Cà Kê Dê Ngỗng
Các tập đoàn đa quốc gia : Trung Quốc không còn là thiên đường - Minh Anh RFI
Luật lệ không minh bạch, kiểm duyệt Internet và ô nhiễm môi trường, ba điểm tối làm môi trường đầu tư vào Trung Quốc ngày càng kém hấp dẫn. Chủ đề này được nhật báo Công giáo La Croix hôm nay 19/02/2015 đề cập đến qua bài viết đề tựa « Trung Quốc không còn là thiên đường của các công ty đa quốc gia nữa ».
« Thời vàng son cho các tập đoàn đa quốc gia đã chấm dứt » là đánh giá của phân nửa doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc, khi trả lời bảng thăm dò hàng năm của Phòng Thương mại Châu Âu ở Bắc Kinh. Tình hình này cũng tương tự từ phía đồng nghiệp Hoa Kỳ. Năm 2014, tăng trưởng Trung Quốc chỉ đạt 7,4%, kém nhất từ 24 năm qua. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng suy giảm theo.
Luật lệ không minh bạch
Theo La Croix, nỗi bất bình hàng đầu của các doanh nghiệp Châu Âu là môi trường luật lệ Trung Quốc, bị xem là quá mập mờ, kém minh bạch, và quá thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước. Việc tập đoàn Qualcomn của Mỹ, chuyên sản xuất các con chíp điện tử cho các loại điện thoại thông minh, bị kết án phạt chỉ làm củng cố thêm cảm giác này.
Tập đoàn Qualcomm bị tuyên phạt 6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 860 triệu euro) với tội danh « lạm dụng vị trí thống trị », một án phạt chưa từng có. Trước đó, một loạt các tập đoàn nước ngoài đã bị đặt vào vòng điều tra như Mercedes, BMW hay như Microsoft.
Trước mật độ tấn công dày đặc, phòng thương mại Châu Âu bày tỏ sự nghi ngờ về tính khách quan của chính quyền Bắc Kinh, cho rằng có sự « phân biệt đối xử » trên thị trường Trung Quốc, dù rằng chính quyền nước này trấn an là sẽ điều tra cả các doanh nghiệp trong nước.
Kiểm duyệt Internet gây bất an cho doanh nghiệp
« Vạn Lý Trường Thành tin học », biệt danh của kiểm duyệt Internet, cũng gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp nước ngoài, vốn dĩ quá quen thuộc với các công cụ làm việc phương Tây như Google chẳng hạn.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Trung Quốc, phải dùng đến các trình duyệt trả tiền cho phép lẩn tránh được nạn kiểm duyệt bằng cách kết nối vào những mạng tư nhân ảo. Tuy có hiệu quả nhưng đường truyền cũng khá chậm. 86% doanh nghiệp Châu Âu phàn nàn các hoạt động kinh doanh của họ đã bị đình đốn do những hạn chế và tình trạng kết nối chậm.
Kiểm duyệt Internet cũng gây lo sợ cho các doanh nghiệp. 60% doanh nghiệp Mỹ cho rằng rủi ro các dữ liệu nhạy cảm bị đánh cắp tại Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những nơi khác. Kết quả là 13% doanh nghiệp Mỹ khẳng định đã đình các dự án đầu tư dự kiến vào nghiên cứu và phát triển trong năm 2014.
Ô nhiễm môi trường làm nản lòng nhiều chuyên gia nước ngoài
Điểm đen cuối cùng và cũng làm điểm mới đầu tiên trong thăm dò của Phòng Thương mại Hoa Kỳ từ 17 năm qua là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đại đa số các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc (53%) cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển người đến làm việc tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Á. Con số này tại Phòng Thương mại Châu Âu còn cao hơn lên đến 68%.
1/3 doanh nghiệp Châu Âu cho biết ô nhiễm môi trường đã làm tăng vọt chi phí tuyển dụng, do các ứng viên muốn có những khoản bù đắp. Nhất là tại các khu vực Bắc Kinh, Nam Kinh hay THượng Hải, khoảng 60% doanh nghiệp nước ngoài tại đây đều đề cập đến khó khăn này.
Can thiệp quân sự vào Lybia : Nên hay không nên ?
