Văn Học & Nghệ Thuật
Các phát biểu tại lễ trao giải Oscar mang đậm màu chính trị
Các nghệ sĩ nổi tiếng của Hollywood đã mượn sân khấu lễ trao giải Oscar năm nay để đề cập đến nhiều đề tài chính trị, như sự đa dạng, di trú, nữ quyền, bệnh nan y, tự vẫn và sự theo dõi của chính phủ.
Ngay trước khi buổi lễ bắt đầu, mọi người đã bàn tán về điều mà nhiều người cảm thấy là sự thiếu đa dạng trong số những người được đề cử giải, và nêu ra sự kiện tất cả các nam nữ diễn viên được đề cử giải diễn xuất đều là da trắng.
Diễn viên Neil Patrick Harris, người điều khiển chương trình trao giải Oscar, bắt đầu đêm vui bằng một câu đùa cợt về tính thiếu đa dạng ấy.
Anh nói: “Tối nay chúng ta vinh danh những người xuất sắc và trắng nhất – ý tôi muốn nói là sáng chói nhất.”
Người từng đoạt giải Oscar, nữ diễn viên Octavia Paz nói vấn đề đa dạng có thể được điều chỉnh bằng cách thực hiện những phim đa dạng hơn.
Diễn viên Octavia nói: “Tính đa dạng khởi đầu khi ta bắt đầu làm những phim như thế và những người nắm quyền quyết định cần phải làm những phim đa dạng hơn.
Nhưng tính đa dạng không phải là đề tài duy nhất được đề cập đến trong các bài phát biểu lúc nhận giải.
Vấn đề di trú đã được nêu bật khi tài tử Sean Penn trao giải Phim Hay nhất cho đạo diễn người Mexico Alejandro Gozalez Inarritu. Sean Penn đã giễu cợt nêu câu hỏi: “Ai đã cấp thẻ xanh cho ‘tên chó’ này vậy?”
Thẻ xanh là giấy phép sinh sống và làm việc ở Hoa Kỳ.
Đạo diễn Inarritu đã đáp lại lời giễu cợt đó và nói rằng chính phủ Mỹ nay có thể định ra những luật di trú mới cho Hàn lâm viện Điện ảnh. Năm ngoái, một đạo diễn khác cũng người Mexico, đã đoạt giải Oscar cho cuốn phim 'Gravity' của ông.
Inarritu nói, “Hai người Mexico liên tiếp, đó là điều thật khả nghi”.
Đạo diễn Inrarritu cũng đưa ra những lời bình luận nghiêm túc về vấn đề di trú.
Ông tỏ ý hy vọng “thế hệ di dân mới nhất có thể được đối xử với cùng một mức độ trân trọng và kính nể như những người đi trước đã xây dựng nên quốc gia di dân kỳ diệu này.”
Nữ tài tử Patricia Arquette, người đoạt giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhờ vai đóng trong cuốn phim “Boyhood” đã đưa ra vấn đề lương bổng bình đẳng cho phụ nữ.
Diễn viên Patricia nói: “Hỡi tất cả những người phụ nữ đã sinh ra những người con là công dân thọ thuế ở quốc gia này, đã đến lúc chúng ta phải được hưởng quyền bình đẳng về lương bổng ở Hoa Kỳ.”
Đạo diễn Laura Poitras cũng đã nhấn trúng những nốt đàn chính trị khi lên nhận giải Phim Tài liệu hay nhất cho “Citizenfour,” một cuốn phim về người Mỹ Edward Snowden đã tiết lộ thông tin mật về việc chính phủ Hoa Kỳ theo dõi giới truyền thông.
Bà Poitras nói, “những tiết lộ mà Edward Snowden đưa ra không những phơi bày các mối đe doạ cho sự riêng tư của chúng ta mà cả cho nền dân chủ của chúng ta nữa.”
Một số người cho Edward Snowden là một vị anh hùng. Những người khác, trong đó có các luật sư của chính phủ, nói ông ta là một kẻ phản bội.
Người dẫn chương trình trao giải Neil Patrick Harris đưa ra lời bình về cuộc tranh luận xoay quanh Snowden: “Vai chính của “Citizenfour” không thể có mặt ở đây vì một sự phản bội nào đó.” [Anh Harris chơi chữ tiếng Anh, vì ‘reason’ là lý do, vần với ‘treason’ là phản bội.]
