Hình Ảnh & Sự Kiện
Các mốc quan trọng trong Thế chiến II
Cuộc chiến giữa lực lượng Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản là cuộc chiến rộng lớn và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Tháng 1/1933, Adolf Hitler, lãnh đạo của * Đức Quốc xã, trở thành * Đức và ngay lập tức bắt đầu củng cố quyền lực, bỏ tù các đối thủ chính trị. Đức bỏ ra nhiều tiền để nghiên cứu vũ khí nguy hiểm và xây dựng nền công nghiệp quân sự mạnh mẽ. Ảnh: National WWII Museum
Chiến tranh Trung - Nhật tháng 7/1937 nổ ra khi quân Thiên hoàng xâm lược Trung Quốc. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20 và có ý kiến cho rằng đây có thể được tính là thời điểm bắt đầu Thế chiến II.
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Phần đông ý kiến cho rằng đây là thời điểm Thế chiến II chính thức bắt đầu. Ngày 17/9, Liên Xô tiến vào Ba Lan. Đến ngày 6/10, Ba Lan bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Năm 1940, Đức chiếm đóng được Đan Mạch, và tấn công Pháp, khiến nước này phải đầu hàng và bị Đức chiếm đóng phần lớn lãnh thổ. Trong ảnh, máy bay tiêm kích Bf 110 của không quân Đức vượt biên giới Ba Lan trong Thế chiến II. Ảnh: History of World War
Khi Đức xâm chiếm lãnh thổ mới ở Đông Âu, nước này thành lập các đơn vị bán quân sự đặc biệt gọi là Einsatzgruppen, sát hại người Do Thái và người chống đối, thường trong vụ nổ súng hàng loạt. Người Do Thái và những nạn nhân ở Đức và các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của nước này bị bắt và đưa đến các trại tập trung, lao động, và hành quyết. Cuộc thảm sát được tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz, Đức còn tiến hành thí nghiệm y khoa trên cơ thể người sống, như nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cũng như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên tù nhân. Tội ác tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái của Đức được gọi tên là Holocaust hay Shoah. Trong ảnh, người Do Thái tại Hungary bị quân Đức tống vào phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz năm 1944. Ảnh: Yad Vashem
Với sự thúc đẩy của Tổng thống Mỹ Roosevelt, quốc hội nước này tháng 3/1941 thông qua đạo luật Lend-Lease, cung cấp cho Anh, Pháp Tự do (lực lượng chống Đức Quốc xã tại Pháp) Trung Quốc, Liên Xô và các quốc gia đồng minh khác thực phẩm, dầu, và thiết bị quân sự. Ảnh: National WWII Museum
Tháng 10/1940, Italy tấn công Hy Lạp nhưng thất bại. Tháng 4/1941, Đức tấn công hai nước Nam Tư và Hy Lạp và chiếm đóng khu vực này.
Trên chiến trường Bắc Phi, Italy tháng 8/1940 tấn công các thuộc địa của Anh nhưng đều thất bại. Đức tăng viện cho Italy và tham gia chiến đấu với Anh ở ven bờ biển Cyrenaica năm 1941-1942. Anh sau đó giành chiến thắng, mang về cho phe Đồng minh thêm quân nhu và vật chất. Tháng 11/1942, Mỹ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây lực lượng phe Trục. Đến tháng 5/1943, phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại hoàn toàn. Trong ảnh là quân Anh tại Bắc Phi năm 1942. Ảnh: Imperial War Museums
Tháng 6/1941, chiến tranh Xô - Đức bắt đầu khi Đức bất ngờ cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, kế hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước chư hầu để chiếm đóng Moscow trước cuối năm. Đây là cuộc tấn công ác liệt nhất trong Thế chiến II. Khi mùa đông đến, Hồng quân Liên Xô phản công và đánh bật Đức ngay tại ngoại ô Moscow. Trong ảnh, quân Đức tiến vào Liên Xô năm 1941. Ảnh: National WWII Museum
Đức tái tấn công Liên Xô năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm quân Đức tổn thất nặng nề. Trong ảnh là Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad, diễn ra tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở tây nam Nga từ tháng 7/1942 - 2/1943. Đây được coi là chiến thắng quyết định của Liên Xô, bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong Thế chiến II.
