Nhân Vật
Cái chết của nhà độc tài Lybia, đại tá Gaddafi - Mai Tú Ân ( Tương lai của Vẹm Gộc giống như hình minh họa )
( HNPD )Muammar Abu Minyar al-Gaddafi, cũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 – chết ngày 20 tháng 10 năm 2011, là lãnh đạo tối cao của Lybia từ một cuộc đảo chính lật đổ
Muammar Abu Minyar al-Gaddafi, cũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 – chết ngày 20 tháng 10 năm 2011, là lãnh đạo tối cao của Lybia từ một cuộc đảo chính lật đổ vua Libya năm 1969 đến khi chính ông bị lật đổ vào năm 2011. Gaddafi còn tự gọi mình là "Vua của các vị vua châu Phi" và "lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi Giáo". Ông là một trong những người cầm quyền lâu nhất thế giới với 42 năm.
Gaddafi
là con út trong một gia đình nông dân. Theo chính thức cha ông là
Mohammed Abdul Salam bin Hamed bin Mohammed Al-Gaddafi, còn gọi là Abu
Meniar . Tuy nhiên trong The Times có thông tin về khả năng cha thực của ông là một sĩ quan Pháp. Mẹ
ông là Aisha Bin Niran. Ít điều được biết về tuổi thơ của Gaddafi. Khi
còn nhỏ ông được các bạn gọi là 'al-jamil' hay 'người đẹp trai'. Ông lớn
lên tại vùng sa mạc Sirte. Ông tiếp thu một nền giáo dục tiểu học tôn giáo truyền thống và vào trường dự bị ở Fezzan từ
năm 1956 đến năm 1961. Gaddafi và một nhóm vài người bạn ông đã gặp tại
trường thành lập một hình thức lãnh đạo trung tâm của một nhóm chiến
binh cách mạng sau này sẽ nắm quyền lực tại đất nước. Người tạo cảm hứng
cho Gaddafi là Gamal Abdel Nasser, tổng thống nước Ai Cập láng giềng, người đã lên giữ chức tổng thống bằng cách kêu gọi một sự thống nhất Ả Rập.
Gaddafi vào viện hàn lâm quân sự ở Benghazi năm 1963, nơi ông và vài người bạn thành lập một nhóm bí mật với mục đích lật đổ chế độ quân chủ Libya có lập trường ủng hộ phương Tây. Sau khi tốt nghiệp năm 1965, ông được gửi tới Anh Quốc để tiếp tục học tại Staff College của Quân Đội Anh, hiện là Joint Services Command and Staff College, về nước năm 1966 với tư cách một sĩ quan uỷ nhiệm trong Signal Corps.
Đảo chính quân sự và lên nắm quyền
Ngày 1 tháng 9 năm 1969, một nhóm sĩ quan quân đội nhỏ do Gaddafi lãnh đạo tổ chức \một cuộc đảo chính không đổ máu chống lại Vua Idris Đệ Nhất,
đã bị các sĩ quan quân đội cách mạng chính thức hạ bệ và quản thúc tại
gia; họ huỷ bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố một nhà nước Cộng hoà Libya Ả
Rập mới.
Một Hội đồng Chỉ huy Cách mạng được thành lập để cai trị đất nước, với Gaddafi giữ chức chủ tịch. Ông thêm danh hiệu thủ tướng năm
1970, nhưng ngừng giữ chức vụ năm 1972. Không giống như các nhà cách
mạng quân sự khác, Gaddafi không tự thăng mình lên hàm tướng ngay khi nắm quyền, mà chấp nhận một nghi lễ thăng chức từ đại uý lên đại tá và
vẫn giữ cấp hàm này cho đến ngày nay. Tuy theo kiểu cấp hàm phương Tây
một đại tá không thích hợp để cai trị một quốc gia và là Tổng Tư Lệnh quân
đội đất nước, theo lời của Gaddafi xã hội Libya được "cai quản bởi nhân
dân", vì thế ông không cần thêm danh hiệu phô trương hay cấp bậc chỉ
huy quân đội tối cao.
Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo và thuyết Liên Hồi giáo
Gaddafi xây dựng chế độ mới của mình dựa trên sự kết hợp Chủ Nghĩa Quốc Gia Ả Rập, các khía cạnh của phúc lợi xã hội, và cái Gaddafi gọi là "Dân Chủ Nhân Dân trực tiếp". Ông gọi hệ thống này là "Chủ Nghĩa Xã Hội Hồi Giáo",
và, tuy ông cho phép tư nhân kiểm soát các công ty nhỏ, chính phủ kiểm
soát các công ty lớn. Phúc lợi xã hội, tự do, và giáo dục được nhấn
mạnh. Ông cũng áp dụng một hệ thống đạo đức Hồi giáo, đặt ra ngoài vòng
pháp luật rượu và cờ bạc.
BỊ TÒA ÁN TỘI PHẠM QUỐC TẾ KẾT TỘI
Đại tá Gaddafi là chủ mưu của vụ đánh bom khủng bố chiếc máy bay trên bầu trời Lockerbie của Scotland làm 270 người thiệt mạng năm 1988. Tuy nhiên Gaddafi đã từ chối hợp tác điều tra, đến năm 1999 mới trao hai nghi phạm và sau đó thừa nhận trách nhiệm của mình.
Ngày
16 tháng 5 năm 2011, Tòa án tội phạm quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt
Gaddafi và con trai với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người, bao gồm giết hại và tra tấn người biểu tình trong giai đoạn 15/2 đến 28/2/2011. Gaddafi đã thực hiện một cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình chống lại chính quyền của ông, tiếp sau làn sóng nổi dậy ở khắp Trung Đông hồi đầu năm 2011. Ngày 27 tháng 6, Gaddafi và hai người thân cận nhất - con trai Saif al Islam và lãnh đạo tình tình báo Abdullah al Sanousi đã chính thức bị Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay ra lệnh truy nã quốc tế.
Cuộc nổi dậy tại Libya và sự can thiệp của phương Tây
Tháng 2 năm 2011, vài tuần sau khi các cuộc biểu tình “Mùa Xuân Ả Rập” khiến tổng thống của Tunisia và Ai Cập từ chức, cuộc nổi dậy chống Gadhafi đã bùng lên. Gadhafi dùng quân đội, cảnh sát,an ninh để trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối như những con chuột,
và khẳng định hành động của họ là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo
giác. Việc này đẩy sự căm phẫn của những người chống đối lên cao hơn,
khiến làn sóng nổi dậy phát triển mạnh hơn, biến thành nội chiến.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ra Nghi Quyết 1973,
thiết lập vùng cấm bay tại Libya. Sau đó, 15 quốc gia phương Tây lập
liên minh, đem không quân và hải quân tới thực thi khu vực cấm bay và
phong tỏa hải quân, cũng như tiến hành không kích vào lực lượng của ông
Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy.
Kể
từ đó, nhiều nhân vật chính trị, quân sự, lẫn bóng đá đã bỏ chạy sang
phe nổi dậy và lên tiếng chỉ trích Gaddafi. Ngày 31 tháng 3, Ngoại
trưởng Libya Moussa Koussa đã "đào tẩu" sang Anh Quốc để phản đối lực lượng thân Gaddafi tấn công dân thường. Ngày 1 tháng 4, 3 quan chức cao cấp của chính quyền Gaddafi từ chức chạy ra nước ngoài: ông Ali Abdessalam Treki, đại diện Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Abu Al Mohammad Qassim Al Zawi, đứng đầu Ủy ban Nhân dân Libya, và ông Abu Zayed Dordah, cựu thủ tướng của Libya trong thời gian từ 1990-1994, giám đốc Cơ quan Tình Báo…
Ngày 30 tháng 5, 8 sĩ quan quân đội cấp cao của Libya, trong đó có 5 vị tướng đã
tuyên bố rời bỏ hàng ngũ quân Gaddafi. Họ cáo buộc Gaddafi đã cho "giết
chóc, thảm sát, bạo lực chống lại phụ nữ" và đã bảo họ làm những điều
mà "không một người có lý trí nào với nhân cách tối thiểu có thể làm".
