Trang lá cải
Cách đi máy bay khôn ngoan trong kỳ nghỉ lễ ( Đừng có chôm chĩa )
Khi các kênh radio phát đi bản nhạc đầy không khí Giáng Sinh, Jingle Bell Rock, thì đó là cũng là dấu hiệu cho thấy các hãng hàng không đang vào giai đoạn hoạt động hết tốc lực.
Beth Blair BBC Autos
Khi các kênh radio phát đi bản nhạc đầy không khí Giáng Sinh, Jingle Bell Rock, thì đó là cũng là dấu hiệu cho thấy các hãng hàng không đang vào giai đoạn hoạt động hết tốc lực.
Hồi năm ngoái, ở nước Anh có hơn 5 triệu người bay ra nước ngoài trong dịp Giáng Sinh.
Ở Mỹ, trong năm nay có 27,3 triệu người đi lại bằng đường hàng không trong dịp nghỉ lễ Tạ Ơn - tăng 2,5% so với năm ngoái, theo tổ chức Airlines for America.
Với những số liệu trên, thì rõ ràng là việc đi lại bằng đường hàng không trong thời điểm đông đúc này, vốn là thời gian rất hay bị trì hoãn chuyến bay do thời tiết, lại dễ bị lây bệnh từ các hành khách khác, thì bạn sẽ cần chuẩn bị tốt mới có thể có được hành trình như ý.
Hãy tuân thủ mọi yêu cầu về an ninh sân bay
"Các món quà được gói ghém đẹp đẽ vẫn phải được đưa qua máy soi như bất kỳ món đồ nào khác," Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Hoa Kỳ (TSA) nói.
"Chúng tôi có thể nhìn xuyên qua lớp giấy, giống như việc chúng tôi nhìn được xuyên qua hành lý, nhưng cũng như việc chúng tôi có thể phải mở một cái túi ra để lục soát khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường hoặc do có còi báo động, những món quà đã gói ghém cũng có thể phải mở ra nếu chúng tôi thấy cần kiểm tra kỹ hơn."
Nói cách khác, bạn không nên gói quà, dù để trong hành lý xách tay hay ký gửi, mà hãy chờ tới khi đến nơi rồi hẵng làm việc gói ghém.
Daniel Post Senning, tác giả cuốn Manners in a Digital World: Living Well Online (Cách ứng xử trong thế giới kỹ thuật số: Sống tốt trên mạng), nói các hành khách cần chuẩn bị tốt cho việc trải qua khâu kiểm tra an ninh sân bay bằng cách phải nắm rõ các quy định.
"Không có việc gì làm chậm trễ hàng người xếp hàng chờ qua cửa soi an ninh bằng chuyện có ai đó bỏ trong hành lý một hộp dầu gội đầu quá lớn hoặc đôi giày ngoại cỡ khiến phải mất thì giờ dỡ ra. Nếu bạn có rất nhiều đồ điện tử phải bỏ ra, hãy lịch sự nhường người khác tiến lên làm thủ tục trước," Senning nói.
Một phần quan trọng trong việc chuẩn bị qua cửa kiểm tra an ninh là bạn cần phải biết những gì không được mang theo, hoặc chỉ nên mang những gì trong hành lý xách tay, cái gì nên bỏ trong hành lý ký gửi.
Một bộ dao ăn? Phải để trong hành lý ký gửi. Đồ phụ kiện cho thuốc lá điện tử? Chỉ được mang theo trong hành lý xách tay thôi. Giày trượt băng? Ký gửi hay xách tay tuỳ bạn. Và tất nhiên, các món quà kiểu như pháo bông, bình xịt bọt màu hay túi khí dùng cho xe hơi là không thể mang theo, bất kể là ký gửi hay xách tay.
Các cơ quan an ninh hàng không tại Anh và Mỹ đưa ra danh sách các món đồ bị cấm trên trang web của họ, và TSA đăng trên tài khoản Instagram rất nổi tiếng của họ một số hình ảnh các món đồ bị tịch thu, từ những chiếc nhẫn chuỗi kiểu nắm đấm sắt cho tới các thứ như mặt nạ chống khí gas được trang trí bằng những viên đạn gắn lên.
