Thân Hữu Tiếp Tay...
"Cái hay Con" - by Trần Văn Giang.
*
Nhân dịp được đọc qua một mẩu chuyện vui, nội dung của bài có ý khen tiếng Việt là "giầu đẹp nhưng hơi rắc rối (!)," tôi mạn phép xin được góp theo đôi lời bàn loạn để quý vị cùng đọc cho đỡ nản. Câu chuyện như sau đây:
Có ông Mỹ kia lấy vợ Việt. Ông này biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm là ngon. Ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ vui lòng. Bữa kia hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông ta mới nói:
- Con hồ này đẹp quá hả em?
Bà Vợ anh ta chỉnh:
- Anh phải nói là cái hồ mới đúng.
Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, anh ta khen:
- Cái sông này cũng đẹp.
Vợ lại cằn nhằn:
- Anh phải nói là con sông.
- Sao tiếng Việt xứ em kỳ cục quá vậy? Cũng là nước, mà khi gọi là Cái lúc gọi là Con?
- Tại anh không để ý đấy chớ. Đây nè: Cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng yên một chỗ nên gọi là Cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là Con. Tương tợ như vậy: Cái hồ nước năm yên trong khi con sông nước nó chảy.
Anh chồng vỗ đùi cái đốp rồi cười hỉ hả:
- Hèn chi!!! Cái của anh nó cứ nhúc nhích cục cựa nên gọi là Con; còn của em thì nó cứ nằm ỳ một chỗ nên gọi là Cái...
Câu chuyện vui này dẫn đến một câu hỏi lớn:
Việc sử dụng chữ “Con” và “Cái” trong tiếng Việt theo nguyên tắc nào?
“Cái và “Con”
Câu chuyện vui ở trên đề nghị là “Cái và Con” được dùng theo tính “Động” và “Tĩnh” của danh từ đi kèm với nó… Như vậy có lý hay không?
Trong truyện “Anh Phải Sống” của Khái Hưng, chuyện về hai vợ chồng nghèo tên Thức và Lạc cùng chèo thuyền đi nhặt củi giữa dòng nước lũ để đem bán nuôi 3 đứa con thơ:
“… Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ, thì trời đổ mưa. Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.
Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu. Hai người cố bơi, nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
…
Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi:
- Lạc ơi! Liệu có cố bơi được nữa không?
- Không!... Sao?
- Không. Thôi đành chết cả đôi.
Bỗng Lạc run run khẽ nói:
- Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống!
Chị Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ…”
Như chúng ta thấy, trong đoạn trích “Anh phải sống” thương tâm ở trên, người miền Bắc có thói quen dùng chữ “Cái” trước tên riêng để gọi con gái. Ví dụ như: Cái Ngân, Cái Linh, Cái Nhớn, Cái Bé, Cái Tũn, Cái Lờ, Cái Hĩm, Cái Thớt... Có người kể (không biết có thật không?) chuyện một bà mẹ quê miền Bắc than thở rất ai oán với bà bạn láng giềng về đứa con gái của bà ta đã sớm quá vãng như sau:
- “Ối giời đất ơi! Cái Hĩm của tôi mà nó còn sống thì bây giờ nó phải lớn bằng Cái Thớt nhà bác. (Hãi thật !)
Trái lại, trong trường hợp này, người miền Nam lại không dùng chữ “Cái” mà lại dùng chữ “Con” trước tên riêng để gọi con gái. Chẳng hạn như: Con Lan, Con Yến, Con Hoa, Con Lụa, Con Thắm, Con Thơm… Thành ra, nếu nói tiếng Việt là "giầu đẹp nhưng hơi rắc rối (!)" thì kể cũng không có gì quá đáng.
Nhìn chung, vị trí của chữ “Cái” (và chữ “Con”), thường được đặt trước danh từ để nói về “đồ vật,” “con vật,” “sự việc” thành ra “Cái” và “Con” hành xử y như vai trò của một Mạo từ (?) Nên biết thêm, đa số các nhà Ngôn ngữ học Việt Nam và ngoại quôc lại cho rằng tiếng Việt không có khái niệm về Mạo từ (và cũng không có khái niệm về giới tính đực hai cái - Genre) trực tiếp tương đương với Mạo từ thường thấy ở các các ngôn ngữ thông dụng khác (Tây ban nha, Anh, Pháp, Đức…). Thay vào đó họ (các Ngôn ngữ học) gọi “Cái và Con” là “Lượng từ (Determiner)”(?) hoặc “Loại từ (Classifier)”(?); Nhưng theo tôi, gọi (hay lý giải?) như vậy cũng chẳng đi đến đâu cả (!) Tôi chỉ thấy “Cái” và “Con” chỉ được người Việt nói đơn giản theo thói quen, và nói sao cho thuận miệng của số đông thôi (?) chứ chẳng có quy luật nào rõ ràng.
