Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Cái Giận Của Xếp
Làm người ai cũng có lúc mừng, giận, yêu, ghét, vui, thương, ham muốn. Nhưng làm sao khỏi giận, khỏi ghét? Thánh nhân cũng có lúc giận, nói chi đến con người thường như chúng ta.
ếp
Tướng Nguyễn Viết Thanh
Làm người ai cũng có lúc mừng, giận, yêu, ghét, vui, thương, ham muốn. Nhưng làm sao khỏi giận, khỏi ghét? Thánh nhân cũng có lúc giận, nói chi đến con người thường như chúng ta. Thế nhưng cái khéo, cái thành công của mỗi người là làm sao để biết tự chế. Giận mất khôn, tình cảm lấn áp lý trí, do đó khi giận, người ta có những ngôn ngữ và hành động xét ra không cần thiết và lắm khi còn đưa đến những hậu quả tai hại là khác.
Trong phim Patton có cảnh diễn tả khi danh tướng Hoa Kỳ này thăm viếng một bệnh viện dã chiến. Một thương binh Mỹ, trông thấy Patton đang thăm hỏi các thương binh một cách ân cần, anh ta thỉnh cầu vị Tướng này cho anh ta lưu lại bệnh viện thay vì trở lại chiến trường. Patton giận, ông cho anh này một cái tát. Người thủ vai lính Mỹ đóng rất khéo, nét mặt ngây ngô, lời nói lắp bắp, anh ta sợ chết vì ám ảnh trận chiến quá ác liệt và hãi hùng mà anh ta vừa trải qua. Nhưng cái tát của Patton làm cho anh ta sực tỉnh. Anh ta thấy được sự hèn yếu và nông nổi của mình. Sau khi bình phục, anh trở lại đơn vị củ cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm. Cái tát của Patton đượm tính chất giáo dục và hướng dẫn.
Sống trong quân ngũ, chúng tôi đã chứng kiến hoặc kinh qua những tình huống thật khó xử khi gặp phải cơn giận của cấp chỉ huy. Có lần chúng tôi phục vụ dưới quyền một vị Tư Lệnh mà sự nóng giận của ông đã được bộc lộ một cách khác thường, nắng đó và mưa đó. Sự nóng giận của xếp không những biểu lộ qua nét mặt, qua ngôn ngữ mà qua cả đôi tay. Buồn cười là ông nắm sư đoàn chỉ có vài tháng mà Tổng Hành Dinh phải thay đến chín tài xế. Tài xế nào cũng bị cây gậy ông gõ đầu. Mỗi lần gặp Tư Lệnh là cả một cực hình. Không rõ ai đó đã tìm ra phương thức hữu hiệu để hóa giải cơn giận của Tư Lệnh. Khi ông nổi nóng, đừng nhìn đi nơi khác mà đưa mắt chăm chú nhìn thẳng vào ông, thế là ông im. Và phương pháp đó được truyền khẩu cho mọi người.
Riêng hai Tướng Nguyễn Viết Thanh và Nguyễn Khoa Nam thì có vài điểm giống nhau. Hai ông đều thiếu tự nhiên khi đứng trước phụ nữ. Trong một buổi lễ gắn huy chương tại Sư Đoàn, Tướng Nguyễn Viết Thanh sau khi gắn huy chương cho các sĩ quan, đến người kế tiếp là nữ Trợ Tá Trưởng Phòng Xã Hội thì ông khựng lại. Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn phải cứu nguy, gắn huy chương cho bà Trưởng Phòng thay cho ông. Sau trận Mậu Thân, quân ta phản quân mãnh liệt, Việt Cộng bị thiệt hại nặng. Chúng treo giải thưởng lớn cho ai hạ sát được hai Tiểu Đoàn Trưởng hai Tiểu Đoàn 2/11 và 3/11 là hai đơn vị gây thiệt hại nặng cho chúng. Sư Đoàn đã lưu ý các đơn vị để cảnh giác đề phòng. Thế nhưng chẳng may, trong lúc chuyển quân từ địa điểm hành quân về hậu cứ, Việt Cộng đã núp trong các vườn mận ở Trung Lương cách Mỹ Tho 4 cây số bắn xối xả vào đoàn xe. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/11 và cố vấn Mỹ đều bị tử thương. Đau xót vì sự mất mát to lớn này, Tướng Thanh cho gọi Tỉnh Trưởng Định Tường đến Sư Đoàn để cật vấn:
- Đã có lệnh khai quang trục lộ Trung Lương-Mỹ Tho, tại sao Tiểu Khu Định Tường không thi hành?
Ông Tỉnh Trưởng tìm lời chống chế:
- Vì sợ dân kiện.
Tướng Thanh giận quá nói tiếp:
- Nước mất đến nơi rồi mà còn sợ ... còn sợ ...