Vậy còn những món đồ trang trí thì sao, như quả cầu tuyết chẳng hạn? Tốt nhất là bỏ chúng ra khỏi danh sách quà tặng. Tuy không bị các cơ quan an ninh hàng không nêu đích danh trong danh mục cấm, nhưng những món đồ mỏng manh dễ vỡ này sẽ bị tịch thu nếu bên trong có quá 100 ml nước, hoặc nếu các thanh tra hàng không cho rằng bên trong chúng có lượng nước quá mức đó.
Làm sao để tránh rắc rối? Hãy thử so sánh với một trái banh tennis: Nếu quả cầu của bạn nhỏ hơn thì có lẽ nó sẽ qua cửa an ninh trót lọt, nếu nó to hơn thì nên để lại, đừng mang theo (hoặc nếu vẫn muốn mang thì nên cho vào hành lý ký gửi).
Cũng nên lưu ý là cũng giống như khi xách tay các chai chất lỏng như dầu gội đầu hay nước súc miệng, những quả cầu tuyết phải được bỏ trong túi nhựa trong có khoá kéo kín khi qua cửa kiểm tra an ninh.
Giữ sức khoẻ (và giúp người khác giữ gìn sức khoẻ)
"Mùa này là mùa cảm cúm. Tuy là mùa tặng quà nhau, nhưng có một món quà hẳn là bạn không muốn mang về nhà, đó là tình trạng sổ mũi hoặc mệt mỏi nặng hơn nữa. Có mặt tại những nơi công cộng khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc virus cảm cúm hơn, và ngồi trong một chiếc phi cơ với hàng trăm người trong một ngày thì nguy cơ này càng rõ rệt."
Chỉ riêng việc có mặt tại sân bay đã đủ khiến bạn có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn rồi. Hãy nghĩ tới các phím bấm trong thang máy, thang cuốn, các nắm đấm hay tay vịn cửa, và các vòi nước uống nơi công cộng. Senning nói, "Để tránh bị lây nhiễm, hãy để tay ở dưới vai. Đừng chạm tay vào mắt, tai, mũi hay miệng."
Khi ốm bệnh thì tốt nhất là bạn nên ở nhà, nhưng đôi khi việc đi lại là điều không thể tránh. Trong trường hợp đó, hãy mang theo khăn giấy, nước và cố gắng ho, xỉ mũi về phía không có ai, Senning nói.
Với số khăn giấy bạn đã dùng thì "các ô sau lưng ghế ngồi không phải là chỗ thích hợp để nhét vào", ông nói. Cũng đừng đưa chúng cho tiếp viên. Họ không muốn bị lây bệnh đâu. Cách thích hợp là bạn hãy bỏ số khăn giấy đó vào thùng rác trong buồng vệ sinh trên máy bay.
Buồng vệ sinh: Bạn nghĩ rằng đây là nơi có nhiều vi trùng, vi khuẩn nhất máy bay? Không đúng. Senning nói các nghiên cứu cho thấy một trong những nơi bẩn nhất trên máy bay chính là bàn ăn. Nếu mang theo giấy ướt chống vi khuẩn để lau sạch bàn, chỗ để tay, quạt thông gió gắn phía trên đầu, và thậm chí cả khung cửa sổ nữa, là bạn đã có thể tránh dính vi khuẩn, virus rồi đấy.
Khi dùng buồng vệ sinh, hãy lấy giấy vệ sinh để lót tay khi xả nước toilet và mở cửa ra vào. Nói cách khác, tay bạn chạm vào đâu là vi khuẩn lan ra tới đó. Cho nên hãy cẩn thận.
Hãy nhã nhặn với các tiếp viên trên chuyến bay
I
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm khi bay đi nghỉ là gì? Hãy xử sự hoà nhã với các tiếp viên vốn đang phải làm việc cật lực trong dịp này. Nếu bạn muốn được phục vụ chu đáo trong suốt hành trình, thì thái độ nhã nhặn của bạn sẽ được đền đáp thoả đáng.
Một số nhân viên các hãng hàng không, nhất là các tiếp viên mới vào nghề vốn thường phải phục vụ liên tục vài chuyến bay, rất có thể phải làm 10 đến 14 tiếng một ngày. Đây là chưa tính tới thời gian họ phải lái xe tới, rồi đỗ xe tại sân bay nữa, nếu đó là ngày đầu tiên của ca làm việc.
Khi thời tiết xấu thì việc trì hoãn chuyến bay là điều không tránh khỏi, và rất có thể điều này khiến bạn khó chịu.
