Cà Kê Dê Ngỗng
Các nhà hoạt động nhân quyền tại Trung Quốc tuyệt thực để tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn
Trong quyển hồi ký “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương”, ông Triệu nhấn mạnh rằng “lúc ấy Đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.”
Trong quyển hồi ký “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng
Triệu Tử Dương”, ông Triệu nhấn mạnh rằng “lúc ấy Đảng có thể dễ dàng
thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.”
Các nhà hoạt động tại Trung Quốc đại lục đang thực hiện cuộc tưởng
niệm sự kiện bi thảm cách đây 26 năm, vào ngày 4/6, bằng việc tuyệt thực
kéo dài 24 giờ. Đây là hình thức biểu tình bất bạo động mà các sinh
viên đã chọn trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ tại Quảng trường
Thiên An Môn và trong lúc họ bị giam giữ vào năm 1989.
Năm nay, tại tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, hơn một chục nhà hoạt
động nhân quyền, gồm Đoan Khải Hiến, Trương Thu Minh, Chu Trình Bằng,
Hoàng Vũ Chương ở thành phố Nam Ninh; Lý Giang Hàn, Trần Quốc Hoa, La
Minh ở thành phố Liễu Châu; Đàm Ái Quân, Yến Kỳ, v.v…, sẽ bắt đầu tuyệt
thực từ 6 giờ sáng ngày 3/6 đến 6 giờ sáng ngày 4/6.
Ông Đoan Khải Hiến nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung rằng cuộc
tuyệt thực, theo truyền thống hàng năm, có ba mục tiêu: để tỏ lòng tôn
kính đến linh hồn của các nạn nhân; ủng hộ những người bị đàn áp trong
những năm gần đây; và để có nhiều người hơn nữa biết đến những sự kiện
đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn.
Ông Đoan nói, “Tôi không mong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ
‘bồi thường’ cho các nạn nhân, và ĐCSTQ cũng không đủ khả năng để thực
hiện bất kỳ “việc bồi thường” nào. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều người sẽ
biết đến ngày 4/6, và duy trì ý chí chiến đấu.”
Vào tháng 4/1989, khi cố Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang qua đời, người dân
Trung Quốc xuống đường dự lễ tang và thương tiếc cho một người luôn có
xu hướng cải cách, đồng thời cũng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và
độc đoán không dân chủ của chính quyền. Vào ngày lễ truy điệu cố Tổng Bí
thư Hồ Diệu Bang, hàng chục ngàn sinh viên tuần hành trên quảng trường
Thiên An Môn ở Bắc Kinh, yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng, nhưng không
được đáp ứng.
Cuối cùng, các sinh viên đã tổ chức biểu tình và yêu cầu Đảng Cộng sản
Trung Quốc thực hiện cải cách dân chủ tại Trung Quốc. Khi những người
đứng đầu Đảng khước từ đối thoại, các sinh viên đã bắt đầu tuyệt thực
vào ngày 13/5. Họ chỉ dừng lại vào ngày 19/5 sau khi Tổng Bí thư Triệu
Tử Dương đến Quảng trường Thiên An Môn đọc một bài diễn văn ngắn thuyết
phục sinh viên ngừng tuyệt thực. Ông Triệu nói, “Các bạn không như chúng
tôi, chúng tôi đã già, vì thế chúng tôi không quá quan trọng.” Ông còn
nói thêm rằng, “Mọi điều các bạn nói và chỉ trích chúng tôi đều là xứng
đáng. Mục đích của tôi ở đây không phải là xin các bạn tha thứ. … Nếu
các bạn ngừng tuyệt thực, chính phủ sẽ không đóng lại cánh cửa đối
thoại, dứt khoát không! Những gì các bạn đã đề xuất thì chúng ta có thể
tiếp tục thảo luận.” Bài nói chuyện này đã khiến ông Triệu bị loại trừ
khỏi ban lãnh đạo Đảng và bị quản thúc tại gia trong suốt quãng đời còn
lại.
Trong quyển hồi ký “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu
Tử Dương”, trong đó có ghi lại những đoạn ghi âm mà ông Triệu Tử Dương
đã bí mật thu lại trong lúc bị quản thúc tại gia, ông Triệu nhấn mạnh
rằng “lúc ấy Đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.” Cuốn băng ghi lại lời của ông Triệu,
“Cuộc đối đầu không thể không xảy ra. Vào đêm ngày 3 sang ngày 4/6, khi đang ngồi cùng gia đình ở nhà, tôi nghe tiếng súng nổ. Thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cứu vãn được nữa.”
Tuy nhiên, các sinh viên vẫn ở lại Quảng trường Thiên An Môn, và sau đó,
vào ngày 4/6, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân đội
Giải phóng Nhân dân tiến vào quảng trường để trấn áp sinh viên. Các binh
sĩ đã nổ súng, giết chết hàng trăm và có thể là hàng ngàn sinh viên
(đến nay vẫn không có số liệu chính thức về số người thiệt mạng trong sự
kiện tàn bạo này). Theo CNN, ước tính khoảng 10.000 người đã bị bắt
trong cuộc biểu tình và sau đó nhiều tuần, nhiều tháng. Trong khi bị
giam giữ, một số sinh viên đã tuyệt thực để phản đối hoàn cảnh tuyệt
vọng của họ.
Kể từ đó tuyệt thực đã trở thành hoạt động trọng yếu trong các sự kiện
kỷ niệm ngày 4/6 hàng năm để tưởng nhớ về những người đã mất tại quảng
trường Thiên An Môn và các sinh viên bị giam giữ.