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ (trong ảnh), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Mỹ, Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11/12/1941, Đức Quốc xã và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ, lấy cớ là Mỹ đã phá vỡ "sự trung lập". Ảnh: National WWII museum
Ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, lực lượng Đồng minh phương Tây đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu trục hạm. Quân Đức cuối cùng bị đánh bại nhưng lực lượng Đồng minh cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong ảnh, quân Mỹ tiến vào bờ biển Normandie năm 1944. Ảnh: ensacarmexico
Cuối năm 1944, các Đồng minh phương Tây tiến vào biên giới Đức từ phía tây trong khi Liên Xô tấn công từ phía đông khiến Berlin thất thủ. Ngày 30/4/1945, Adolf Hitler được cho là đã tự sát trong hầm ngầm Fuhrer tại Berlin bằng súng lục sau khi uống một viên thuốc độc để khỏi bị rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. Eva Braun, cô vợ mới cưới của trùm phát xít, cũng chết cùng ông ta. Ảnh: AP
Ngày 16/4-9/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng vũ trang bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức. Trong ảnh, người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này được tiếp quản. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện. Ngày 9/5/1945 đánh dấu chiến thắng của các nước Đồng minh chống phát xít tại chiến trường châu Âu. Ảnh: archive.gov
Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Quân đội Liên Xô tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9/8. Nhật Bản ngày 15/8 đầu hàng, đánh dấu chiến thắng của quân Đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương, chính thức kết thúc thế chiến II. Trong hình là đám mây hình nấm do quả bom ném xuống Nagasaki tạo thành. Ảnh: archive.org
Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ và Liên Xô trỗi dậy trở siêu cường quốc thế giới. Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới, dẫn đến sự ra đời của Liên Hợp Quốc tháng 6/1945.MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Các mốc quan trọng trong Thế chiến II
Cuộc chiến giữa lực lượng Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản là cuộc chiến rộng lớn và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Tháng 1/1933, Adolf Hitler, lãnh đạo của * Đức Quốc xã, trở thành * Đức và ngay lập tức bắt đầu củng cố quyền lực, bỏ tù các đối thủ chính trị. Đức bỏ ra nhiều tiền để nghiên cứu vũ khí nguy hiểm và xây dựng nền công nghiệp quân sự mạnh mẽ. Ảnh: National WWII Museum
Chiến tranh Trung - Nhật tháng 7/1937 nổ ra khi quân Thiên hoàng xâm lược Trung Quốc. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20 và có ý kiến cho rằng đây có thể được tính là thời điểm bắt đầu Thế chiến II.
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Phần đông ý kiến cho rằng đây là thời điểm Thế chiến II chính thức bắt đầu. Ngày 17/9, Liên Xô tiến vào Ba Lan. Đến ngày 6/10, Ba Lan bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Năm 1940, Đức chiếm đóng được Đan Mạch, và tấn công Pháp, khiến nước này phải đầu hàng và bị Đức chiếm đóng phần lớn lãnh thổ. Trong ảnh, máy bay tiêm kích Bf 110 của không quân Đức vượt biên giới Ba Lan trong Thế chiến II. Ảnh: History of World War
Khi Đức xâm chiếm lãnh thổ mới ở Đông Âu, nước này thành lập các đơn vị bán quân sự đặc biệt gọi là Einsatzgruppen, sát hại người Do Thái và người chống đối, thường trong vụ nổ súng hàng loạt. Người Do Thái và những nạn nhân ở Đức và các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của nước này bị bắt và đưa đến các trại tập trung, lao động, và hành quyết. Cuộc thảm sát được tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz, Đức còn tiến hành thí nghiệm y khoa trên cơ thể người sống, như nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cũng như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên tù nhân. Tội ác tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái của Đức được gọi tên là Holocaust hay Shoah. Trong ảnh, người Do Thái tại Hungary bị quân Đức tống vào phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz năm 1944. Ảnh: Yad Vashem
Với sự thúc đẩy của Tổng thống Mỹ Roosevelt, quốc hội nước này tháng 3/1941 thông qua đạo luật Lend-Lease, cung cấp cho Anh, Pháp Tự do (lực lượng chống Đức Quốc xã tại Pháp) Trung Quốc, Liên Xô và các quốc gia đồng minh khác thực phẩm, dầu, và thiết bị quân sự. Ảnh: National WWII Museum
Tháng 10/1940, Italy tấn công Hy Lạp nhưng thất bại. Tháng 4/1941, Đức tấn công hai nước Nam Tư và Hy Lạp và chiếm đóng khu vực này.