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc phi hành đoàn của bạn phải làm việc nhiều giờ hơn - mà bạn nên lưu ý là các tiếp viên không được trả tiền nếu như phi cơ chưa rời khỏi cổng đón khách. Tức là nếu bạn phải ngồi thêm ở cổng chuẩn bị lên máy bay hai tiếng, thì đó cũng là quãng thời gian các tiếp viên của bạn không được trả lương.
Tôi nói điều này là dựa trên kinh nghiệm bản thân. Tôi nhớ là trong một tuần Giáng Sinh, tôi phục vụ trên một chiếc máy bay phải chờ trên mặt đất ba tiếng, trong thời gian đó tôi đi rót đồ uống và phát các túi lạc rang cho khách trong khi chờ nhận một thiết bị máy bay "rất có thể sẽ tới vào bất kỳ lúc nào".
Hành khách thì được phép xuống khỏi máy bay và lên lại tuỳ ý, nhưng bất kỳ khi nào có khách trên khoang là các tiếp viên phải có mặt. Chuyến bay cuối cùng bị huỷ. Số tiền tôi nhận được trong ca làm việc đó chỉ là mức lương tối thiếu: khoảng 6 đô la cho ba giờ bị kẹt giữa các vị khách tức giận cằn nhằn. Phần tồi tệ nhất là gì? Là tôi lại bị phân công làm việc trên một chuyến bay khác ngay sau đó.
Beth Blair là cựu tiếp viên hàng không và hiện là một cây viết tự do.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Autos.
( BBC )
Beth Blair BBC Autos
Khi các kênh radio phát đi bản nhạc đầy không khí Giáng Sinh, Jingle Bell Rock, thì đó là cũng là dấu hiệu cho thấy các hãng hàng không đang vào giai đoạn hoạt động hết tốc lực.
Hồi năm ngoái, ở nước Anh có hơn 5 triệu người bay ra nước ngoài trong dịp Giáng Sinh.
Ở Mỹ, trong năm nay có 27,3 triệu người đi lại bằng đường hàng không trong dịp nghỉ lễ Tạ Ơn - tăng 2,5% so với năm ngoái, theo tổ chức Airlines for America.
Với những số liệu trên, thì rõ ràng là việc đi lại bằng đường hàng không trong thời điểm đông đúc này, vốn là thời gian rất hay bị trì hoãn chuyến bay do thời tiết, lại dễ bị lây bệnh từ các hành khách khác, thì bạn sẽ cần chuẩn bị tốt mới có thể có được hành trình như ý.
Hãy tuân thủ mọi yêu cầu về an ninh sân bay
"Các món quà được gói ghém đẹp đẽ vẫn phải được đưa qua máy soi như bất kỳ món đồ nào khác," Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Hoa Kỳ (TSA) nói.
"Chúng tôi có thể nhìn xuyên qua lớp giấy, giống như việc chúng tôi nhìn được xuyên qua hành lý, nhưng cũng như việc chúng tôi có thể phải mở một cái túi ra để lục soát khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường hoặc do có còi báo động, những món quà đã gói ghém cũng có thể phải mở ra nếu chúng tôi thấy cần kiểm tra kỹ hơn."
Nói cách khác, bạn không nên gói quà, dù để trong hành lý xách tay hay ký gửi, mà hãy chờ tới khi đến nơi rồi hẵng làm việc gói ghém.
Daniel Post Senning, tác giả cuốn Manners in a Digital World: Living Well Online (Cách ứng xử trong thế giới kỹ thuật số: Sống tốt trên mạng), nói các hành khách cần chuẩn bị tốt cho việc trải qua khâu kiểm tra an ninh sân bay bằng cách phải nắm rõ các quy định.
"Không có việc gì làm chậm trễ hàng người xếp hàng chờ qua cửa soi an ninh bằng chuyện có ai đó bỏ trong hành lý một hộp dầu gội đầu quá lớn hoặc đôi giày ngoại cỡ khiến phải mất thì giờ dỡ ra. Nếu bạn có rất nhiều đồ điện tử phải bỏ ra, hãy lịch sự nhường người khác tiến lên làm thủ tục trước," Senning nói.