Cũng nên nói thêm về những trường hợp “tréo cẳng ngỗng.” Chẳng hạn, nếu nói “Cái” chỉ những sự vật, sự thể mang tính “Tĩnh” (không động dậy, không cục cựa) thì Cái lưỡi, Cái miệng, Cái kéo, Cái xe, Cái ghe… nghe không ổn. Có nhiều khi một hiện tượng “Tĩnh” lại hết sức “Sinh động.” Ví dụ:
- Hay trong bài thơ "Tình thu," thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:
"Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
‘Con trăng’ mắc cỡ sau cành thông..."
Ngoài ra nếu nói “Cái” chỉ dùng riêng cho giống Cái và “Con” dùng cho giống Đực thì Con gái, Con điếm, Con đĩ, Con mẹ, Con mụ... nghe cũng không xong!
“Cái Con…”
Bây giờ nói về trường hợp “Cái” và “Con” được dùng cùng một lúc, đứng sát bên nhau: “Cái Con.”
Chữ “Cái” ở đây (“Cái Con”) không còn là “Loại từ” nữa mà đóng vai trò của một “chữ nhấn mạnh” (Focus Point/Marker).
Ví dụ:
1- “Cái Con Chó này” (“This very dog.”)
2- [Theo Tin BBC] Vợ cũ của Blogger Điếu Cày, Bà Dương Thị Tân, nói trong phiên xử 3 Bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải tại Saigon ngày 12/09/2012, Trung tá Vũ Văn Hiển, Phó công an Phường 6 Quận 3 của TPHCM khi thấy con trai bà mặc áo có chữ "Tự do cho những người yêu nước" trên ngực, đã dọa "bẻ cổ" hai mẹ con, và rồi lột áo của con bà, đồng thời nói "Tự do Cái Con C**."
Bố Trung tá công an csvn này đã thực sự nâng “Con C**” lên một tầm trí tuệ cao hơn với một sứ mệnh mới (?). Đúng vậy! Cuộc đời rất vui nếu còn có “Con C**,” còn nếu bị bắt giam hay bỏ tù thì “Cái Con C**” không còn nữa. Boác cũng đã dạy rằng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; và nay theo con cháu boác thì “Tự do” chính là “Cái Con C**” đó.
Hết biết.
_________________________
Phần Đọc Thêm (Bonus)
1- Miền Nam Việt Nam có những địa danh mang chữ "Cái" (thường có gốc Khmer?) như: “Cái Bè, Cái Cá, Cái Cam, Cái Cui, Cái Da, Cái Dầu, Cái Hóp, Cái Khế, Cái Mơn, Cái Nhum, Cái Nước, Cái Quao, Cái Quýt, Cái Răng, Cái Sao, Cái Sắn, Cái Sâu, Cái Sơn, Cái Tàu, Cái Vừng… và đặc biệt nhất là Cái Vồn (thị trấn của tỉnh Vĩnh Long) – Người miền Nam phát âm ngon ơ là “Cái Dzồn !” Trước 1975, Cái Vồn này còn được chia ra làm 2: "Cái Vồn Lớn" và "Cái Vồn Nhỏ.” OMG!
2- Theo Nghị quyết 60/NQ/TW/25, năm 2025 chính phủ csvn đã chính thức gom số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 chỉ còn lại 34 đơn vị (28 tỉnh và 6 thành phố). Tức là có nhiều tỉnh (2-3-4) được gom lại thành 1. Riêng 3 tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku và Đắc-Lắc (Darlac) được đề nghị gom thành 1 tỉnh với tên “Kon-Ku-Lắc"; nhưng tên mới nghe rất tượng hình này không được chấp thuận vì… nghe không ổn! No Kidding!
Trần Văn Giang
Orange County
Tháng 7/2025
"Cái hay Con" - by Trần Văn Giang.
