Hình Ảnh & Sự Kiện
Cảnh ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới ở Hà Nội
Được ví như “đóa sen nở rộ” trên Hồ Tây, chùa Trấn Quốc khiến bất cứ du khách phương xa nào cũng dâng lên nhiều cảm xúc khó nói thành lời.
Không phải ngẫu nhiên mà chốn thanh tịnh này được nhiều trang báo nước ngoài ca ngợi bằng vô vàn những lời văn hoa mỹ.
Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nơi đây vẫn vẹn nguyên dáng hình thuở xưa, gợi nhắc nhiều giá trị về tâm linh, lịch sử lẫn kiến trúc. Đây cũng là một trong những điểm thu hút đông đảo khách du lịch khi đến Thủ đô.
Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ. Cảnh quan nơi đây vừa có nét uy nghiêm cổ kính, vừa có sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi và hồ nước mênh mang trước chùa. Chính vì vẻ đẹp này mà vào cuối năm 2016, chùa Trấn Quốc được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Chùa được dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541 – 547) với tên gọi đầu tiên là Khai quốc (nghĩa là mở nước). Đây cũng là ngôi chùa gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam: nhà nước Vạn Xuân.
Ngôi chùa đã từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý – Trần. Vua cùng các quan thường chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá, đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Trấn Quốc được xây dựng theo trình tự và nguyên tắc của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, Nhà thiêu hương và Thượng điện, nối thành hình chữ Công. Trên cửa chùa vẫn còn hiện lên ba chữ “Phương Tiện môn” và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt.
Điểm nhấn tạo nên nét riêng cho chùa Trấn Quốc chính là vườn tháp với nhiều tháp cổ từ thế kỷ XVIII. Nổi bật là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý.
Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật lẫn tượng Bồ tát có giá trị nghệ thuật lớn, trong đó phải kể đến bức tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Ngoài ra, các hiện vật khác có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tôn giáo từ thời trước vẫn còn được gìn giữ.
Năm 1962, chùa được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia. Ngôi chùa được trùng tu gần đây nhất vào năm 2010 để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2010.
Không chỉ là điểm du lịch, tham quan nổi tiếng trong nước, ngôi chùa còn là nơi tiếp đón nhiều vị lãnh đạo quốc gia và các đoàn nguyên thủ, du khách quốc tế.
Tháng 3/1959, chùa Trấn Quốc vinh dự đón Tổng thống Ấn Độ Prasat đến thăm. Ông đã tự mình mang sang tặng chùa cây bồ đề chiết từ gốc cây mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Cây bồ đề ấy nay vẫn tốt tươi, vươn cành xòe tán phủ khắp sân chùa.
Ngôi chùa mang đậm kiến trúc Á Đông này sẽ là nơi giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Dạo bước giữa không gian trong lành thoang thoảng hương nhang trầm phảng phất, du khách sẽ vừa có cảm xúc lâng lâng, bay bổng, vừa tự hào về lịch sử dân tộc. Thêm vào đó là sự thanh tịnh, nhẹ nhõm trong tâm hồn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Chùa Trấn Quốc mở cửa đón du khách đi lễ và tham quan, vãn cảnh vào tất cả các ngày trong năm. Đặc biệt, trong đêm giao thừa tết Nguyên đán, nhà chùa mở cửa và tổ chức khoá lễ cầu nguyện cầu quốc thái dân an. Đây là khoá lễ thiêng liêng nhất trong năm và thu hút đông đảo người đến tham dự.Hoàng Ngọc
Luong Mai chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Cảnh ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới ở Hà Nội
Được ví như “đóa sen nở rộ” trên Hồ Tây, chùa Trấn Quốc khiến bất cứ du khách phương xa nào cũng dâng lên nhiều cảm xúc khó nói thành lời.
Không phải ngẫu nhiên mà chốn thanh tịnh này được nhiều trang báo nước ngoài ca ngợi bằng vô vàn những lời văn hoa mỹ.
Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nơi đây vẫn vẹn nguyên dáng hình thuở xưa, gợi nhắc nhiều giá trị về tâm linh, lịch sử lẫn kiến trúc. Đây cũng là một trong những điểm thu hút đông đảo khách du lịch khi đến Thủ đô.
Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ. Cảnh quan nơi đây vừa có nét uy nghiêm cổ kính, vừa có sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi và hồ nước mênh mang trước chùa. Chính vì vẻ đẹp này mà vào cuối năm 2016, chùa Trấn Quốc được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Chùa được dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541 – 547) với tên gọi đầu tiên là Khai quốc (nghĩa là mở nước). Đây cũng là ngôi chùa gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam: nhà nước Vạn Xuân.
Ngôi chùa đã từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý – Trần. Vua cùng các quan thường chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá, đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Trấn Quốc được xây dựng theo trình tự và nguyên tắc của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, Nhà thiêu hương và Thượng điện, nối thành hình chữ Công. Trên cửa chùa vẫn còn hiện lên ba chữ “Phương Tiện môn” và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt.
Điểm nhấn tạo nên nét riêng cho chùa Trấn Quốc chính là vườn tháp với nhiều tháp cổ từ thế kỷ XVIII. Nổi bật là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý.
Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật lẫn tượng Bồ tát có giá trị nghệ thuật lớn, trong đó phải kể đến bức tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Ngoài ra, các hiện vật khác có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tôn giáo từ thời trước vẫn còn được gìn giữ.
Năm 1962, chùa được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia. Ngôi chùa được trùng tu gần đây nhất vào năm 2010 để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2010.
Không chỉ là điểm du lịch, tham quan nổi tiếng trong nước, ngôi chùa còn là nơi tiếp đón nhiều vị lãnh đạo quốc gia và các đoàn nguyên thủ, du khách quốc tế.
Tháng 3/1959, chùa Trấn Quốc vinh dự đón Tổng thống Ấn Độ Prasat đến thăm. Ông đã tự mình mang sang tặng chùa cây bồ đề chiết từ gốc cây mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Cây bồ đề ấy nay vẫn tốt tươi, vươn cành xòe tán phủ khắp sân chùa.
Ngôi chùa mang đậm kiến trúc Á Đông này sẽ là nơi giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Dạo bước giữa không gian trong lành thoang thoảng hương nhang trầm phảng phất, du khách sẽ vừa có cảm xúc lâng lâng, bay bổng, vừa tự hào về lịch sử dân tộc. Thêm vào đó là sự thanh tịnh, nhẹ nhõm trong tâm hồn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Chùa Trấn Quốc mở cửa đón du khách đi lễ và tham quan, vãn cảnh vào tất cả các ngày trong năm. Đặc biệt, trong đêm giao thừa tết Nguyên đán, nhà chùa mở cửa và tổ chức khoá lễ cầu nguyện cầu quốc thái dân an. Đây là khoá lễ thiêng liêng nhất trong năm và thu hút đông đảo người đến tham dự.Hoàng Ngọc
Luong Mai chuyen