Một phần quan trọng trong việc chuẩn bị qua cửa kiểm tra an ninh là bạn cần phải biết những gì không được mang theo, hoặc chỉ nên mang những gì trong hành lý xách tay, cái gì nên bỏ trong hành lý ký gửi.
Một bộ dao ăn? Phải để trong hành lý ký gửi. Đồ phụ kiện cho thuốc lá điện tử? Chỉ được mang theo trong hành lý xách tay thôi. Giày trượt băng? Ký gửi hay xách tay tuỳ bạn. Và tất nhiên, các món quà kiểu như pháo bông, bình xịt bọt màu hay túi khí dùng cho xe hơi là không thể mang theo, bất kể là ký gửi hay xách tay.
Các cơ quan an ninh hàng không tại Anh và Mỹ đưa ra danh sách các món đồ bị cấm trên trang web của họ, và TSA đăng trên tài khoản Instagram rất nổi tiếng của họ một số hình ảnh các món đồ bị tịch thu, từ những chiếc nhẫn chuỗi kiểu nắm đấm sắt cho tới các thứ như mặt nạ chống khí gas được trang trí bằng những viên đạn gắn lên.
Vậy còn những món đồ trang trí thì sao, như quả cầu tuyết chẳng hạn? Tốt nhất là bỏ chúng ra khỏi danh sách quà tặng. Tuy không bị các cơ quan an ninh hàng không nêu đích danh trong danh mục cấm, nhưng những món đồ mỏng manh dễ vỡ này sẽ bị tịch thu nếu bên trong có quá 100 ml nước, hoặc nếu các thanh tra hàng không cho rằng bên trong chúng có lượng nước quá mức đó.
Làm sao để tránh rắc rối? Hãy thử so sánh với một trái banh tennis: Nếu quả cầu của bạn nhỏ hơn thì có lẽ nó sẽ qua cửa an ninh trót lọt, nếu nó to hơn thì nên để lại, đừng mang theo (hoặc nếu vẫn muốn mang thì nên cho vào hành lý ký gửi).
Cũng nên lưu ý là cũng giống như khi xách tay các chai chất lỏng như dầu gội đầu hay nước súc miệng, những quả cầu tuyết phải được bỏ trong túi nhựa trong có khoá kéo kín khi qua cửa kiểm tra an ninh.
Giữ sức khoẻ (và giúp người khác giữ gìn sức khoẻ)
"Mùa này là mùa cảm cúm. Tuy là mùa tặng quà nhau, nhưng có một món quà hẳn là bạn không muốn mang về nhà, đó là tình trạng sổ mũi hoặc mệt mỏi nặng hơn nữa. Có mặt tại những nơi công cộng khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc virus cảm cúm hơn, và ngồi trong một chiếc phi cơ với hàng trăm người trong một ngày thì nguy cơ này càng rõ rệt."
Chỉ riêng việc có mặt tại sân bay đã đủ khiến bạn có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn rồi. Hãy nghĩ tới các phím bấm trong thang máy, thang cuốn, các nắm đấm hay tay vịn cửa, và các vòi nước uống nơi công cộng. Senning nói, "Để tránh bị lây nhiễm, hãy để tay ở dưới vai. Đừng chạm tay vào mắt, tai, mũi hay miệng."
Khi ốm bệnh thì tốt nhất là bạn nên ở nhà, nhưng đôi khi việc đi lại là điều không thể tránh. Trong trường hợp đó, hãy mang theo khăn giấy, nước và cố gắng ho, xỉ mũi về phía không có ai, Senning nói.
Với số khăn giấy bạn đã dùng thì "các ô sau lưng ghế ngồi không phải là chỗ thích hợp để nhét vào", ông nói. Cũng đừng đưa chúng cho tiếp viên. Họ không muốn bị lây bệnh đâu. Cách thích hợp là bạn hãy bỏ số khăn giấy đó vào thùng rác trong buồng vệ sinh trên máy bay.
Buồng vệ sinh: Bạn nghĩ rằng đây là nơi có nhiều vi trùng, vi khuẩn nhất máy bay? Không đúng. Senning nói các nghiên cứu cho thấy một trong những nơi bẩn nhất trên máy bay chính là bàn ăn. Nếu mang theo giấy ướt chống vi khuẩn để lau sạch bàn, chỗ để tay, quạt thông gió gắn phía trên đầu, và thậm chí cả khung cửa sổ nữa, là bạn đã có thể tránh dính vi khuẩn, virus rồi đấy.
