Hình Ảnh & Sự Kiện
Cảnh địa ngục khi Mỹ dội bom Nhật 70 năm trước
Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão lửa của hàng nghìn tấn bom mà quân đội Mỹ trút xuống thành phố Tokyo, Nhật Bản đêm 10/3/1945.
Máy bay Mỹ dội bom hàng loạt xuống khu vực tập trung đông dân cư của thành phố Tokyo. Ảnh: Bookmike.net |
Đêm 10/3/1945, quân đội Mỹ ném bom Tokyo nhằm buộc Nhật Bản đầu hàng sớm trong những tháng cuối của Thế chiến II.
Vào đêm kinh hoàng năm đó, khi người dân Tokyo đang ngủ, khoảng 300 "pháo đài bay" B-29 của Không quân Mỹ bắt đầu thả hàng loạt bom M-69 có nhân là hỗn hợp cháy xuống thành phố. 2.000 tấn thuốc nổ đã trút xuống khu vực đông dân cư nhất của Tokyo.
"Hơn cả địa ngục"
Cảnh tan hoang tại Tokyo sau đêm không kích của máy bay Mỹ. Ảnh: AP |
Chiến dịch dội bom trên bầu trời Tokyo đã khắc sâu trong tâm trí nhiều người dân.
Kisako Motoki, khi ấy 10 tuổi, chạy tới một cây cầu để tìm nơi ẩn náu sau khi cha mẹ và em trai chết cháy vì trúng bom.
Hàng nghìn tấn bom tạo thành một trận bão lửa có chiều cao hàng trăm mét. Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão ấy, biến khu vực rộng 40 km2 của Tokyo thành địa ngục.
“Tôi nhìn thấy những cơ thể bốc cháy được chất chồng lên nhau. Đó là hình ảnh những tảng đá màu đen. Một số thi thể nằm rải rác trên nền đất và các xác chết bốc cháy. Tôi không thể tin cảnh tượng kinh hoàng như vậy lại xảy ra ở thế giới này”, bà Motoki kể với abc.net.
Motoki cho biết, tâm trí của bà lúc đó hoàn toàn trống rỗng. "Tôi rất sốc. 70 năm đã qua, nhưng hình ảnh về những thi thể vẫn không thể phai trong tâm trí tôi. Cảnh tượng ấy còn hơn cả địa ngục", bà nói.
Trong khi đó, Masaharu Ohtake, 13 tuổi, đã chạy khỏi quán phở của gia đình cùng một người bạn khác khi máy bay Mỹ liên tục dội bom xuống thành phố. “Chúng tôi thấy một xe tải chất đầy xác chết. Tôi không thể hiểu làm cách nào mà người ta có thể xếp nhiều thi thể lên đó”, Ohtake kể.
Những người sống sót sau trận oanh tạc cho hay, không khí im lặng bao trùm lên khu đất hoang, gồm nhiều thi thể và mảnh vỡ như ống khói của nhà tắm hoặc một nhà máy nhỏ.
Bà Haruyo Nihei, 78 tuổi, giữ im lặng về cuộc oanh kích của quân đội Mỹ 70 năm trước. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bà mới kể những ký ức kinh hoàng.
“Tôi thấy cảnh tượng một đứa bé bốc cháy khi ngồi sau lưng mẹ. Bà ấy đã không thể dập ngọn lửa”, nhân chứng Nihei hồi tưởng.
Trận không kích trong đêm của quân đội Mỹ đã cướp sinh mạng của khoảng 100.000 thường dân, khiến một triệu người tàn phế và hàng triệu người khác mất nhà cửa. Đa phần nạn nhân là phụ nữ, người già và trẻ em, bởi đàn ông đã ra trận, theo lệnh tổng động viên. Cuộc không kích đã xóa sổ gần một nửa thành phố.
Mục tiêu không phải các nhà máy lớn
Tướng Mỹ Curtis LeMay ra lệnh quân sĩ thực hiện các cuộc tấn công trên khắp Nhật Bản trong những năm cuối của Thế chiến II. LeMay từng thừa nhận rằng, quân đội Mỹ đã đốt cháy nhiều người dân Tokyo vào đêm 10/3/1945 hơn cả số thương vong trong hai trận ném bom thành phố Hiroshima và Nagasaki cộng lại.
Chính phủ Mỹ từng tuyên bố rằng, mục tiêu của vụ đánh bom là các nhà máy. Nhưng theo bà Nihei, đây là lời nói dối. “Các nhà máy lớn không được đặt tại những khu vực mà quân đội Mỹ ném bom vào ngày 10/3/1945”, bà nói, đồng thời khẳng định Washington phải chịu trách nhiệm cho những tội ác mà họ gây ra.
Giờ đây, khi mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản trở nên gần gũi, người ta cũng ít khi nhắc tới cuộc oanh tạc Tokyo năm xưa. Người dân Tokyo vẫn không thể quên ký ức về trận ném bom. Họ thường kể lại cho con, cháu để nhắc nhở thế hệ sau về sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh.
Trẻ em Nhật Bản ngày nay thường tới thăm đài tưởng niệm nạn nhân vụ oanh tạc của quân đội Mỹ trong Thế chiến II ở trung tâm thủ đô Tokyo. Đây là nơi lưu trữ tro cốt của hơn 100.000 thường dân vô tội đã thiệt mạng trong vụ không kích năm ấy.