Tướng Oun Ali Ouncáo buộc quân của Gaddafi mắc tội "diệt chủng" và kêu gọi các binh lính và sĩ quan an ninh rời bỏ chính quyền.
Bị lật đổ và thiệt mạng
Quân
nổi dậy đã tiến chiếm thủ đô Tripoli, Gaddafi bị chính thức lật đổ vào
cuối tháng 8 năm 2011, sau 42 năm cầm quyền ở Libya, và bỏ chạy về
Sirte, quê hương ông. Đến giữa tháng 9, khoảng một nửa quốc gia trên thế
giới, chính thức công nhận Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc Gia (NTC) là chính quyền hợp pháp của nước này. Ngày
6 tháng 10, đại tá Gaddafi lại ra mặt sau một thời gian mất tích để kêu
gọi "toàn dân xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền lâm
thời Libya", nhưng chẳng có ai hưởng ứng và không có cuộc biểu tình
chống NTC nào diễn ra. Ở nơi ẩn nấp cuối cùng, Gaddafi đã "rất sợ NATO",
trong những ngày cuối đời, ông phải ăn gạo sống và mì ống nhặt được từ
các nhà dân bỏ hoang, than thở về việc không có điện và nước.
Quân NTC tấn công Sirte,
quê hương và cũng là thành trì cuối cùng của Gaddafi, vào ngày 20 tháng
10. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông đã dẫn lời một quan chức
quân đội cao cấp của hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) cho biết
đại tá Gaddafi đã bị vì nhiều vết thương nặng khi đang trên đường chạy
trốn và đã bị quân Cách Mạng bắt gần Sirte. Theo đó, đoàn xe 14 chiếc
chở Gaddafi, con trai đã bị máy bay NATO oanh kích. Gaddafi bị thương
đươc dìu vào một ống cống dẫn nước. Lực lượng NTC đã bao vây và tấn
công, bắn nhau với các vệ sĩ còn lại của Gaddafi. Cuộc chiến mau chóng
kết thúc với việc quân nổi dậy tiêu diệt con trai Gaddafi và đám vệ sĩ.
Theo một số nguồn tin, Gaddafi bị bắt khi đang trốn trong một ống cống, khi đưa ông ta ra, [ông ta đã cầu xin tha mạng và
van xin các binh sĩ nổi dậy "đừng bắn". Trong một đám quân của lưc
lượng nổi dậy vừa bao quanh, vừa xô đẩy ông ta đi, Gaddafi lên tiếng :
“Ta là đại tá Gaddagfi đây. Đừng bắn ta, các con trai.”.
Nhưng
hai phát súng ngắn vang lên, trong đó có một viên vào đầu đã giết chết
ông ngay tức khắc. Không rõ ai đã bắn nhưng rõ ràng người bắn đã nhận
lệnh ở cấp cao hơn. Họ không muốn có rắc rối nếu để Gaddafi sống.
Binh sĩ NTC viết lên cống bằng sơn màu xanh dòng chữ "Nơi trốn của Gaddafi, Con chuột cống" và chuyền nhau khẩu súng lục bằng vàng của ông ta. Thi thể của Gaddafi sau đó được đưa đến Misrata với 2 cái lỗ đạn trên đầu và ngực, và được đặt trong một phòng lạnh dùng để chứa thịt gia súc cùng với thi thể của con trai Mu’tasim. Tại
đây, người ta xếp những hàng dài để được vào xem, chụp hình, quay phim
tận mắt thi thể Gaddafi, nằm bán khỏa thân trong một cái chăn cũ (hình)
Nhiều người Libya đã đổ ra đường ăn mừng cái chết của đại tá Gaddafi. Đến
ngày 25 tháng 10, xác của Gaddafi cùng con trai Mutassim và cựu bộ
trưởng quốc phòng dưới chế độ Gaddafi Abu Bakr Younis đã được đem chôn
tại một nơi bí mật trong sa mạc. ĐIều
này trái với mong ước trong di chúc của Gaddafi, trong đó ông bày tỏ
mong muốn được chôn cất bên cạnh "gia đình và bạn bè" ở quê hương mình.
