Kinh Khổ
Cái chết của Fidel Castro gợi lại ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc
Đọc thông tin và những bình luận về cái chết của Fidel Castro. Thấy có người thì ngợi ca, thương tiếc. Có người thì mừng vui, hả dạ.
Đối với mình thì chẳng vui chẳng buồn. Cái chết của Fidel chỉ gợi lại cho mình ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc. Hồi đó, bọn trẻ chúng mình say sưa với những hình ảnh thần tượng của các lãnh tụ XHCN là bác Mao, bác Fidel và bác Stalin. Đọc thơ của Tố Hữu, thấy hình ảnh các bác ấy, và Trung Hoa, Liên Xô với Cuba sao mà vĩ đại thế! Điều kỳ lạ là hồi đó chẳng ai nghĩ mình khổ! Ai cũng thấy tự hào được sống ở một đất nước thuộc phe XHCN, ai cũng một lòng bừng bừng niềm tin đánh thắng đế quốc để mình sẽ lên CNCS, sẽ được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”…
Suốt cả tuổi thơ, từ năm 7 tuổi mình đã
quen với những buổi thức dậy từ mờ sương, mắt nhắm mắt mở xếp hàng mua
gạo, thịt, mắm, muối… ở các cửa hàng mậu dịch. Quen với những bìa tem
phiếu và sổ mua lương thực quyết định chuyện đói, no cho cả nhà. Quen
với những lúc phải ăn gạo mốc, gạo mọt. Quen với cảnh mẹ xúm xít cùng
các cô chia nhau từng gam mì chính (bột ngọt). Quen với những khi bố
phải lấy kẹo bột nấu chè thay đường để có chút ngọt cho cả nhà đỡ thèm…
Và mơ ước cháy bỏng của mình về nghề nghiệp suốt thời thơ trẻ là mong
sau này sẽ được trở thành cô mậu dịch viên oai phong, ngồi sau quầy kính
đầy quyền uy để ban phát cái ăn cho mọi người 😦.
Nhiều bạn nói rằng thấy Cuba vẫn hơn VN nhiều thứ, đặc biệt về dịch vụ y tế và sự ổn định cuộc sống cho người dân của họ. Và rằng Cuba cũng giúp đỡ VN rất hào phóng trong suốt cuộc chiến chống Mỹ. Để từ đó cho rằng Fidel thật sự có công với Cuba và ông quả đúng là người bạn tốt của nhân dân VN.
Mình nhớ, năm 1975, mình nhận được một con “búp bê miền Nam” bằng nhựa do anh họ đi bộ đội trở về mang cho. Mình đã ngây ngất ngắm nó và nghĩ không hiểu sao “bọn đế quốc trong Nam” lại có thể làm được một vật đẹp đẽ như thế! Cũng trong năm đó, lần đầu tiên mình có được một cái áo hoa do bà nội mua cho, khi bà vào Sài Gòn thăm người em ruột và họ hàng di cư từ năm 54 chưa hề gặp lại. Con bé 9 tuổi hồi nào giờ chỉ biết mặc áo một màu trắng, xanh, nâu hoặc xám, lúc ấy ngượng nghịu sung sướng với tấm áo hoa đầu tiên trong đời nên nâng niu cất để dành đến Tết mới dám mặc…
Mình chưa từng tới Cuba nên không biết người dân ở đó thực sự sống thế nào và nghĩ gì về những điều mà Fidel đã mang lại cho đất nước của họ. Mình chỉ suy ra từ mình – một đứa trẻ đã từng thần tượng Fidel cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác của khối XHCN. Nhưng rồi một ngày nào đó nó chợt tỉnh và vỡ ra rằng bấy lâu nay nó khổ mà không biết mình khổ. Nó hài lòng với những gì có được mà không biết rằng nó chỉ đang được sống ở mức tối thiểu. Nó cứ tưởng nó sung sướng mà không biết rằng người ta đang thương hại nó thế nào…
Nên hôm nay, với Fidel, mình cúi đầu chia buồn khi nghe tin về cái chết của ông như nghe tin một người quen cũ vừa qua đời. Nhưng nếu bảo tiếc thương, mình không thể tiếc thương một quá khứ nông nổi, ấu trĩ và đau buồn. Vĩnh biệt ông mà cũng mong nhân dân Cuba sẽ vĩnh biệt luôn một thời kỳ u mê, mông muội quá lâu, quá dài trong suốt chiều dài lịch sử của họ!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Cái chết của Fidel Castro gợi lại ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc
Đọc thông tin và những bình luận về cái chết của Fidel Castro. Thấy có người thì ngợi ca, thương tiếc. Có người thì mừng vui, hả dạ.
