là thành viên của African Synergy – câu lạc bộ của các phu nhân tổng thống châu Phi

Chồng: Tổng thống Biya đã đương nhiệm được hơn 30 năm; và tới năm 2007, ông ra lệnh bãi bỏ lệnh giới hạn nhiệm kỳ nhằm kéo dài thời nhiệm của mình vô thời hạn. Lực lượng phòng vệ chính phủ của Biya đã bị buộc tội đã xử tử những người biểu tình và sử dụng các biện pháp bạo lực khủng bố để ngăn chặn các cuộc nổi dậy chính trị của phe đối lập

4. Hinda Déby, phu nhân tổng thống Sát, Idriss Déby Itno

Ảnh - Reuters
Ảnh – AP

Phu nhân: Hinda Déby được mệnh danh là “người vợ cả”, hay “người vợ thứ tư” (hoặc thứ 13; tùy vào người bạn sẽ hỏi); vì tổng thống Idriss Déby Itno đã từng kết hôn rất nhiều lần. Tuy nhiên, bà Hinda là người phụ nữ đẹp, dễ mến, và có lẽ là người vợ nổi tiếng nhất của tổng thống

Người phụ nữ có học thức và có gu thời trang cao này đã từng giữ vị trí ký giả cho chồng và “đã cho tôi những lời khuyên đúng đắn mỗi khi tôi phải đưa ra các quyết định”, vị tổng thống nước Cộng hòa Sat nói.

Chồng: Tổng thống Déby Itno, với chính phủ được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ, đã bước lên ngôi vị quyền lực nhất khi ông lãnh đạo một đội quân đảo chính người tiền nhiệm vào năm 1990; và kể từ khi nhậm chức tới nay, Déby Itno vẫn giữ vững quyền vị của mình qua các cuộc bầu cử liên tiếp một cách êm thắm. Ông đóng vai trò cốt yếu trong việc khơi dậy cuộc chiến tranh đại diện giữa Sát và Sudan từ đầu thế kỷ 21 cho tới nay, và được biết đến vì đã sử dụng trẻ em làm lính trong quân đội của mình

 5. Constancia Mangue, phu nhân tổng thống Equatorial Guinean, doro Obiang Nguema Mbasogo.

Ảnh - Reuters
Ảnh – Getty

Phu Nhân: Constancia Mangue, đệ nhất phu nhân của đất nước Equatorial Guinea đã được trao giải vì những cống hiến cho phong trào ủng hộ quyền phụ nữ và trẻ em tại tổ chức phi chính phủ (NGO) với tên gọi: Ủy ban Cứu trợ Trẻ em Equatorial Guinea do chính tay bà thành lập. 

Con trai của bà, Teodoro Nguema Obiang Mangue, tức con trai cả của tổng thống, sẽ là người kế nhiệm ông.

Chồng: Tổng thống Mbasogo đã từng là tổng chỉ huy của đội Cảnh vệ Quốc gia dưới trướng một chế độ bạo lực độc tài đẫm máu trước khi lên nắm giữ vị trí quyền lực trong một cuộc đảo chính. Ông đã bị buộc tội ăn thịt đồng loại (ăn một phần cơ thể của kẻ thù để gia tăng “sức mạnh”). 35 năm phục vụ trong nhiệm kỳ, Mbasogo là vị lãnh đạo giữ nhiệm kỳ lâu nhất, dù dư luận cho rằng ông đang mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Trang web chính thức của tổng thống phủ nhận tin đồn này, nói: “Mặc dù tin đồn đã lan truyền ra ngoài biên giới Guinea… tổng thống của chúng tôi vẫn khỏe mạnh và vẫn tập thể thao mỗi ngày”

6. Zeinab Suma, phu nhân tổng thống Gambia, Yahya Jammeh

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Hầu hết các tin tức về Zeinab Suma, người vợ “chính thức” của tổng thống Gambia đều tiêu cực gây sốc. Rất nhiều bài báo nói về bà như “một kẻ đào mỏ”, một “gái làng chơi”, và trong một bài báo, bà đã bị bêu xấu với cái tên “quỷ dữ” đang “tận hưởng cảm giác ngắm nhìn những gì người dân Gambia phải gánh chịu”

Vị tổng thống đã cưới người vợ trẻ hơn lần thứ hai vào năm 2010, việc này đã dẫn Suma tới việc buộc phải di chuyển về sinh sống tại Mỹ,  và thực hiện lời đe dọa cho tới khi tổng thống ly dị người vợ mới. Hiện tại, Suma là mẹ của 2 đứa con của tổng thống.