*
Nhân dịp được đọc qua một mẩu chuyện vui, nội dung của bài có ý khen tiếng Việt là "giầu đẹp nhưng hơi rắc rối (!)," tôi mạn phép xin được góp theo đôi lời bàn loạn để quý vị cùng đọc cho đỡ nản. Câu chuyện như sau đây:
Có ông Mỹ kia lấy vợ Việt. Ông này biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm là ngon. Ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ vui lòng. Bữa kia hai vợ chồng ra hồ nước chơi, ông ta mới nói:
- Con hồ này đẹp quá hả em?
Bà Vợ anh ta chỉnh:
- Anh phải nói là cái hồ mới đúng.
Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, anh ta khen:
- Cái sông này cũng đẹp.
Vợ lại cằn nhằn:
- Anh phải nói là con sông.
- Sao tiếng Việt xứ em kỳ cục quá vậy? Cũng là nước, mà khi gọi là Cái lúc gọi là Con?
- Tại anh không để ý đấy chớ. Đây nè: Cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng yên một chỗ nên gọi là Cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là Con. Tương tợ như vậy: Cái hồ nước năm yên trong khi con sông nước nó chảy.
Anh chồng vỗ đùi cái đốp rồi cười hỉ hả:
- Hèn chi!!! Cái của anh nó cứ nhúc nhích cục cựa nên gọi là Con; còn của em thì nó cứ nằm ỳ một chỗ nên gọi là Cái...
Câu chuyện vui này dẫn đến một câu hỏi lớn:
Việc sử dụng chữ “Con” và “Cái” trong tiếng Việt theo nguyên tắc nào?
“Cái và “Con”
Câu chuyện vui ở trên đề nghị là “Cái và Con” được dùng theo tính “Động” và “Tĩnh” của danh từ đi kèm với nó… Như vậy có lý hay không?
Trong truyện “Anh Phải Sống” của Khái Hưng, chuyện về hai vợ chồng nghèo tên Thức và Lạc cùng chèo thuyền đi nhặt củi giữa dòng nước lũ để đem bán nuôi 3 đứa con thơ:
“… Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.
Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ, thì trời đổ mưa. Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở.
Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu. Hai người cố bơi, nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi...
…
Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi:
- Lạc ơi! Liệu có cố bơi được nữa không?
- Không!... Sao?
- Không. Thôi đành chết cả đôi.
Bỗng Lạc run run khẽ nói:
- Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống!
Chị Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ…”
Như chúng ta thấy, trong đoạn trích “Anh phải sống” thương tâm ở trên, người miền Bắc có thói quen dùng chữ “Cái” trước tên riêng để gọi con gái. Ví dụ như: Cái Ngân, Cái Linh, Cái Nhớn, Cái Bé, Cái Tũn, Cái Lờ, Cái Hĩm, Cái Thớt... Có người kể (không biết có thật không?) chuyện một bà mẹ quê miền Bắc than thở rất ai oán với bà bạn láng giềng về đứa con gái của bà ta đã sớm quá vãng như sau:
- “Ối giời đất ơi! Cái Hĩm của tôi mà nó còn sống thì bây giờ nó phải lớn bằng Cái Thớt nhà bác. (Hãi thật !)
Trái lại, trong trường hợp này, người miền Nam lại không dùng chữ “Cái” mà lại dùng chữ “Con” trước tên riêng để gọi con gái. Chẳng hạn như: Con Lan, Con Yến, Con Hoa, Con Lụa, Con Thắm, Con Thơm… Thành ra, nếu nói tiếng Việt là "giầu đẹp nhưng hơi rắc rối (!)" thì kể cũng không có gì quá đáng.
Nhìn chung, vị trí của chữ “Cái” (và chữ “Con”), thường được đặt trước danh từ để nói về “đồ vật,” “con vật,” “sự việc” thành ra “Cái” và “Con” hành xử y như vai trò của một Mạo từ (?) Nên biết thêm, đa số các nhà Ngôn ngữ học Việt Nam và ngoại quôc lại cho rằng tiếng Việt không có khái niệm về Mạo từ (và cũng không có khái niệm về giới tính đực hai cái - Genre) trực tiếp tương đương với Mạo từ thường thấy ở các các ngôn ngữ thông dụng khác (Tây ban nha, Anh, Pháp, Đức…). Thay vào đó họ (các Ngôn ngữ học) gọi “Cái và Con” là “Lượng từ (Determiner)”(?) hoặc “Loại từ (Classifier)”(?); Nhưng theo tôi, gọi (hay lý giải?) như vậy cũng chẳng đi đến đâu cả (!) Tôi chỉ thấy “Cái” và “Con” chỉ được người Việt nói đơn giản theo thói quen, và nói sao cho thuận miệng của số đông thôi (?) chứ chẳng có quy luật nào rõ ràng.