Về đề tài chống khủng bố, La Croix có bài trình bày các ý kiến đối lập nhau về việc « Nên hay không nên can thiệp quân sự vào Lybia ». Tranh luận bùng phát do việc hôm thứ Tư 18/02/2015, Ai Cập đề nghị quốc tế can thiệp quân sự vào Lybia trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Theo bên thuận, thì hiện Ai Cập đang bị kềm tỏa giữa mối họa thánh chiến từ phía Đông trên bán đảo Sinai và phía Tây từ lãnh thổ Lybia. Do đó, Ai Cập cho rằng nên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để các nước láng giềng có thể giúp chính phủ Lybia củng cố quyền lực. Bởi vì, từ hồi mùa hè rồi, thủ đô đất nước rơi vào tay lực lượng tự vệ Hồi giáo cực đoan Fajr Libya, chính phủ buộc phải tỵ nạn về Tobrouk.
Alain Rodier, Trung tâm nghiên cứu về tình báo Pháp (CF2R) cho rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang lan rộng tầm ảnh hưởng tại Lybia. Quốc tế cũng đã không làm tròn trọng trách kể từ cuộc can thiệp quân sự vào nước này năm 2011. Nhưng « nếu để cho tình hình thêm tồi tệ có lẽ sẽ là một trong số giải pháp tệ hại nhất. Một chính sách can thiệp có thể tạo nên hình thức một sự ủng hộ nào đó cho đội quân của tướng Hafta ».
Một quan điểm cũng được Nigeria đồng chia sẻ. Bộ trưởng Nội vụ và An ninh Nigeria không tin vào các giải pháp chính trị do bởi xã hội Lybia quá bị chia rẽ và sự lớn mạnh của các nhóm thánh chiến.
Về phía chống, đứng đầu là các cường quốc phương Tây, nghĩ rằng cần phải có một giải pháp chính trị hòa bình. Một số quốc gia Hồi giáo lập luận là chính hành động can thiệp quân sự năm 2011 là nguồn cội của sự bất ổn hiện nay tại Lybia. Do đó, theo nhận định của ông Ali Bensaad, Viện nghiên cứu về thế giới Ả Rập và Hồi giáo, « một hành động can thiệp mới có lẽ sẽ là một thảm họa, do liên kết xã hội tại Lybia quá ư là phức tạp ».
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Các tập đoàn đa quốc gia : Trung Quốc không còn là thiên đường - Minh Anh RFI
Luật lệ không minh bạch, kiểm duyệt Internet và ô nhiễm môi trường, ba điểm tối làm môi trường đầu tư vào Trung Quốc ngày càng kém hấp dẫn. Chủ đề này được nhật báo Công giáo La Croix hôm nay 19/02/2015 đề cập đến qua bài viết đề tựa « Trung Quốc không còn là thiên đường của các công ty đa quốc gia nữa ».
« Thời vàng son cho các tập đoàn đa quốc gia đã chấm dứt » là đánh giá của phân nửa doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc, khi trả lời bảng thăm dò hàng năm của Phòng Thương mại Châu Âu ở Bắc Kinh. Tình hình này cũng tương tự từ phía đồng nghiệp Hoa Kỳ. Năm 2014, tăng trưởng Trung Quốc chỉ đạt 7,4%, kém nhất từ 24 năm qua. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng suy giảm theo.
Luật lệ không minh bạch
Theo La Croix, nỗi bất bình hàng đầu của các doanh nghiệp Châu Âu là môi trường luật lệ Trung Quốc, bị xem là quá mập mờ, kém minh bạch, và quá thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước. Việc tập đoàn Qualcomn của Mỹ, chuyên sản xuất các con chíp điện tử cho các loại điện thoại thông minh, bị kết án phạt chỉ làm củng cố thêm cảm giác này.
Tập đoàn Qualcomm bị tuyên phạt 6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 860 triệu euro) với tội danh « lạm dụng vị trí thống trị », một án phạt chưa từng có. Trước đó, một loạt các tập đoàn nước ngoài đã bị đặt vào vòng điều tra như Mercedes, BMW hay như Microsoft.
Trước mật độ tấn công dày đặc, phòng thương mại Châu Âu bày tỏ sự nghi ngờ về tính khách quan của chính quyền Bắc Kinh, cho rằng có sự « phân biệt đối xử » trên thị trường Trung Quốc, dù rằng chính quyền nước này trấn an là sẽ điều tra cả các doanh nghiệp trong nước.