Trên chiến trường Bắc Phi, Italy tháng 8/1940 tấn công các thuộc địa của Anh nhưng đều thất bại. Đức tăng viện cho Italy và tham gia chiến đấu với Anh ở ven bờ biển Cyrenaica năm 1941-1942. Anh sau đó giành chiến thắng, mang về cho phe Đồng minh thêm quân nhu và vật chất. Tháng 11/1942, Mỹ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây lực lượng phe Trục. Đến tháng 5/1943, phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại hoàn toàn. Trong ảnh là quân Anh tại Bắc Phi năm 1942. Ảnh: Imperial War Museums
Tháng 6/1941, chiến tranh Xô - Đức bắt đầu khi Đức bất ngờ cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, kế hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước chư hầu để chiếm đóng Moscow trước cuối năm. Đây là cuộc tấn công ác liệt nhất trong Thế chiến II. Khi mùa đông đến, Hồng quân Liên Xô phản công và đánh bật Đức ngay tại ngoại ô Moscow. Trong ảnh, quân Đức tiến vào Liên Xô năm 1941. Ảnh: National WWII Museum
Đức tái tấn công Liên Xô năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm quân Đức tổn thất nặng nề. Trong ảnh là Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad, diễn ra tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở tây nam Nga từ tháng 7/1942 - 2/1943. Đây được coi là chiến thắng quyết định của Liên Xô, bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong Thế chiến II.
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ (trong ảnh), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Mỹ, Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11/12/1941, Đức Quốc xã và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ, lấy cớ là Mỹ đã phá vỡ "sự trung lập". Ảnh: National WWII museum
Ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, lực lượng Đồng minh phương Tây đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu trục hạm. Quân Đức cuối cùng bị đánh bại nhưng lực lượng Đồng minh cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong ảnh, quân Mỹ tiến vào bờ biển Normandie năm 1944. Ảnh: ensacarmexico
Cuối năm 1944, các Đồng minh phương Tây tiến vào biên giới Đức từ phía tây trong khi Liên Xô tấn công từ phía đông khiến Berlin thất thủ. Ngày 30/4/1945, Adolf Hitler được cho là đã tự sát trong hầm ngầm Fuhrer tại Berlin bằng súng lục sau khi uống một viên thuốc độc để khỏi bị rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. Eva Braun, cô vợ mới cưới của trùm phát xít, cũng chết cùng ông ta. Ảnh: AP
Ngày 16/4-9/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng vũ trang bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức. Trong ảnh, người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này được tiếp quản. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện. Ngày 9/5/1945 đánh dấu chiến thắng của các nước Đồng minh chống phát xít tại chiến trường châu Âu. Ảnh: archive.gov
Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Quân đội Liên Xô tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9/8. Nhật Bản ngày 15/8 đầu hàng, đánh dấu chiến thắng của quân Đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương, chính thức kết thúc thế chiến II. Trong hình là đám mây hình nấm do quả bom ném xuống Nagasaki tạo thành. Ảnh: archive.org
Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ và Liên Xô trỗi dậy trở siêu cường quốc thế giới. Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới, dẫn đến sự ra đời của Liên Hợp Quốc tháng 6/1945.MM chuyển