Chồng: Tổng thống Jammeh đã duy trì sự ổn định ở đất nước Gambia, nhưng đổi lại, ông nắm giữ quyền con người và tự do báo chí ở đây. Theo hãng thông tấn Reuters, các luật lệ được nhuốm màu mê tín và hoang tưởng. Vị tổng thống này đã ra lệnh bắt giam một lượng người vì cho rằng họ đang có ý định chống lại ông

Tổng thống Jammeh không giành được thiện cảm từ phía dư luận khi ông khẳng định sẽ chữa khỏi bệnh HIV/AIDS bằng thảo dược. Một vài nguồn tin cho biết, hiện tổng thống đang được điều trị chứng rối loạn lưỡng cực.

7. Rania Al Abdullah, phu nhân nhà vua Jordan, Abdullah II ibn Al-Hussein

Ảnh - Getty
Ảnh – Getty

Nữ hoàng: Nữ hoàng Rania sinh ra tại Kuwait với cha mẹ người Palestine. Bà được hưởng nền giáo dục tiên tiến và đã làm công việc marketing cho Citibank; sau đó chuyển sang làm cho Apple ở Amman.

Từ khi trở thành nữ hoàng Jordan, Rania sử dụng quyền lực của mình để ủng hộ cho nhiều vấn đề trong xã hội tại Jordan và cả ngoài biên giới đất nước. Bà được coi là nữ hoàng đẹp nhất, hay đệ nhất phu nhân bởi tạp chí Harper and Queen magazine vào năm 2011.

Chồng: Đức vua Abdullah II, người có mối quan hệ tốt đẹp với phía Hoa Kỳ, đã được truyền ngôi từ người cha quá cố. Mặc dù được mô tả như một vị lãnh đạo Trung Đông, nhưng ông nắm quyền kiểm soát hầu hết các vấn đề của đất nước. Rất nhiều vụ bắt giữ bất hợp pháp, vụ tra tấn và sự xâm lấn của chính phủ lên ngành truyền thông đã được đưa lên thông tin đại chúng từ đất nước Jordan.

8. Sara Nazarbayeva, phu nhân tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Phu nhân: Là một kỹ sư kinh tế đã được đào tạo bài bản, Sara Nazarbayeva là người sáng lập kiêm chủ tịch của Bobek, quỹ từ thiện dành cho trẻ em quốc tế. Bà đã được trao giải thường Ihsan Doğramacı Family Health Foundation cho những cống hiến của mình từ tổ chức WHO vào năm 1997.

Mặc dù công việc của bà hướng tới lợi ích của những đứa trẻ, Nazarbayeva tiết lộ rằng, bà không đồng tình với việc người ngoại quốc nuôi dưỡng trẻ em Kazakhstan. Bà nói: “Chúng tôi sẽ nuôi dạy con cháu chúng tôi và sẽ không đưa chúng cho người nước ngoài”

Chồng: Tổng thống Kazakhstan đã bị cáo buộc xâm hại quyền con người, bao gồm giới hạn quyền tự do chính trị và tự do ngôn luận, gây ra suy thoái lan rộng và các hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong 21 năm cầm quyền

Qua tất cả những lời cáo buộc trên, một bài báo đăng trên New York Times vào năm 2011 đã đưa ra các thông tin về việc chính quyền tổng thống Nazarbayeva đã trả cho D.C để sử dụng xe tăng trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh tại đất nước này và bỏ qua những hậu quả tiêu cực

9. Ri Sol-ju, phu nhân người lãnh đạo tối cao Bắc Hàn, Kim Jong-un.

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Được mệnh danh là “Công nương Kate Middleton của Triều Tiên” bởi tờ Global Post, Ri Sol-ju mới lộ diện trong bức ảnh duy nhất đứng với ngài chủ tịch và không danh tính.

Thông tin đời tư của vị phu nhân này được giữ kín; trừ việc cô mới khoảng 30 tuổi và đến từ một gia đình danh giá tại Bắc Hàn

Tuy nhiên, có tin đồn rộ lên về quá khứ của vị phu nhân này về việc cô đã từng tự quay phim khiêu dâm và có một lối sống thác loạn. Tờ NBC World News cho biết, các nguồn tin không được xác minh khẳng định vị chủ tịch đã ra lệnh xử tử 9 nhạc sĩ bị nghi là đã tung tin đồn này.