Kiểm duyệt Internet gây bất an cho doanh nghiệp
« Vạn Lý Trường Thành tin học », biệt danh của kiểm duyệt Internet, cũng gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp nước ngoài, vốn dĩ quá quen thuộc với các công cụ làm việc phương Tây như Google chẳng hạn.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Trung Quốc, phải dùng đến các trình duyệt trả tiền cho phép lẩn tránh được nạn kiểm duyệt bằng cách kết nối vào những mạng tư nhân ảo. Tuy có hiệu quả nhưng đường truyền cũng khá chậm. 86% doanh nghiệp Châu Âu phàn nàn các hoạt động kinh doanh của họ đã bị đình đốn do những hạn chế và tình trạng kết nối chậm.
Kiểm duyệt Internet cũng gây lo sợ cho các doanh nghiệp. 60% doanh nghiệp Mỹ cho rằng rủi ro các dữ liệu nhạy cảm bị đánh cắp tại Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những nơi khác. Kết quả là 13% doanh nghiệp Mỹ khẳng định đã đình các dự án đầu tư dự kiến vào nghiên cứu và phát triển trong năm 2014.
Ô nhiễm môi trường làm nản lòng nhiều chuyên gia nước ngoài
Điểm đen cuối cùng và cũng làm điểm mới đầu tiên trong thăm dò của Phòng Thương mại Hoa Kỳ từ 17 năm qua là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đại đa số các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc (53%) cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển người đến làm việc tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Á. Con số này tại Phòng Thương mại Châu Âu còn cao hơn lên đến 68%.
1/3 doanh nghiệp Châu Âu cho biết ô nhiễm môi trường đã làm tăng vọt chi phí tuyển dụng, do các ứng viên muốn có những khoản bù đắp. Nhất là tại các khu vực Bắc Kinh, Nam Kinh hay THượng Hải, khoảng 60% doanh nghiệp nước ngoài tại đây đều đề cập đến khó khăn này.
Can thiệp quân sự vào Lybia : Nên hay không nên ?
Về đề tài chống khủng bố, La Croix có bài trình bày các ý kiến đối lập nhau về việc « Nên hay không nên can thiệp quân sự vào Lybia ». Tranh luận bùng phát do việc hôm thứ Tư 18/02/2015, Ai Cập đề nghị quốc tế can thiệp quân sự vào Lybia trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Theo bên thuận, thì hiện Ai Cập đang bị kềm tỏa giữa mối họa thánh chiến từ phía Đông trên bán đảo Sinai và phía Tây từ lãnh thổ Lybia. Do đó, Ai Cập cho rằng nên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để các nước láng giềng có thể giúp chính phủ Lybia củng cố quyền lực. Bởi vì, từ hồi mùa hè rồi, thủ đô đất nước rơi vào tay lực lượng tự vệ Hồi giáo cực đoan Fajr Libya, chính phủ buộc phải tỵ nạn về Tobrouk.
Alain Rodier, Trung tâm nghiên cứu về tình báo Pháp (CF2R) cho rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang lan rộng tầm ảnh hưởng tại Lybia. Quốc tế cũng đã không làm tròn trọng trách kể từ cuộc can thiệp quân sự vào nước này năm 2011. Nhưng « nếu để cho tình hình thêm tồi tệ có lẽ sẽ là một trong số giải pháp tệ hại nhất. Một chính sách can thiệp có thể tạo nên hình thức một sự ủng hộ nào đó cho đội quân của tướng Hafta ».
Một quan điểm cũng được Nigeria đồng chia sẻ. Bộ trưởng Nội vụ và An ninh Nigeria không tin vào các giải pháp chính trị do bởi xã hội Lybia quá bị chia rẽ và sự lớn mạnh của các nhóm thánh chiến.
Về phía chống, đứng đầu là các cường quốc phương Tây, nghĩ rằng cần phải có một giải pháp chính trị hòa bình. Một số quốc gia Hồi giáo lập luận là chính hành động can thiệp quân sự năm 2011 là nguồn cội của sự bất ổn hiện nay tại Lybia. Do đó, theo nhận định của ông Ali Bensaad, Viện nghiên cứu về thế giới Ả Rập và Hồi giáo, « một hành động can thiệp mới có lẽ sẽ là một thảm họa, do liên kết xã hội tại Lybia quá ư là phức tạp ».
RFI