Bạn gái của Snowden có mặt tại lễ trao giải.
Nữ tài tử Julianne Moore, người đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc qua vai đóng một phụ nữ bị bệnh Alzheimer, nói rằng những người mắc bệnh này ‘đáng được chú ý tới.’
Diễn viên Julianne Moore cũng ca ngợi Richard Glatzer, người đã đạo diễn và viết truyện phim này. Glatzer bị bệnh ALS, còn gọi là bệnh Lou Gehrig, thường gây chết người và khiến người mắc bệnh mất khả năng cử động hay nói năng. ALS là một đề tài của một cuốn phim khác cũng được đề cử giải Oscar là “The Theory of Everything,” nói về khoa học gia Stephen Hawking, bị mắc chứng bệnh này.
Nam diễn viên Eddie Redmayne, người đoạt giải nam diễn viên chính xuất sắc nói giải thưởng dành cho anh “thuộc về tất cả những người trên thế giới đang chống chọi với ALS.”
“The Imitation Game,” một cuốn phim nói về người đi tiên phong trong ngành điện toán Alan Turing đã tự vẫn sau khi bị kết tội bất chính vì là một người đồng tính luyến ái, đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận về vấn đề tự tử.
Người viết kịch bản Graham Moore đoạt giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay nhất cho biết ông đã từng tìm cách tự vẫn khi còn là một thiếu niên. Ông kể, “Tôi cảm thấy mình kỳ dị và không thuộc về ai, không giống ai. Tôi muốn nhân giờ phút này lên tiếng thay cho em nhỏ ở đâu đó cảm thấy mình là dị hợm và khác người, không giống ai… hãy nghĩ là … Có, mình thuộc về ai đó.”
Nhà làm phim Dana Perry cũng nói về vấn đề tự vẫn khi bà lên nhận giải Oscar cho bộ phim tài liệu “Crisis Hotline: Veterans Press 1.”
Bà Perry nói bà đã mất người con trai vì tự vẫn và cho rằng “chúng ta phải lên tiếng nói về vấn đề tự vẫn.”
Bàn ra tán vào (0)
Các phát biểu tại lễ trao giải Oscar mang đậm màu chính trị
Các nghệ sĩ nổi tiếng của Hollywood đã mượn sân khấu lễ trao giải Oscar năm nay để đề cập đến nhiều đề tài chính trị, như sự đa dạng, di trú, nữ quyền, bệnh nan y, tự vẫn và sự theo dõi của chính phủ.
Ngay trước khi buổi lễ bắt đầu, mọi người đã bàn tán về điều mà nhiều người cảm thấy là sự thiếu đa dạng trong số những người được đề cử giải, và nêu ra sự kiện tất cả các nam nữ diễn viên được đề cử giải diễn xuất đều là da trắng.
Diễn viên Neil Patrick Harris, người điều khiển chương trình trao giải Oscar, bắt đầu đêm vui bằng một câu đùa cợt về tính thiếu đa dạng ấy.
Anh nói: “Tối nay chúng ta vinh danh những người xuất sắc và trắng nhất – ý tôi muốn nói là sáng chói nhất.”
Người từng đoạt giải Oscar, nữ diễn viên Octavia Paz nói vấn đề đa dạng có thể được điều chỉnh bằng cách thực hiện những phim đa dạng hơn.
Diễn viên Octavia nói: “Tính đa dạng khởi đầu khi ta bắt đầu làm những phim như thế và những người nắm quyền quyết định cần phải làm những phim đa dạng hơn.
Nhưng tính đa dạng không phải là đề tài duy nhất được đề cập đến trong các bài phát biểu lúc nhận giải.
Vấn đề di trú đã được nêu bật khi tài tử Sean Penn trao giải Phim Hay nhất cho đạo diễn người Mexico Alejandro Gozalez Inarritu. Sean Penn đã giễu cợt nêu câu hỏi: “Ai đã cấp thẻ xanh cho ‘tên chó’ này vậy?”
Thẻ xanh là giấy phép sinh sống và làm việc ở Hoa Kỳ.