Đó là cái giận của Tướng Nguyễn Viết Thanh. Với Tướng Nguyễn Khoa Nam, ông ít khi nổi giận nhưng không hẳn là không có.Một hôm, Sư Đoàn 7 Bộ Binh được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu là Phủ Tổng Thống muốn tổ chức một buổi họp tất cả các tỉnh trưởng Vùng 3 và Vùng 4 Chiến Thuật . Buổi họp đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống với sự tham dự của Thủ Tướng Chính Phủ, ông Phó Đại Sứ Hoa Kỳ và các vị Tổng, Bộ Trưởng. Mọi việc được chuẩn bị đầy đủ tại Đồng Tâm, chẳng may chỉ còn 4 hôm trước ngày họp, hai quân nhân phục vụ Câu Lạc Bộ Sư Đoàn vô ý gây hỏa hoạn. Khói bốc lên cao, chúng tôi cùng nhau dẹp tắc ngọn lửa. Lúc ấy cũng có mặt Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Ông rất giận, mặt đỏ, môi mấp máy, miệng lầm bầm. Chúng tôi e ngại vô cùng. Có lẽ ông muốn thoát ra một câu xỉ vả cho hả giận. Môi vẫn cử động nhưng rồi ông không nói gì cả. Hình như ông đã kiềm chế được cơn giận. Khi thấy hai quân nhân bị thương trong lúc tận tình cứu hỏa, ông bảo đưa họ ra ngoài, kêu Quân Y đến chăm sóc cho họ. Thì ra hai chàng này là hai người đã gây ra vụ cháy. Ông biết nhưng ông không quở trách nặng nề, chỉ nhắc lại lời dặn dò là phải hết sức cẩn thận, đừng để tái diễn. Trong tình huống như vậy, ông vẫn giữ được sự bình tĩnh và khoan dung. Rất may, câu lạc bộ chỉ bị thiệt hại nhẹ, được phục hồi nguyên trạng sau hai ngày sửa chữa.Vào một dịp khác, khi trực thăng của Thiếu Tướng Nam bay từ Vĩnh Bình về Đồng Tâm, lúc đang ở trên không phận quận Hàm Long, tỉnh Kiến Hòa, ông nhìn xuống thấy cánh đồng lúa mới cấy bên dưới in chằng chịt vết xe cày nát. Nhìn ông, tôi biết ông rất giận, ông mím môi. Khi bay trực thăng, ông ít khi dùng máy vô tuyến. Ông dùng viết chì mỡ viết trên ny lông bọc phóng đồ hành quân những câu thật ngắn để chúng tôi chuyển lệnh. Ông muốn gặp ngay Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị tại văn phòng. Máy bay vừa đáp xuống sân Bộ Tư Lệnh, ông đi thẳng vào văn phòng, chẳng nói năng gì cả. Ông đang giận. Nhìn Trung Tá Định, lúc đó là Tham Mưu Phó, ông nói với giọng đầy bực bội: “Đổ hết! Đổ hết! Công lao các anh đổ hết.” Trung Tá Định ngơ ngác, lúc đầu chẳng hiểu việc gì xảy ra mà xếp nổi giận như vậy. Câu chuyện như thế này. Tiểu Khu Kiến Hòa đang mở cuộc hành quân vào mật khu của Việt Cộng với sự tăng phái của một chi đoàn thiết vận xa. Đơn vị hành quân không sử dụng các trục lộ để tiến quân vì muốn tránh tổn thất do mìn địch gài trên đó mà cho thiết vận xa tiến vào mục tiêu băng qua cánh đồng lúa mới cấy, giờ bị cày nát. Trước sự việc đã xẩy ra như vậy, ông chỉ thị cho khối Chiến Tranh Chính Trị liên lạc với Tiểu Khu Kiến Hòa cấy lúa lại cho đồng bào. Khối Chiến Tranh Chính Trị có nhiệm vụ giám sát việc thi hành đồng thời nhắc nhở các đơn vị khác rút kinh nghiệm. Nhờ vậy mà mấy hôm sau, đồng bào đã thông cảm và hợp lực với quân đội để cấy lại ruộng đồng.
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam khi Người còn là Tư Lệnh SĐ7BB và Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, trái, Tư Lệnh QĐIV-QK4
Những năm sau ngày tàn cuộc chiến, từ các trại cải tạo về, mỗi khi có dịp gặp nhau, chúng tôi thường nhắc lại lời của vị Tư Lệnh: “Đổ hết! Đổ hết! Công lao các anh đổ hết.” Chúng tôi nhìn nhau cười cười nhưng đượm nét buồn vì nay kẻ mất người còn.Lê Chu – Nguyễn Trọng Đức
Bộ Tham Mưu Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong thời gian 1970-1974.