Khi dùng buồng vệ sinh, hãy lấy giấy vệ sinh để lót tay khi xả nước toilet và mở cửa ra vào. Nói cách khác, tay bạn chạm vào đâu là vi khuẩn lan ra tới đó. Cho nên hãy cẩn thận.
Hãy nhã nhặn với các tiếp viên trên chuyến bay
I
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm khi bay đi nghỉ là gì? Hãy xử sự hoà nhã với các tiếp viên vốn đang phải làm việc cật lực trong dịp này. Nếu bạn muốn được phục vụ chu đáo trong suốt hành trình, thì thái độ nhã nhặn của bạn sẽ được đền đáp thoả đáng.
Một số nhân viên các hãng hàng không, nhất là các tiếp viên mới vào nghề vốn thường phải phục vụ liên tục vài chuyến bay, rất có thể phải làm 10 đến 14 tiếng một ngày. Đây là chưa tính tới thời gian họ phải lái xe tới, rồi đỗ xe tại sân bay nữa, nếu đó là ngày đầu tiên của ca làm việc.
Khi thời tiết xấu thì việc trì hoãn chuyến bay là điều không tránh khỏi, và rất có thể điều này khiến bạn khó chịu.
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc phi hành đoàn của bạn phải làm việc nhiều giờ hơn - mà bạn nên lưu ý là các tiếp viên không được trả tiền nếu như phi cơ chưa rời khỏi cổng đón khách. Tức là nếu bạn phải ngồi thêm ở cổng chuẩn bị lên máy bay hai tiếng, thì đó cũng là quãng thời gian các tiếp viên của bạn không được trả lương.
Tôi nói điều này là dựa trên kinh nghiệm bản thân. Tôi nhớ là trong một tuần Giáng Sinh, tôi phục vụ trên một chiếc máy bay phải chờ trên mặt đất ba tiếng, trong thời gian đó tôi đi rót đồ uống và phát các túi lạc rang cho khách trong khi chờ nhận một thiết bị máy bay "rất có thể sẽ tới vào bất kỳ lúc nào".
Hành khách thì được phép xuống khỏi máy bay và lên lại tuỳ ý, nhưng bất kỳ khi nào có khách trên khoang là các tiếp viên phải có mặt. Chuyến bay cuối cùng bị huỷ. Số tiền tôi nhận được trong ca làm việc đó chỉ là mức lương tối thiếu: khoảng 6 đô la cho ba giờ bị kẹt giữa các vị khách tức giận cằn nhằn. Phần tồi tệ nhất là gì? Là tôi lại bị phân công làm việc trên một chuyến bay khác ngay sau đó.
Beth Blair là cựu tiếp viên hàng không và hiện là một cây viết tự do.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Autos.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Cách đi máy bay khôn ngoan trong kỳ nghỉ lễ ( Đừng có chôm chĩa )
Khi các kênh radio phát đi bản nhạc đầy không khí Giáng Sinh, Jingle Bell Rock, thì đó là cũng là dấu hiệu cho thấy các hãng hàng không đang vào giai đoạn hoạt động hết tốc lực.
Beth Blair BBC Autos
Khi các kênh radio phát đi bản nhạc đầy không khí Giáng Sinh, Jingle Bell Rock, thì đó là cũng là dấu hiệu cho thấy các hãng hàng không đang vào giai đoạn hoạt động hết tốc lực.
Hồi năm ngoái, ở nước Anh có hơn 5 triệu người bay ra nước ngoài trong dịp Giáng Sinh.
Ở Mỹ, trong năm nay có 27,3 triệu người đi lại bằng đường hàng không trong dịp nghỉ lễ Tạ Ơn - tăng 2,5% so với năm ngoái, theo tổ chức Airlines for America.
Với những số liệu trên, thì rõ ràng là việc đi lại bằng đường hàng không trong thời điểm đông đúc này, vốn là thời gian rất hay bị trì hoãn chuyến bay do thời tiết, lại dễ bị lây bệnh từ các hành khách khác, thì bạn sẽ cần chuẩn bị tốt mới có thể có được hành trình như ý.
Hãy tuân thủ mọi yêu cầu về an ninh sân bay
"Các món quà được gói ghém đẹp đẽ vẫn phải được đưa qua máy soi như bất kỳ món đồ nào khác," Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Hoa Kỳ (TSA) nói.