MaiTú Ân tổng hợp
( HNPĐ )
( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cái chết của nhà độc tài Lybia, đại tá Gaddafi - Mai Tú Ân ( Tương lai của Vẹm Gộc giống như hình minh họa )
( HNPD )Muammar Abu Minyar al-Gaddafi, cũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 – chết ngày 20 tháng 10 năm 2011, là lãnh đạo tối cao của Lybia từ một cuộc đảo chính lật đổ
Muammar Abu Minyar al-Gaddafi, cũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 – chết ngày 20 tháng 10 năm 2011, là lãnh đạo tối cao của Lybia từ một cuộc đảo chính lật đổ vua Libya năm 1969 đến khi chính ông bị lật đổ vào năm 2011. Gaddafi còn tự gọi mình là "Vua của các vị vua châu Phi" và "lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi Giáo". Ông là một trong những người cầm quyền lâu nhất thế giới với 42 năm.
Gaddafi
là con út trong một gia đình nông dân. Theo chính thức cha ông là
Mohammed Abdul Salam bin Hamed bin Mohammed Al-Gaddafi, còn gọi là Abu
Meniar . Tuy nhiên trong The Times có thông tin về khả năng cha thực của ông là một sĩ quan Pháp. Mẹ
ông là Aisha Bin Niran. Ít điều được biết về tuổi thơ của Gaddafi. Khi
còn nhỏ ông được các bạn gọi là 'al-jamil' hay 'người đẹp trai'. Ông lớn
lên tại vùng sa mạc Sirte. Ông tiếp thu một nền giáo dục tiểu học tôn giáo truyền thống và vào trường dự bị ở Fezzan từ
năm 1956 đến năm 1961. Gaddafi và một nhóm vài người bạn ông đã gặp tại
trường thành lập một hình thức lãnh đạo trung tâm của một nhóm chiến
binh cách mạng sau này sẽ nắm quyền lực tại đất nước. Người tạo cảm hứng
cho Gaddafi là Gamal Abdel Nasser, tổng thống nước Ai Cập láng giềng, người đã lên giữ chức tổng thống bằng cách kêu gọi một sự thống nhất Ả Rập.
Gaddafi vào viện hàn lâm quân sự ở Benghazi năm 1963, nơi ông và vài người bạn thành lập một nhóm bí mật với mục đích lật đổ chế độ quân chủ Libya có lập trường ủng hộ phương Tây. Sau khi tốt nghiệp năm 1965, ông được gửi tới Anh Quốc để tiếp tục học tại Staff College của Quân Đội Anh, hiện là Joint Services Command and Staff College, về nước năm 1966 với tư cách một sĩ quan uỷ nhiệm trong Signal Corps.
Đảo chính quân sự và lên nắm quyền
Ngày 1 tháng 9 năm 1969, một nhóm sĩ quan quân đội nhỏ do Gaddafi lãnh đạo tổ chức \một cuộc đảo chính không đổ máu chống lại Vua Idris Đệ Nhất,
đã bị các sĩ quan quân đội cách mạng chính thức hạ bệ và quản thúc tại
gia; họ huỷ bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố một nhà nước Cộng hoà Libya Ả
Rập mới.
Một Hội đồng Chỉ huy Cách mạng được thành lập để cai trị đất nước, với Gaddafi giữ chức chủ tịch. Ông thêm danh hiệu thủ tướng năm
1970, nhưng ngừng giữ chức vụ năm 1972. Không giống như các nhà cách
mạng quân sự khác, Gaddafi không tự thăng mình lên hàm tướng ngay khi nắm quyền, mà chấp nhận một nghi lễ thăng chức từ đại uý lên đại tá và
vẫn giữ cấp hàm này cho đến ngày nay. Tuy theo kiểu cấp hàm phương Tây
một đại tá không thích hợp để cai trị một quốc gia và là Tổng Tư Lệnh quân
đội đất nước, theo lời của Gaddafi xã hội Libya được "cai quản bởi nhân
dân", vì thế ông không cần thêm danh hiệu phô trương hay cấp bậc chỉ
huy quân đội tối cao.
Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo và thuyết Liên Hồi giáo
Gaddafi xây dựng chế độ mới của mình dựa trên sự kết hợp Chủ Nghĩa Quốc Gia Ả Rập, các khía cạnh của phúc lợi xã hội, và cái Gaddafi gọi là "Dân Chủ Nhân Dân trực tiếp". Ông gọi hệ thống này là "Chủ Nghĩa Xã Hội Hồi Giáo",
và, tuy ông cho phép tư nhân kiểm soát các công ty nhỏ, chính phủ kiểm
soát các công ty lớn. Phúc lợi xã hội, tự do, và giáo dục được nhấn
mạnh. Ông cũng áp dụng một hệ thống đạo đức Hồi giáo, đặt ra ngoài vòng
pháp luật rượu và cờ bạc.
BỊ TÒA ÁN TỘI PHẠM QUỐC TẾ KẾT TỘI
Đại tá Gaddafi là chủ mưu của vụ đánh bom khủng bố chiếc máy bay trên bầu trời Lockerbie của Scotland làm 270 người thiệt mạng năm 1988. Tuy nhiên Gaddafi đã từ chối hợp tác điều tra, đến năm 1999 mới trao hai nghi phạm và sau đó thừa nhận trách nhiệm của mình.
Ngày
16 tháng 5 năm 2011, Tòa án tội phạm quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt
Gaddafi và con trai với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người, bao gồm giết hại và tra tấn người biểu tình trong giai đoạn 15/2 đến 28/2/2011. Gaddafi đã thực hiện một cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình chống lại chính quyền của ông, tiếp sau làn sóng nổi dậy ở khắp Trung Đông hồi đầu năm 2011. Ngày 27 tháng 6, Gaddafi và hai người thân cận nhất - con trai Saif al Islam và lãnh đạo tình tình báo Abdullah al Sanousi đã chính thức bị Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay ra lệnh truy nã quốc tế.
Cuộc nổi dậy tại Libya và sự can thiệp của phương Tây
Tháng 2 năm 2011, vài tuần sau khi các cuộc biểu tình “Mùa Xuân Ả Rập” khiến tổng thống của Tunisia và Ai Cập từ chức, cuộc nổi dậy chống Gadhafi đã bùng lên. Gadhafi dùng quân đội, cảnh sát,an ninh để trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối như những con chuột,
và khẳng định hành động của họ là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo
giác. Việc này đẩy sự căm phẫn của những người chống đối lên cao hơn,
khiến làn sóng nổi dậy phát triển mạnh hơn, biến thành nội chiến.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ra Nghi Quyết 1973,
thiết lập vùng cấm bay tại Libya. Sau đó, 15 quốc gia phương Tây lập
liên minh, đem không quân và hải quân tới thực thi khu vực cấm bay và
phong tỏa hải quân, cũng như tiến hành không kích vào lực lượng của ông
Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy.
Kể
từ đó, nhiều nhân vật chính trị, quân sự, lẫn bóng đá đã bỏ chạy sang
phe nổi dậy và lên tiếng chỉ trích Gaddafi. Ngày 31 tháng 3, Ngoại
trưởng Libya Moussa Koussa đã "đào tẩu" sang Anh Quốc để phản đối lực lượng thân Gaddafi tấn công dân thường. Ngày 1 tháng 4, 3 quan chức cao cấp của chính quyền Gaddafi từ chức chạy ra nước ngoài: ông Ali Abdessalam Treki, đại diện Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Abu Al Mohammad Qassim Al Zawi, đứng đầu Ủy ban Nhân dân Libya, và ông Abu Zayed Dordah, cựu thủ tướng của Libya trong thời gian từ 1990-1994, giám đốc Cơ quan Tình Báo…
Ngày 30 tháng 5, 8 sĩ quan quân đội cấp cao của Libya, trong đó có 5 vị tướng đã
tuyên bố rời bỏ hàng ngũ quân Gaddafi. Họ cáo buộc Gaddafi đã cho "giết
chóc, thảm sát, bạo lực chống lại phụ nữ" và đã bảo họ làm những điều
mà "không một người có lý trí nào với nhân cách tối thiểu có thể làm".