Cũng có những tin đồn về việc Kim Jong Un đã ra lệnh xử tử vợ mình sau khi kết tội phản quốc của người cậu; cho tới khi bức ảnh của Ri Sol-ju được chụp sau đó được đăng lên và dập tắt mọi giả thuyết dư luận.

Chồng: Kim Jong Un đã lãnh trách nhiệm lãnh đạo và quản lý đất nước khi Triều Tiên đang trong tình trạng khó khăn về tên lửa hạt nhân và tỷ lệ nghèo đói. Tuy nhiên, bản thân vị chủ tịch lại đang sống một cuộc sống xa hoa hết cỡ…

Tờ Wall Street Journal cho hay, kể từ khi nhậm quyền, Kim Jong Un đã thay thế hơn 40% các tổng lãnh quân sự của quốc gia và cả những quan chức đã từng phục vụ dưới quyền của cựu chủ tịch Kim Nhật Thành, nhằm mục đích chứng tỏ rằng ông có đủ quyền lực lãnh đạo để trực tiếp hỗ trợ bất cứ vấn đề nào

10. Jeannette Kagame, phu nhân tổng thống Rwanda, Paul Kagame

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Phu nhân: Trở về quê hương Rwanda sau cuộc thảm sát sắc tộc năm 1994, Jeannette Kagame đã ủng hộ các vấn đề liên quan tới quyền phụ nữ và trẻ em.

Công việc đầu tiên sau khi trở thành đệ nhất phu nhân Rwanda của bà là tập trung vào công cuộc chấm dứt đại dịch HIV/AIDS và nâng cao chất lượng cuộc sống của các nạn nhân ở đất nước này. Nhờ những nỗ lực hết mình của Kagame và các lãnh đạo toàn cầu, việc lây lan căn bệnh thế kỷ đã giảm xuống còn một nửa và ở phụ nữ, kết quả âm tính đã tăng lên 6 lần so với thập kỷ trước.

Chồng: Tổng thống Kagame được công nhận với công trạng dẫn dắt cuộc khôi phục đáng kể từ chiến tranh và thảm sát sắc tộc tại Rwanda và đạt được bước nhảy vọt về kinh tế. Tuy nhiên, đổi lại, chính phủ của Kagame đã tiến hành các cuộc thắt chặt quyền tự do ngôn luận và tổ chức. Trong các cuộc bầu cử chung gần đây, chính quyền của tổng thống đã ngăn cấm quyền đăng ký bầu cử của các đảng phái chính trị khác; cho đóng cửa các tờ báo hoạt động độc lập và bị cáo buộc đã giết vô số các nhà báo và cho lưu đày nhiều quan chức khác. Những nỗ lực này đã giúp Kagame giành được 93% số phiếu bầu một cách không minh bạch.

11. Hơn 30 bà vợ của nhà vua Ả Rập Saudi, Abdullah bin Abdulaziz Al Saud

Ảnh - Reuters
Ảnh – Reuters

Những vị phu nhân: Nhà vua Abdullah có tới hơn 30 bà vợ trong suốt quãng đời của ông, mặc dầu các thông tin cá nhân của họ hầu như được giữ kín.

Các cuộc hôn nhân, và quan trọng hơn là các thế hệ tiếp theo được sinh ra, là yếu tố để củng cố mối liên minh giữa các quốc gia. Cha của nhà vua đương thời, tiên hoàng Abd al-Aziz đã từng cưới từng người con gái một của các vị quan trong triều đại của mình. Nhà vua Abdullah là cha ruột của ít nhất 35 đứa trẻ, và theo nguồn tin Wikileak năm 2008, ông thường sử dụng việc tiêm hóc môn và “sử dụng Viagra quá liều” khi đã hơn 70 tuổi.

Những người phụ nữ trong gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính trị. Đằng sau những bức tường cung điện kia, họ thường có những buổi họp thường xuyên với nhà vua và ông có thể giải thích quan điểm và lắng nghe suy nghĩ của từng người một.