"Chúng tôi có thể nhìn xuyên qua lớp giấy, giống như việc chúng tôi nhìn được xuyên qua hành lý, nhưng cũng như việc chúng tôi có thể phải mở một cái túi ra để lục soát khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường hoặc do có còi báo động, những món quà đã gói ghém cũng có thể phải mở ra nếu chúng tôi thấy cần kiểm tra kỹ hơn."
Nói cách khác, bạn không nên gói quà, dù để trong hành lý xách tay hay ký gửi, mà hãy chờ tới khi đến nơi rồi hẵng làm việc gói ghém.
Daniel Post Senning, tác giả cuốn Manners in a Digital World: Living Well Online (Cách ứng xử trong thế giới kỹ thuật số: Sống tốt trên mạng), nói các hành khách cần chuẩn bị tốt cho việc trải qua khâu kiểm tra an ninh sân bay bằng cách phải nắm rõ các quy định.
"Không có việc gì làm chậm trễ hàng người xếp hàng chờ qua cửa soi an ninh bằng chuyện có ai đó bỏ trong hành lý một hộp dầu gội đầu quá lớn hoặc đôi giày ngoại cỡ khiến phải mất thì giờ dỡ ra. Nếu bạn có rất nhiều đồ điện tử phải bỏ ra, hãy lịch sự nhường người khác tiến lên làm thủ tục trước," Senning nói.
Một phần quan trọng trong việc chuẩn bị qua cửa kiểm tra an ninh là bạn cần phải biết những gì không được mang theo, hoặc chỉ nên mang những gì trong hành lý xách tay, cái gì nên bỏ trong hành lý ký gửi.
Một bộ dao ăn? Phải để trong hành lý ký gửi. Đồ phụ kiện cho thuốc lá điện tử? Chỉ được mang theo trong hành lý xách tay thôi. Giày trượt băng? Ký gửi hay xách tay tuỳ bạn. Và tất nhiên, các món quà kiểu như pháo bông, bình xịt bọt màu hay túi khí dùng cho xe hơi là không thể mang theo, bất kể là ký gửi hay xách tay.
Các cơ quan an ninh hàng không tại Anh và Mỹ đưa ra danh sách các món đồ bị cấm trên trang web của họ, và TSA đăng trên tài khoản Instagram rất nổi tiếng của họ một số hình ảnh các món đồ bị tịch thu, từ những chiếc nhẫn chuỗi kiểu nắm đấm sắt cho tới các thứ như mặt nạ chống khí gas được trang trí bằng những viên đạn gắn lên.
Vậy còn những món đồ trang trí thì sao, như quả cầu tuyết chẳng hạn? Tốt nhất là bỏ chúng ra khỏi danh sách quà tặng. Tuy không bị các cơ quan an ninh hàng không nêu đích danh trong danh mục cấm, nhưng những món đồ mỏng manh dễ vỡ này sẽ bị tịch thu nếu bên trong có quá 100 ml nước, hoặc nếu các thanh tra hàng không cho rằng bên trong chúng có lượng nước quá mức đó.
Làm sao để tránh rắc rối? Hãy thử so sánh với một trái banh tennis: Nếu quả cầu của bạn nhỏ hơn thì có lẽ nó sẽ qua cửa an ninh trót lọt, nếu nó to hơn thì nên để lại, đừng mang theo (hoặc nếu vẫn muốn mang thì nên cho vào hành lý ký gửi).
Cũng nên lưu ý là cũng giống như khi xách tay các chai chất lỏng như dầu gội đầu hay nước súc miệng, những quả cầu tuyết phải được bỏ trong túi nhựa trong có khoá kéo kín khi qua cửa kiểm tra an ninh.
Giữ sức khoẻ (và giúp người khác giữ gìn sức khoẻ)
"Mùa này là mùa cảm cúm. Tuy là mùa tặng quà nhau, nhưng có một món quà hẳn là bạn không muốn mang về nhà, đó là tình trạng sổ mũi hoặc mệt mỏi nặng hơn nữa. Có mặt tại những nơi công cộng khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc virus cảm cúm hơn, và ngồi trong một chiếc phi cơ với hàng trăm người trong một ngày thì nguy cơ này càng rõ rệt."