Hải Anh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Cảnh địa ngục khi Mỹ dội bom Nhật 70 năm trước
Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão lửa của hàng nghìn tấn bom mà quân đội Mỹ trút xuống thành phố Tokyo, Nhật Bản đêm 10/3/1945.
Máy bay Mỹ dội bom hàng loạt xuống khu vực tập trung đông dân cư của thành phố Tokyo. Ảnh: Bookmike.net |
Đêm 10/3/1945, quân đội Mỹ ném bom Tokyo nhằm buộc Nhật Bản đầu hàng sớm trong những tháng cuối của Thế chiến II.
Vào đêm kinh hoàng năm đó, khi người dân Tokyo đang ngủ, khoảng 300 "pháo đài bay" B-29 của Không quân Mỹ bắt đầu thả hàng loạt bom M-69 có nhân là hỗn hợp cháy xuống thành phố. 2.000 tấn thuốc nổ đã trút xuống khu vực đông dân cư nhất của Tokyo.
"Hơn cả địa ngục"
Cảnh tan hoang tại Tokyo sau đêm không kích của máy bay Mỹ. Ảnh: AP |
Chiến dịch dội bom trên bầu trời Tokyo đã khắc sâu trong tâm trí nhiều người dân.
Kisako Motoki, khi ấy 10 tuổi, chạy tới một cây cầu để tìm nơi ẩn náu sau khi cha mẹ và em trai chết cháy vì trúng bom.
Hàng nghìn tấn bom tạo thành một trận bão lửa có chiều cao hàng trăm mét. Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão ấy, biến khu vực rộng 40 km2 của Tokyo thành địa ngục.
“Tôi nhìn thấy những cơ thể bốc cháy được chất chồng lên nhau. Đó là hình ảnh những tảng đá màu đen. Một số thi thể nằm rải rác trên nền đất và các xác chết bốc cháy. Tôi không thể tin cảnh tượng kinh hoàng như vậy lại xảy ra ở thế giới này”, bà Motoki kể với abc.net.
Motoki cho biết, tâm trí của bà lúc đó hoàn toàn trống rỗng. "Tôi rất sốc. 70 năm đã qua, nhưng hình ảnh về những thi thể vẫn không thể phai trong tâm trí tôi. Cảnh tượng ấy còn hơn cả địa ngục", bà nói.
Trong khi đó, Masaharu Ohtake, 13 tuổi, đã chạy khỏi quán phở của gia đình cùng một người bạn khác khi máy bay Mỹ liên tục dội bom xuống thành phố. “Chúng tôi thấy một xe tải chất đầy xác chết. Tôi không thể hiểu làm cách nào mà người ta có thể xếp nhiều thi thể lên đó”, Ohtake kể.
Những người sống sót sau trận oanh tạc cho hay, không khí im lặng bao trùm lên khu đất hoang, gồm nhiều thi thể và mảnh vỡ như ống khói của nhà tắm hoặc một nhà máy nhỏ.
Bà Haruyo Nihei, 78 tuổi, giữ im lặng về cuộc oanh kích của quân đội Mỹ 70 năm trước. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bà mới kể những ký ức kinh hoàng.
“Tôi thấy cảnh tượng một đứa bé bốc cháy khi ngồi sau lưng mẹ. Bà ấy đã không thể dập ngọn lửa”, nhân chứng Nihei hồi tưởng.
Trận không kích trong đêm của quân đội Mỹ đã cướp sinh mạng của khoảng 100.000 thường dân, khiến một triệu người tàn phế và hàng triệu người khác mất nhà cửa. Đa phần nạn nhân là phụ nữ, người già và trẻ em, bởi đàn ông đã ra trận, theo lệnh tổng động viên. Cuộc không kích đã xóa sổ gần một nửa thành phố.
Mục tiêu không phải các nhà máy lớn
Tướng Mỹ Curtis LeMay ra lệnh quân sĩ thực hiện các cuộc tấn công trên khắp Nhật Bản trong những năm cuối của Thế chiến II. LeMay từng thừa nhận rằng, quân đội Mỹ đã đốt cháy nhiều người dân Tokyo vào đêm 10/3/1945 hơn cả số thương vong trong hai trận ném bom thành phố Hiroshima và Nagasaki cộng lại.
Chính phủ Mỹ từng tuyên bố rằng, mục tiêu của vụ đánh bom là các nhà máy. Nhưng theo bà Nihei, đây là lời nói dối. “Các nhà máy lớn không được đặt tại những khu vực mà quân đội Mỹ ném bom vào ngày 10/3/1945”, bà nói, đồng thời khẳng định Washington phải chịu trách nhiệm cho những tội ác mà họ gây ra.
Giờ đây, khi mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản trở nên gần gũi, người ta cũng ít khi nhắc tới cuộc oanh tạc Tokyo năm xưa. Người dân Tokyo vẫn không thể quên ký ức về trận ném bom. Họ thường kể lại cho con, cháu để nhắc nhở thế hệ sau về sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh.
Trẻ em Nhật Bản ngày nay thường tới thăm đài tưởng niệm nạn nhân vụ oanh tạc của quân đội Mỹ trong Thế chiến II ở trung tâm thủ đô Tokyo. Đây là nơi lưu trữ tro cốt của hơn 100.000 thường dân vô tội đã thiệt mạng trong vụ không kích năm ấy.
Hải Anh