Đối với mình thì chẳng vui chẳng buồn. Cái chết của Fidel chỉ gợi lại cho mình ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc. Hồi đó, bọn trẻ chúng mình say sưa với những hình ảnh thần tượng của các lãnh tụ XHCN là bác Mao, bác Fidel và bác Stalin. Đọc thơ của Tố Hữu, thấy hình ảnh các bác ấy, và Trung Hoa, Liên Xô với Cuba sao mà vĩ đại thế! Điều kỳ lạ là hồi đó chẳng ai nghĩ mình khổ! Ai cũng thấy tự hào được sống ở một đất nước thuộc phe XHCN, ai cũng một lòng bừng bừng niềm tin đánh thắng đế quốc để mình sẽ lên CNCS, sẽ được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”…
Suốt cả tuổi thơ, từ năm 7 tuổi mình đã
quen với những buổi thức dậy từ mờ sương, mắt nhắm mắt mở xếp hàng mua
gạo, thịt, mắm, muối… ở các cửa hàng mậu dịch. Quen với những bìa tem
phiếu và sổ mua lương thực quyết định chuyện đói, no cho cả nhà. Quen
với những lúc phải ăn gạo mốc, gạo mọt. Quen với cảnh mẹ xúm xít cùng
các cô chia nhau từng gam mì chính (bột ngọt). Quen với những khi bố
phải lấy kẹo bột nấu chè thay đường để có chút ngọt cho cả nhà đỡ thèm…
Và mơ ước cháy bỏng của mình về nghề nghiệp suốt thời thơ trẻ là mong
sau này sẽ được trở thành cô mậu dịch viên oai phong, ngồi sau quầy kính
đầy quyền uy để ban phát cái ăn cho mọi người 😦.
Nhiều bạn nói rằng thấy Cuba vẫn hơn VN nhiều thứ, đặc biệt về dịch vụ y tế và sự ổn định cuộc sống cho người dân của họ. Và rằng Cuba cũng giúp đỡ VN rất hào phóng trong suốt cuộc chiến chống Mỹ. Để từ đó cho rằng Fidel thật sự có công với Cuba và ông quả đúng là người bạn tốt của nhân dân VN.
Mình nhớ, năm 1975, mình nhận được một con “búp bê miền Nam” bằng nhựa do anh họ đi bộ đội trở về mang cho. Mình đã ngây ngất ngắm nó và nghĩ không hiểu sao “bọn đế quốc trong Nam” lại có thể làm được một vật đẹp đẽ như thế! Cũng trong năm đó, lần đầu tiên mình có được một cái áo hoa do bà nội mua cho, khi bà vào Sài Gòn thăm người em ruột và họ hàng di cư từ năm 54 chưa hề gặp lại. Con bé 9 tuổi hồi nào giờ chỉ biết mặc áo một màu trắng, xanh, nâu hoặc xám, lúc ấy ngượng nghịu sung sướng với tấm áo hoa đầu tiên trong đời nên nâng niu cất để dành đến Tết mới dám mặc…
Mình chưa từng tới Cuba nên không biết người dân ở đó thực sự sống thế nào và nghĩ gì về những điều mà Fidel đã mang lại cho đất nước của họ. Mình chỉ suy ra từ mình – một đứa trẻ đã từng thần tượng Fidel cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác của khối XHCN. Nhưng rồi một ngày nào đó nó chợt tỉnh và vỡ ra rằng bấy lâu nay nó khổ mà không biết mình khổ. Nó hài lòng với những gì có được mà không biết rằng nó chỉ đang được sống ở mức tối thiểu. Nó cứ tưởng nó sung sướng mà không biết rằng người ta đang thương hại nó thế nào…
Nên hôm nay, với Fidel, mình cúi đầu chia buồn khi nghe tin về cái chết của ông như nghe tin một người quen cũ vừa qua đời. Nhưng nếu bảo tiếc thương, mình không thể tiếc thương một quá khứ nông nổi, ấu trĩ và đau buồn. Vĩnh biệt ông mà cũng mong nhân dân Cuba sẽ vĩnh biệt luôn một thời kỳ u mê, mông muội quá lâu, quá dài trong suốt chiều dài lịch sử của họ!