Chỉ riêng việc có mặt tại sân bay đã đủ khiến bạn có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn rồi. Hãy nghĩ tới các phím bấm trong thang máy, thang cuốn, các nắm đấm hay tay vịn cửa, và các vòi nước uống nơi công cộng. Senning nói, "Để tránh bị lây nhiễm, hãy để tay ở dưới vai. Đừng chạm tay vào mắt, tai, mũi hay miệng."
Khi ốm bệnh thì tốt nhất là bạn nên ở nhà, nhưng đôi khi việc đi lại là điều không thể tránh. Trong trường hợp đó, hãy mang theo khăn giấy, nước và cố gắng ho, xỉ mũi về phía không có ai, Senning nói.
Với số khăn giấy bạn đã dùng thì "các ô sau lưng ghế ngồi không phải là chỗ thích hợp để nhét vào", ông nói. Cũng đừng đưa chúng cho tiếp viên. Họ không muốn bị lây bệnh đâu. Cách thích hợp là bạn hãy bỏ số khăn giấy đó vào thùng rác trong buồng vệ sinh trên máy bay.
Buồng vệ sinh: Bạn nghĩ rằng đây là nơi có nhiều vi trùng, vi khuẩn nhất máy bay? Không đúng. Senning nói các nghiên cứu cho thấy một trong những nơi bẩn nhất trên máy bay chính là bàn ăn. Nếu mang theo giấy ướt chống vi khuẩn để lau sạch bàn, chỗ để tay, quạt thông gió gắn phía trên đầu, và thậm chí cả khung cửa sổ nữa, là bạn đã có thể tránh dính vi khuẩn, virus rồi đấy.
Khi dùng buồng vệ sinh, hãy lấy giấy vệ sinh để lót tay khi xả nước toilet và mở cửa ra vào. Nói cách khác, tay bạn chạm vào đâu là vi khuẩn lan ra tới đó. Cho nên hãy cẩn thận.
Hãy nhã nhặn với các tiếp viên trên chuyến bay
I
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm khi bay đi nghỉ là gì? Hãy xử sự hoà nhã với các tiếp viên vốn đang phải làm việc cật lực trong dịp này. Nếu bạn muốn được phục vụ chu đáo trong suốt hành trình, thì thái độ nhã nhặn của bạn sẽ được đền đáp thoả đáng.
Một số nhân viên các hãng hàng không, nhất là các tiếp viên mới vào nghề vốn thường phải phục vụ liên tục vài chuyến bay, rất có thể phải làm 10 đến 14 tiếng một ngày. Đây là chưa tính tới thời gian họ phải lái xe tới, rồi đỗ xe tại sân bay nữa, nếu đó là ngày đầu tiên của ca làm việc.
Khi thời tiết xấu thì việc trì hoãn chuyến bay là điều không tránh khỏi, và rất có thể điều này khiến bạn khó chịu.
Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc phi hành đoàn của bạn phải làm việc nhiều giờ hơn - mà bạn nên lưu ý là các tiếp viên không được trả tiền nếu như phi cơ chưa rời khỏi cổng đón khách. Tức là nếu bạn phải ngồi thêm ở cổng chuẩn bị lên máy bay hai tiếng, thì đó cũng là quãng thời gian các tiếp viên của bạn không được trả lương.
Tôi nói điều này là dựa trên kinh nghiệm bản thân. Tôi nhớ là trong một tuần Giáng Sinh, tôi phục vụ trên một chiếc máy bay phải chờ trên mặt đất ba tiếng, trong thời gian đó tôi đi rót đồ uống và phát các túi lạc rang cho khách trong khi chờ nhận một thiết bị máy bay "rất có thể sẽ tới vào bất kỳ lúc nào".
Hành khách thì được phép xuống khỏi máy bay và lên lại tuỳ ý, nhưng bất kỳ khi nào có khách trên khoang là các tiếp viên phải có mặt. Chuyến bay cuối cùng bị huỷ. Số tiền tôi nhận được trong ca làm việc đó chỉ là mức lương tối thiếu: khoảng 6 đô la cho ba giờ bị kẹt giữa các vị khách tức giận cằn nhằn. Phần tồi tệ nhất là gì? Là tôi lại bị phân công làm việc trên một chuyến bay khác ngay sau đó.
Beth Blair là cựu tiếp viên hàng không và hiện là một cây viết tự do.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Autos.
( BBC )