Cũng nên nói thêm về những trường hợp “tréo cẳng ngỗng.” Chẳng hạn, nếu nói “Cái” chỉ những sự vật, sự thể mang tính “Tĩnh” (không động dậy, không cục cựa) thì Cái lưỡi, Cái miệng, Cái kéo, Cái xe, Cái ghe… nghe không ổn. Có nhiều khi một hiện tượng “Tĩnh” lại hết sức “Sinh động.” Ví dụ:
- Hay trong bài thơ "Tình thu," thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:
"Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
‘Con trăng’ mắc cỡ sau cành thông..."
Ngoài ra nếu nói “Cái” chỉ dùng riêng cho giống Cái và “Con” dùng cho giống Đực thì Con gái, Con điếm, Con đĩ, Con mẹ, Con mụ... nghe cũng không xong!
“Cái Con…”
Bây giờ nói về trường hợp “Cái” và “Con” được dùng cùng một lúc, đứng sát bên nhau: “Cái Con.”
Chữ “Cái” ở đây (“Cái Con”) không còn là “Loại từ” nữa mà đóng vai trò của một “chữ nhấn mạnh” (Focus Point/Marker).
Ví dụ:
1- “Cái Con Chó này” (“This very dog.”)
2- [Theo Tin BBC] Vợ cũ của Blogger Điếu Cày, Bà Dương Thị Tân, nói trong phiên xử 3 Bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải tại Saigon ngày 12/09/2012, Trung tá Vũ Văn Hiển, Phó công an Phường 6 Quận 3 của TPHCM khi thấy con trai bà mặc áo có chữ "Tự do cho những người yêu nước" trên ngực, đã dọa "bẻ cổ" hai mẹ con, và rồi lột áo của con bà, đồng thời nói "Tự do Cái Con C**."
Bố Trung tá công an csvn này đã thực sự nâng “Con C**” lên một tầm trí tuệ cao hơn với một sứ mệnh mới (?). Đúng vậy! Cuộc đời rất vui nếu còn có “Con C**,” còn nếu bị bắt giam hay bỏ tù thì “Cái Con C**” không còn nữa. Boác cũng đã dạy rằng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; và nay theo con cháu boác thì “Tự do” chính là “Cái Con C**” đó.
Hết biết.
_________________________
Phần Đọc Thêm (Bonus)
1- Miền Nam Việt Nam có những địa danh mang chữ "Cái" (thường có gốc Khmer?) như: “Cái Bè, Cái Cá, Cái Cam, Cái Cui, Cái Da, Cái Dầu, Cái Hóp, Cái Khế, Cái Mơn, Cái Nhum, Cái Nước, Cái Quao, Cái Quýt, Cái Răng, Cái Sao, Cái Sắn, Cái Sâu, Cái Sơn, Cái Tàu, Cái Vừng… và đặc biệt nhất là Cái Vồn (thị trấn của tỉnh Vĩnh Long) – Người miền Nam phát âm ngon ơ là “Cái Dzồn !” Trước 1975, Cái Vồn này còn được chia ra làm 2: "Cái Vồn Lớn" và "Cái Vồn Nhỏ.” OMG!
2- Theo Nghị quyết 60/NQ/TW/25, năm 2025 chính phủ csvn đã chính thức gom số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 chỉ còn lại 34 đơn vị (28 tỉnh và 6 thành phố). Tức là có nhiều tỉnh (2-3-4) được gom lại thành 1. Riêng 3 tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku và Đắc-Lắc (Darlac) được đề nghị gom thành 1 tỉnh với tên “Kon-Ku-Lắc"; nhưng tên mới nghe rất tượng hình này không được chấp thuận vì… nghe không ổn! No Kidding!
Trần Văn Giang
Orange County
Tháng 7/2025