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hoà chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Cái Giận Của Xếp
Làm người ai cũng có lúc mừng, giận, yêu, ghét, vui, thương, ham muốn. Nhưng làm sao khỏi giận, khỏi ghét? Thánh nhân cũng có lúc giận, nói chi đến con người thường như chúng ta.
ếp
Tướng Nguyễn Viết Thanh
Làm người ai cũng có lúc mừng, giận, yêu, ghét, vui, thương, ham muốn. Nhưng làm sao khỏi giận, khỏi ghét? Thánh nhân cũng có lúc giận, nói chi đến con người thường như chúng ta. Thế nhưng cái khéo, cái thành công của mỗi người là làm sao để biết tự chế. Giận mất khôn, tình cảm lấn áp lý trí, do đó khi giận, người ta có những ngôn ngữ và hành động xét ra không cần thiết và lắm khi còn đưa đến những hậu quả tai hại là khác.
Trong phim Patton có cảnh diễn tả khi danh tướng Hoa Kỳ này thăm viếng một bệnh viện dã chiến. Một thương binh Mỹ, trông thấy Patton đang thăm hỏi các thương binh một cách ân cần, anh ta thỉnh cầu vị Tướng này cho anh ta lưu lại bệnh viện thay vì trở lại chiến trường. Patton giận, ông cho anh này một cái tát. Người thủ vai lính Mỹ đóng rất khéo, nét mặt ngây ngô, lời nói lắp bắp, anh ta sợ chết vì ám ảnh trận chiến quá ác liệt và hãi hùng mà anh ta vừa trải qua. Nhưng cái tát của Patton làm cho anh ta sực tỉnh. Anh ta thấy được sự hèn yếu và nông nổi của mình. Sau khi bình phục, anh trở lại đơn vị củ cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm. Cái tát của Patton đượm tính chất giáo dục và hướng dẫn.
Sống trong quân ngũ, chúng tôi đã chứng kiến hoặc kinh qua những tình huống thật khó xử khi gặp phải cơn giận của cấp chỉ huy. Có lần chúng tôi phục vụ dưới quyền một vị Tư Lệnh mà sự nóng giận của ông đã được bộc lộ một cách khác thường, nắng đó và mưa đó. Sự nóng giận của xếp không những biểu lộ qua nét mặt, qua ngôn ngữ mà qua cả đôi tay. Buồn cười là ông nắm sư đoàn chỉ có vài tháng mà Tổng Hành Dinh phải thay đến chín tài xế. Tài xế nào cũng bị cây gậy ông gõ đầu. Mỗi lần gặp Tư Lệnh là cả một cực hình. Không rõ ai đó đã tìm ra phương thức hữu hiệu để hóa giải cơn giận của Tư Lệnh. Khi ông nổi nóng, đừng nhìn đi nơi khác mà đưa mắt chăm chú nhìn thẳng vào ông, thế là ông im. Và phương pháp đó được truyền khẩu cho mọi người.
Riêng hai Tướng Nguyễn Viết Thanh và Nguyễn Khoa Nam thì có vài điểm giống nhau. Hai ông đều thiếu tự nhiên khi đứng trước phụ nữ. Trong một buổi lễ gắn huy chương tại Sư Đoàn, Tướng Nguyễn Viết Thanh sau khi gắn huy chương cho các sĩ quan, đến người kế tiếp là nữ Trợ Tá Trưởng Phòng Xã Hội thì ông khựng lại. Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn phải cứu nguy, gắn huy chương cho bà Trưởng Phòng thay cho ông. Sau trận Mậu Thân, quân ta phản quân mãnh liệt, Việt Cộng bị thiệt hại nặng. Chúng treo giải thưởng lớn cho ai hạ sát được hai Tiểu Đoàn Trưởng hai Tiểu Đoàn 2/11 và 3/11 là hai đơn vị gây thiệt hại nặng cho chúng. Sư Đoàn đã lưu ý các đơn vị để cảnh giác đề phòng. Thế nhưng chẳng may, trong lúc chuyển quân từ địa điểm hành quân về hậu cứ, Việt Cộng đã núp trong các vườn mận ở Trung Lương cách Mỹ Tho 4 cây số bắn xối xả vào đoàn xe. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/11 và cố vấn Mỹ đều bị tử thương. Đau xót vì sự mất mát to lớn này, Tướng Thanh cho gọi Tỉnh Trưởng Định Tường đến Sư Đoàn để cật vấn:
- Đã có lệnh khai quang trục lộ Trung Lương-Mỹ Tho, tại sao Tiểu Khu Định Tường không thi hành?
Ông Tỉnh Trưởng tìm lời chống chế:
- Vì sợ dân kiện.
Tướng Thanh giận quá nói tiếp:
- Nước mất đến nơi rồi mà còn sợ ... còn sợ ...