Tướng Oun Ali Ouncáo buộc quân của Gaddafi mắc tội "diệt chủng" và kêu gọi các binh lính và sĩ quan an ninh rời bỏ chính quyền.
Bị lật đổ và thiệt mạng
Quân
nổi dậy đã tiến chiếm thủ đô Tripoli, Gaddafi bị chính thức lật đổ vào
cuối tháng 8 năm 2011, sau 42 năm cầm quyền ở Libya, và bỏ chạy về
Sirte, quê hương ông. Đến giữa tháng 9, khoảng một nửa quốc gia trên thế
giới, chính thức công nhận Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc Gia (NTC) là chính quyền hợp pháp của nước này. Ngày
6 tháng 10, đại tá Gaddafi lại ra mặt sau một thời gian mất tích để kêu
gọi "toàn dân xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền lâm
thời Libya", nhưng chẳng có ai hưởng ứng và không có cuộc biểu tình
chống NTC nào diễn ra. Ở nơi ẩn nấp cuối cùng, Gaddafi đã "rất sợ NATO",
trong những ngày cuối đời, ông phải ăn gạo sống và mì ống nhặt được từ
các nhà dân bỏ hoang, than thở về việc không có điện và nước.
Quân NTC tấn công Sirte,
quê hương và cũng là thành trì cuối cùng của Gaddafi, vào ngày 20 tháng
10. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông đã dẫn lời một quan chức
quân đội cao cấp của hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) cho biết
đại tá Gaddafi đã bị vì nhiều vết thương nặng khi đang trên đường chạy
trốn và đã bị quân Cách Mạng bắt gần Sirte. Theo đó, đoàn xe 14 chiếc
chở Gaddafi, con trai đã bị máy bay NATO oanh kích. Gaddafi bị thương
đươc dìu vào một ống cống dẫn nước. Lực lượng NTC đã bao vây và tấn
công, bắn nhau với các vệ sĩ còn lại của Gaddafi. Cuộc chiến mau chóng
kết thúc với việc quân nổi dậy tiêu diệt con trai Gaddafi và đám vệ sĩ.
Theo một số nguồn tin, Gaddafi bị bắt khi đang trốn trong một ống cống, khi đưa ông ta ra, [ông ta đã cầu xin tha mạng và
van xin các binh sĩ nổi dậy "đừng bắn". Trong một đám quân của lưc
lượng nổi dậy vừa bao quanh, vừa xô đẩy ông ta đi, Gaddafi lên tiếng :
“Ta là đại tá Gaddagfi đây. Đừng bắn ta, các con trai.”.
Nhưng
hai phát súng ngắn vang lên, trong đó có một viên vào đầu đã giết chết
ông ngay tức khắc. Không rõ ai đã bắn nhưng rõ ràng người bắn đã nhận
lệnh ở cấp cao hơn. Họ không muốn có rắc rối nếu để Gaddafi sống.
Binh sĩ NTC viết lên cống bằng sơn màu xanh dòng chữ "Nơi trốn của Gaddafi, Con chuột cống" và chuyền nhau khẩu súng lục bằng vàng của ông ta. Thi thể của Gaddafi sau đó được đưa đến Misrata với 2 cái lỗ đạn trên đầu và ngực, và được đặt trong một phòng lạnh dùng để chứa thịt gia súc cùng với thi thể của con trai Mu’tasim. Tại
đây, người ta xếp những hàng dài để được vào xem, chụp hình, quay phim
tận mắt thi thể Gaddafi, nằm bán khỏa thân trong một cái chăn cũ (hình)
Nhiều người Libya đã đổ ra đường ăn mừng cái chết của đại tá Gaddafi. Đến
ngày 25 tháng 10, xác của Gaddafi cùng con trai Mutassim và cựu bộ
trưởng quốc phòng dưới chế độ Gaddafi Abu Bakr Younis đã được đem chôn
tại một nơi bí mật trong sa mạc. ĐIều
này trái với mong ước trong di chúc của Gaddafi, trong đó ông bày tỏ
mong muốn được chôn cất bên cạnh "gia đình và bạn bè" ở quê hương mình.
MaiTú Ân tổng hợp
( HNPĐ )
( HNPĐ )