Đạo diễn Inarritu đã đáp lại lời giễu cợt đó và nói rằng chính phủ Mỹ nay có thể định ra những luật di trú mới cho Hàn lâm viện Điện ảnh. Năm ngoái, một đạo diễn khác cũng người Mexico, đã đoạt giải Oscar cho cuốn phim 'Gravity' của ông.
Inarritu nói, “Hai người Mexico liên tiếp, đó là điều thật khả nghi”.
Đạo diễn Inrarritu cũng đưa ra những lời bình luận nghiêm túc về vấn đề di trú.
Ông tỏ ý hy vọng “thế hệ di dân mới nhất có thể được đối xử với cùng một mức độ trân trọng và kính nể như những người đi trước đã xây dựng nên quốc gia di dân kỳ diệu này.”
Nữ tài tử Patricia Arquette, người đoạt giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhờ vai đóng trong cuốn phim “Boyhood” đã đưa ra vấn đề lương bổng bình đẳng cho phụ nữ.
Diễn viên Patricia nói: “Hỡi tất cả những người phụ nữ đã sinh ra những người con là công dân thọ thuế ở quốc gia này, đã đến lúc chúng ta phải được hưởng quyền bình đẳng về lương bổng ở Hoa Kỳ.”
Đạo diễn Laura Poitras cũng đã nhấn trúng những nốt đàn chính trị khi lên nhận giải Phim Tài liệu hay nhất cho “Citizenfour,” một cuốn phim về người Mỹ Edward Snowden đã tiết lộ thông tin mật về việc chính phủ Hoa Kỳ theo dõi giới truyền thông.
Bà Poitras nói, “những tiết lộ mà Edward Snowden đưa ra không những phơi bày các mối đe doạ cho sự riêng tư của chúng ta mà cả cho nền dân chủ của chúng ta nữa.”
Một số người cho Edward Snowden là một vị anh hùng. Những người khác, trong đó có các luật sư của chính phủ, nói ông ta là một kẻ phản bội.
Người dẫn chương trình trao giải Neil Patrick Harris đưa ra lời bình về cuộc tranh luận xoay quanh Snowden: “Vai chính của “Citizenfour” không thể có mặt ở đây vì một sự phản bội nào đó.” [Anh Harris chơi chữ tiếng Anh, vì ‘reason’ là lý do, vần với ‘treason’ là phản bội.]
Bạn gái của Snowden có mặt tại lễ trao giải.
Nữ tài tử Julianne Moore, người đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc qua vai đóng một phụ nữ bị bệnh Alzheimer, nói rằng những người mắc bệnh này ‘đáng được chú ý tới.’
Diễn viên Julianne Moore cũng ca ngợi Richard Glatzer, người đã đạo diễn và viết truyện phim này. Glatzer bị bệnh ALS, còn gọi là bệnh Lou Gehrig, thường gây chết người và khiến người mắc bệnh mất khả năng cử động hay nói năng. ALS là một đề tài của một cuốn phim khác cũng được đề cử giải Oscar là “The Theory of Everything,” nói về khoa học gia Stephen Hawking, bị mắc chứng bệnh này.
Nam diễn viên Eddie Redmayne, người đoạt giải nam diễn viên chính xuất sắc nói giải thưởng dành cho anh “thuộc về tất cả những người trên thế giới đang chống chọi với ALS.”
“The Imitation Game,” một cuốn phim nói về người đi tiên phong trong ngành điện toán Alan Turing đã tự vẫn sau khi bị kết tội bất chính vì là một người đồng tính luyến ái, đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận về vấn đề tự tử.
Người viết kịch bản Graham Moore đoạt giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay nhất cho biết ông đã từng tìm cách tự vẫn khi còn là một thiếu niên. Ông kể, “Tôi cảm thấy mình kỳ dị và không thuộc về ai, không giống ai. Tôi muốn nhân giờ phút này lên tiếng thay cho em nhỏ ở đâu đó cảm thấy mình là dị hợm và khác người, không giống ai… hãy nghĩ là … Có, mình thuộc về ai đó.”
Nhà làm phim Dana Perry cũng nói về vấn đề tự vẫn khi bà lên nhận giải Oscar cho bộ phim tài liệu “Crisis Hotline: Veterans Press 1.”
Bà Perry nói bà đã mất người con trai vì tự vẫn và cho rằng “chúng ta phải lên tiếng nói về vấn đề tự vẫn.”