Đó là cái giận của Tướng Nguyễn Viết Thanh. Với Tướng Nguyễn Khoa Nam, ông ít khi nổi giận nhưng không hẳn là không có.Một hôm, Sư Đoàn 7 Bộ Binh được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu là Phủ Tổng Thống muốn tổ chức một buổi họp tất cả các tỉnh trưởng Vùng 3 và Vùng 4 Chiến Thuật . Buổi họp đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống với sự tham dự của Thủ Tướng Chính Phủ, ông Phó Đại Sứ Hoa Kỳ và các vị Tổng, Bộ Trưởng. Mọi việc được chuẩn bị đầy đủ tại Đồng Tâm, chẳng may chỉ còn 4 hôm trước ngày họp, hai quân nhân phục vụ Câu Lạc Bộ Sư Đoàn vô ý gây hỏa hoạn. Khói bốc lên cao, chúng tôi cùng nhau dẹp tắc ngọn lửa. Lúc ấy cũng có mặt Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Ông rất giận, mặt đỏ, môi mấp máy, miệng lầm bầm. Chúng tôi e ngại vô cùng. Có lẽ ông muốn thoát ra một câu xỉ vả cho hả giận. Môi vẫn cử động nhưng rồi ông không nói gì cả. Hình như ông đã kiềm chế được cơn giận. Khi thấy hai quân nhân bị thương trong lúc tận tình cứu hỏa, ông bảo đưa họ ra ngoài, kêu Quân Y đến chăm sóc cho họ. Thì ra hai chàng này là hai người đã gây ra vụ cháy. Ông biết nhưng ông không quở trách nặng nề, chỉ nhắc lại lời dặn dò là phải hết sức cẩn thận, đừng để tái diễn. Trong tình huống như vậy, ông vẫn giữ được sự bình tĩnh và khoan dung. Rất may, câu lạc bộ chỉ bị thiệt hại nhẹ, được phục hồi nguyên trạng sau hai ngày sửa chữa.Vào một dịp khác, khi trực thăng của Thiếu Tướng Nam bay từ Vĩnh Bình về Đồng Tâm, lúc đang ở trên không phận quận Hàm Long, tỉnh Kiến Hòa, ông nhìn xuống thấy cánh đồng lúa mới cấy bên dưới in chằng chịt vết xe cày nát. Nhìn ông, tôi biết ông rất giận, ông mím môi. Khi bay trực thăng, ông ít khi dùng máy vô tuyến. Ông dùng viết chì mỡ viết trên ny lông bọc phóng đồ hành quân những câu thật ngắn để chúng tôi chuyển lệnh. Ông muốn gặp ngay Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị tại văn phòng. Máy bay vừa đáp xuống sân Bộ Tư Lệnh, ông đi thẳng vào văn phòng, chẳng nói năng gì cả. Ông đang giận. Nhìn Trung Tá Định, lúc đó là Tham Mưu Phó, ông nói với giọng đầy bực bội: “Đổ hết! Đổ hết! Công lao các anh đổ hết.” Trung Tá Định ngơ ngác, lúc đầu chẳng hiểu việc gì xảy ra mà xếp nổi giận như vậy. Câu chuyện như thế này. Tiểu Khu Kiến Hòa đang mở cuộc hành quân vào mật khu của Việt Cộng với sự tăng phái của một chi đoàn thiết vận xa. Đơn vị hành quân không sử dụng các trục lộ để tiến quân vì muốn tránh tổn thất do mìn địch gài trên đó mà cho thiết vận xa tiến vào mục tiêu băng qua cánh đồng lúa mới cấy, giờ bị cày nát. Trước sự việc đã xẩy ra như vậy, ông chỉ thị cho khối Chiến Tranh Chính Trị liên lạc với Tiểu Khu Kiến Hòa cấy lúa lại cho đồng bào. Khối Chiến Tranh Chính Trị có nhiệm vụ giám sát việc thi hành đồng thời nhắc nhở các đơn vị khác rút kinh nghiệm. Nhờ vậy mà mấy hôm sau, đồng bào đã thông cảm và hợp lực với quân đội để cấy lại ruộng đồng.
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam khi Người còn là Tư Lệnh SĐ7BB và Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, trái, Tư Lệnh QĐIV-QK4
Những năm sau ngày tàn cuộc chiến, từ các trại cải tạo về, mỗi khi có dịp gặp nhau, chúng tôi thường nhắc lại lời của vị Tư Lệnh: “Đổ hết! Đổ hết! Công lao các anh đổ hết.” Chúng tôi nhìn nhau cười cười nhưng đượm nét buồn vì nay kẻ mất người còn.Lê Chu – Nguyễn Trọng Đức
Bộ Tham Mưu Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong thời gian 1970-1974.
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hoà chuyển