Xem loạt ảnh về cuộc thảm sát Thiên An Môn tại đây
Jenny Li, Epoch Times và Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Hướng Dương biên dịch và tổng hợp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Các nhà hoạt động nhân quyền tại Trung Quốc tuyệt thực để tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn
Trong quyển hồi ký “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương”, ông Triệu nhấn mạnh rằng “lúc ấy Đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.”
Trong quyển hồi ký “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng
Triệu Tử Dương”, ông Triệu nhấn mạnh rằng “lúc ấy Đảng có thể dễ dàng
thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.”
Các nhà hoạt động tại Trung Quốc đại lục đang thực hiện cuộc tưởng
niệm sự kiện bi thảm cách đây 26 năm, vào ngày 4/6, bằng việc tuyệt thực
kéo dài 24 giờ. Đây là hình thức biểu tình bất bạo động mà các sinh
viên đã chọn trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ tại Quảng trường
Thiên An Môn và trong lúc họ bị giam giữ vào năm 1989.
Năm nay, tại tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, hơn một chục nhà hoạt
động nhân quyền, gồm Đoan Khải Hiến, Trương Thu Minh, Chu Trình Bằng,
Hoàng Vũ Chương ở thành phố Nam Ninh; Lý Giang Hàn, Trần Quốc Hoa, La
Minh ở thành phố Liễu Châu; Đàm Ái Quân, Yến Kỳ, v.v…, sẽ bắt đầu tuyệt
thực từ 6 giờ sáng ngày 3/6 đến 6 giờ sáng ngày 4/6.
Ông Đoan Khải Hiến nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung rằng cuộc
tuyệt thực, theo truyền thống hàng năm, có ba mục tiêu: để tỏ lòng tôn
kính đến linh hồn của các nạn nhân; ủng hộ những người bị đàn áp trong
những năm gần đây; và để có nhiều người hơn nữa biết đến những sự kiện
đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn.
Ông Đoan nói, “Tôi không mong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ
‘bồi thường’ cho các nạn nhân, và ĐCSTQ cũng không đủ khả năng để thực
hiện bất kỳ “việc bồi thường” nào. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều người sẽ
biết đến ngày 4/6, và duy trì ý chí chiến đấu.”
Vào tháng 4/1989, khi cố Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang qua đời, người dân
Trung Quốc xuống đường dự lễ tang và thương tiếc cho một người luôn có
xu hướng cải cách, đồng thời cũng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và
độc đoán không dân chủ của chính quyền. Vào ngày lễ truy điệu cố Tổng Bí
thư Hồ Diệu Bang, hàng chục ngàn sinh viên tuần hành trên quảng trường
Thiên An Môn ở Bắc Kinh, yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng, nhưng không
được đáp ứng.
Cuối cùng, các sinh viên đã tổ chức biểu tình và yêu cầu Đảng Cộng sản
Trung Quốc thực hiện cải cách dân chủ tại Trung Quốc. Khi những người
đứng đầu Đảng khước từ đối thoại, các sinh viên đã bắt đầu tuyệt thực
vào ngày 13/5. Họ chỉ dừng lại vào ngày 19/5 sau khi Tổng Bí thư Triệu
Tử Dương đến Quảng trường Thiên An Môn đọc một bài diễn văn ngắn thuyết
phục sinh viên ngừng tuyệt thực. Ông Triệu nói, “Các bạn không như chúng
tôi, chúng tôi đã già, vì thế chúng tôi không quá quan trọng.” Ông còn
nói thêm rằng, “Mọi điều các bạn nói và chỉ trích chúng tôi đều là xứng
đáng. Mục đích của tôi ở đây không phải là xin các bạn tha thứ. … Nếu
các bạn ngừng tuyệt thực, chính phủ sẽ không đóng lại cánh cửa đối
thoại, dứt khoát không! Những gì các bạn đã đề xuất thì chúng ta có thể
tiếp tục thảo luận.” Bài nói chuyện này đã khiến ông Triệu bị loại trừ
khỏi ban lãnh đạo Đảng và bị quản thúc tại gia trong suốt quãng đời còn
lại.
Trong quyển hồi ký “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu
Tử Dương”, trong đó có ghi lại những đoạn ghi âm mà ông Triệu Tử Dương
đã bí mật thu lại trong lúc bị quản thúc tại gia, ông Triệu nhấn mạnh
rằng “lúc ấy Đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.” Cuốn băng ghi lại lời của ông Triệu,
“Cuộc đối đầu không thể không xảy ra. Vào đêm ngày 3 sang ngày 4/6, khi đang ngồi cùng gia đình ở nhà, tôi nghe tiếng súng nổ. Thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cứu vãn được nữa.”
Tuy nhiên, các sinh viên vẫn ở lại Quảng trường Thiên An Môn, và sau đó,
vào ngày 4/6, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân đội
Giải phóng Nhân dân tiến vào quảng trường để trấn áp sinh viên. Các binh
sĩ đã nổ súng, giết chết hàng trăm và có thể là hàng ngàn sinh viên
(đến nay vẫn không có số liệu chính thức về số người thiệt mạng trong sự
kiện tàn bạo này). Theo CNN, ước tính khoảng 10.000 người đã bị bắt
trong cuộc biểu tình và sau đó nhiều tuần, nhiều tháng. Trong khi bị
giam giữ, một số sinh viên đã tuyệt thực để phản đối hoàn cảnh tuyệt
vọng của họ.
Kể từ đó tuyệt thực đã trở thành hoạt động trọng yếu trong các sự kiện
kỷ niệm ngày 4/6 hàng năm để tưởng nhớ về những người đã mất tại quảng
trường Thiên An Môn và các sinh viên bị giam giữ.
Xem loạt ảnh về cuộc thảm sát Thiên An Môn tại đây
Jenny Li, Epoch Times và Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Hướng Dương biên dịch và tổng hợp