Chồng: Hoàng tộc Ả Rập Saudi đã cai trị vương quốc kể từ những ngày đầu tiên vào năm 1932, với sự kiện nhà vua Abdullah đã thừa kế ngôi vị từ anh trai vào năm 2005 và giữ vừng hậu thuẫn từ phía Hoa Kỳ. Người dân của vương quốc không có quyền thay đổi chính phủ và sự minh bạch trong hoạt động lập pháp là hoàn toàn không có. Những hình phạt khắc nghiệt tồn tại tại vương quốc này, như chặt tay vì những lỗi nhỏ

12. Inkhosikati LaMbikiza, phu nhân của nhà vua Swazi, Mswati Đệ Tam

Ảnh - Getty
Ảnh – Getty

Phu nhân: Nữ hoàng Inkhosikati LaMbikiza là người nổi bật nhất trong số 15 người vợ của vua Mswati Đệ Tam. Bà bỏ học năm 16 tuổi để lấy nhà vua và trở thành người vợ đầu tiên mà Mswati đã chọn (2 người vợ đầu tiên đã được lựa chọn bởi gia đình hoàng gia)

Nữ hoàng LaMbikiza đã phá vỡ truyền thống của Swazi khi lấy được bằng cử nhân ngành luật sau đám cưới, mặc dù bà không được phép học; vì điều đó sẽ gây áp lực lên người quản lý bà. LaMbikiza gây ảnh hướng tới nền văn hóa đất nước bằng nhiều cách khác nhau – trở thành vị nữ hoàng Swazi đầu tiên ra mắt album nhạc Phúc âm, và ghi dấu ấn trong mắt báo giới Mỹ vì gu thời trang táo bạo của bà.

Theo luật của Swazi, nhà vua Mswati được phép lấy thêm một người vợ mỗi năm. Trong suốt lễ hội Reed Dance hàng năm, ông đã thu nạp thêm một thí sinh 18 tuổi trong cuộc thi sắc đẹp vào “bộ sưu tập” của mình

Chồng: Vị vua 45 tuổi nổi tiếng vì đã sử dụng tới 31,7 triệu bảng trong ngân quỹ thường niên của Swazi để duy trì gia đình của mình. Tờ Daily Mail cho biết, có tới 4 bà vợ của nhà vua đã từ bỏ tước vị của mình và kể lại với báo giới về những vụ lạm dụng tinh thần cũng như thể chất trong hoàng cung.

Nhà vua sử dụng toàn bộ quyền lực chính trị của mình ở một trong những chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng trên thế giới. Hệ thống chính phủ đã ngăn không cho các đảng phái chính trị dính líu tới các cuộc bầu cử.

13. Asma al-Assad, phu nhân tổng thống Syria, Bashar al-Assad

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Người đẹp xứ sở sương mù Asma al- Assad đã sát cánh bên người chồng tổng thống Assad khi tài sản của ông này vượt ngưỡng 1 tỉ đô la và khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ

Cặp đôi này gặp nhau tại London, nơi Asma đang là một nhân viên ngân hàng đầu tư tại J.P. Morgan và Assad đang theo học ngành bác sĩ mổ mắt. Họ tổ chức lễ cưới ngay sau khi Assad nhậm chức tổng thống từ người cha độc tài vào năm 2000; và từ đó được ghi nhận vì đã “xây dựng một hình ảnh hoàn toàn mới”

Tuy nhiên, bà mẹ ba con trở thành đề tài gây tranh cãi vì tính tiêu xài vô độ, vì những bức ảnh giả tạo về công việc từ thiện trên tài khoản Instagram chính thức của tổng thống và cả lý lịch quá phô trương trên Vogue.

Chồng: Chính phủ các nước phương Tây cáo buộc chính quyền ông Assad đã bỏ tù những người lên tiếng chống đối chính phủ, nhiễu loạn truyền thông và Internet; sử dụng vũ khí hóa học để chống lại con người – những vụ việc này đã buộc tổng thống Mỹ Obama tìm kiếm đồng thuận quốc hội về động thái quân sự sớm hơn trong năm nay. Hơn 126 người vô tội đã thiệt mạng kể từ khi nội chiến xảy ra vào năm 2011

14. Tatyana Karimova, phu nhân tổng thống Uzbekistan, Islam Karimov

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Cuộc hôn nhân giữa tổng thống Karimov và vợ, bà Tatyana Karimova không mấy suôn sẻ. Theo các website chống đối, cặp đôi này có thông tin là đã ly thân và đang vướng vào vụ kiện tụng về việc chia tài sản sau khi ly hôn

Vào tháng 11, con gái lớn của vị tổng thống đã thừa nhận cuộc tranh chấp của cha mẹ trên Twitter và khẳng định rằng mẹ cô đang luyện tập bùa phù thủy và đe đọa sẽ “hủy hoại” cô vì đã cố tình can hệ vào việc làm ăn đang xuống dốc của bà

Karimova là một nhà kinh tế học thương mại và luôn luôn tỏ ra bận rộn với các công việc từ thiện và đồng hành với chồng trong các chuyến đi

Chồng: Quá trình trưng cầu dân ý  đã giúp Karimov giữ vững quyền vị kể từ năm 1989, khi ông đừng lên nắm chức lãnh đạo Đảng Cộng Sản tại Xô Viết Uzerbekistan. Cuộc kháng chiến đã chứng minh việc vị lãnh đạo độc tài này đã sử dụng các mối đe dọa quân sự Hồi giáo để biện minh cho sự đàn áp tàn nhẫn bằng lý do củng cố chất lượng sống tồi tệ.

15. Cilia Flores, phu nhân tổng thống Venezuela, Nicolás Maduro

Ảnh - AP
Ảnh – AP

Phu nhân: Flores và Maduro gặp nhau cách đó 19 năm thông qua một người bạn chung: Hugo Chavez. Maduro là vệ sĩ của Hugo Chavez và Flores, một luật sư quyết đoán vươn lên khỏi nghèo khó, lúc đó là một thành viên trong đội phòng thủ của ông Chavez, đã giúp ông được tự do sau một cuộc đảo chính không thành.

Với nickname “Đệ nhất chiến binh” do chính chồng bà đặt cho, Flores đã giành chiến thắng trước chồng mình và trở thành vị chủ tịch đầu tiên của Đại hội đồng Quốc gia; và vào năm trước đó, bà được đề cử là bộ trưởng bộ Tư pháp của Đảng Cộng Hòa. Mặc dù đã đưa 40 thành viên trong gia đình vào các vị trí quản lý trong chính quyền và thành lập một hệ thống “gia đình trị” nhưng bà đã bác bỏ lời cáo buộc về hành động trên của mình

Chồng: Tổng thống Maduro, người nhậm quyền hồi tháng 4 đã thổi bùng ngọn lửa khủng hoảng kinh tế của Venezuela thông qua các hoạt động tích trữ hàng hóa, đặt giá cắt cổ, ra lệnh bắt giữ hàng loạt những nhà buôn “tư sản” và sử dụng học thuyết âm mưu nhằm tìm kiếm giải pháp hạ gục đối thủ thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Vào tháng 2 năm nay, nhà lập pháp quốc gia đã chấp thuận bản dự luật cho phép tổng thống có quyền sử dụng nghị định để cai trị mà không cần thông qua luật định. Điều này đã từng được tổng thống Hugo Chavez áp dụng ở nhiệm kỳ trước.

16. Grace Mugabe, phu nhân tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe

Ảnh - AP
Ảnh – AP
Phu nhân: Grace Mugabe từng giữ chức thư ký của tổng thống Mugabe trong 41 năm trước khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm vào những năm 80 thế kỷ trước. 2 trong số 3 người con của tổng thống được sinh ra khi tổng thống vẫn duy trì mối quan hệ hôn nhân với người vợ trước. Một vài năm sau khi bà vợ trước qua đời, cặp đôi này đã chính thức tiến tới hôn nhân bằng một đám cưới xa hoa theo kiểu Công giáo.

Thói quen sống xa hoa và thú tiêu xài xa xỉ của Grace Mubage đã khiến đối thủ phe đối lập gọi bà với cái tên: “Disgrace (tức: sự ô nhục). Biệt danh được đệ nhất phu nhân ưa chuộng hơn cả là “Người mẹ của đất nước”

Vào năm 2008, hệ thống Wikileak tiết lộ, đại sứ Hoa Kỳ tiền nhiệm ở Zimbabwe đã cáo buộc Mugabe có dính líu tới việc hưởng lợi từ khủng hoảng và các vụ việc có tính chất bạo lực liên quan tới các cánh đồng kim cương ở phía Tây đất nước. Mugabe đã đâm đơn kiện tờ báo độc lập đã trích dẫn tin tức ấy. Vụ kiện lên tới 15 triệu đô la Mỹ.

Chồng: Tổng thống Robert Mugabe đã cai trị đất nước Zimbabwe kể từ khi kết thúc chế độ đô hộ của người da trắng vào năm 1980 và vẫn tiếp tục duy trì việc cai trị bằng “bàn tay sắt”. Ông bị cáo buộc đã gian lận trong bỏ phiếu bầu cử và lập ra các “trại tra tấn”, nơi diễn ra các cuộc tra tấn các phần tử hoạt động chống đối đi vào im lặng.
 
Melia Robinson & Melissa Stanger, Business Insider
Dịch bởi CTV Phía Trước

(Tạp chí Phía trước)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm