Cà Kê Dê Ngỗng

Cáo trạng Trung Quốc xâm lược

Cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược tự ý khoanh vạch đường lưỡi bò 9 đoạn, nhận 90% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Bảo rằng các nhà lãnh đạo CHND

Cao Thế Dung - 

LỊCH SỬ – VĂN MINH – VĂN HÓA

01

DẪN NHẬP

Cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược tự ý khoanh vạch đường lưỡi bò 9 đoạn, nhận 90% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Bảo rằng các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa không hiểu biết lịch sử: không đúng. Viện Sử học và Viện Khảo cổ ở ngay bên cạnh các ông, dưới trướng lãnh đạo của các ông. Hai Viện này, các sử gia và học giả phải triệt để theo chỉ đạo cùa CT Mao Trạch Đông cùng với nhà nước CHNDTH ra đời, 1-10-1949, viết lại Lịch sử Việt Nam, Đông Nam Á và Á châu quan hệ với Trung Hoa từ Nhà Hán đến thế kỷ 19 cho phù hợp với ý đồ bành trướng của Mao Trạch Đông, gọi là “lấy lại đất cũ của Trung Quốc (TQ) đã do đế quốc thực dân Tây phương chiếm đoạt của Trung Quốc”. Từ bấy giờ các sử gia hàng đầu của CHNDTH như Phạm Văn Lan, Hướng Đạt, Chu Nhất Chương mải miết khẩn trương viết các bộ sử mới như Trung Quốc sử giản biên, Trung Quốc Thông sử, cao cấp khác bản hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo Lịch sử Việt Nam liên quan với các triều đại Trung Hoa từ đời Nhà Hán về sau.
Từ đầu năm 1979 đến 1984 “trên Tạp chí “Hồng Kỳ” đã có hơn 20 bài, báo “Nhân Dân nhật báo” có 20 bài, một số cuộc hội thảo, một số sách được viết để tuyên truyền xuyên tạc lịch sử VN, phục vụ cho mưu đồ xấu xa của những người cầm quyền Bắc Kinh. Cuộc tấn công này liên tục, kéo dài, có hệ thống và quy mô, với nhiều thủ đoạn nhằm vào hầu hết các lãnh vực và thời kỳ lịch sử VN: Những “luận điểm”, “luận cứ” của những nhà sử học này không có gì mới so với những sử gia phong kiến TQ và một số sử gia từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa đến nay. Nếu có cái mới thì chỉ là ở cái vỏ “khoa học”, “mác xít” mà thôi. Nội dung nhất quán của các bộ sử từ triều đại Hán, Đường, Minh, Thanh rồi Trung Hoa dân quốc và cho đến nay là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là mưu đồ “lấy xưa phục vụ nay”, xuyên tạc lịch sử để phục vụ chủ nghĩa bành trướng.” Phải biết rằng, từ khi VN độc lập, thoát khỏi họa đô hộ của Bắc phương, không một triều đại nào thắng nổi VN, đụng đâu thua đó. Vậy thì chỉ còn cách vận động chiến, tâm lý chiến và tư tưởng đưa mục tiêu Đại Hán bá quyền lên tần cao ý thức hệ, Đại Hán dân tộc chủ nghĩa với tôn chỉ của Mao “lấy xưa để phục vụ nay”.
Mới đây, sau khi chiến đoàn Hải quân TQ hộ tống giàn khoan dầu Hải dương Thạch du 981, ngang ngược tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của VN trên lãnh hải VN, CT Tập Cận Bình đầy kiêu hãnh khoa trương: “Đó là chủ quyền lịch sử của TQ!” Viện dẫn lịch sử, họ Tập chỉ biết một, cái một xuyên tạc, lớn lối bịa đặt mà ông không biết 2, biết 3, biết 10 Sự Thực của Lịch sử Việt-Trung cổ thời (1).
Năm 111 trước Công nguyên tức cách nay trên 2000 năm, Hán Vũ đế cho xua quân cướp nước Nam Việt (207-111 trước CN) đổi thành bộ Giao Chỉ, vẫn là cương vực nước cũ Nam Việt bao gồm lãnh thổ Văn Lang và đảo Hải Nam, chạy dài xuống cực nam xứ Việt Thường, tỉnh Bình Định và Phú Yên ngày nay. Giao Chỉ cũng là Nam Việt, cũng là Văn Lang, cũng là Việt Nam. Hán Vũ đế chỉ lấy lại tên cũ của Việt tộc người Giao Chỉ. Nước Văn Lang có bộ Giao Chỉ bao gồm Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình. Hóa ra, tuy bất hạnh mất nước vẫn còn tên Non Sông của nòi giống Giao Chỉ. Đến đời Nhà Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa) vẫn còn danh xưng Giao Chỉ để gọi nước Nam. Nguyên sử chép: “Đất Giao Chỉ dưới thời vua Trần đem thổ sản sang cống, có giả sơn bằng gỗ trầm hương (núi non bộ), thứ chận giấy bằng ngà voi, giá bút bằng thủy tinh” (2).
Sách Lĩnh biểu lục dị, nói: “Người Giao Chỉ thường lấy quả bầu không cuống, cắm 13 cái ống nứa vào, cái sinh, trên đầu ống gắn 13 miếng đồng mỏng làm cựa gà để thổi, tiếng nghe trong trẻo” (3). Địa bàn cư trú của người Giao Chỉ rộng từ Trung châu sông Dương Tử đến đồng bằng Việt Quế, sông Việt giang, cả cõi Lĩnh Nam, Quảng Tây, Quảng Đông đến Bắc Việt. Cổ thư Trung Hoa giải thích danh xưng Giao Chỉ theo nhiều cách khác nhau. Trong sách Lễ ký của Khổng Dĩnh Đạt đời Đường cho rằng Giao Chỉ “ ý nói người Man khi nằm thì trở đầu ra ngoài, trở chân vào trong và gác chéo hai chân với nhau nên gọi là Giao Chỉ”(4).
Danh xưng Giao Chỉ, địa vực và người xuất hiện trong nhiều sử sách VN như Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lĩnh Nam chích quái của Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp. Thư tịch Trung Hoa, danh xưng Giao Chỉ xuất hiện trong Sử ký Tư Mã Thiên, Tiền Hán thư của Ban Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việp, cựu Đường thư của Lưu Thi, Thông điển của Đỗ Hựu, An Nam chí của Cao Hùng Trưng… Theo một số tác giả VN, “Nguồn gốc danh xưng Giao Chỉ và nguồn gốc của từ tố Lạc trong danh xưng Lạc Việt ở thởi Hùng Vương có thể là những chứng cớ đáng tin cậy”. “Hầu như quá quen thuộc đối với chúng ta” (5).
Theo Tiền Hán thư, thôn tính Nam Việt, Nhà Hán lập 9 quận, vẫn duy trì quận Giao Chỉ, 10 huyện, dân số đông nhất, vùng đồng bằng sông Hồng, 746,237 người cũng gọi là người Giao Chỉ.
GIAO CHÂU – TRUNG QUỐC
Năm Quý mùi (203) Nhà Hán đổi Giao Chỉ bộ làm Giao Châu, vẫn là quận huyện của Giao Chỉ. Triều Ngô năm Bính ngọ (226), chia cắt Giao châu từ quận Hợp Phố về Bắc lập Quảng Châu, còn lại phía nam là Giao châu, lãnh thổ VN ngày nay. Ta mất 4 quận: Nam Hải, đông dân nhất 94,253 người; Uất Lâm 12 huyện 71,162 dân; Thương Ngô 10 huyện 46,160 dân; Hợp Phố, 5 huyện 78,980 người và 2 quận Đan Nhĩ, Chu Nhai, đảo Hải Nam, dân Lạc Việt là đa số và dân Tây Âu tức Âu Việt, vốn thuộc Nam Việt rồi Giao Chỉ bộ. Toàn cõi Quý Châu là địa bàn sinh tụ của Việt tộc, Bách Việt.
Nhà Đường đổi Giao Châu làm Trấn Nam, năm Mậu thân (768) lại đổi làm An Nam đô hộ phủ, tên gọi An Nam phổ biến từ bấy giờ, chỉ có nghĩa là “đã an định phương Nam”. Nhà Đường bành trướng bốn cõi lập An Đông Đô hộ phủ, thống trị Mãn Châu, nước Kim, Triều Tiên. An Bắc Đô hộ phủ thống trị Mông Cổ và các “Rợ”, An Tây Đô hộ phủ thống trị Tân Cương, Cam Túc, Tứ Xuyên, đất cũ của Tây Thục hay Thục Việt. Sau lại lấy tên cũ Giao Châu. Sao lại gọi VN là đất cũ của Trung Quốc? Một cách chính danh phải nói VN ngày nay là đất cũ của VN ngày xưa. Giao Châu là châu quận của Giao Chỉ. Mà Giao Chỉ cũng là VN, lập lại. VN là tên nước của dân Việt từ đời Hồng Bàng. Nguyễn Trãi trong Dư Địa chí cho ta biết rõ: “Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay cũng xưng là Việt Nam” . “Vua Đế Minh cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam vương”(6). Sử gia Hồ Tin Thốc đời Trần viết bộ địa chí, đặt tên là “Việt Nam Thế chí”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) trong bài thơ tiễn bạn Trạng Nguyên Nguyễn Cao Xuyên đi Sứ Bắc Kinh có câu:
Đường xa lối rộng ông nên nhớ
Tiếng để sao cho đẹp Việt Nam (7).
Mất nước về tay Hán tộc VN vẫn còn căn cước Giao Chỉ bộ, vẫn là VN, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt.
TRUNG QUỐC VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Từ CT Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình cùng một luận điệu Đại Hán Bá quyền Mao Trạch Đông, lập đi lập lại, VN là đất cũ của Trung Quốc, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lịch sử của TQ. Nếu bắt chước như các ông Đại Hán, nhà lãnh đạo Cộng Hòa Mông Cổ lên tiếng: Nội Mông là đất cũ của Mông Cổ, chủ quyền của CH Mông Cổ, Bắc Kinh nghĩ sao? Sự thực thì Nội Mông đã bị Nhà Minh cướp đoạt vào thời đế quốc Mông Cổ suy tàn, Mông Cổ mất quyền Thiên tử thống trị Trung Hoa. Nếu vua Tây Ban Nha ngày nay cũng một luận điệu ngang ngược lớn lối như Tập Cận Bình lên tiếng nước Phi Luật Tân là đất cũ của Tây Ban Nha, biển đảo Phi Luật Tân thuộc chủ quyền Tây Ban Nha, họ Tập nghĩ sao? Lẽ tự nhiên trong thế giới văn minh có đạo lý làm người và pháp luật quốc tế, chẳng bao giờ Tây Ban Nha buông lời bán khai như thế! Nhân danh Trung Quốc thời Nhà Hán, nhân danh với ai? Bắc Kinh không biết rằng đã trên 2000  năm trải qua nhiều triều đai, làm gì có cái gọi “chủ quyền lịch sử của TQ” mà đòi? Không sợ rằng các luật gia quốc tế công pháp có thể nghĩ rằng, các nhà lãnh đạo TQ từ thời Mao đến nay đã mắc bệnh tâm thần, mù loà trước công lý của thế giới văn minh hiện đại? Giới lãnh đạo và sử gia CHNDTH trịnh trọng một tiếng Trung Quốc, hai tiếng Trung Quốc, CHNDTH chỉ còn là danh nghĩa, tên gọi trên nhãn hiệu, văn kiện, công thư. Trung Quốc đã thành quốc hiệu mới, phổ biến khắp dân gian, thậm chí còn gọi là người TQ, món ăn TQ, gái giang hồ, hồng lâu TQ (8). Ở đây theo thời thượng nên cũng đành gọi là Trung Quốc cho thích nghi với thời thế Đại Hán Bá quyền. Hơn một lần nói rõ và minh định qua Lịch sử nước Tầu: Từ thế kỷ thứ 19 trở về cổ thời đã không có nước TRUNG QUỐC. Tây  phương gọi đơn giản là China, La Chine, gốc chữ Phạn là Cina. Trong tiếng Nga vẫn gọi nước Tầu là Kitai. Trong văn ngữ của Đạo Hồi Islam TQ gọi là Tmghai, Tanghaji, Tchgai. Trung Quốc vốn chỉ có nghĩa là các nước ở miền Trung châu, miền Xuôi, còn gọi là Hoa Hạ cũng gọi là Trung Hoa tức miền giữa Trung châu đẹp như hoa. Thời Xuân Thu Chiến quốc, 7 nước lớn Tần, Ngụy, Hán, Triệu, Sở, Yên, Tề cũng xưng là Trung Quốc và Hoa Hạ, mỗi nước đều dung hợp khá nhiều các tộc đã di cư đến (9). Vào đầu năm 2000 trước CN một số quốc gia đã thành hình cho đến năm 771 trước CN đã trải qua ba đời Hạ-Thương-Chu. Dân tộc Hạ (Việt tộc) sống trên đất Hoa. “Để phân biệt với Man, Di hình thành mô hình sơ khai của khối dân tộc Hoa Ha” (10). Nhà Chu, đỉnh cao văn minh định chế, một hình thức liên bang với 72 chư hầu trong đó Sở Việt và nước Việt của Việt vương  Câu Tiễn đứng đầu; Chu Văn vương và Chu Công Đán` dựa vào kinh Dịch Phục Hy và Liên Sơn của vua Hạ Vũ lập ra Chu Dịch. Nhà Chu “tự xưng cùng tộc với Hạ”. Mà Nhà Hạ sau thời Tam Hoàng Đế, do vua Thuấn truyền ngôi cho hiền tài Vũ, gọi là Đại Vũ, người Việt phương Bắc. Vua Đại Vũ nhà Hạ (2205-1766 trước CN), trước Nhà Hán gần 1000 năm thuở Hán tộc còn là dân du mục du canh sống trên các đồi đất vùng phía bắc sông Hoàng Hà. Sử gia Tư Mã Thiên viết về Việt vương Câu Tiễn, ca tụng vua Đại Vũ: “Tổ tiên của Việt vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ ở đất Cối Kê để thờ vua Vũ. Công lao của vua Vũ là to lớn dẫn nước cho chín con sông, làm cho chín châu có thể ở được, đến nay tất cả mọi người đều sống yên ổn. Đó cũng là cái vinh quang còn lại của vua Vũ vậy” (11). Các triều đại VN thờ vua Đại Vũ Nhà Hạ, Tiên đế của Việt tộc, ở phương Bắc. Quốc miếu Lịch Đại đế vương ở Huế thờ các  đế vương tổ tiên của dân tộc Việt. Gian chính giữa phía phải thờ vua Đại Vũ (12). Mao Trạch Đông nói: VN là đất cũ của Trung Quốc. Các sử gia nói theo, CT Tập Cận Bình lập lại. Qua Nhà Hạ với vua Đại Vũ, phải nói lại cho chính đáng: Nước Tầu ngày xưa, ngày nay là nước cũ của Việt tộc.
Nhà Hán thừa hưởng lãnh thổ bao la mà Tần Thủy Hoàng đã chinh phục, Tần người Đông Di, sinh phụ Lữ Bất Vi sinh ra và lớn lên ở đất Việt (Việt vương Câu Tiễn). Sử gia Phạm văn Lan, đệ tử nhiệt thành cua Mao thuyết Đại Hán Bá quyền, trong bài tựa bộ Trung Quốc thông sử giản biên (T.I) suy tôn Tần Thủy Hoàng là bậc đại anh hùng quán thế đã thống nhất Trung Quốc, bãi bỏ chế độ phong kiến Nhà Chu, lập ra quận huyện. Tần bạo chúa chinh phạt bốn phương vẫn là Nhà Tần. Nhà Hán kề thừa, vẫn theo pháp chế nhà Tần, giữ nguyên chế độ nhà Tần (13) rồi lại Hán hóa Nhà Tần, Hán hóa lịch sử, Hán hóa Tam hoàng ngũ đế, Hán hóa Nhà Hạ Việt tộc, Hán hòa Nhà Thương Đông Di, Nhà Chu Tây Di.
Nhân vụ giàn khoan HD981 và chiến đòan, chiến hạm, kiểm ngư xâm lăng vùng biển VN (lập lại), CT Tập Cận Bình nhắc đi nhắc lại “Đây là chủ quyền của TQ từ thời Nhà Hán”. Tân Hoa Xã, báo đảng Nhân dân, China Daily, The Global Time phụ họa đánh trống thổi kèn tung hô TQ vĩ đại! Nước Tầu không có quốc hiệu cho đến đầu thế kỷ XX (lập lại), lấy các triều đại để gọi tên nước: Nhà Hán là nước Hán, Hán học, Hán tự, Hán sử, Hán nhân. Nhà Đường mà vua Đường gốc Sở Việt. Vua Đường Thế tông nhận Lão tử tức Lý Nhĩ là tiên tổ của họ Lý Nhà Đường, cho thi hào Lý Bạch được vào Hoàng tộc, gọi là nước Đường. Đường nhân, Đường thi, lờ hẳn Hán tộc. Nhà Tống gọi là nước Tống, người Tống, Tống Nho cho đến Cách mạng Dân quốc Tân hợi (1911). Ngày 12-2-1912, vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh xuống chiếu thoái vị dân Tầu quen gọi là rợ Mãn, Dị tộc thống trị nước Tầu 268 năm (1644-1922). Đáng lưu ý, “Diệt Thanh phục Hán”, vận động cách mạng đưa Trung Hoa đến nền Cộng Hòa Dân quốc lại là dân Tầu gốc Việt, danh nhân Tôn Dật Tiên, 5 lần ở VN vận động cách mạng nhắc đi nhắc lai “tôi là Việt nhân” (14). Hồ Hán Dân cháu 7, 8 đời của vua Hồ Quý Ly và Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, đổi tên là Hán Dân để kích động dân Hán “diệt Thanh”. Danh nhân Lương Khải Siêu, tiên phong hô hào vận động canh tân Trung Hoa , là người Việt Quảng Đông.
Hẳn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đại phải biết công ơn trời biển của nhà đại cách mạng Tôn Dật Tiên, người Việt Quảng Đông. Nước Tầu lần đầu tiên hơn 2000 năm lịch sử mới có quốc hiệu đàng hoàng, Trung Hoa Dân quốc. Chiếm trọn Hoa Lục, tiến vào Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên cáo thành lập nước CHNDTH.
Từ thập niên 1970, Trung Quốc coi như mặc nhiên là tên mới của nước Tầu (đến nay do quan hệ Việt-Trung, do sách báo Tầu dịch qua Việt ngữ, như bộ Sử Cương mục, các dịch giả dịch là Trung Quốc thay vì nước Hán, nước Đường, nước Tống, nước Thanh… lại gọi là người TQ, hàng TQ. Đơn giản, Mao Trạch Đông quyết làm sống lại thời Hán Vũ Đế, một hoàng đế Đại Hán độc ác hơn cả Tần Thủy Hoàng, “chinh chiến liền năm”, theo sử Hậu Hán thư, Vũ đế rong ruổi trên mình ngựa đi cướp đất nước của thiên hạ, nhân danh “bình thiên hạ”, tự coi là Thượng quốc, trung quốc, có nghĩa là cái rốn của vũ trụ, bốn phương đều là Man, Di, Mọi, Rợ. Mao Trạch Đông là hình ảnh Hán Vũ đế, hậu duệ Tập Cận Bình kế thừa. Tần Thủy Hoàng có 3000 phi tần mỹ nữ trong cung A phòng, Hán Vũ đế có tới 16,000 phi tần, cung nữ. Mỗi lần đi cướp nước thiên hạ, Vũ đế bắt cả ngàn mỹ nữ đem về hậu cung (15). Viện Sử học và các sử gia CHNDTH nhất loạt suy tôn Hán Vũ đế theo chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Có thể nói, Vũ đế là đệ nhất tổ của Đại Hán Bá quyền xâm lược dưới danh nghĩa “bình thiên hạ”. Trung quốc là thiên tử của bốn phương, Thượng quốc là thượng đẳng. Chữ trung quốc trong kinh Thi đồng nghĩa với kinh sư (kinh đô), phần Đại Nhã có câu “Huệ thủ trung quốc dĩ truy tứ phương” nghĩa là ‘Hãy vào kinh đô vỗ yên bốn phương”. Trung quốc cũng có nghĩa làm bá chủ, chinh phục. Trong kinh Thuấn điển, xuất hiện khi Hán tộc còn là dân du mục, chưa biết chữ nghĩa dưới câu “Man di Hoa hạ”, giải thích “Hạ huấn đại dũ trung quốc hữu văn chương quang hoa, lễ nghi chi đại” nghĩa là: “Trung quốc có cái bề thế về mặt văn hóa và lễ nghi”. Hoa Hạ, lập lại là Nhà Hạ, Việt tộc ở miền Xuôi (trung châu) đẹp như hoa. Trung Quốc mà Bắc Kinh lấy làm quốc hiệu mới với ý đồ bá quyến và bành trướng (16).
MẠO NHẬN KHỔNG TỬ
Sau 10 năm Cách mạng Văn hóa CHNDTH bên lề sụp đổ. Để cứu nguy chế độ, Đặng Tiểu Bình, vốn là người Khách Gia, ông đề xuất canh tân TQ, tứ hiện đại hóa. Xã hội chủ nghĩa Mác Đại Hán bá quyền lung lay tận gốc, Đặng Tiểu Bình cho làm sống lại Khổng Tử và Khổng giáo (17). Khổng miếu ở Khúc Phụ, Sơn Đông lại trở thành đất thánh, cũng là trung tâm du lịch của một TQ đổi mới. Khổng Tử chỉ là danh nghĩa. CHNDTH đội lốt Khổng giáo, bịa đặt Không Tử là đại giáo chủ sáng lập ra Nho giáo. “Khổng tử là nhà giáo dục lớn tiến hành việc dạy Nho đầu tiên trong lịch sử TQ” (18). Chính Khổng tử đã nói rõ “Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác” (Thuật nhi bất tác). Thế mà, từ Ủy Ban KHXH, Viện Triết Học đến sách báo đều nhất loạt một tiếng nói: Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo! Họ bất chấp sự thực, Khổng Tử nói họ cũng không nghe Khổng Tử. Bộ bách khoa Nho Phật Đạo vẫn khẳng định: “ Khổng Tử (551-479 trước CN) người sáng lập Nho giáo” (19). Thực tế là Đại sư Đổng Trọng Thư (179-104 trước CN) mới là một Khổng Tử của Đại Hán. CHNDTH nhiệt liệt cồ võ, suy tôn. Hán Vũ đế vô cùng sủng ái, tôn là bậc quốc sư. Trung Quốc đương đại ca tụng: “ Nhà tư tưởng, Đại sư kim văn kinh học, đặt nền móng của Tân Nho học thời Tây Hán”. Phải nói, Đổng Trọng Thư là nhà lập thuyết Đại Hán bá chủ, bá quyền. Thập niên 1980-1990, Trung Quốc tổ chức hàng tá “hội nghị khoa học” về Đổng Trọng Thư ở Bắc Kinh và trên toàn quốc. Họ Đổng thờ Nhà Hán, mặc cảm Tổ Nhà Hán vô học, xuất thân Đình trưởng (trưởng phu trạm), Lưu Bang Hán Cao Tổ tự hào về sự vô học, một lần mắng cận thần Lục Giả: “Ta ngồi trên mình ngựa mà được thiên hạ. Đâu cần đọc Thi, Thư” (có biết chữ đâu mà đọc). Thậm chí “lột mũ của bọn Nho sinh liệng xuống đất đái vào” (20). Đổng thần thánh hóa Nhà Hán, theo Nhà Chu lập ra thuyết Thiên Mệnh. “Ngôi vua Nhà Hán do Trời định. Vua Hán là Thiên tử, Triều đình Hán là Thiên Triều, quân Nhà Hán là Thiên triều binh.” Nước Hán là Thiên Quốc, Thượng quốc, bốn phương là Tứ Di. Nước nhỏ phải thờ nước lớn (chư hẩu sự thiên tử) (21).
HÁN TỘC – HÁN ĐẾ SANG ĐOẠT RỒNG VIỆT
Khổng Tử đề cao Đạo Trị Bình. Đổng Trọng Thư đảo ngược lại là BÌNH THIÊN HẠ. Vua Hán đi cướp nước của thiên hạ lại gọi là “đạo” theo mô thức “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đưa ngôi vua nhà Hán lên đến tột đỉnh gọi là “cửu trùng”, lấy RỒNG làm biểu tượng tối linh. Thân xác vua là long thể, áo vua mặc là long bào, giường vua nằm là long sang (22).
Hoàng đế Nhà Hán lấy Rồng Việt làm biểu tượng quyền lực tối linh tối thượng. Hán tộc làm gì có vật tổ Rồng, mượn Rồng Việt rồi chiếm đoạt luôn, biến thành Rồng Trung Quốc! Sử sách Tầu như đại bộ Trung Quốc Văn Hóa sử khẳng định: “Những thị tộc người Việt cổ tôn thờ vật tổ Rồng. Vẽ hoa văn trên mình, cắt tóc ngắn trên cơ sở vẽ hoa văn vật tổ Rồng” (23). Vua Hạ Vũ (Việt tộc) Nhà Hạ “lấy Rồng làm chuẩn”. Cách Nhà Hán gần cả  nghìn năm “nghề thêu của người Việt (Nhà Hạ) đã phát triển (…) vẽ rồng trên xiêm áo, thêu nhật nguyệt tinh tú, rồng, hoa cỏ, côn trùng và thêu đồ để tế tổ tông”(24).
HÁN HÓA RỒNG VIỆT TRÊN NGÔI ĐẾ NHÀ HÁN
Ngôi đế Việt Nam từ đời Lý Nam đế và Đinh Tiên Hoàng đế qua biểu tượng Rồng. Rồng Nam đế là Rồng nhân bản, dân gian. Rồng Bắc đế tuy sang đoạt Rồng Việt nhưng là Rồng độc tôn, độc quyền. Rồng Nam đế cho đến vua Bảo Đại, năm cuối cùng 1945 là Rồng Vàng, chân 5 ngón để phân biệt với rồng trong dân gian. Các đền miếu VN ở thôn xã trên mái đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt, chân 4 ngón. Rồng là sắc thái nghệ thuật độc đáo trong  kiến trúc chùa VN khằp Bắc Trung Nam. Các chùa đắp trên mái đôi Rồng chầu bánh xe Pháp luân hay chữ Vạn. Rồng khắc trên bia đá chùa, Rồng chạm trên cánh cửa chùa. Mái chùa cong, đắp Rồng (25).
Ngày nay Trung Quốc đã hùng cường, con rồng TQ cất cánh tung bay khắp thế giới, mấy ai quan tâm lại là Rồng Việt.
Áo chầu của Thái hậu và Hoàng hậu thêu phụng hoàng bay trên mây. Nước Tầu xưa làm gì có phượng hoàng. Bắc sử và quốc sử VN chép rõ: “Thời Thành vương Nhà Chu (1063-1026 trước CN) cách nay trên 3000 năm, nước Việt ta lần đầu sang thăm Nhà Chu xưng là Việt Thường Thị biếu chim trĩ trắng” (26). Một Thừa sai Pháp , sử gia Auhort truyền giáo lâu năm ở Tầu cho biết “Sứ Việt Thường biếu Chu vương 3 chim trĩ, một trắng, một đen, một vàng, 2 con cái, 1 con đực”. Đây là giống chim phượng hoàng ở rừng Trường Sơn, Nghệ Tĩnh gọi nôm na là chim trĩ, Tầu không có. Chim biếu Chu vương sinh sôi nẩy nở, lúc ngủ, quay đầu về phương Nam, nên có câu “chim Bắc đậu cành Nam”. Chí sĩ Phan Bội Châu khi lưu vong ở bên Tầu, cụ lấy bút hiệu là Phan Sào Nam, do điển tích này. Với Tây phương, phượng hoàng trong thần thoại, từ đống tro tàn cất cánh bay lên. Với VN, Phượng hoàng trong Tứ linh của dân tộc “Long, Ly, Quy, Phụng”. Phượng hay Phụng là loài chim hiếm quí. Quốc sử triều Lý ghi lại: “Tháng ba năm Canh dần (1110), có người đàn bà họ Hoàng dâng vua con chim phụng con, lông cánh đủ 5 sắc, 9 bào (sắc thái chim phụng tụ lại cả thẩy 9 chỗ (27). Tổ tiên VN tin rằng, đất Việt là nơi tụ linh tụ khí, có nhiều thú lạ vật quí, vàng bạc châu báu. Việt Sử lược ghi chép chim sẻ trắng, công trắng, rùa ngũ sắc, quạ trắng xuất hiện. Có người dâng vua một khối vàng sống nặng 112 lạng, xây đài Chúng Tiên, tầng trên dùng ngói bằng vàng, tầng dưới dùng ngói bằng bạc” (28). Năm Đinh dậu (1037) vu Lý sai Sứ đem 2 con Kỳ lân (ly) biếu Tống đế . VN như bản hùng ca “Minh châu trời Đông”.
“ĐẤT THIÊNG TIÊN RÔNG”
Bộ Dư Địa chí do Bộ Học, triều Duy Tân xuất bản năm Mậu thân (1908). Phần Tài nguyên đầy thú quý, vật lạ, kỳ hoa, dị thảo, danh mộc, mới chỉ kể Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Về hoa, có 71 loài. Về gỗ, có 85 loại với nhiều danh mộc như gỗ vàng tâm, gụ, cẩm lai, gỗ lim, lim trắng, trầm hương …Có 69 loài chim. Rừng VN ở Thượng Du miền Bắc trước đây có đười ươi, còn gọi là Tinh tinh, Nhĩ nhĩ (29). Nam Dương cũng có đười ươi, khỉ đột, Hắc tinh tinh ở Phi châu, một loại đười ươi, khóc cười, sống đời đôi lứa, từng bầy gần giống như người. Dân Thượng Du VN tránh săn bắt đười ươi, kiêng kỵ không ăn thịt coi thịt như thịt người. Người Tầu qua biên giới săn bắt lậu đười ươi và khỉ, ăn óc tươi coi như một món ăn vương giả, thượng lưu, họ giết đười ươi, khỉ, ăn thịt, lấy xương nấu cao khỉ. Đười ươi VN bị tuyệt chủng. Đây là giống khỉ đột người Tầu gọi là vượn người (30)
TRUNG QUỐC TÀN PHÁ RỪNG VN
Năm 1990, sau Hội nghị Thượng đỉnh Việt-Trung, 2 đảng 2 nước ở Thành Đô, Tứ Xuyên, đất nước cũ của nước Tây Thục tức Thục Việt, TQ đổ ập vào VN đầu tư, khai thác quặng mỏ, nông lâm sản. Chỉ ít năm sau, rừng VN rỗng ruột. Lợi dụng danh nghĩa khai thác quặng mỏ, lập nhà máy, khu công nghiệp, các công ty TQ phá rừng vô tội vạ, chặt nhẵn nhụi danh mộc. Gỗ quý hiếm có trên thế giới như gụ, vàng tâm, trầm hương, lim và lim trắng gần như tuyệt chủng. Một hình thức khai thác thuộc địa của một loại hình đế quốc thực dân mới mà CHNDTH là tiêu biểu duy nhất trong thế giới văn minh ngày nay. Lấy khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh làm thí dụ điển hình. Bắc Kinh lập nhà máy gang thép Formosa, đồng thời khai thác lâm sản. Những giống chim quý rừng Nghệ Tĩnh đã cạn kiệt. Cũng như ở Thượng Du, người Hoa Hán lùng sục bắt cọp và thú quý. Khỉ gần như tuyệt chủng, người Hoa săn khỉ hay mua đưa về Tầu cung cấp cho các đại tửu lầu Bắc Kinh, Thượng Hải v.v. làm món ăn “quí cách”: ăn óc tươi của khỉ còn sống!. Đầu bếp trói chân trói tay khỉ, nhét vào miệng một vốc múi chanh, khỉ không kêu khóc được rồi cho khỉ vào thùng trói khỉ ở thế đứng, trên mặt thùng, một lỗ trống vừa với đầu khỉ. Họ kéo thùng ra bàn ăn trình bầy hoa lá mỹ thuật rất kiểu cách vương giả. Đầu bếp thiện nghệ, tay cầm dao sắc bạt mảng xương đàu sọ lấy muỗng nhỏ múc óc khỉ đặt vào bát thực khách, ăn kèm với một số gia vị. Khỉ vẫn còn sống do tim vẫn còn đập, khiêng thùng vào bếp đổ nước sôi cho khỉ chết, cạo lông làm món thịt khỉ, xương khỉ dành để nấu cao. Khỉ được vinh tôn là thủy tổ văn minh TQ mà họ còn xử sự như thế, huống chi con người mà họ miệt thị là “Tứ Di” tức Man, Di, Mọi. Rợ .
Hơn 20 năm đầu tư khai thác, rừng Thượng Du và Thanh Nghệ Tĩnh đã rỗng ruột tự TQ khai phá hoặc do dân địa phương phá tán bán cho thương lái người Hoa! Lấy Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và Vũng Áng, Hà Tĩnh làm tiêu biểu chung. Ở đâu cũng như thế cả.
Nho Quan với khu rừng cấm Hà-Nam-Ninh, nơi mà cộng đồng người đầu tiên xuất hiện từ Hòa Bình, chiếc nôi của nhân loại ở Phương Đông. Cúc Phương là khu rừng cấm, rộng 20,000 hécta. Trước năm 1945, chính phủ Bảo hộ Pháp gìn giữ bảo trọng rất nghiêm ngặt. Khu rừng nguyên sinh hiếm quí của thế giới đã thuộc về quốc gia và Tổ chức Unesco-LHQ. Thực vật có 134 họ, khoảng 1000 loài cây, 225 loại cây ăn được, 460 loại cây gỗ, nhiều danh mộc hiếm quí. Có loài cây chò xanh và chò chỉ, rất hiếm, có cây cao 50m. Nho Quan và rừng Cúc Phương được coi là trung tâm dược thảo, 422 loại cây thuốc (31). Rừng Cúc Phương tương đối còn bảo trọng được. Rừng Nho Quan đã rỗng ruột. Lái buôn Hoa vơ vét dược thảo, nhiều loại nay đã tuyệt chủng, họ mua vời giá rẻ mạt, đem về Tầu, biến chế, sao, gọi là thuốc Bắc với nhãn hiệu Hoa ngữ, xuất cảng qua VN bán với giá cắt cổ. Họ không tha cả loài chim quí như phượng hoàng đất, trĩ, phướn cánh dài, đen lánh, mùa Hè bay về tận Trung châu Nam Định Thái Bình kiếm ăn, hút mật ong, cào cào, châu chấu. Nay đã tuyệt chủng, người Hoa săn bắt hay mua, ướp khô đem về Tầu để trang trí nội thất của các đại gia. Gỗ gụ, lim trắng biến mất vẫn do lái thương Tầu lùng sục tự do trên đất Việt như vườn sau TQ. Rừng Thanh Nghệ Tĩnh, tổ tiên Việt hãnh diện từ những ngàn năm, đây là miền “địa linh nhân kiệt”, “tụ linh tụ khí”. Lấy Vũng Áng làm tiêu biểu về sự tàn phá vô tội vạ, bất nhân của các công ty đầu tư khai thác công kỹ nghệ của TQ. Vẫn như Thượng Du, săn bắt khỉ và cọp vẫn là hàng đầu của người Hoa CHNDTH. Khỉ rất được giá do bán cho các đại tửu lầu TQ làm món ăn óc khỉ tươi, thịt khỉ và cao khỉ.
Trung Quốc đầu tư vào Nghệ Tĩnh, mở nhà máy luyện thép Formosa, đưa 4000 thợ người Hoa làm cho Formosa, toàn vùng Hà Tĩnh khoảng 80,000 công nhân người Hoa khai quặng, phá rừng, săn bắn thú quí. Tê giác đã gần tuyệt chủng. Chim công không còn. Người Hoa lùng kiếm hoặc mua, “nem công chả phượng” là món ăn hảo hạng. Họ còn rút ruột, ướp khô cả con với đôi cánh xòe ra, làm vật trang trí nội thất cho các đại gia. Với diện tích mênh mông 1,564,000 ha trong khi đất ruộng vườn nông nghiệp là 357,000 ha. Lợi dụng khai quặng, họ phá rừng lấy danh mộc chở về Tầu. Rừng Nghệ Tĩnh như huyền thoại truyền kỳ về các danh mộc như gụ, lim, gỗ vàng tâm, sến, táu, đinh hương … nay gần như nhẵn nhụi, nhất là vùng núi Vụ Quang và Kỳ Anh. Núi Thiên Cầm nay còn đâu là đất thiêng, bàn chân người Hoa đã dẫm nát Thiên Cầm, tương truyền, xưa vua Hùng tuần du phương Nam đến núi này, nghe trên không trung có tiếng véo von nên gọi là núi Thiên Cầm (32). Kỳ Anh từ ngàn xưa là yết hầu của đất nước ở phương Nam. Nay với nhà máy Formosa và cộng đồng Hoa Hán, miền đất chiến lược thủ hiểm của VN đã nằm trong tay tập đoàn đầu tư TQ với cả 10,000 dân Hoa sống trong một cộng đồng riêng biệt như vùng nhượng địa. Sâm Nghệ Tĩnh, phẩm chất không kém sâm Bắc, Lê Quý Đôn trrong Vân Đài Loại Ngữ đã viết về giống sâm quí này, bây giờ còn bao nhiêu? Người Hoa tàn phá, đưa về Tầu biến thành sâm Bắc, triệt phá sâm Nghệ Tĩnh để giữ độc quyền sâm Tầu và sâm Cao Ly giả!
Trong 20 năm kể từ Hội nghị Thành Đô 1990, dưới danh nghĩa phỉnh gạt “16 chữ vàng … giả” và “4 tốt … Tầu khựa” như toàn dân VN, trong và ngoài nước đang tố cáo. Trung Quốc đã rất thành công lập được một hệ thống “chiến lược da beo” dọc theo duyên hải VN, cả trong đất liền từ Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà đến Hải Phòng, Quỳnh Phụ Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh Bình, Đà Nẵng, Nông Sơn, Qui Nhơn, Nha Trang cho đến Vũng Tầu, Sóc Trang, Bạc Liêu và Cà Mâu. Bắc Kinh mưu toan lập một Tiểu Thượng Hải Đà Nẵng án ngữ Biển Đông. Nhà máy chất Đạm Cà Mâu là một tiền đồn chiến lược cực Nam với 1400 công nhân TQ mà đa số là lính trừ bị của GPQ-TQ. Đồng bộ với khu đầu tư-công nghiệp Bình Dương, Bắc Kinh dựng Đông Đô Đại phố, với ý đồ làm thủ đô của một Hạ Giao Chỉ mà sử gia Đại Hán Phạm Văn Lan ngang ngược đặt tên cho miền Nam nước Việt.
Chưa kể, từ thập niên 1970-1980, với thủ đoạn gậm nhấm, tầm ăn dâu, Bắc Kinh đã lấn chiếm của VN 1750 km2, chiếm trọn đất bản lề biên giới 600m về phía VN đã được quy định giữa Nhà Thanh và Pháp năm 1885 – 1886. Bắc Kinh ngang nhiên chiếm quá nửa thác Bản Giốc, Cao Bằng của VN phần đẹp nhất từ thượng nguồn. Chưa kể Quân đội TQ đã chiếm giữ những cao điểm chiến lược giữ nước của dân Việt từ ngàn xưa dọc theo biên giới từ Lào Cai đến Quảng Ninh, Móng Cái bên kia là Đông Hưng.
TỔ BÀN CỔ XƯA VÀ TỔ “NGƯỜI VƯỢN” CỦA TRUNG QUỐC THỜI NAY
Trung Quốc có ba điều không có mà bất cứ quốc gia nào văn minh cũng phải có. Đó là:
1- Từ nhà Hán đến nhà Thanh năm cuối cùng 1912 các triều đại Trung Hoa không có quốc hiệu (lập lại).
2- Không có quốc kỳ, chỉ có khánh kỳ, cờ vui ngày hội, cờ trận và soái kỳ của chủ tướng.
3- Trung Hoa không có đạo thờ Quốc Tổ như Việt Nam (đâu có mà thờ).
Dân tộc Hán không có tiết lễ Tết Nguyên Đán và tiết lễ Tết Đoan Ngọ (5/5).
Vào dịp tiếp đón Sứ thần phương Bắc, ngày đại lễ Triều hội, Tết Nguyên Đán, lễ đăng quang trước cung điện triều Đinh, triều Lê và Lý, trước điện Kính Thiên, triều Trần và Hậu Lê, lá cờ Đại ngũ sắc, ngũ hành được kéo lên trên cột cờ trước điện, ô vuông lớn giữa nền cờ mầu vàng tượng trưng cho chủ quyền, hành Thổ. Năm 1802 vua Gia Long thống nhất đất nước, quốc kỳ nền vàng long tinh tung bay trên kỳ đài trước hoàng cung bên bờ sông Hương, Huế. Cờ Đại ngũ hành, ngũ sắc là thần kỳ và là quốc kỳ, tương truyền xuất hiện từ thời Hùng Vương, Văn Lang.
Sau Cách Mạng Tân Hợi 1911, Trung Hoa Dân Quốc ra đời mới có quốc kỳ nền đỏ thanh thiên bạch nhật.
Tết Nguyên Đán là hội lễ đầu năm của dân tộc “văn minh lúa nước” Đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử đã thừa nhận dân Hán theo dân Việt ăn Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt. “Chúng ta hãy cùng hoạt động quá niên (ăn Tết) của tộc Hán trong vùng Ngô Việt làm thí dụ để thấy phản ảnh một số đặc điểm nói trên về tiết nhật khánh hạ” (30). Tết Ông Táo, tục thờ ông Táo, 23 tháng chạp cũng là tập tục của dân Việt trong vùng Sở Việt, Ngô Việt, Việt (Câu Tiễn) và Lạc Việt phương Nam, dân Hán phỏng theo.
Dân Hoa Hán không có đạo thờ Quốc Tổ như dân Việt “con Rồng cháu Tiên”. Theo sử gia Trung Hoa, Giáo sư Tsu Chi trong bộ Histoire de la Chine et de la civilization (Paris, Payot 1949) tổ của dân tộc Hán là ông Bàn Cổ, “một ông thôi, không có bà, ông sống được 18.000 năm. Ông Bàn Cổ khi khóc nước mắt ông chảy xuống thành sông Hoàng Hà và Dương Tử, ông thở thì thành gió, ông nói thì thành sấm. Mắt ông đưa qua đưa lại thì thành chớp. Khi ông chết, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn núi thiêng ở Tần tức núi Ngũ Nhạc. Hai mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ của ông chảy ra thành sông, biển, tóc của ông đâm rễ trong lòng đất thành cây”.
Sự thực rất rõ rệt, Hán tộc mượn Tổ Việt làm Tổ, từ Phục Hy đến Thần Nông, Hoàng đế coi là Tổ Trung Quốc cho đến thời Mao và nay. Có đến 7 thuyết khác nhau nhưng bất nhất, đầy mâu thuẫn. Theo Sử gia Tsu Chi, Histoire de la Chine, có thuyết lại tôn vinh Phục Hy, bà Nữ Oa và Thần Nông là Tổ. Bà Nữ Oa có công “đội đá vá trời” khi trời gẫy cột, bà làm ra đá ngũ sắc để vá trời!
TRUNG QUỐC TRANH ĐOẠT TRỐNG ĐỒNG VĂN LANG
Nửa đầu thế kỷ 20, nước Tầu lại có thêm Tổ nữa gọi là “Người Vượn Bắc Kinh!” Năm 1925, nhà Khoa học Sinh hóa kiêm Nhân chủng học và Khảo cổ học, Giáo sĩ Teilhard de Chardin SJ, Dòng Tên, người Pháp, sống lâu năm ở Tầu, ông dầy công tìm được bộ xương khỉ giống như xương người cách Bắc Kinh 60 km. Viện Khảo Cổ Bắc Kinh đặt tên là “Người Vượn Bắc Kinh”. Cả nước Tầu chấn động, tự hào và hãnh diện, tự coi Trung Hoa là chiếc nôi đầu tiên của loài người. GS Chardin coi đây là giả thuyết theo thuyết Tiến hóa. Các học giả và Khoa học gia về phía Trung Hoa Dân quốc vẫn dè dặt coi như giả thuyết trong đó Tiến sĩ Hồ Thích dẫn đầu, từng là Viện trưởng Viện ĐH Bắc Kinh, người Tầu đầu tiên đậu Tiến sĩ Triết học, Đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ. Mao Trạch Đông và Đảng CS của ông bắt nắm cơ hội, biến giả thuyết Người Vượn thành chân lý khoa học. Sử sách do Mao chỉ đạo, suy tôn “Người Vượn Bắc Kinh” là Thủy tổ Trung Quốc. Sau này, Đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử Tam Bách đề khẳng định: “Người Vượn Bắc Kinh mà cả thế giới đều biết chính là đại biểu sáng tạo ra thời kỳ này” (tức thời kỳ đồ đá cũ) (32). Sách báo và toàn bộ hệ thống Ủy Ban KHXH Trung Quốc từ Viện Khảo Cổ, Sử học, Triết học đến Văn hóa nhất loạt khẳng định: “Vượn Người Bắc Kinh là thủy tổ của loài người và văn minh Trung Quốc” (33). Coi đây như Đức Tin Tôn giáo mới của XHCN Mác-Mao TQ. Thực ra đây cũng chỉ là xương cốt của loài khỉ đột như khỉ đột Hắc Tinh Tinh ở Phi Châu hay khỉ đười ươi ở Nam Dương và VN. Các nhà Khảo Cổ cũng tìm được ở Phố Bình Gia, VN bộ xương “Người Vượn” như Người Vượn Bắc Kinh. Phe Mao nồng nhiệt hãnh diện “Đất nước TQ, con người và Văn hóa cổ TQ đã ra đời như thế nào, đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam Bách đề phần khai đoan khẳng định: “Đất nước TQ nằm trong phạm vi mà loài người xuất hiện đầu tiên (…) Những vùng mà người Trung Quốc sinh sống và sáng tạo ra nền Văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ (đồ đá chế tạo bằng cách dập)” (34). Đầu thế kỷ 21 này, Trung Quốc vẫn còn tin, Tổ TQ là khỉ đột “Vượn Người”. Trong khi Nhân chủng hiện đại với phương pháp DNA, chromosome và “gene” đã kết luận: khỉ là khỉ mà Người là người, cho dù khỉ Hắc Tinh Tinh Phi Châu giống như người trên 95% nếu không muốn nói là 99% thì giống khỉ đột đó vẫn là khỉ đột.
Trung Quốc cần vinh danh và biết ơn nhà Nhân Chủng học Hoa Kỳ kiêm Khảo Cổ, Tiến sĩ Solheim II, ĐH Hawai đã tháo gỡ quốc nhục cho TQ “thủy tổ TQ là khỉ đột”. Tiến sĩ Solheim dầy công khảo cứu đã khám phá ra văn minh cổ TQ qua 2 trung tâm lớn Ngưỡng Thiều và Long Sơn là di sản của nền văn minh Hòa Bình, VN, chiếc nôi của loài người ở Á Đông (34). Trước khám phá khoa học này của Solheim, Bắc Kinh im lặng, không thể nào phủ nhận sự thực 2 năm rõ 10, Trước Solheim, nhà Nhân Chủng học quốc tế kiêm Khảo Cổ người Pháp, nữ Tiến sĩ Madeleine Colani đã khám phá ra nền văn minh Hòa Bình, VN (35) cũng là cỗi nguồn của văn minh Trung châu Trung Hoa.
KHI BẮC KINH SANG ĐOẠT TRỐNG ĐỒNG VN
Do hãnh diện Tổ “Vượn Người Bắc Kinh” đã sáng tạo ra nền văn minh TQ cổ thời, Bắc Kinh tiến xa hơn, tự nhận văn minh đồng thau do người Hoa Hán sáng tạo. Trống đồng cổ đại nhất (loại Héger I) phát xuất ở Tầu! Viện Khảo Cổ Bắc Kinh thập niên 1950 lên tiếng phủ nhận trống đồng Văn Lang mà loại cổ nhất là trống đồng Đông Sơn, Hoàng Hạ VN. Bắc Kinh tố chức các Hội nghị, Hội luận về “Trống đồng TQ”, tự vinh danh TQ là trung tâm văn minh thế giới. bộ môn nào cũng do TQ sáng tạo dẫn đầu loài người. Viện Khảo Cổ Bắc Kinh bất chấp đạo lý khoa học, danh dự và lương tri, lập nhà máy chế tạo C-14 và cho đúc trống đồng loại Héger I và Héger II gán cho niên đại C-14 từ 2000 đến 2500 năm. Để gián tiếp trả lời Viện Khảo Cổ Bắc Kinh, một học giả uyên bác, ĐH Quốc gia Đài Loan công bố bài tham luận nghiên cứu rất sâu sắc riêng về Trống đồng Sở Việt (36), VN phản bác lại Bắc Kinh, nêu lên nhiều viện dẫn khoa học về trống đồng Văn Lang từ loại cổ nhất Héger I đến Héger II, III và IV. VN là trung tâm Trống đồng ở ĐNA từ Nam Dương, Đại Dương châu đến Mã Lai, Thái Lan, Bắc Diến Điện. Riêng VN tìm được trên 150 Trống đồng được giới Khảo cổ Pháp và quốc tế công nhận. Để vượt VN, TQ chế tạo 1400 trống đồng giả mạo (37). Giới Khảo Cổ quốc tế biết rõ nhưng im lặng, không một ai, một nước nào công nhận Trống đồng TQ. Bắc Kinh hoàn toàn thất bại về cuộc sang đoạt Trống đồng Văn Lang. Trống đồng VN, loại Héger I hiện đang trưng bầy tại trụ sở LHQ, New York. Không trưng bầy “Trống đồng TQ” vì giả mạo. Vụ TQ tranh đoạt Trống đồng Văn Lang chìm vào quên lãng, chỉ làm trò cười cho giới Khảo Cổ học quốc tế.
***
Tập Cáo trạng này được lập trên cơ sở Lịch sử, Văn minh, Văn hóa làm nền tảng, không đề cập đến Pháp lý nên không theo qui thức, nội hàm của một bản văn pháp lý. Quá dài! Trung Quốc xâm lăng Việt Nam đã là một truyện dài, trường thiên bi hài kịch. Đồng thời bố cục văn bản cũng không theo lớp lang, biến cố này dắt giây với sự kiện kia. Biến cố nọ đan xen với chứng liệu khác. Dù vậy, trước sau vẫn nhất quán đầu đuôi của một tiến trình lịch sử. Tác giả tập Cáo trạng này là một người cao niên, đã ở tuổi quá bát tuần, tay đã mỏi, mắt đã mờ, văn phong bút pháp và dòng chảy của văn đã chỉ còn là “vang bóng một thời” nhưng vẫn còn nguyên vẹn một tấm lòng son dạ sắt đối với Đất Việt Trời Nam.
Tập Cáo trạng này được thực hiện do một người VN như hàng triệu người VN ở trong và ngoài nước, cống hiến cả thân thế của đời mình cho Dân tộc và Tổ quốc VN, cho thế hệ trẻ đời nay và đời sau, mãi mãi Việt Nam độc lập trường tồn.
I. TRUNG QUỐC MƯU ĐỒ TRƯỜNG CHINH XÂM LƯỢC VN
Từ khi VN giành lại Độc lập lần thứ 5, năm 938, Hoa Hán tiếc nuối Giao Châu, không một triều đại Bắc phương nào, ít nhất một lần, xua đại binh đánh VN mưu đồ tái lập Bắc thuộc lần thứ 4. Từ Nhà Nam Hán đến Nhà Tống, Nhà Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa), Nhà Minh rồi Nhà Thanh. Nhưng đụng đâu thua đó. Dân VN coi nhẹ “Thiên triều binh” nên có câu “đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, Thiên triều binh càng đánh càng thua”.
Bước qua thế kỷ 20, VN tưởng đâu thoát họa Bắc Phương xâm lược vào thời đại mới, kỷ nguyên mới. Nào ngờ, vừa thành lập triều đại mới, nước CHNDTH 1-10-1949, Mao Trạch Đông đã bắt tay ngay vào cuộc “vạn lý trường chinh Nam tiến”, gọi là “lấy lại đất cũ” của TQ. VN là mục tiêu chiến lược hàng đầu. Vì có thống đoạt được VN mới có thể dễ dàng thôn tính ĐNA, Nam TBD và Nam Á, giấc đại mộng của Mao mà sau này lớp con cháu như Tập Cận Bình lên làm Chủ Tịch, kế thừa Mao hứa hẹn với quốc dân Hoa Hán “nhất định thực hiện giấc mơ TQ”.
Chưa có một triều đại nào chuẩn bị cuộc viễn chinh xâm lược qui mô và hệ thống lớp lang như Trung Quốc đương đại: chúng chính thức bắt tay thực hiện trong bốn thập niên 1950, 1960, 1970, 1980, thậm chí còn đại tập thành ý thức hệ Đại Hán bá chủ bá quyền. Diễn tiến như sau: 1 – Giáo dục thanh niên, sinh viên, học sinh, kể cả toàn dân TQ về cái gọi là giành lại chủ quyền của TQ – đại cương như chủ quyền giả mạo Hoàng Sa, Trường Sa và Nam Hải. 2- Viết lại Lịch sử TQ phần VN quan hệ với TQ như là “chư hầu thống thuộc”. Bịa đặt ra cái gọi là quyền Tôn chủ của TQ đối với lân bang như Nhà Thanh có quyền Tôn chủ đối với VN”! 3- Vẽ bản đồ Nam Hải, đường lưỡi bò 9 đoạn, chiếm 90% diện tích Biển Đông, đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở và Phổ thông. Tập trung tối đa vào công tác Sử học. Giáo sư Đới Dật, ĐH Bắc Kinh, Hội trưởng Hội /Sử học TQ đã tường thuật khá rõ. Thành tích của khoa hoc Lịch sử ở TQ trong 40 năm qua rất lớn. Đó là sự phát triển của đội ngũ các nhà Sử học, những thành quả khoa học đã đạt được (38). Theo Tiến sĩ Hồ Thích, nguyên Viện trưởng Viện ĐH Bắc Kinh, Trung Hoa Dân Quốc: “Người Hoa không có truyền thống chính xác và vô tư về khoa Sử; chân, giả lẫn lộn. lấy sách giả làm sách thật, hoặc lấy những thiên, những chương của người sau thêm vào mà cho là của cổ nhân”. Những sách xưng là “Tử viết” hoặc “Khổng Tử viết” thì rất nhiều, phần đáng tin cậy chẳng có bao nhiêu. Sử sách TQ không thẩm định sử liệu, cũng không phân biệt tài liệu với phó liệu. Tiến sĩ Hồ Thích trách cứ: “Người TQ làm sử không chịu giảng cứu sử. Thần thoại quan thư cũng mang ra làm sử liệu (…) Họ không biết rằng, nếu sử liệu không đáng tin thì lịch sử viết ra sẽ không có giá trị của một tín sử” (39). Dưới thời Mao Trạch Đông lại càng loạn. Về văn tự, thậm chí sự cố và sự kiện không phân biệt. Mao đặt Sử học lên ưu tiên hàng đầu của Đại Hán Dân tộc chủ thuyết Mao do Mao trực tiếp chỉ đạo theo sách lược “lấy xưa để phục vụ nay”.
XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Việt Nam là ĐIỂM chiến lược hàng đầu của Đại Hán Mao xâm lược ở phương Nam. Dù VN chỉ là một nước nhỏ trong tấm bản đồ thiết lập thời Mao (1850) gọi là “Những lãnh thổ Trung Quốc đã bị xâm chiếm bởi bọn đế quốc xâm chiếm trong thời cách mạng dân chủ cũ (1840-1919)”. Tuy nhỏ, nhưng VN lại là bao lơn Nam Hải và Nam TBD, yết hầu ĐNA. Mao Trạch Đông tự nhận các nước lân bang là đất cũ của TQ: 1- Liên Xô cũ, phía Đông và Đông Bắc Trung Hoa (gồm các nước Cộng Hòa Trung Á tiếp giáp với Tầu. 2- Triều Tiên, Bắc và Nam. 3 – Nhật Bản với quần đảo Ryu-Kyu. 4 – Nepal. 5 – Ấn Độ với toàn bộ vùng Sik-kim. 6- Miến Điện. 7 – Thái Lan. 8 – Malaxia. 9 – Toàn bộ Đông Dương Việt, Miên, Lào. Vẫn gọi VN là An Nam. Tập bản đồ dùng làm tiêu chuẩn căn bản của các sách giáo khoa Địa lý, cấp cơ sở và phổ thông và cao cấp (40). Họ trắng trợn xuyên tạc không có nước Văn Lang và Âu Lạc, chỉ là thần thoại VN. Mô tả “An Nam”, Giao Chỉ là Nam Man trong Tứ Di.
Họ không cần biết đến Hán sử đã viết về một vương quốc ở Phương Nam mà Hán sử miệt thị là nước Xích Quỷ. Không ai điên dại lại gọi nước mình là Quỷ Đỏ. (Một học giả trên Nam Phong tạp chí đã lên tiếng phủ nhận sự miệt thị này (41). Đây là Viêm bang và Quốc Tổ Viêm đế Thần Nông của Việt tộc. Trong quốc thư gửi vua Gia Khánh, Nhà Thanh, cầu phong như thông lệ, vua Gia Long, xưng là Quốc trưởng Nam Việt, không nhân danh Nguyễn Phước, chỉ xưng là Nguyễn Ánh như các tiền triều, không dùng tên húy (gọi nôm na là tên cúng cơm). Vua nói rõ nguồn gốc của nước Đại Việt “Đời trước chúng tôi mở nước ở đất Viêm Giao, mỗi ngày một rộng gồm cả nước Việt Thường và Chân Lạp” (42).
Sử gia Tư Mã Thiên viết về Việt Vương Câu Tiễn thế gia và nước Việt. Việt Câu Tiễn (505-465 trước CN sai Sứ tới dụ. Hùng Vương chống cự lại” (43).
Maspéro căn cứ theo cổ thư, Hán sử viết về Vương quốc Văn Lang của dân tộc Việt (44). Vậy thần thoại ở chỗ nào? “Không có nước Văn Lang” căn cứ ở đâu? Xuyên tạc và miệt thị VN như thế lại là sách lược của tập đoàn Đại Hán Mao.
ĐƯA SỰ XUYÊN TẠC VÀO SÁCH GIÁO KHOA SỬ
Tệ hại, thô bỉ, và bán khai nhất là mấy bộ sách giáo khoa sử do Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo. Vì Mao hiểu rằng, chưa thể dùng bạo lực để triệt hạ VN. Hán – Đường đã hiểu rõ An Nam “quốc tiểu nhi lực đại” (nước nhỏ mà sức lớn) nên phải triệt hạ bằng sử sách trước đã: giáo dục học sinh, sinh viên và cả dân Tầu bằng Lịch sử và Địa lý qua bịa đặt, xuyên tạc. Hai bộ sử giáo khoa đồ sộ đáng kể nhất: Trung Quốc Thông Sử giảng biên (2 tập) của Phạm văn Lan, thầy của các sử gia TQ, GS Lan, người khách gia Việt Đông, phản động nguồn gốc Việt, tôn thờ Đại Hán Mao. Bộ giáo khoa tệ hại khác “Trung Quốc Lịch Sử”, cao cấp khóa bản do Khưu Hán Sinh chủ biên, do “Nhân Dân xbx Bắc Kinh in và phát hành trên toàn quốc năm 1958”. Tái bản nhiều lần. Bộ Sử “gối đầu giường của GS, sinh viên trường ĐHSP Bắc Kinh và nhiều ĐH SP khác. Viết về VN họ đảo ngược lại Hán sử, Đường thư, Tống sử.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mao Trạch Đông và Viện Sử học – Ủy Ban KHXH, các sử gia của chế độ coi như có nghĩa vụ phải sửa lại Lịch sử VN sao cho đạt được mục tiêu của Đại Hán Mao: VN thuộc về đất nước TQ từ cổ thời khi Hán tộc ở phía Bắc Hoàng Hà, trên các đồi vàng có sở thích ăn thịt người, nhất là thịt quay trẻ em.
Bộ “Trung Quốc Lịch Sử” tập 1 do Khưu Hán Sinh chủ biên, Nhân Dân xbx Bắc Kinh, Bộ Giáo Dục phát hành trên toàn quốc năm 1958, tái bản nhiều lần. Khưu Hán Sinh bất chấp lương tâm, đạo lý của sử gia, thô bỉ bịa đặt: VN là đất cũ của TQ đời Tần Thủy Hoàng!.
Các sử gia Đại Hán đồng loạt minh định “nước Âu Lạc cũng như Văn Lang chỉ là thần thoại VN!” Thật là trơ trẽn, không một chút liêm sỉ trí thức. Qua di tích thành Cổ Loa còn lại đến nay, qua hàng ngàn mũi tên đồng do danh nhân Cao Lỗ sáng chế mà Khảo Cổ đã dầy công khai quật tìm được, đủ minh chứng cũng như Văn Lang, Âu Lạc kế thừa là sự thực Lịch Sử, một thực tại lịch sử. An Dương Vương đã thống nhất hai tộc: Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc đã đánh tan 50 vạn quân xâm lược Tần Thủy Hoàng (45) đưa đế quốc Tần đến xụp đổ.
Theo Tư Mã Thiên, trong Sử ký, “năm thứ 38, Tần Thủy Hoàng lấy đất Lục Lương thành lập quận Quế Lâm và Tượng Quận” (46). Sách Hoài Nam Tử của Lưu An Vương nhà Hán chép “Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, lông trĩ, ngọc châu và ngọc cơ của đất Việt, bèn sai Úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm năm đạo binh…Trong ba năm quân Tần không cởi giáp, giãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ, đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt…” (47)
Sử ký Tư Mã Thiên cũng chép như Hoài Nam Tử: “quân Tần đánh giữ lâu ngày, lương thực bị thiếu và tuyệt. Người Việt ra đánh, quân Tần đại bại, nhà Tần bèn sai Úy Đà đem binh đóng giữ đất Việt. Lúc bấy giờ nhà Tần ở phía Bắc thì mắc họa với người Hồ, ở phía Nam thì mắc họa với người Việt. Đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Trong hơn mười năm, đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi, người ta tự thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng nhau kịp khi Tần Hoàng đế băng hà thì cả thiên hạ nổi lên chống” (48)
Danh nhân Âu Đại Nhậm, tác giả bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư, truyện Sử Lộc chép: “Người Việt bỏ ruộng vườn mà vào rừng núi hoang vu thà sống với cầm thú, không chịu sống nhục dưới ách nhà Tần, ngày ẩn đêm đánh, giết được Đồ Thư. Nhà Tần bèn rút quân về mà giữ gìn biên giới để phòng bị” (49). Sự thật Lịch sử rõ ràng như thế làm sử gia một nước lớn như TQ hiện đại sao lại “bất cố liêm sỉ” đến như thế.
BỊA ĐẶT VN THUỘC LÃNH THỔ NHÀ NGUYÊN MÔNG CỔ
Xuyên tạc bịa đặt một cách trắng trợn trước sau Đại Hán Dân Tộc chủ nghĩa Mao chỉ để minh chứng: VN là của Trung Quốc, lãnh thổ biển đảo VN thuộc chủ quyền TQ! Tấm bản đồ cương vực TQ trong bộ “Trung Quốc Lịch Sử” – Cao cấp khóa bản, trang 96, đặt lãnh thổ VN vào biên địa TQ (đời Nhà Nguyên Mông Cổ)!
Nhà Nguyên, Mông Cổ thống trị Trung Hoa lại in tấm bản đồ “biên địa Nhà Nguyên nơi trang 45 đặt An Nam vào lãnh thổ Nhà Nguyên! Trong khi ba lần đế quốc Nguyên Mông đem quân đánh VN đều bị thảm bại, lần thứ nhất năm 1257, lần thứ hai năm 1284-1285, lần thứ ba 1287-1288, Đại nguyên soái Thái tử Thoát Hoan, tướng lãnh và tàn quân chạy chết về Tầu “mảnh giáp không còn”. Đại đế Hốt Tất Liệt tức Nguyên Thế Tổ, nổi giận lôi đình, truất ngôi Thái tử, Trấn Nam Vương của Thoát Hoan, đầy Hoan đi Viễn Châu, lại truyền rằng dẫu khi vua cha chết cũng không cho Hoan về thọ tang cha.
Nguyên đế vốn cuồng bạo, hung ác, xuống chiếu đòi vua Trần Thái tông phải tự dẫn thân qua đại đô Bắc Kinh chầu Thiên Tử. Vua Trần nại lý do từ chối (50). Triều đình Nguyên tìm đủ lời thuyết phục và hăm dọa. Nguyên đế lại xuống chiếu dọa vua Trần: “phép tổ tông ta, phận các nước qui phụ, Quân trưởng phải thân đến chầu, để dân chúng được yên ổn, nếu kháng cự không phục tùng, không ai là không bị tiêu diệt. Nhà ngươi đã biết như thế”(51). Vua Trần Thái tông vẫn quyết từ chối không sang chầu, không chịu qui phụ. Vua Trần xuống chiếu hạ lệnh cho cả nước sắm sửa khí giới chống giặc”. Nhà Nguyên gây sự, bổ nhiệm một Thái thú sang Thăng Long để gián trị VN, gọi là quan “Đạt Lỗ Hoa Xích”, ta không nhận bỏ mặc cho y phải bỏ về Bắc Kinh. Sau Nguyên đế lại gửi Nghiệp Thiếu Đễ, người Mông Cổ sang thay để gọi là giám sát việc cai trị An Nam. Một thách đố rất nghiêm trọng, vua Trần Thái tông vẫn trả y về, không nhận lại còn gửi quốc thư qua Hốt Tất Liệt viết mỉa mai nói rõ lý do không chấp nhận. Theo sử Cương Mục, vua Trần nói: “Chức Đạt Lỗ Hoa Xích chỉ có thể được ở các nước man di ở ngoài biên, còn nước tôi như các phên dậu che chở cho một phương mà lại đặt chức quan ấy để kiểm công việc, thì chả bị các nước khác cười cho hay sao! Xin đổi quan chức làm Dẫn Tiến Sứ”. Nguyên đế không chịu. Mặc! Vua Trần vẫn khước từ (52). Vậy VN qui phụ (đầu hàng) Nhà Nguyên ở chỗ nào? Nguyên đế Hốt Tất Liệt chết, Thành Tông nối ngôi (1294) ra lệnh bãi binh, hòa hiếu với VN.
Năm Quý sửu (1313) vẫn quen thói bắt nạt, lấn đất, cướp đoạt ở biên giới, viên Tri châu Trấn An của Nhà Nguyên (bắt người Châu Lang của nước ta cướp mất một lọ vàng và hơn một ngàn khoảnh rộng). Nghe tin, vua Trần Anh tông cấp tốc sai quân “vượt biên giới đánh Châu Quy Thuận và Châu Dũng Lợi của Nhà Nguyên, nói rõ là cất quân sang đánh để báo thù” (53). Nhà Nguyên không dám cất quân đánh lại. Hòa hoãn. Nguyên đế sai Sứ thần xuống biên giới để xem xét, truyền dụ bảo định lại bờ cõi, vua Nguyên y theo lời tâu”, vua Trần Anh tông mới chịu lui binh” (54). Sự thực rõ rệt như thế lãnh thổ VN thuộc cương vực Nhà Nguyên nước Tầu ở chỗ nào? Nếu là thuộc quốc như Trung Quốc Lịch Sử giảng dạy cho học sinh cấp cao, làm sao vua Trần lại có thể cất quân đánh chiếm hai châu của Nhà Nguyên?
Sự bịa đặt quá trơ trẽn, thô bỉ.
BỊA ĐẶT VUA QUANG TRUNG HÀNG NHÀ THANH!
Quốc sử quán Nhà Thanh, qua bộ Đại Thanh Thực Lục, đã không dấu diếm cuộc viễn chinh xâm lược VN của Tôn Sỹ Nghị đã bị Hoàng đế Quang Trung đánh bại một cách nhục nhã. Vào ngày mùng 5 Tết mùa Xuân năm Kỷ dậu (1789), Nghị và toàn quân chạy chết về Tầu. Trần Nguyên Nhiếp, Tùy Viên, quan Hầu của Nghị đã thuật lại doạn đường đói khát gian truân của thầy trò từ Thăng Long chạy chết về đến cửa ải Nam Quan: “Tôi và Chế Hiến (tứ Tiết Chế, Tổng tư lệnh Tôn Sỹ Nghị) đói cơm khát nước, không biết kiếm  đâu ra được mà ăn uống, cứ phải đi suốt 7 ngày, 7 đêm mới đến Nam Quan. Cảnh tàn quân, bại trận, tùy viên Nhiếp mô tả: “ Quân ta không còn gì ăn, bắt buộc phải vửa đánh vừa chạy”. Tác giả “An Nam Quân doanh kỷ yếu”, Tùy viên Nhiếp thuật tiếp: “Quân Tây Sơn như nước triều dâng, ẩn hiện như quỷ thần” (55). Bộ Sử Ký Đại Nam Việt do Giáo sỹ Pháp, Hội Thừa sai Ba lê, MEP là nhân chứng trận Rồng Lửa, Đống Đa, Thái Hà, Phùng Khoang Thăng Long thuật lại: “ Quân Thanh bỏ lại khí giới vàng bạc chừng 70 con ngựa chở mới hết”. “Quân Tầu mất hết tầu bè mà quân Tây Sơn chiếm được để chở khí giới và chiến lợi phẩm về Đàng Trong” (56). Quốc Sử quán triều Nguyễn, coi Tây Sơn là “Ngụy”, công nhận cuộc bại trận thê thảm của Nhà Thanh, chép: “Sợ quân Tây Sơn tràn qua, Dân Tầu cực kỳ khiếp sợ, dắt nhau tìm đường chạy trốn. Suốt mấy trăm dặm không đâu còn bóng người ở” (57). Sau chiến thắng vinh quang này Quang Trung chuẩn bị đánh Lưỡng Quảng, lấy lại đất cũ Nam Việt. Đại mộng chưa thành, Vua đột ngột qua đời.
Sử gia Lý Tuấn viết về Nhà Thanh và VN đại cương xuyên tạc: “Càn Long năm thứ 54 (1789) nhân có cuộc tương tranh giữa họ Lê và Nguyễn, triều Nhà Thanh thừa cơ đem binh bình định nội loạn. Nguyễn Quang Bình hàng Nhà Thanh, được phong làm An Nam Quốc Vương và An Nam trở thành thuộc quốc của Mãn Thanh” (58).
RỢ MÃN, HÁN TỘC VÀ VN
Nói đến Nhà Mãn Thanh, các ông ấy không biết xấu hổ, nhục nhã về một ngoại tộc mà dân Hán miệt thị là “rợ” Mãn, đã cai trị, đè đầu bóp cổ Hán dân ròng rã 248 năm (1644-1912). Mông Cổ, “rợ” Kim, “rợ” Mãn thường hay tràn vào Hoa Bắc cướp phá. Nhà Minh Đại Hán phải xây trường thành tiếp nối Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng mà ngày nay Trung Quốc rất tự hào là một kỳ quan thế giới. Với nhiều đồn binh phòng ngự, đường trên mặt thành bốn ngựa đi hàng ngang. Theo Trung Quốc Văn Hóa Sử: “nếu xếp số gạch đá xây thành một bức tường cao 5m, dầy 1m, vòng quanh địa cầu một vòng” (59). Hàng vạn, vạn sinh linh đã vùi thân nơi chân thành. Đại công trình phòng thủ vô tích sự! Có chăng chỉ là nguồn thu nhập vĩ đại cho kỹ nghệ du lịch vào đời nay. Vạn Lý Trường Thành trở thành bức tường giấy trước vó ngựa “rợ” Mãn như giông bão lướt qua, tiến chiếm Bắc Kinh dễ như trở bàn tay! Khi vào Bắc Kinh vua Thuận Trị tức Thanh Thế Tổ mới bảy tuổi, mồ côi cha, mẹ ông, vợ vua Thái Tôn bồng vua đặt lên ngai vàng Nhà Minh bỏ trốn. Hàng thần văn võ Nhà Đại Minh phủ phục dưới sân Rồng, Tử Cấm thành, lạy cậu bé “rợ” Thanh, tung hô vạn tuế thánh thượng! Nhà Thanh thu dụng. Thanh đế ra lệnh cấm dân Mãn và dân Hán kết hôn với nhau. Đàn bà Hán phải theo đàn bà Mãn mặc cũn, bắt người Hán phải mặc y phục như người Mãn, người Hán phải kết tóc thành bím, từ đỉnh đầu thõng xuống lưng, không tuân lệnh bị chặt đầu…
Đến đời vua Khang Hy (1661-1723) nhà Thanh rất ưu đãi VN. Vua bãi bỏ lệ của Nhà Minh bắt ba năm một lần phải cống pho tượng vàng để “đền mạng Liễu Thăng” đã bị nghĩa quân Lam Sơn chém đầu ở ải Chi Lăng năm 1427 trên đường dẫn 160,000 viện binh thiên triều cứu nguy Tổng Binh Vương Thông và 84,000 quân Minh (từ các nơi chạy về) đang bị Bình Định Vương Lê Lợi vây khốn ở thành Đông Quan (Thăng Long). Vua Khang Hy gọi lệ cống tượng vàng của Nhà Minh là thô lậu.
Đến đời vua Ung Chính tức Thanh Thế tông (1723-1736) lại ưu đãi VN một cách khác thường. Các nước Triều Tiên, Lưu Cầu, Mông Cổ, Tây Tạng, Xiêm La (Thái Lan) Miến Điện, Nepal, Bhutan, và VN cứ 3 năm phải qua Bắc Kinh triều cống “thiên triều” một lần. Vua Ung Chính, con thứ 6 Khang Hy đặc biệt dành cho VN ưu đãi 6 năm cống một lần gọi là “ lục niên tuế cống”, lại còn cho giảm cống phẩm, chỉ nạp ở Quảng Tây (Nam Ninh), Tỉnh thần tỉnh này nhận và chuyển lên Bắc Kinh. Năm 1772, vua Ung Chính tiếp Tiến sĩ Phạm Khiêm Ích, Chánh Sứ và Sứ đoàn VN. Ung Chính cho vời Chánh sứ Ích đến bên phủ dụ an ủi đường xa, tự tay vua cầm bút giấy viết 4 chữ thư họa ban cho Sứ Việt: NHẬT NAM THẾ TỘ, vua Thanh không gọi là An Nam. Nhật Nam là quốc hiệu cũ của VN. Ung Chính lại ban cho Sứ đoàn lụa là gấm vóc và các đồ quý báu. Sử gia Cao Lãng, Quốc Sử quán triều Nguyễn giải nghĩa 4 chữ thư họa “Nhật Nam Thế Tộ”, nghĩa là giữ vững ngôi vua và vận nước đời nay qua đời khác (60). Vậy VN là thuộc quốc của Nhà Thanh ở đâu? Chỗ nào?
II. VIỆT NAM QUẬT KHỞI – HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Các Sử gia Trung Quốc hiện đại từ bậc thầy Phạm Văn Lan đến Khưu Hán Sinh, Lý Trân và nhiều nữa dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông và Viện Sử học – Ủy Ban KHXH, nhất trí nhất quán một luận điệu: VN chỉ mới dựng được nước và độc lập từ thế kỷ thứ 10, còn trở về trước VN là đất cũ của TQ, thuộc TQ. Do đó các biển đảo như Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền lịch sử của TQ. Và rằng, Nhà Hán, và Nhà Đường đã sớm có mặt và có quyền “tài phán” (!) ở hai quần đảo này.
Xạo ngôn, bịa đặt hết cách nói!
HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHĨA GIÀNH ĐỘC LẬP
Xã hội VN khi Nhà Hán mới xâm chiếm là xã hội Lạc Việt 61). Các Lạc Hầu, Lạc Tướng người Việt được tự trị ở các quận huyện. Dân Tầu di cư xuống Giao Chỉ bộ dần dần hòa vào Giao Chỉ bộ. Dù vậy, theo Sử gia Pháp Auroussau, dân Việt vẫn bất khuất, không chịu khuất phục (62). Năm 40, bà Trưng Trắc, cháu ngoại vua Hùng cùng em là Trưng Nhị nổi dậy, tổng khởi nghĩa. Thái thú Tô Định cùng quan quân Đô hộ Hán kinh hoàng, táng đởm không chống cự nổi, kéo nhau chạy chết về Tàu. Lần đầu tiên đế quốc Hán mạnh nhất xưa nay, vượt cả đế quốc Tần, bị “đàn bà nước Nam” đập nát guồng máy thống trị của nhà Hán ở phương Nam, “dựng nước xưng vương” như trở bàn tay. Chỉ một mùa trăng quân hai bà đã lấy được 65 thành ở cõi Lĩnh Nam (Quảng Đông – Quảng Tây), đất cũ của nước Văn Lang và Nam Việt. Theo Hậu Hán Thư của Phạm Việt, dân các Quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng (63). Trong lễ thề, đầu Xuân tại Mê Linh, Bà Trưng Trắc y phục lộng lẫy, khăn vàng, áo vàng, tuốt kiếm, thề cùng Trời đất, phát nguyện “ DỰNG LẠI NGHIỆP XƯA HỌ HÙNG”. Sử thi còn vang vọng “Bà Trưng cỡi voi, phất ngọn cờ vàng, cùng nữ tướng, Nữ binh tiến đánh thành Tô Định. Sử Cương Mục chép: Quân Bà đi đến đâu như gió lướt đến đó. Bà tự lập làm vua đóng đô ở Mê Linh. Các Thứ sử, Thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi” (64). Hậu Hán Thư trong quyền 86 “Nam Man Tây Nam Di Liệt truyện” ca tụng: “Trưng Trắc rất hùng dũng”. Sử gia Đại Hán Phạm Văn Lan không thể phủ nhận được cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà nhưng lại xuyên tạc Bà Trưng chỉ vì trả thù chồng, đánh bọn tham nhũng (!): “Thắng lợi của Trưng Trắc chính là vì hành động của Bà phù hợp với ý chung của nhân dân đánh đuổi bạn quan lại tham lam tồi tệ” (65). Tâm địa của Đại Hán nói chung là như thế! Khác hẳn với sử gia Lan, lương tâm và công chính, GS La Sỹ Bằng, ĐH Hồng Kông, tác giả bộ sử giá trị “Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam”, ca tụng Hai Bà Trưng là anh hùng của dân tộc VN: “Người VN tôn là anh hùng dân tộc và tượng trưng cho nền độc lập tự do” (66). Cả triều đình Nhà Hán rúng động.
Năm Tân sửu (41), Hán đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện, một lão danh tướng cùng Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí sang đánh, tiến vào sông Bạch Đằng rồi qua sông Hồng, đến Lãng Bạc tức Hồ Tây bây giờ, thuở ấy hồ còn thông với sông Hồng. Cương Mục chép, “tháng 3, mùa Xuân năm Nhâm dần (42), quân Mã Viện đến Lãng Bạc cùng quân Trưng Trắc đánh nhau, và phá tan được. Bà Trưng Trắc lui giữ đất Cấm Khê (67). Tháng Giêng năm sau Quý mão (43), Hai Bà Trưng cự chiến với quân Hán. Hai Bà bị thua và mất” (68). Người trong nước thương nhớ Trưng Vương, lập đến thờ Hai Bà. Mã viện đuổi đánh tàn quân của Hai Bà là tướng Đô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được bọn họ” (69). Trận thủy chiến Lãng Bạc kết thúc, chiến thuyền của Đoàn Chí ra sông Hồng và Bạch Đằng rút về Phiên Ngung. Các ông sử gia Đại Hán đời nay lại bịa đặt cưỡng bách đoàn Lâu thuyền của Đoàn Chí, gần 2000 năm trước phải xuôi Nam tiến chiếm quần đảo hoang Hoàng Sa – Trường Sa (xưa gọi là đảo cát vàng Đại Trường Sa).
Tiến vào Cửu Chân (Thanh Hóa) từ huyện Võ Công đến Cư Phong, Mã Viện chém giết không ngưng tay, bắt giết khoảng 5000 người. Tướng Đô Dương và Chu Bá cùng Nghĩa quân của Hai Bà chiến đấu cho đến phút cuối cùng, thà chết chứ không hàng. Viện bắt 300 Cừ súy người Việt đem về Linh Lăng (T. Hồ Nam). Viện cho đúc cột đồng chôn làm cương giới ghi lời nguyền “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt”. Mã Viện không thể ở Cửu Chân lâu được. Theo sách Thủy Kinh Chú, quân lính Mã Viện bỏ trốn ở lại Cửu Chân sống thành từng nhóm hòa với người Việt, gọi là Mã Lưu (70). Đại Hán Phạm Văn Lan không tiếc lời vinh danh ca tụng “công ơn” của Mã Viện dù Viện cực kỳ tàn bạo, là “đã mở mang Giao Chỉ, bãi bỏ 10 điều luật của người Việt, thay bằng luật Hán là giúp cho người dân Lạc (Việt) thoát được sự áp chế của Lạc tướng” (71).
Viện phải thu quân trở ra Bắc, rong ruổi vó ngựa khắp quận Giao Chỉ, cướp đoạt trống đồng. Hậu Hán thư, Phạm Việp chép rõ ràng: “Mã Viện tịch thu trống đồng đúc ngựa mầu đen đem về Tầu”. Cuộc viễn chinh tái chiếm Giao Chỉ không phải dễ dàng. Theo Hậu Han thư, Viện nói với các tướng sĩ: “Lúc ta đang ở giữa miền Lãng Bạc và Tây Vu giặc chưa diệt được mà trời thì dưới là nước lụt, ngẩng trông lên, chim diều hâu đang bay, đã sà rớt xuống nước chết” (72). Sau 2 năm đàn áp tàn bạo “hàng vạn dân Lạc Việt bị giết”. Mã Viện đem quân vế nước, quân đi 10 phần, quân về chỉ còn 4, 5 phần theo Hậu Hán thư (73). Thật là: “Lính già dù trải mùi chinh chiến! Nghe thấy Nam chinh bạc mái đầu” (Cổ thi Trung Hoa).
Mã Viện cũng như Lâu thuyền Đoàn Chí chưa từng đặt chân lên Đại Trường Sa. Đánh chiếm hoang đảo để làm gì? Tình huống như trên dù là đảo vàng, đảo bạc cũng không thể tiến xuống được. Ấy vậy mà các ông sử gia Đại Hán thập niên 1950-1960, “nhất trí nhất quán” lại bịa đặt ra lệnh cho Mã Viện , Đoàn Chí gần 2000 năm trước phải tiến chiếm Hoàng Sa-Trường Sa! Dễ hiểu, các ông bịa đặt như thế là để các nhà lãnh đạo CHNDTH như Tập Cận Bình, con cháu của các ông được mạnh miệng tuyên bố với dân Tầu và thế giới rằng: “Tây Sa, Nam Sa thuộc chủ quyền của TQ từ đời Nhà Hán”. Chủ quyền của hồn ma cai trị hoang đảo với nơi phân chim, rùa rắn và chim biển!
VẪN LÀ TRƠ TRẼN BỊA ĐẶT\
Từ năm Đinh sửu (137) nước Lâm Ấp ra đời, đối đầu với Đô hộ Hán ở phương Bắc, cương vực giới hạn ở Châu Hoan, Nhật Nam (Nghệ Tĩnh ngày nay), lần đầu tiên và là lần cuối cùng, vua Tùy Dương đế năm Ất sửu (605) sai tướng Lưu Phương “Hành quân Tổng quản” đạo Châu Hoan, vượt biên đành Lâm Ấp. Phương hạ được kinh đô, phá quốc miếu Lâm Ấp, đoạt 18 bài vị Thần Chủ đúc bằng vàng. Vua Phan Chí bỏ thành chạy ra biển (74). Theo sử gia Pháp Maspéro trong cuốn sử Chiêm Thành, Le Royaume de Champa, bản dịch qua Hán văn “Chiêm Bà Sử”, Lưu Phương cướp được 1350 pho kinh Phật, bó lại thành 564 bó (75), Lưu Phương dẫn quân trở về ngay, không dám ở lại. Cương Mục chép “Trong trận này, quân Tùy bị bệnh phù thũng chết đến bốn, năm phần mười, Lưu Phương cũng bị bệnh, chết ở dọc đường (76). Ấy vậy mà các ông sử gia Đại Hán-Mao, thập niên 1950-1960 lại cưỡng bách hồn ma Lưu Phương phải dẫn đoàn chiến thuyền ma hơn 12 thế kỷ trước đây, tiến chiếm Đại Trường Sa, để các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đại như CT Tập Cận Bình có chứng cớ (?) tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.
Ít năm sau, Nhà Tùy sụp đổ (617), Nhà Đường kế nghiệp (618), các ông sử gia Đại Hán – Mao lại móc ngoặc hồn ma Lưu Phương với Nhà Đường ban cho các vua Đường gốc Sở Việt quyền “tài phán” trên hoang đảo Hoàng Sa-Trường Sa, giám sát, thống trị với quyền tài phán, xét xử rùa, rắn, chim biển trên 2 quần đảo. Tài phán là văn từ pháp luật của Nhật Bản thế kỷ 19, dịch từ bộ luật Quốc tế Công pháp của Tây phương, nghĩa là các ông sử gia Trung Quốc đương đại áp đặt Nhà Đường 13 thế kỷ trước phải bắt chước Nhật Bản giữ quyền tài phán trên Hoàng Sa – Trường Sa. Luật Nhà Đường phải theo Luật Quốc tế Công pháp thế kỷ 19!
Tuyệt vời là Trung Quốc hiện đại, cổ kim chưa từng có ngoại trừ trong thế giới người điên vì cuồng vọng!
DÂN TỘC VN VÀ CHỦ QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC
Cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, giải phóng Tổ quốc, giành độc lập cho dân tộc đã nhập vào dòng chảy Tín ngưỡng Việt Nam. Dù hơn 1000 năm mất nước, ba lần Bắc thuộc, chủ quyền tinh thần và thiêng liêng vẫn miên trường tồn tại. Đền thờ thành hoàng Tô Lịch ở thành Đại La là tiêu biểu. Đó là vị thần thành hoàng bản thổ (hay bản cảnh) cai quản thủ phủ. Đô hộ Bắc phương, xuân thu nhị kỳ, Thái thú Đô hộ phủ đến tế lễ thần Tô Lịch VN. Đời Lý đổi là Quốc đô thành hoàng. Các làng đều dựng đền thờ thành hoàng bản thổ của làng, cai quản dân làng, quản trị tinh thần, đất đai, tài sản của làng. Với niềm tin truyền thống “đất có thổ công, sông có Hà Bá”, ba ngày Tết Nguyên đán, đầu xóm đầu làng dựng cây nêu, và tết Ông Công, cúng kính Thổ thần. Chủ quyền đất nước còn thuộc về Tín ngưỡng của dân tộc VN: ĐẠO MẪU, có nguồn gốc từ đời Hùng Vương, Văn Lang. Tiên Dung Công chúa, con vua Hùng làm Đạo Tổ ngành Nữ, chồng là Chử Đồng Tử làm Đạo Tổ ngành Nam, thờ Ông thờ Bà bình đẳng như nhau. Đạo Mẫu thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, bà Chúa trông coi rừng núi, hoang dã. Thủy Tiên Thánh Mẫu, trông coi sông suối, biển đảo, thủy sản của đất nước. Tiên Thiên Thánh Mẫu, thừa mệnh Ngọc Hoàng Thượng đề, trông coi cõi trường, đạo Tam phủ. Thế kỷ 17, Thánh NGƯỜI thành đạo Tứ phủ, bà Chúa Liễu cai quản lãnh thổ ở ngay trên trần gian, quẻ hương VN
PHẢI KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ TRỌNG TỘI CƯỚP BIỂN ĐẢO
Các triều đại Bắc phương từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh đánh VN là đánh, nhắm vào thời VN suy yếu, nội loạn, phân hóa. Triều đại Mao Trach Đông cho đến CT Tập Cận Bình hiện nay, thâm độc, nham hiểm hơn xưa rất nhiều, đặt thành ý thức hệ Đại Hán bá chủ, với chiến lược “tầm ăn dâu” (tàm thực), luôn miệng đề cao, kêu gọi hòa bình hợp tác, ngân sách quốc phòng lại vẫn liên tiếp gia tăng hàng năm. Do VN là ưu tiên “cốt lõi” của chiến lược TQ bành trướng, hơn 20 năm qua, Trung Quốc tràn vào VN, xâm nhập sâu trong xã hội Việt, thậm chí năm vùng trong lòng dân tộc Việt về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, chính trị kể cả tình báo mà Cục Tình báo Hoa Nam là mũi dùi xung kích ở sân sau VN. Một ngày nào đó không cần nổ sung, Trung Quốc Đại Hán xâm lược sẽ “bất chiến tự nhiên thành”.
Trước sau, TQ đương đại vẫn tôn thờ chủ nghĩa BẠO LỰC Mao. Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường vẫn tích cực thực hiện chiến đoàn Hải quân và Kiểm ngư của TQ tiến vào lãnh hải VN, hộ tống giàn khoan Hải dương Thạch Du 981, đấy là một bằng chứng bạo lực xâm lược. Mao thuyết bạo lực, thế hệ Tập Cận Bình, Đoàn Phối đã từng tung hô Sách Hồng trong Cách mạng Văn Hóa TQ. CT Bình được đào tạo, thấm nhuần Mao thuyết. Mao nói: “Bạo lực là phương tiện phổ biến để giải quyết mọi vấn đề”. Mao đã dậy thế hệ CT Bình và trước nữa đọc Tuyển Tập Mao sẽ thấy rõ (77). Mao nói: “Việc giành chính quyền bằng bạo lực là qui luật phổ biến của một cuộc cách mạng có tính chất nhân dân trong thời đại chúng ta” (78). Nó sẽ không chiếm VN để thiết lập cuộc đô hộ nhưng khai triển mâu thuẫn bản địa để tự dân VN thành lập một chính quyền bản địa dưới sự chỉ đạo của Cục Tình Báo Hoa Nam, một loại hình đô hộ mới với Thái thú bản xứ cầm quyền, theo khuôn mẫu “16 chữ vàng … giả và 4 tốt Tầu khựa”, người trong nước mỉa mai như thế!. Mao thuyết đã dậy thế hệ Tập Cận Bình và cha chú Bình sử dụng bạo lực và giải quyết “đứng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” (79).
CHIẾN LƯỢC GIỮ NƯỚC
Việc VN cần làm ngay bây giờ, VN phải kiện TQ ra tòa Án Quốc tế – LHQ về “trọng tội ăn cướp”. Đây là cơ hội vàng để TỐ CÁO trước thế giới âm mưu nham hiểm và thâm độc xâm chiếm VN và Biển Đông – ĐNA, tiến hành từ thời Mao Trạch Đông thập niên 1950.
Từ thần thoại Thánh Gióng đánh tan giặc Ân đến Thục An Dương Vương đánh bại quân Tần Thủy Hoàng đến cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rồi Bà Triệu, Lý Nam đế phá vỡ Đô hộ Bắc phương, VN giành lại độc lập lần thứ 2, vẫn là VN bất khuất oanh liệt. Giặc Bắc xâm lược không biết đâu mà lường sức mạnh của phương Nam. Vua Mai Hắc đế chỉ là nông dân, múa đòn gánh như vung kiếm thần nổi dậy. Vua tự hào “ngã quốc tuy tiểu  nhi lực đại” (nước ta tuy nhỏ mà sức lớn).
Năm Nhâm tuất (722) nông dân họ Mai xưng đế, tự gọi là Mai Hắc đế, do vua ngăm ngăm đen, theo Sử Cương Mục, dẫn từ Đường Thư, Hắc đế chiêu tập được giữ vững biển Nam, nơi có quần đảo Cát Vàng, Đại Trường Sa, quân số có đến 40 vạn, “ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lâu”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Mai Hắc đế đã lập được một liên minh quốc tế đầu tiên trên thế giới. Các tướng sĩ tỏ ý lo ngại, Vua phủ dụ trấn an: “Sợ là sợ kẻ thù gần, đâu lại phải sợ người phương xa”. Trí tuệ của một nông dân yêu nước tuyệt vời như vậy.
Quân Nguyên kéo sang đánh ta lần thứ 2, vua Trần Nhân tông bảo triều thần và Tướng lĩnh: “Thanh Hóa là phên dậu của ta”. Lam Sơn khởi nghĩa, Bình Định Vương Lê Lợi chỉ tay về phương Nam bảo các nghĩa sĩ: “Thuận Hóa là lòng dạ của ta”. Ngày nay ta có thể vững tin hãnh diện mà nói “Cộng đồng VN Hải ngoại là hậu cứ vĩ đại của VN trên toàn cầu. Không những thế, CĐVNHN còn là căn cứ tiền phương trong mặt trận quốc tế chống xâm lược Đại Hán bá chủ”, đối mặt với một thực tế, Trung Quốc có gần 170 tòa Đại sứ trên thế giới, 400 Học viện Khổng Tử đặt tại các Đại Học trên 190 quốc gia. Học viện Khổng Tử mà lại dậy phép đánh cờ tướng, thư họa, cổ nhạc, hỷ khúc TQ, dậy võ Thiếu Lâm và võ cổ truyền.
NAM PHƯƠNG TRÁNG KHÍ BẮC QUỐC HÀN TÂM
Kể từ thời Thục An Dương Vương nước Âu Lạc, dân Tây Âu – Lạc Việt đánh bại quân Tần Thủy Hoàng kẻ thù của Văn Lang đến Hoàng đế Quang Trung phá vỡ quân Mãn Thanh xâm lược, Bắc xâm “đụng đâu bại đó”, tổ tiên VN đầy hãnh diện truyền lại cho con cháu “Nam phương tráng khí, Bắc quốc hàn tâm”. Dù vậy, vào thời đại này, VN phải đối đầu với một “tối hậu địch nhân” nhiều tiền lắm của, “phóng tài hóa thu nhân tâm”, hiểm độc, ngang ngược, trơ trẽn chưa từng có. Chưa một triều đại nào Bắc phương lại ngang ngược mưu toan cướp đoạt VN như nhà nước CHNDTH, khởi đầu từ Hoàng Sa.
Từ Ngô Vương Quyền đến Lê Đại Hành rồi, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn đều sáng tạo ra chiến pháp mới chống Bắc xâm. Triều Lý, Nguyên soái Lý Thường Kiệt lập chiến pháp “công để thủ”, viết bộ binh thư “Đại Việt hành quân pháp”. Lê Quý Đôn đã viết về bộ kỳ thư này trong Vân Đài Loại Ngữ, cho biết Nhà Tống bắt chước học theo, đổi quốc hiệu Đại Việt thành An Nam Hành Quân pháp. Năm Bính thìn (1076) mùa Thu, Nhà Tống đem quân đánh VN, quân hai bên giữ nhau ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) hơn một tháng. Vào một đêm khuya, từ đền Trương Hống, Trương Hát bên sông, tiếng loa vang vọng truyền Hịch qua một bài thơ, tương truyền do Lý Nguyên soái sáng tác:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư!
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư! …
Quân ta rất phấn khởi phản công đại phá được trận, quân Tống 10 phần chết 5, 6, chưa kể tù binh và đầu hàng (80). Sau ta cho thuyền vận tải chở họ về Phiên Ngung trả cho Tống đế, chia thành hai hạng. Theo Tân Việt Sử lược, một loại xâm trên trán 3 chữ mỉa mai “Thiên triều binh”, một loại cũng xâm trên trán “Đầu Nam triều”, tức đầu hàng.
Nhà Trần kháng chiến chống đế quốc Nguyên-Mông, áp dụng sách lược “toàn quân cự địch”, thanh dũ tức vườn không nhà trống. Sử Cương Mục chép, Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lùa giặc vào “bát quái trận đồ cửu cung” mà diệt, cùng với quyết tâm diệt quốc thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt vì chưa sẻ thịt lột da chúng” (quân Nguyên Mông) . Hưng Đạo Vương không áp dụng Chu Dịch, sở trường của mưu tướng Nhà Nguyên, ngài tinh tường kinh Dịch Liên Sơn của vua Đại Vũ Nhà Hạ Việt tộc phương Bắc và Thái Ất Thần Kinh, Dịch Lạc Việt phương Nam cùng kinh Dịch Quy Tàng của Nhà Thương, người Đông Di. Đây là 2 bộ kinh Dịch thịnh hành hai đời Lý và Trần .
Lam Sơn khởi nghĩa (1418-1428) khởi đầu “vừa cầy ruộng vừa đánh giặc”, “dân chúng bốn phương nổi dậy”. Bình Định Vương Lê Lợi và danh thần Nguyễn Trãi đề ra chiến lược “tạ mưu phạt tấn công, không đánh mà lòng người phải khuất”.
Mùa Xuân năm Kỷ dậu (1789) vua Quang Trung phá tan hơn 200,000 quân xâm lược Mãn Thanh, vua tốc chiến tốc thắng, sáng tạo chiến pháp mới, đặt hỏa pháo trên mình voi, bộ binh tùng tượng, tận dụng quân nhạc, áp đảo tinh thần giặc. Các làng quanh đồn giặc, cùng một lúc rạng sáng mùng 5 Tết nổi trống, mõ, tù và, phèng la làm kinh động một vùng trời Thăng Long. Từ khi đến bến đò Tam Điệp, Ninh Bình, trước khi duyệt binh, xuất quân, tự vua sáng tác bản quân hành, vỏn vẹn một chữ ĐÁNH. Quân Tây Sơn tận dụng sức mạnh của trống trận mà từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, với bà Huyền Nữ Phạm Thị Trân (926-970) người Hồng Châu (Hải Dương) được vua Đinh Tiên Hoàng đế vời vào Hoa Lư dậy quân nhạc cho Thập đạo quân, phong là Ưu Bà, đệ nhất phẩm triều đình ngành Nữ quan. Bà còn là Thánh Tổ hát chèo và vũ bộ ca múa. Huyền Nữ sáng tạo ra phép đành trống, chép thành sách “Đả cổ lục”, điệu thúc hùng tráng, chất ngất tráng khí. Trạng Nguyên Lương Thế Vinh ca tụng Huyền Nữ “có phong tư diễm lệ, uốn tay lên như muốn hái quả Bàn Đào (cõi Tiên), cất tiếng hát như trỗi mây giục gió”. Trống trận và trống rước thần đếu theo phép “Đả cổ lục”: chinh, tùng, chinh, theo nhịp quân hành: “Nào ta đi đánh giặc! không diệt được giặc ta không thèm sống! Chinh tùng chinh, bất diệt thù hề bất nguyên sinh” (81).
Binh đoàn Bắc tiến Quang Trung diệt Thanh “vang lừng một cõi trời” theo nhịp điệu truyền thống “Đả cổ”. Đến đèo Tam Điệp, trước khi duyệt binh, xuất quân, Quang Trung Hoàng đế, tự sáng tác bản nhạc quân hành, tựa đề vỏn vẹn một chữ ĐÁNH! Tướng lãnh và toàn quân phải học thuộc lòng. Quân đi như gió lướt, đồng ca:
Đánh cho để dài tóc!
Đánh cho để răng đen!
Nghĩa là, đánh để bảo toàn văn hóa VN. Phụ nữ Việt để tóc dài, ăn trầu nhuộm răng đen, khác với phụ nữ Tầu để tóc ngắn, răng trắng “mầu vàng khè”. Hòa với trống trận và đội quân nhạc, 12 trống đồng Tây Sơn, âm thanh kinh động lòng người. Binh đoàn rầm rập tiến lên “khí thế cao ngất trời”, hát tiếp:
Đánh cho nó chích luôn bất phản!
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn!
Nghĩa là: đánh cho nó gẫy bánh, không về được nước! Đánh cho nó mảnh giáp không còn mà về quê!
Đánh! Đánh! Đánh cho Sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!”. Nghĩa là đánh cho Lịch sử biết rằng, nước Nam anh hùng làm chủ nước Nam.
Đây là cương lĩnh thiêng liêng bảo vệ chủ quyền Dân tộc độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của Đất Nước Việt Nam, đời đời bất diệt.
CAO THÊ DUNG, Ph.D.
Bút hiệu Hà Nhân Văn
Hội viên Hội Người Việt Cao Niên
Vùng Hoa Thịnh Đốn -
(The Ford Foundation’s Fellowship –
USA – France, 2/1975 – 6/1977)
CHÚ THÍCH:
(1)- Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử, 2- 1985, Hội nghị “phê phán quan niệm bành trướng bá quyền của giới Sử học Trung Quốc xuyên tạc Lịch sử Việt Nam”, tt.84-91.
(2) (3)- Lê Quý Đôn trích dẫn trong Vân Đài Loại Ngữ. Bản dịch. Nxb Tinh Hoa, Saigon 1974, Q. IX, tt. 421, 429.
(4)- Xem: Đào Duy Anh, Cổ Sử Việt Nam. Nxb, ĐHSP, Hà Nội 1959, tt. 13-14
(5)- Lê Thanh Thịnh, “Một vài suy nghĩ, danh xưng Giao Chỉ”. Nghiên Cứu Lịch Sử 4 (175), 7 & 8 – 1987, tt. 77-82.
(6)- Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, Ức Trai Tướng Công, Di tộc. Bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải. Văn Hóa số 65, Saigon, T.61, tt.1249-1256.
(7)- Nguyễn Tư “Trạng Trình với tên nước Việt Nam”. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Về Tác Gia và Tác Phẩm. Nxb Giáo Dục, HN 2001, tt. 224-226.
(8) (9) (10)- Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề. T.I – Bài số 28. Trần Liên “Trung Quốc trở thành quốc gia đa dân tộc như thế nào? Đối với Trung Quốc, người nước ngoài có những cách gọi nào?” Nxb Cổ Tịch Thượng Hải. Có thể dùng bản dịch của nhóm Dịch giả Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi. Nxb VHTT, HN 1999, tt. 230-236.
(11)- Sử Ký Tư Mã Thiên, Việt Vương Câu Tiễn thế gia. Bản dịch của Phan Ngọc. Nxb VHSG, 2005, tt. 204-262.
(12)- Đại Nam Nhất Thống Chí, Chủ biên Cao Xuân Dục, Tổng tài, Quốc Sử quán, Học bộ Thượng thư, Q.I, Quốc đô. Nxb Thuận Hóa, Huế 1997, Miếu Lịch Đại Đế Vương. Nxb Thuận Hóa, Huế 1999, tr, 33.
(13)- Đào Hy Thát, Trung Quốc Chính Trị Sử, Q. II – Tiền Hán, Khải Nghiệm Thư Cục, Đài Bắc, 1973, tt. 209-244.
(14)- Xem Hoàng Tranh, “Năm lần Tôn Trung Sơn đến Việt Nam”. Nghiên Cứu Lịch Sử số 6 (259) 11 & 12 – 1991, tt. 78-82. Tác giả là giáo sư Viện KHXH Quảng Đông – Xem thêm: Hoa Kiều chí – Tổng chí – Đài Loan 1956, tr. 57, do Ủy ban BT Hoa Kiều Chí thực hiện – Về Lương Khải Siêu, xem: Tong Quy Lin, a search for China’s soul, Daedalus, Wash. Spring 1993. Trước sự suy thoái của Trung Hoa, Lương Khải Siêu hốt hoảng tán thán: “Ô hô, hồn nước Tàu bây giờ ở đâu!” – Danh nho Khang Hữu Vi, Hồng Tú Toàn, Lãnh đạo Phong trào Thái Bình Thiên Quốc, từng chiếm được nhiều tỉnh Duyên hải và Nam Kinh, người đầu tiên phát động phong trào giải phóng phụ nữ Tàu, nam nữ bình quyền. Ông là người Việt Đông.
(15) (16) (17) (18) (19)- Trần Nghĩa, Giáo Sư Viện Hán Nôm, dịch, xem: “Tìm hiểu chữ nghĩa bành trướng và bá quyền qua những xê dịch của khái niệm Trung Quốc”. Tạp chí Văn Học (Hà Nội) số 2 – 1960, tt. 103-110.
- Đặng Kim Ngọc, Vấn đề Nam Việt trong Lịch sử cổ đại và trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên Cứu Lịch Sử số 6 (231), 1981, tt. 50-59.
(20)- Lâm Chiếu Hạo, “ Thế nào là Nho? Nó đã phát triển và diễn biến thế nào?” Trong Trung Quốc Văn Hóa Sử, Tập II, Sdd, tt. 16-20.
(21)- Lao Tư và Thịnh Lê, Bách khoa Nho Phật Đạo, Ly Giang xb 1995, tr. 639 (2,000 trang, 10,000 mục từ).
PHỤ CHÚ VỀ NHO VÀ KHỔNG TỬ
- Lao Tư và Thịnh Lê, Nho Phật Đạo, Sdd, tr. 431.
(22)- Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, VN xb, Cali 2003, tr. 178.
(23)- Lâm Chấn Hạo, “Thế nào là Nho giáo? Tldd, trong Trung Quốc Văn Hóa Sử T. II, tr. 19 – Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Triết học Trung Quốc, Q. Hạ đời Hán. Cảo Thơm xb, Saigon 1909, tr. 729 – Ô Quốc Nghĩa “Thế nào là sùng bái vật Tổ” trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề, T. I, tr. 861.
(24)- Cao Hán Ngọc, “Tình hình phát triển kỹ nghệ thêu của Trung Quốc thời Cổ như thế nào?” trong Trung Quốc Văn Hóa Sử, T. I, tr. 673.
(25)- Chu Quang Tán, Mỹ Thuật Lý Trần – Mỹ Thuật Phật giáo. Nxb MT, HN 2001, tt. 296-319, “Con Rồng trong nghệ thuật Việt Nam”,
(26)- Tiến sĩ Ngô Sĩ Liên và các Sử thần triều Lê, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, kỷ Hồng Bàng Thị – Hùng Vương, Q.I, tr. 3a – Bản chữ Nho, lưu trữ tại Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass, USA.
(27)- Việt Sử Lược, Q.II, tr. 20b. Tứ Khố Toàn Thư.
(28)- Quốc Sử Quán, triều Duy Tân, Dư Địa Chí, Cao Xuân Dục chủ biên.
(29)- Đất nước ta, Hoàng Đạo Thúy chủ biên, Nxb KHXH, HN 1989, “Rừng Cúc Phương”, tt. 382-383.
(30)- Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. IV, Hà Tĩnh, tr. 93. Về tài nguyên Nghệ Tĩnh, tham khảo Đất Nước Ta, Sdd, tt. 385-386.
(31)- Lăng Thuần Thanh, Đồng Cổ Ca Sở Từ – Cửu ca, Quốc lập Trung ương Nghiên Cứu Viện san, Đệ nhất tập, Đài Bắc 1954, tt. 402- 417.
- Bửu Cầm, Tương quan giữa hình Trống Việt Tộc và Đồng quan trong Sở từ. Tập san Sử Địa, số 25, Sàigòn 1973, tt. 49-50.
(32) Việt Sử Lược, Q. I, tr. 41.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, T. I, tr. 68,
(33)- Thiện Đình, Ngô Vương Quyền, Nam Phong tạp chí số 161, tháng 4-1931, tt. 345-350.
(34)- Phạm Văn Lan, chủ biên, Trung Quốc thông sử Giản biên, T.I, Bắc Kinh 1949, tr. 7 – Tựa: (35) – Về bản đồ nước Đại Thanh, Khang Hy, biên giới cực Nam, là đảo Hải Nam, quyết không xa hơn (36) – Trung Quốc sửa lại sách Giáo khoa, Địa Lý cấp Trung học, Phổ thông và Cơ sở.
- Cao Xuân Dục, Học bộ Thượng thư, chủ biên Đại Nam Dư Địa Chí, bản dịch. Nxb Văn Học, HN 2003, tt. 516-627 .
– Tạ Duy Dương, “Văn hóa cổ Trung Quốc đã ra đời như thế nào?” Trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề, T.I, bài 3, tt. 50-56.
- Đới Đạt (giáo sư ĐH Bắc Kinh), “ Quá khứ, hiện tại và tương lai của nền Sử học mới ở Trung Quốc” – bản dịch của Đỗ Tiến Sâm. Nghiên cứu Lịch sử số 2 (261), 3 & 4, 1992, tt. 67-71.
- Hồ Thích, Trung Quốc Triết Học Sử, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Đại Nam xb, tt. 34-49.
- Xem: Văn Phong, “Những mộng bá vương Đại Hán thời xưa qua một số Lịch sử Trung Quốc thời nay”. Nghiên Cứu Lịch Sử số 184, năm 1979, tt. 22-30.
(37)- Phạm Huy Hổ, “ Mấy nghĩa nên bàn lại về Sử Nam” . Nam Phong tạp chí số 41, Jan. 1921, tt. 49-53, (về sự miệt thị nước Xích Quỷ) – Về Viêm Giao, xem Quốc Thư của vua Gia Long gửi nhà Thanh. – Xem: Đại Nam Thực Lục, Chính biên, Đệ I kỷ, Q. XIX, T. 10a. Bản Hán văn lưu trữ tại thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass, USA.
- Xem Bửu Cầm (GS) “Quốc hiệu Việt Nam và Đại Nam”. Tập san Sử Địa, số 17 & 18, Sàigòn 1970.
(38)- Việt Sử Lược, tldd Q.I, T.1a.
- Xem: Lai Nguyên Ân chủ biên “Tự điển văn học Việt Nam, về Cao Xuân Dục và sách Viêm Giao Trưng Cổ Ký”, Nxb ĐHQG, HN 2011, tt. 59-60. – Sử gia Cao Xuân Dục, Học bộ Thượng thư kiêm Tổng tài Quốc Sử quán, Phụ Chính Đại thần triều Duy Tân.
PHỤ CHÚ VỀ TIẾT NHẬT TẾT:
- Ngô Tổ Đức, “Trong Tiết Nhật truyền thống Trung Quốc có những tiết nhật khánh hạ nào? Tập tục ra sao?” trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề, T. I, bài số 33, tt. 841-848.
(53)- Trần Nguyên Nhiếp, Quân doanh kỷ lược trong Cách Mạng Tây Sơn, sưu tầm và dịch của Trần Văn Giáp và Văn Tân. Nxb Sử Địa, HN 1958, tr. 115.
(54)- Sử Ký Đại Việt Nam do nhà Dòng Tân Định (MEP) in 1874. Bộ Sử đầu tiên do các Thừa sai Pháp viết bằng chữ quốc ngữ. Nhóm NCSĐ tái bản, Sàigòn 1974.
(55)- Đại Nam Liệt Truyện chính biên, Q. XXX ( ngụy Tây Sơn, tt. 34b-35a).
(56)- Lý Trân, Minh-Thanh Sử, ND xbx, Bắc Kinh 1957, tr. 251.
(57)- Chu Chính Huệ, (Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng đã được xây dựng như thế nào?” Trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề. T. II, Bài số 70, tt. 437-440.
(58)- Cao Lãng, Lịch Triều Tạp Kỷ, T. II, Bản dịch của Hoa Bằng. Nxb KHXH, HN 1974, tt. 112-113.
- Tạ Duy Đức, “Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng” Văn Hóa Nghệ Thuật số 6, (101) – 1991, tt. 20-23.
-Xem: Bùi Văn Nguyên (GS ĐH Hà Nội) Việt Nam và cỗi nguồn trăm họ, Nxb KHXH 2001, về các vua Hùng, tt. 101-234.
- Về nước Âu Lạc và An Dương Vương, xem: Trần Quốc Vỹ và Đỗ Văn Ninh “đã nhất trí”. Khảo cổ học số 7 & 8, tháng 12, 1970, tt. 6-15.
- Sử ký Tư Mã Thiên, sdd, “Tần Thủy Hoàng Đế”, tr. 51, – Tượng Quận ở Phương Bắc, cõi Lĩnh Nam. Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Toàn Thư viết lẫn lộn Tượng Quận với huyện Tượng Lâm nhà Hán, sdd “Bản Kỷ”, tr. 149. Cao Xuân Dục trong Đại Nam Nhất Thống Chí, các tỉnh Nam – Ngãi – Bình – Phú theo Ngô Sĩ Liên cũng lẫn lộn theo. Sử sách đã hiệu đính lại. Trích dẫn bởi Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, Lịch Sử Việt Nam – từ nguồn gốc đến năm 1884. Nxb TPHCM, 2000, tt. 46-47, “Kháng Chiến chống Tần”
- Âu Đại Nhâm, Bách Việt Tiên Hiền Chí, Lĩnh Nam di thư. Bản dịch của học giả Trần Lam Giang. Thư viện Việt Nam ấn hành, Orange, Cali 2006, truyện Sử Lộc, tt. 75-76.
- Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản Hán Văn, tt. 45-49, lưu trữ tại thư viện The Yenching, MA, USA.
- Cương mục Chính biên, Q. VII, tr. 17, Cương mục Chính biên, Q. IX, tt. 9-10.
PHỤ CHÚ VỀ VĂN LANG
Nước Văn Lang và 18 đời Hùng Vương là sự thực lịch sử – Một thực tại lịch sử. Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đã thuộc Quốc Đạo Việt Nam. Trên 4,000 năm qua, thờ kính, tế tự, hội lễ, là một nghĩa vụ của con dân nước Việt. Theo thống kê cho đến nay đã có 1,200 nơi thờ tự Tổ Hùng và các tướng lĩnh thời ngài. Xa xăm mãi tận Kiên Giang dân lập đền thờ Quốc Tổ. Do Hán tộc không có Quốc Tổ để thờ, chẳng lẽ thờ Bàn Cổ hay bà Nữ Oa, hay tổ “vượn người Bắc Kinh”, các Sử gia nhà nước Trung Quốc chụp luôn các nữ thần thoại cho nước Văn Lang và Hùng Vương!
(59)- Nguyễn Phương, Tiến trình hình thành dân tộc Việt Nam. Tạp chí ĐH “Huế” số 22, 4-1963 tt. 153-219.
(60)- E. Aurousseau, La premier conquêtchinoise de pays Annamites. BESEO. T. XXI, 1933, pp. 137-264.
(61)- Phạm Việt, Hậu Hán thư, Q. 54, T.749.
(62)- Cương Mục Tiền Biên, Q. II, t. 10.
(63)- Phạm Văn Lan, Trung Quốc Thông Sử Giản biên, T. I, ND xbx, Bắc Kinh 1961 (tái bản), tr. 195.
(64)- La Sỹ Bằng, Bắc Thuộc thời kỳ Đích Việt Nam. Hương Cảng Trung Văn Đại Học Tân Á Nghiên Cứu Sử – ĐNA Thất. Hương Cảng 1964, tr. 42 – Cuốn sử này hiện lưu trữ tại Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ và thư viện The Yenching ĐH Havard, MA, USA, ký hiệu số 3544/6647.
(65) (66)- Cương Mục, Tiền Biên Q. II, tr. 12.
(67)- Hậu Hán thư, Mã Viện truyện, Phạm Việc viết theo thể truyện ký đời Đông Hán (25-220), Q.I – Quang Vũ Đế kỷ, Phần I, Hán Kiến Vũ thứ 16- cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.
- Xem: Bùi Quang Tung, “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng”. Tạp chí Đại Học “Huế” số 10 -1959 – Xem: Trần Cương, “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng qua một số Thư tịch Trung Quốc” – Nghiên cứu Lịch sử số 2 (209), 3 & 4, 19-1982.
(68)- Cao Thế Dung, Chân dung Phụ Nữ Việt Nam trong văn hóa Sử. Nxb Tiếng Mẹ, Phoenix, AZ, 1990, tr. 132 – Phần “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các nữ tướng”.
(69)- Phạm Văn Lang, Trung Quốc Thông Sử giản biên, sdd, Tập I, tr. 90.
(70) (71)- Hậu Hán thư do Nguyễn Xuân Quang và Võ Xuân Đàn trích dịch, xem: Lịch Sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1984, Nxb TPHCM, 2000, tt. 60-61.
(72)- Cương Mục, Tiền Biên, Q. IV, t. 14.
(73)- Georges Masbero, Le Royaume de Champa, Paris 1983, EFEO, P. 84 – Bản dịch qua Hán Văn: Mã Tư Bồi La (Masbero) chiêm bà sử, do Phùng Thừa Quân dịch, Thượng Hải thương vụ ấn thư quán, 1933,
(74)- Cương Mục Q. IV, T. 15
(75) (76)- Mao Trạch Đông tuyển tập, T. II, bản dịch, Nxb Sự thật, Hà Nội 1969, tt. 111,393, trích một phần nhỏ về Mao thuyết, Bạo Lực, lưu trữ tại thư viện CTD.
(77)- Xem: Mao Trạch Đông “Về vấn đề giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Nxb Sự Thật, HN 1957, tr. 42.
(78)- Việt Sử lược, Q. II, tr. 16b.
(79)- Cương Mục, Chính biên, Q. VIII, tr. 33
(80)- Kinh Dịch Liên Sơn.
(81)- Về Thánh Tổ Quân Nhạc, Huyền Nữ Phạm Thị Trân, xem: Lương Thế Vinh (1443- ?) trong “Hý Trường Phả Lục”. Trích trong CTD, Chân dung phụ nữ Việt Nam, sdd, “Thánh Tổ diễn xuất cầm ca”.
CHÂN THÀNH CÁO LỖI
Do trích từng đoạn trong toàn tập cáo trạng, lại lược bỏ một số câu, nên số thứ tự trong một số trường hợp không được thích hợp. Xin được niệm tình lượng thứ. CTD.
http://www.thegioimoionline.com/?p=2037
TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cáo trạng Trung Quốc xâm lược

Cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược tự ý khoanh vạch đường lưỡi bò 9 đoạn, nhận 90% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Bảo rằng các nhà lãnh đạo CHND

Cao Thế Dung - 

LỊCH SỬ – VĂN MINH – VĂN HÓA

01

DẪN NHẬP

Cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược tự ý khoanh vạch đường lưỡi bò 9 đoạn, nhận 90% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Bảo rằng các nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa không hiểu biết lịch sử: không đúng. Viện Sử học và Viện Khảo cổ ở ngay bên cạnh các ông, dưới trướng lãnh đạo của các ông. Hai Viện này, các sử gia và học giả phải triệt để theo chỉ đạo cùa CT Mao Trạch Đông cùng với nhà nước CHNDTH ra đời, 1-10-1949, viết lại Lịch sử Việt Nam, Đông Nam Á và Á châu quan hệ với Trung Hoa từ Nhà Hán đến thế kỷ 19 cho phù hợp với ý đồ bành trướng của Mao Trạch Đông, gọi là “lấy lại đất cũ của Trung Quốc (TQ) đã do đế quốc thực dân Tây phương chiếm đoạt của Trung Quốc”. Từ bấy giờ các sử gia hàng đầu của CHNDTH như Phạm Văn Lan, Hướng Đạt, Chu Nhất Chương mải miết khẩn trương viết các bộ sử mới như Trung Quốc sử giản biên, Trung Quốc Thông sử, cao cấp khác bản hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo Lịch sử Việt Nam liên quan với các triều đại Trung Hoa từ đời Nhà Hán về sau.
Từ đầu năm 1979 đến 1984 “trên Tạp chí “Hồng Kỳ” đã có hơn 20 bài, báo “Nhân Dân nhật báo” có 20 bài, một số cuộc hội thảo, một số sách được viết để tuyên truyền xuyên tạc lịch sử VN, phục vụ cho mưu đồ xấu xa của những người cầm quyền Bắc Kinh. Cuộc tấn công này liên tục, kéo dài, có hệ thống và quy mô, với nhiều thủ đoạn nhằm vào hầu hết các lãnh vực và thời kỳ lịch sử VN: Những “luận điểm”, “luận cứ” của những nhà sử học này không có gì mới so với những sử gia phong kiến TQ và một số sử gia từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa đến nay. Nếu có cái mới thì chỉ là ở cái vỏ “khoa học”, “mác xít” mà thôi. Nội dung nhất quán của các bộ sử từ triều đại Hán, Đường, Minh, Thanh rồi Trung Hoa dân quốc và cho đến nay là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là mưu đồ “lấy xưa phục vụ nay”, xuyên tạc lịch sử để phục vụ chủ nghĩa bành trướng.” Phải biết rằng, từ khi VN độc lập, thoát khỏi họa đô hộ của Bắc phương, không một triều đại nào thắng nổi VN, đụng đâu thua đó. Vậy thì chỉ còn cách vận động chiến, tâm lý chiến và tư tưởng đưa mục tiêu Đại Hán bá quyền lên tần cao ý thức hệ, Đại Hán dân tộc chủ nghĩa với tôn chỉ của Mao “lấy xưa để phục vụ nay”.
Mới đây, sau khi chiến đoàn Hải quân TQ hộ tống giàn khoan dầu Hải dương Thạch du 981, ngang ngược tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của VN trên lãnh hải VN, CT Tập Cận Bình đầy kiêu hãnh khoa trương: “Đó là chủ quyền lịch sử của TQ!” Viện dẫn lịch sử, họ Tập chỉ biết một, cái một xuyên tạc, lớn lối bịa đặt mà ông không biết 2, biết 3, biết 10 Sự Thực của Lịch sử Việt-Trung cổ thời (1).
Năm 111 trước Công nguyên tức cách nay trên 2000 năm, Hán Vũ đế cho xua quân cướp nước Nam Việt (207-111 trước CN) đổi thành bộ Giao Chỉ, vẫn là cương vực nước cũ Nam Việt bao gồm lãnh thổ Văn Lang và đảo Hải Nam, chạy dài xuống cực nam xứ Việt Thường, tỉnh Bình Định và Phú Yên ngày nay. Giao Chỉ cũng là Nam Việt, cũng là Văn Lang, cũng là Việt Nam. Hán Vũ đế chỉ lấy lại tên cũ của Việt tộc người Giao Chỉ. Nước Văn Lang có bộ Giao Chỉ bao gồm Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình. Hóa ra, tuy bất hạnh mất nước vẫn còn tên Non Sông của nòi giống Giao Chỉ. Đến đời Nhà Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa) vẫn còn danh xưng Giao Chỉ để gọi nước Nam. Nguyên sử chép: “Đất Giao Chỉ dưới thời vua Trần đem thổ sản sang cống, có giả sơn bằng gỗ trầm hương (núi non bộ), thứ chận giấy bằng ngà voi, giá bút bằng thủy tinh” (2).
Sách Lĩnh biểu lục dị, nói: “Người Giao Chỉ thường lấy quả bầu không cuống, cắm 13 cái ống nứa vào, cái sinh, trên đầu ống gắn 13 miếng đồng mỏng làm cựa gà để thổi, tiếng nghe trong trẻo” (3). Địa bàn cư trú của người Giao Chỉ rộng từ Trung châu sông Dương Tử đến đồng bằng Việt Quế, sông Việt giang, cả cõi Lĩnh Nam, Quảng Tây, Quảng Đông đến Bắc Việt. Cổ thư Trung Hoa giải thích danh xưng Giao Chỉ theo nhiều cách khác nhau. Trong sách Lễ ký của Khổng Dĩnh Đạt đời Đường cho rằng Giao Chỉ “ ý nói người Man khi nằm thì trở đầu ra ngoài, trở chân vào trong và gác chéo hai chân với nhau nên gọi là Giao Chỉ”(4).
Danh xưng Giao Chỉ, địa vực và người xuất hiện trong nhiều sử sách VN như Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lĩnh Nam chích quái của Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp. Thư tịch Trung Hoa, danh xưng Giao Chỉ xuất hiện trong Sử ký Tư Mã Thiên, Tiền Hán thư của Ban Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việp, cựu Đường thư của Lưu Thi, Thông điển của Đỗ Hựu, An Nam chí của Cao Hùng Trưng… Theo một số tác giả VN, “Nguồn gốc danh xưng Giao Chỉ và nguồn gốc của từ tố Lạc trong danh xưng Lạc Việt ở thởi Hùng Vương có thể là những chứng cớ đáng tin cậy”. “Hầu như quá quen thuộc đối với chúng ta” (5).
Theo Tiền Hán thư, thôn tính Nam Việt, Nhà Hán lập 9 quận, vẫn duy trì quận Giao Chỉ, 10 huyện, dân số đông nhất, vùng đồng bằng sông Hồng, 746,237 người cũng gọi là người Giao Chỉ.
GIAO CHÂU – TRUNG QUỐC
Năm Quý mùi (203) Nhà Hán đổi Giao Chỉ bộ làm Giao Châu, vẫn là quận huyện của Giao Chỉ. Triều Ngô năm Bính ngọ (226), chia cắt Giao châu từ quận Hợp Phố về Bắc lập Quảng Châu, còn lại phía nam là Giao châu, lãnh thổ VN ngày nay. Ta mất 4 quận: Nam Hải, đông dân nhất 94,253 người; Uất Lâm 12 huyện 71,162 dân; Thương Ngô 10 huyện 46,160 dân; Hợp Phố, 5 huyện 78,980 người và 2 quận Đan Nhĩ, Chu Nhai, đảo Hải Nam, dân Lạc Việt là đa số và dân Tây Âu tức Âu Việt, vốn thuộc Nam Việt rồi Giao Chỉ bộ. Toàn cõi Quý Châu là địa bàn sinh tụ của Việt tộc, Bách Việt.
Nhà Đường đổi Giao Châu làm Trấn Nam, năm Mậu thân (768) lại đổi làm An Nam đô hộ phủ, tên gọi An Nam phổ biến từ bấy giờ, chỉ có nghĩa là “đã an định phương Nam”. Nhà Đường bành trướng bốn cõi lập An Đông Đô hộ phủ, thống trị Mãn Châu, nước Kim, Triều Tiên. An Bắc Đô hộ phủ thống trị Mông Cổ và các “Rợ”, An Tây Đô hộ phủ thống trị Tân Cương, Cam Túc, Tứ Xuyên, đất cũ của Tây Thục hay Thục Việt. Sau lại lấy tên cũ Giao Châu. Sao lại gọi VN là đất cũ của Trung Quốc? Một cách chính danh phải nói VN ngày nay là đất cũ của VN ngày xưa. Giao Châu là châu quận của Giao Chỉ. Mà Giao Chỉ cũng là VN, lập lại. VN là tên nước của dân Việt từ đời Hồng Bàng. Nguyễn Trãi trong Dư Địa chí cho ta biết rõ: “Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay cũng xưng là Việt Nam” . “Vua Đế Minh cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam vương”(6). Sử gia Hồ Tin Thốc đời Trần viết bộ địa chí, đặt tên là “Việt Nam Thế chí”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) trong bài thơ tiễn bạn Trạng Nguyên Nguyễn Cao Xuyên đi Sứ Bắc Kinh có câu:
Đường xa lối rộng ông nên nhớ
Tiếng để sao cho đẹp Việt Nam (7).
Mất nước về tay Hán tộc VN vẫn còn căn cước Giao Chỉ bộ, vẫn là VN, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt.
TRUNG QUỐC VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Từ CT Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình cùng một luận điệu Đại Hán Bá quyền Mao Trạch Đông, lập đi lập lại, VN là đất cũ của Trung Quốc, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lịch sử của TQ. Nếu bắt chước như các ông Đại Hán, nhà lãnh đạo Cộng Hòa Mông Cổ lên tiếng: Nội Mông là đất cũ của Mông Cổ, chủ quyền của CH Mông Cổ, Bắc Kinh nghĩ sao? Sự thực thì Nội Mông đã bị Nhà Minh cướp đoạt vào thời đế quốc Mông Cổ suy tàn, Mông Cổ mất quyền Thiên tử thống trị Trung Hoa. Nếu vua Tây Ban Nha ngày nay cũng một luận điệu ngang ngược lớn lối như Tập Cận Bình lên tiếng nước Phi Luật Tân là đất cũ của Tây Ban Nha, biển đảo Phi Luật Tân thuộc chủ quyền Tây Ban Nha, họ Tập nghĩ sao? Lẽ tự nhiên trong thế giới văn minh có đạo lý làm người và pháp luật quốc tế, chẳng bao giờ Tây Ban Nha buông lời bán khai như thế! Nhân danh Trung Quốc thời Nhà Hán, nhân danh với ai? Bắc Kinh không biết rằng đã trên 2000  năm trải qua nhiều triều đai, làm gì có cái gọi “chủ quyền lịch sử của TQ” mà đòi? Không sợ rằng các luật gia quốc tế công pháp có thể nghĩ rằng, các nhà lãnh đạo TQ từ thời Mao đến nay đã mắc bệnh tâm thần, mù loà trước công lý của thế giới văn minh hiện đại? Giới lãnh đạo và sử gia CHNDTH trịnh trọng một tiếng Trung Quốc, hai tiếng Trung Quốc, CHNDTH chỉ còn là danh nghĩa, tên gọi trên nhãn hiệu, văn kiện, công thư. Trung Quốc đã thành quốc hiệu mới, phổ biến khắp dân gian, thậm chí còn gọi là người TQ, món ăn TQ, gái giang hồ, hồng lâu TQ (8). Ở đây theo thời thượng nên cũng đành gọi là Trung Quốc cho thích nghi với thời thế Đại Hán Bá quyền. Hơn một lần nói rõ và minh định qua Lịch sử nước Tầu: Từ thế kỷ thứ 19 trở về cổ thời đã không có nước TRUNG QUỐC. Tây  phương gọi đơn giản là China, La Chine, gốc chữ Phạn là Cina. Trong tiếng Nga vẫn gọi nước Tầu là Kitai. Trong văn ngữ của Đạo Hồi Islam TQ gọi là Tmghai, Tanghaji, Tchgai. Trung Quốc vốn chỉ có nghĩa là các nước ở miền Trung châu, miền Xuôi, còn gọi là Hoa Hạ cũng gọi là Trung Hoa tức miền giữa Trung châu đẹp như hoa. Thời Xuân Thu Chiến quốc, 7 nước lớn Tần, Ngụy, Hán, Triệu, Sở, Yên, Tề cũng xưng là Trung Quốc và Hoa Hạ, mỗi nước đều dung hợp khá nhiều các tộc đã di cư đến (9). Vào đầu năm 2000 trước CN một số quốc gia đã thành hình cho đến năm 771 trước CN đã trải qua ba đời Hạ-Thương-Chu. Dân tộc Hạ (Việt tộc) sống trên đất Hoa. “Để phân biệt với Man, Di hình thành mô hình sơ khai của khối dân tộc Hoa Ha” (10). Nhà Chu, đỉnh cao văn minh định chế, một hình thức liên bang với 72 chư hầu trong đó Sở Việt và nước Việt của Việt vương  Câu Tiễn đứng đầu; Chu Văn vương và Chu Công Đán` dựa vào kinh Dịch Phục Hy và Liên Sơn của vua Hạ Vũ lập ra Chu Dịch. Nhà Chu “tự xưng cùng tộc với Hạ”. Mà Nhà Hạ sau thời Tam Hoàng Đế, do vua Thuấn truyền ngôi cho hiền tài Vũ, gọi là Đại Vũ, người Việt phương Bắc. Vua Đại Vũ nhà Hạ (2205-1766 trước CN), trước Nhà Hán gần 1000 năm thuở Hán tộc còn là dân du mục du canh sống trên các đồi đất vùng phía bắc sông Hoàng Hà. Sử gia Tư Mã Thiên viết về Việt vương Câu Tiễn, ca tụng vua Đại Vũ: “Tổ tiên của Việt vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ ở đất Cối Kê để thờ vua Vũ. Công lao của vua Vũ là to lớn dẫn nước cho chín con sông, làm cho chín châu có thể ở được, đến nay tất cả mọi người đều sống yên ổn. Đó cũng là cái vinh quang còn lại của vua Vũ vậy” (11). Các triều đại VN thờ vua Đại Vũ Nhà Hạ, Tiên đế của Việt tộc, ở phương Bắc. Quốc miếu Lịch Đại đế vương ở Huế thờ các  đế vương tổ tiên của dân tộc Việt. Gian chính giữa phía phải thờ vua Đại Vũ (12). Mao Trạch Đông nói: VN là đất cũ của Trung Quốc. Các sử gia nói theo, CT Tập Cận Bình lập lại. Qua Nhà Hạ với vua Đại Vũ, phải nói lại cho chính đáng: Nước Tầu ngày xưa, ngày nay là nước cũ của Việt tộc.
Nhà Hán thừa hưởng lãnh thổ bao la mà Tần Thủy Hoàng đã chinh phục, Tần người Đông Di, sinh phụ Lữ Bất Vi sinh ra và lớn lên ở đất Việt (Việt vương Câu Tiễn). Sử gia Phạm văn Lan, đệ tử nhiệt thành cua Mao thuyết Đại Hán Bá quyền, trong bài tựa bộ Trung Quốc thông sử giản biên (T.I) suy tôn Tần Thủy Hoàng là bậc đại anh hùng quán thế đã thống nhất Trung Quốc, bãi bỏ chế độ phong kiến Nhà Chu, lập ra quận huyện. Tần bạo chúa chinh phạt bốn phương vẫn là Nhà Tần. Nhà Hán kề thừa, vẫn theo pháp chế nhà Tần, giữ nguyên chế độ nhà Tần (13) rồi lại Hán hóa Nhà Tần, Hán hóa lịch sử, Hán hóa Tam hoàng ngũ đế, Hán hóa Nhà Hạ Việt tộc, Hán hòa Nhà Thương Đông Di, Nhà Chu Tây Di.
Nhân vụ giàn khoan HD981 và chiến đòan, chiến hạm, kiểm ngư xâm lăng vùng biển VN (lập lại), CT Tập Cận Bình nhắc đi nhắc lại “Đây là chủ quyền của TQ từ thời Nhà Hán”. Tân Hoa Xã, báo đảng Nhân dân, China Daily, The Global Time phụ họa đánh trống thổi kèn tung hô TQ vĩ đại! Nước Tầu không có quốc hiệu cho đến đầu thế kỷ XX (lập lại), lấy các triều đại để gọi tên nước: Nhà Hán là nước Hán, Hán học, Hán tự, Hán sử, Hán nhân. Nhà Đường mà vua Đường gốc Sở Việt. Vua Đường Thế tông nhận Lão tử tức Lý Nhĩ là tiên tổ của họ Lý Nhà Đường, cho thi hào Lý Bạch được vào Hoàng tộc, gọi là nước Đường. Đường nhân, Đường thi, lờ hẳn Hán tộc. Nhà Tống gọi là nước Tống, người Tống, Tống Nho cho đến Cách mạng Dân quốc Tân hợi (1911). Ngày 12-2-1912, vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh xuống chiếu thoái vị dân Tầu quen gọi là rợ Mãn, Dị tộc thống trị nước Tầu 268 năm (1644-1922). Đáng lưu ý, “Diệt Thanh phục Hán”, vận động cách mạng đưa Trung Hoa đến nền Cộng Hòa Dân quốc lại là dân Tầu gốc Việt, danh nhân Tôn Dật Tiên, 5 lần ở VN vận động cách mạng nhắc đi nhắc lai “tôi là Việt nhân” (14). Hồ Hán Dân cháu 7, 8 đời của vua Hồ Quý Ly và Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, đổi tên là Hán Dân để kích động dân Hán “diệt Thanh”. Danh nhân Lương Khải Siêu, tiên phong hô hào vận động canh tân Trung Hoa , là người Việt Quảng Đông.
Hẳn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đại phải biết công ơn trời biển của nhà đại cách mạng Tôn Dật Tiên, người Việt Quảng Đông. Nước Tầu lần đầu tiên hơn 2000 năm lịch sử mới có quốc hiệu đàng hoàng, Trung Hoa Dân quốc. Chiếm trọn Hoa Lục, tiến vào Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên cáo thành lập nước CHNDTH.
Từ thập niên 1970, Trung Quốc coi như mặc nhiên là tên mới của nước Tầu (đến nay do quan hệ Việt-Trung, do sách báo Tầu dịch qua Việt ngữ, như bộ Sử Cương mục, các dịch giả dịch là Trung Quốc thay vì nước Hán, nước Đường, nước Tống, nước Thanh… lại gọi là người TQ, hàng TQ. Đơn giản, Mao Trạch Đông quyết làm sống lại thời Hán Vũ Đế, một hoàng đế Đại Hán độc ác hơn cả Tần Thủy Hoàng, “chinh chiến liền năm”, theo sử Hậu Hán thư, Vũ đế rong ruổi trên mình ngựa đi cướp đất nước của thiên hạ, nhân danh “bình thiên hạ”, tự coi là Thượng quốc, trung quốc, có nghĩa là cái rốn của vũ trụ, bốn phương đều là Man, Di, Mọi, Rợ. Mao Trạch Đông là hình ảnh Hán Vũ đế, hậu duệ Tập Cận Bình kế thừa. Tần Thủy Hoàng có 3000 phi tần mỹ nữ trong cung A phòng, Hán Vũ đế có tới 16,000 phi tần, cung nữ. Mỗi lần đi cướp nước thiên hạ, Vũ đế bắt cả ngàn mỹ nữ đem về hậu cung (15). Viện Sử học và các sử gia CHNDTH nhất loạt suy tôn Hán Vũ đế theo chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Có thể nói, Vũ đế là đệ nhất tổ của Đại Hán Bá quyền xâm lược dưới danh nghĩa “bình thiên hạ”. Trung quốc là thiên tử của bốn phương, Thượng quốc là thượng đẳng. Chữ trung quốc trong kinh Thi đồng nghĩa với kinh sư (kinh đô), phần Đại Nhã có câu “Huệ thủ trung quốc dĩ truy tứ phương” nghĩa là ‘Hãy vào kinh đô vỗ yên bốn phương”. Trung quốc cũng có nghĩa làm bá chủ, chinh phục. Trong kinh Thuấn điển, xuất hiện khi Hán tộc còn là dân du mục, chưa biết chữ nghĩa dưới câu “Man di Hoa hạ”, giải thích “Hạ huấn đại dũ trung quốc hữu văn chương quang hoa, lễ nghi chi đại” nghĩa là: “Trung quốc có cái bề thế về mặt văn hóa và lễ nghi”. Hoa Hạ, lập lại là Nhà Hạ, Việt tộc ở miền Xuôi (trung châu) đẹp như hoa. Trung Quốc mà Bắc Kinh lấy làm quốc hiệu mới với ý đồ bá quyến và bành trướng (16).
MẠO NHẬN KHỔNG TỬ
Sau 10 năm Cách mạng Văn hóa CHNDTH bên lề sụp đổ. Để cứu nguy chế độ, Đặng Tiểu Bình, vốn là người Khách Gia, ông đề xuất canh tân TQ, tứ hiện đại hóa. Xã hội chủ nghĩa Mác Đại Hán bá quyền lung lay tận gốc, Đặng Tiểu Bình cho làm sống lại Khổng Tử và Khổng giáo (17). Khổng miếu ở Khúc Phụ, Sơn Đông lại trở thành đất thánh, cũng là trung tâm du lịch của một TQ đổi mới. Khổng Tử chỉ là danh nghĩa. CHNDTH đội lốt Khổng giáo, bịa đặt Không Tử là đại giáo chủ sáng lập ra Nho giáo. “Khổng tử là nhà giáo dục lớn tiến hành việc dạy Nho đầu tiên trong lịch sử TQ” (18). Chính Khổng tử đã nói rõ “Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác” (Thuật nhi bất tác). Thế mà, từ Ủy Ban KHXH, Viện Triết Học đến sách báo đều nhất loạt một tiếng nói: Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo! Họ bất chấp sự thực, Khổng Tử nói họ cũng không nghe Khổng Tử. Bộ bách khoa Nho Phật Đạo vẫn khẳng định: “ Khổng Tử (551-479 trước CN) người sáng lập Nho giáo” (19). Thực tế là Đại sư Đổng Trọng Thư (179-104 trước CN) mới là một Khổng Tử của Đại Hán. CHNDTH nhiệt liệt cồ võ, suy tôn. Hán Vũ đế vô cùng sủng ái, tôn là bậc quốc sư. Trung Quốc đương đại ca tụng: “ Nhà tư tưởng, Đại sư kim văn kinh học, đặt nền móng của Tân Nho học thời Tây Hán”. Phải nói, Đổng Trọng Thư là nhà lập thuyết Đại Hán bá chủ, bá quyền. Thập niên 1980-1990, Trung Quốc tổ chức hàng tá “hội nghị khoa học” về Đổng Trọng Thư ở Bắc Kinh và trên toàn quốc. Họ Đổng thờ Nhà Hán, mặc cảm Tổ Nhà Hán vô học, xuất thân Đình trưởng (trưởng phu trạm), Lưu Bang Hán Cao Tổ tự hào về sự vô học, một lần mắng cận thần Lục Giả: “Ta ngồi trên mình ngựa mà được thiên hạ. Đâu cần đọc Thi, Thư” (có biết chữ đâu mà đọc). Thậm chí “lột mũ của bọn Nho sinh liệng xuống đất đái vào” (20). Đổng thần thánh hóa Nhà Hán, theo Nhà Chu lập ra thuyết Thiên Mệnh. “Ngôi vua Nhà Hán do Trời định. Vua Hán là Thiên tử, Triều đình Hán là Thiên Triều, quân Nhà Hán là Thiên triều binh.” Nước Hán là Thiên Quốc, Thượng quốc, bốn phương là Tứ Di. Nước nhỏ phải thờ nước lớn (chư hẩu sự thiên tử) (21).
HÁN TỘC – HÁN ĐẾ SANG ĐOẠT RỒNG VIỆT
Khổng Tử đề cao Đạo Trị Bình. Đổng Trọng Thư đảo ngược lại là BÌNH THIÊN HẠ. Vua Hán đi cướp nước của thiên hạ lại gọi là “đạo” theo mô thức “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đưa ngôi vua nhà Hán lên đến tột đỉnh gọi là “cửu trùng”, lấy RỒNG làm biểu tượng tối linh. Thân xác vua là long thể, áo vua mặc là long bào, giường vua nằm là long sang (22).
Hoàng đế Nhà Hán lấy Rồng Việt làm biểu tượng quyền lực tối linh tối thượng. Hán tộc làm gì có vật tổ Rồng, mượn Rồng Việt rồi chiếm đoạt luôn, biến thành Rồng Trung Quốc! Sử sách Tầu như đại bộ Trung Quốc Văn Hóa sử khẳng định: “Những thị tộc người Việt cổ tôn thờ vật tổ Rồng. Vẽ hoa văn trên mình, cắt tóc ngắn trên cơ sở vẽ hoa văn vật tổ Rồng” (23). Vua Hạ Vũ (Việt tộc) Nhà Hạ “lấy Rồng làm chuẩn”. Cách Nhà Hán gần cả  nghìn năm “nghề thêu của người Việt (Nhà Hạ) đã phát triển (…) vẽ rồng trên xiêm áo, thêu nhật nguyệt tinh tú, rồng, hoa cỏ, côn trùng và thêu đồ để tế tổ tông”(24).
HÁN HÓA RỒNG VIỆT TRÊN NGÔI ĐẾ NHÀ HÁN
Ngôi đế Việt Nam từ đời Lý Nam đế và Đinh Tiên Hoàng đế qua biểu tượng Rồng. Rồng Nam đế là Rồng nhân bản, dân gian. Rồng Bắc đế tuy sang đoạt Rồng Việt nhưng là Rồng độc tôn, độc quyền. Rồng Nam đế cho đến vua Bảo Đại, năm cuối cùng 1945 là Rồng Vàng, chân 5 ngón để phân biệt với rồng trong dân gian. Các đền miếu VN ở thôn xã trên mái đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt, chân 4 ngón. Rồng là sắc thái nghệ thuật độc đáo trong  kiến trúc chùa VN khằp Bắc Trung Nam. Các chùa đắp trên mái đôi Rồng chầu bánh xe Pháp luân hay chữ Vạn. Rồng khắc trên bia đá chùa, Rồng chạm trên cánh cửa chùa. Mái chùa cong, đắp Rồng (25).
Ngày nay Trung Quốc đã hùng cường, con rồng TQ cất cánh tung bay khắp thế giới, mấy ai quan tâm lại là Rồng Việt.
Áo chầu của Thái hậu và Hoàng hậu thêu phụng hoàng bay trên mây. Nước Tầu xưa làm gì có phượng hoàng. Bắc sử và quốc sử VN chép rõ: “Thời Thành vương Nhà Chu (1063-1026 trước CN) cách nay trên 3000 năm, nước Việt ta lần đầu sang thăm Nhà Chu xưng là Việt Thường Thị biếu chim trĩ trắng” (26). Một Thừa sai Pháp , sử gia Auhort truyền giáo lâu năm ở Tầu cho biết “Sứ Việt Thường biếu Chu vương 3 chim trĩ, một trắng, một đen, một vàng, 2 con cái, 1 con đực”. Đây là giống chim phượng hoàng ở rừng Trường Sơn, Nghệ Tĩnh gọi nôm na là chim trĩ, Tầu không có. Chim biếu Chu vương sinh sôi nẩy nở, lúc ngủ, quay đầu về phương Nam, nên có câu “chim Bắc đậu cành Nam”. Chí sĩ Phan Bội Châu khi lưu vong ở bên Tầu, cụ lấy bút hiệu là Phan Sào Nam, do điển tích này. Với Tây phương, phượng hoàng trong thần thoại, từ đống tro tàn cất cánh bay lên. Với VN, Phượng hoàng trong Tứ linh của dân tộc “Long, Ly, Quy, Phụng”. Phượng hay Phụng là loài chim hiếm quí. Quốc sử triều Lý ghi lại: “Tháng ba năm Canh dần (1110), có người đàn bà họ Hoàng dâng vua con chim phụng con, lông cánh đủ 5 sắc, 9 bào (sắc thái chim phụng tụ lại cả thẩy 9 chỗ (27). Tổ tiên VN tin rằng, đất Việt là nơi tụ linh tụ khí, có nhiều thú lạ vật quí, vàng bạc châu báu. Việt Sử lược ghi chép chim sẻ trắng, công trắng, rùa ngũ sắc, quạ trắng xuất hiện. Có người dâng vua một khối vàng sống nặng 112 lạng, xây đài Chúng Tiên, tầng trên dùng ngói bằng vàng, tầng dưới dùng ngói bằng bạc” (28). Năm Đinh dậu (1037) vu Lý sai Sứ đem 2 con Kỳ lân (ly) biếu Tống đế . VN như bản hùng ca “Minh châu trời Đông”.
“ĐẤT THIÊNG TIÊN RÔNG”
Bộ Dư Địa chí do Bộ Học, triều Duy Tân xuất bản năm Mậu thân (1908). Phần Tài nguyên đầy thú quý, vật lạ, kỳ hoa, dị thảo, danh mộc, mới chỉ kể Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Về hoa, có 71 loài. Về gỗ, có 85 loại với nhiều danh mộc như gỗ vàng tâm, gụ, cẩm lai, gỗ lim, lim trắng, trầm hương …Có 69 loài chim. Rừng VN ở Thượng Du miền Bắc trước đây có đười ươi, còn gọi là Tinh tinh, Nhĩ nhĩ (29). Nam Dương cũng có đười ươi, khỉ đột, Hắc tinh tinh ở Phi châu, một loại đười ươi, khóc cười, sống đời đôi lứa, từng bầy gần giống như người. Dân Thượng Du VN tránh săn bắt đười ươi, kiêng kỵ không ăn thịt coi thịt như thịt người. Người Tầu qua biên giới săn bắt lậu đười ươi và khỉ, ăn óc tươi coi như một món ăn vương giả, thượng lưu, họ giết đười ươi, khỉ, ăn thịt, lấy xương nấu cao khỉ. Đười ươi VN bị tuyệt chủng. Đây là giống khỉ đột người Tầu gọi là vượn người (30)
TRUNG QUỐC TÀN PHÁ RỪNG VN
Năm 1990, sau Hội nghị Thượng đỉnh Việt-Trung, 2 đảng 2 nước ở Thành Đô, Tứ Xuyên, đất nước cũ của nước Tây Thục tức Thục Việt, TQ đổ ập vào VN đầu tư, khai thác quặng mỏ, nông lâm sản. Chỉ ít năm sau, rừng VN rỗng ruột. Lợi dụng danh nghĩa khai thác quặng mỏ, lập nhà máy, khu công nghiệp, các công ty TQ phá rừng vô tội vạ, chặt nhẵn nhụi danh mộc. Gỗ quý hiếm có trên thế giới như gụ, vàng tâm, trầm hương, lim và lim trắng gần như tuyệt chủng. Một hình thức khai thác thuộc địa của một loại hình đế quốc thực dân mới mà CHNDTH là tiêu biểu duy nhất trong thế giới văn minh ngày nay. Lấy khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh làm thí dụ điển hình. Bắc Kinh lập nhà máy gang thép Formosa, đồng thời khai thác lâm sản. Những giống chim quý rừng Nghệ Tĩnh đã cạn kiệt. Cũng như ở Thượng Du, người Hoa Hán lùng sục bắt cọp và thú quý. Khỉ gần như tuyệt chủng, người Hoa săn khỉ hay mua đưa về Tầu cung cấp cho các đại tửu lầu Bắc Kinh, Thượng Hải v.v. làm món ăn “quí cách”: ăn óc tươi của khỉ còn sống!. Đầu bếp trói chân trói tay khỉ, nhét vào miệng một vốc múi chanh, khỉ không kêu khóc được rồi cho khỉ vào thùng trói khỉ ở thế đứng, trên mặt thùng, một lỗ trống vừa với đầu khỉ. Họ kéo thùng ra bàn ăn trình bầy hoa lá mỹ thuật rất kiểu cách vương giả. Đầu bếp thiện nghệ, tay cầm dao sắc bạt mảng xương đàu sọ lấy muỗng nhỏ múc óc khỉ đặt vào bát thực khách, ăn kèm với một số gia vị. Khỉ vẫn còn sống do tim vẫn còn đập, khiêng thùng vào bếp đổ nước sôi cho khỉ chết, cạo lông làm món thịt khỉ, xương khỉ dành để nấu cao. Khỉ được vinh tôn là thủy tổ văn minh TQ mà họ còn xử sự như thế, huống chi con người mà họ miệt thị là “Tứ Di” tức Man, Di, Mọi. Rợ .
Hơn 20 năm đầu tư khai thác, rừng Thượng Du và Thanh Nghệ Tĩnh đã rỗng ruột tự TQ khai phá hoặc do dân địa phương phá tán bán cho thương lái người Hoa! Lấy Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và Vũng Áng, Hà Tĩnh làm tiêu biểu chung. Ở đâu cũng như thế cả.
Nho Quan với khu rừng cấm Hà-Nam-Ninh, nơi mà cộng đồng người đầu tiên xuất hiện từ Hòa Bình, chiếc nôi của nhân loại ở Phương Đông. Cúc Phương là khu rừng cấm, rộng 20,000 hécta. Trước năm 1945, chính phủ Bảo hộ Pháp gìn giữ bảo trọng rất nghiêm ngặt. Khu rừng nguyên sinh hiếm quí của thế giới đã thuộc về quốc gia và Tổ chức Unesco-LHQ. Thực vật có 134 họ, khoảng 1000 loài cây, 225 loại cây ăn được, 460 loại cây gỗ, nhiều danh mộc hiếm quí. Có loài cây chò xanh và chò chỉ, rất hiếm, có cây cao 50m. Nho Quan và rừng Cúc Phương được coi là trung tâm dược thảo, 422 loại cây thuốc (31). Rừng Cúc Phương tương đối còn bảo trọng được. Rừng Nho Quan đã rỗng ruột. Lái buôn Hoa vơ vét dược thảo, nhiều loại nay đã tuyệt chủng, họ mua vời giá rẻ mạt, đem về Tầu, biến chế, sao, gọi là thuốc Bắc với nhãn hiệu Hoa ngữ, xuất cảng qua VN bán với giá cắt cổ. Họ không tha cả loài chim quí như phượng hoàng đất, trĩ, phướn cánh dài, đen lánh, mùa Hè bay về tận Trung châu Nam Định Thái Bình kiếm ăn, hút mật ong, cào cào, châu chấu. Nay đã tuyệt chủng, người Hoa săn bắt hay mua, ướp khô đem về Tầu để trang trí nội thất của các đại gia. Gỗ gụ, lim trắng biến mất vẫn do lái thương Tầu lùng sục tự do trên đất Việt như vườn sau TQ. Rừng Thanh Nghệ Tĩnh, tổ tiên Việt hãnh diện từ những ngàn năm, đây là miền “địa linh nhân kiệt”, “tụ linh tụ khí”. Lấy Vũng Áng làm tiêu biểu về sự tàn phá vô tội vạ, bất nhân của các công ty đầu tư khai thác công kỹ nghệ của TQ. Vẫn như Thượng Du, săn bắt khỉ và cọp vẫn là hàng đầu của người Hoa CHNDTH. Khỉ rất được giá do bán cho các đại tửu lầu TQ làm món ăn óc khỉ tươi, thịt khỉ và cao khỉ.
Trung Quốc đầu tư vào Nghệ Tĩnh, mở nhà máy luyện thép Formosa, đưa 4000 thợ người Hoa làm cho Formosa, toàn vùng Hà Tĩnh khoảng 80,000 công nhân người Hoa khai quặng, phá rừng, săn bắn thú quí. Tê giác đã gần tuyệt chủng. Chim công không còn. Người Hoa lùng kiếm hoặc mua, “nem công chả phượng” là món ăn hảo hạng. Họ còn rút ruột, ướp khô cả con với đôi cánh xòe ra, làm vật trang trí nội thất cho các đại gia. Với diện tích mênh mông 1,564,000 ha trong khi đất ruộng vườn nông nghiệp là 357,000 ha. Lợi dụng khai quặng, họ phá rừng lấy danh mộc chở về Tầu. Rừng Nghệ Tĩnh như huyền thoại truyền kỳ về các danh mộc như gụ, lim, gỗ vàng tâm, sến, táu, đinh hương … nay gần như nhẵn nhụi, nhất là vùng núi Vụ Quang và Kỳ Anh. Núi Thiên Cầm nay còn đâu là đất thiêng, bàn chân người Hoa đã dẫm nát Thiên Cầm, tương truyền, xưa vua Hùng tuần du phương Nam đến núi này, nghe trên không trung có tiếng véo von nên gọi là núi Thiên Cầm (32). Kỳ Anh từ ngàn xưa là yết hầu của đất nước ở phương Nam. Nay với nhà máy Formosa và cộng đồng Hoa Hán, miền đất chiến lược thủ hiểm của VN đã nằm trong tay tập đoàn đầu tư TQ với cả 10,000 dân Hoa sống trong một cộng đồng riêng biệt như vùng nhượng địa. Sâm Nghệ Tĩnh, phẩm chất không kém sâm Bắc, Lê Quý Đôn trrong Vân Đài Loại Ngữ đã viết về giống sâm quí này, bây giờ còn bao nhiêu? Người Hoa tàn phá, đưa về Tầu biến thành sâm Bắc, triệt phá sâm Nghệ Tĩnh để giữ độc quyền sâm Tầu và sâm Cao Ly giả!
Trong 20 năm kể từ Hội nghị Thành Đô 1990, dưới danh nghĩa phỉnh gạt “16 chữ vàng … giả” và “4 tốt … Tầu khựa” như toàn dân VN, trong và ngoài nước đang tố cáo. Trung Quốc đã rất thành công lập được một hệ thống “chiến lược da beo” dọc theo duyên hải VN, cả trong đất liền từ Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà đến Hải Phòng, Quỳnh Phụ Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh Bình, Đà Nẵng, Nông Sơn, Qui Nhơn, Nha Trang cho đến Vũng Tầu, Sóc Trang, Bạc Liêu và Cà Mâu. Bắc Kinh mưu toan lập một Tiểu Thượng Hải Đà Nẵng án ngữ Biển Đông. Nhà máy chất Đạm Cà Mâu là một tiền đồn chiến lược cực Nam với 1400 công nhân TQ mà đa số là lính trừ bị của GPQ-TQ. Đồng bộ với khu đầu tư-công nghiệp Bình Dương, Bắc Kinh dựng Đông Đô Đại phố, với ý đồ làm thủ đô của một Hạ Giao Chỉ mà sử gia Đại Hán Phạm Văn Lan ngang ngược đặt tên cho miền Nam nước Việt.
Chưa kể, từ thập niên 1970-1980, với thủ đoạn gậm nhấm, tầm ăn dâu, Bắc Kinh đã lấn chiếm của VN 1750 km2, chiếm trọn đất bản lề biên giới 600m về phía VN đã được quy định giữa Nhà Thanh và Pháp năm 1885 – 1886. Bắc Kinh ngang nhiên chiếm quá nửa thác Bản Giốc, Cao Bằng của VN phần đẹp nhất từ thượng nguồn. Chưa kể Quân đội TQ đã chiếm giữ những cao điểm chiến lược giữ nước của dân Việt từ ngàn xưa dọc theo biên giới từ Lào Cai đến Quảng Ninh, Móng Cái bên kia là Đông Hưng.
TỔ BÀN CỔ XƯA VÀ TỔ “NGƯỜI VƯỢN” CỦA TRUNG QUỐC THỜI NAY
Trung Quốc có ba điều không có mà bất cứ quốc gia nào văn minh cũng phải có. Đó là:
1- Từ nhà Hán đến nhà Thanh năm cuối cùng 1912 các triều đại Trung Hoa không có quốc hiệu (lập lại).
2- Không có quốc kỳ, chỉ có khánh kỳ, cờ vui ngày hội, cờ trận và soái kỳ của chủ tướng.
3- Trung Hoa không có đạo thờ Quốc Tổ như Việt Nam (đâu có mà thờ).
Dân tộc Hán không có tiết lễ Tết Nguyên Đán và tiết lễ Tết Đoan Ngọ (5/5).
Vào dịp tiếp đón Sứ thần phương Bắc, ngày đại lễ Triều hội, Tết Nguyên Đán, lễ đăng quang trước cung điện triều Đinh, triều Lê và Lý, trước điện Kính Thiên, triều Trần và Hậu Lê, lá cờ Đại ngũ sắc, ngũ hành được kéo lên trên cột cờ trước điện, ô vuông lớn giữa nền cờ mầu vàng tượng trưng cho chủ quyền, hành Thổ. Năm 1802 vua Gia Long thống nhất đất nước, quốc kỳ nền vàng long tinh tung bay trên kỳ đài trước hoàng cung bên bờ sông Hương, Huế. Cờ Đại ngũ hành, ngũ sắc là thần kỳ và là quốc kỳ, tương truyền xuất hiện từ thời Hùng Vương, Văn Lang.
Sau Cách Mạng Tân Hợi 1911, Trung Hoa Dân Quốc ra đời mới có quốc kỳ nền đỏ thanh thiên bạch nhật.
Tết Nguyên Đán là hội lễ đầu năm của dân tộc “văn minh lúa nước” Đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử đã thừa nhận dân Hán theo dân Việt ăn Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt. “Chúng ta hãy cùng hoạt động quá niên (ăn Tết) của tộc Hán trong vùng Ngô Việt làm thí dụ để thấy phản ảnh một số đặc điểm nói trên về tiết nhật khánh hạ” (30). Tết Ông Táo, tục thờ ông Táo, 23 tháng chạp cũng là tập tục của dân Việt trong vùng Sở Việt, Ngô Việt, Việt (Câu Tiễn) và Lạc Việt phương Nam, dân Hán phỏng theo.
Dân Hoa Hán không có đạo thờ Quốc Tổ như dân Việt “con Rồng cháu Tiên”. Theo sử gia Trung Hoa, Giáo sư Tsu Chi trong bộ Histoire de la Chine et de la civilization (Paris, Payot 1949) tổ của dân tộc Hán là ông Bàn Cổ, “một ông thôi, không có bà, ông sống được 18.000 năm. Ông Bàn Cổ khi khóc nước mắt ông chảy xuống thành sông Hoàng Hà và Dương Tử, ông thở thì thành gió, ông nói thì thành sấm. Mắt ông đưa qua đưa lại thì thành chớp. Khi ông chết, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn núi thiêng ở Tần tức núi Ngũ Nhạc. Hai mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ của ông chảy ra thành sông, biển, tóc của ông đâm rễ trong lòng đất thành cây”.
Sự thực rất rõ rệt, Hán tộc mượn Tổ Việt làm Tổ, từ Phục Hy đến Thần Nông, Hoàng đế coi là Tổ Trung Quốc cho đến thời Mao và nay. Có đến 7 thuyết khác nhau nhưng bất nhất, đầy mâu thuẫn. Theo Sử gia Tsu Chi, Histoire de la Chine, có thuyết lại tôn vinh Phục Hy, bà Nữ Oa và Thần Nông là Tổ. Bà Nữ Oa có công “đội đá vá trời” khi trời gẫy cột, bà làm ra đá ngũ sắc để vá trời!
TRUNG QUỐC TRANH ĐOẠT TRỐNG ĐỒNG VĂN LANG
Nửa đầu thế kỷ 20, nước Tầu lại có thêm Tổ nữa gọi là “Người Vượn Bắc Kinh!” Năm 1925, nhà Khoa học Sinh hóa kiêm Nhân chủng học và Khảo cổ học, Giáo sĩ Teilhard de Chardin SJ, Dòng Tên, người Pháp, sống lâu năm ở Tầu, ông dầy công tìm được bộ xương khỉ giống như xương người cách Bắc Kinh 60 km. Viện Khảo Cổ Bắc Kinh đặt tên là “Người Vượn Bắc Kinh”. Cả nước Tầu chấn động, tự hào và hãnh diện, tự coi Trung Hoa là chiếc nôi đầu tiên của loài người. GS Chardin coi đây là giả thuyết theo thuyết Tiến hóa. Các học giả và Khoa học gia về phía Trung Hoa Dân quốc vẫn dè dặt coi như giả thuyết trong đó Tiến sĩ Hồ Thích dẫn đầu, từng là Viện trưởng Viện ĐH Bắc Kinh, người Tầu đầu tiên đậu Tiến sĩ Triết học, Đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ. Mao Trạch Đông và Đảng CS của ông bắt nắm cơ hội, biến giả thuyết Người Vượn thành chân lý khoa học. Sử sách do Mao chỉ đạo, suy tôn “Người Vượn Bắc Kinh” là Thủy tổ Trung Quốc. Sau này, Đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử Tam Bách đề khẳng định: “Người Vượn Bắc Kinh mà cả thế giới đều biết chính là đại biểu sáng tạo ra thời kỳ này” (tức thời kỳ đồ đá cũ) (32). Sách báo và toàn bộ hệ thống Ủy Ban KHXH Trung Quốc từ Viện Khảo Cổ, Sử học, Triết học đến Văn hóa nhất loạt khẳng định: “Vượn Người Bắc Kinh là thủy tổ của loài người và văn minh Trung Quốc” (33). Coi đây như Đức Tin Tôn giáo mới của XHCN Mác-Mao TQ. Thực ra đây cũng chỉ là xương cốt của loài khỉ đột như khỉ đột Hắc Tinh Tinh ở Phi Châu hay khỉ đười ươi ở Nam Dương và VN. Các nhà Khảo Cổ cũng tìm được ở Phố Bình Gia, VN bộ xương “Người Vượn” như Người Vượn Bắc Kinh. Phe Mao nồng nhiệt hãnh diện “Đất nước TQ, con người và Văn hóa cổ TQ đã ra đời như thế nào, đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam Bách đề phần khai đoan khẳng định: “Đất nước TQ nằm trong phạm vi mà loài người xuất hiện đầu tiên (…) Những vùng mà người Trung Quốc sinh sống và sáng tạo ra nền Văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ (đồ đá chế tạo bằng cách dập)” (34). Đầu thế kỷ 21 này, Trung Quốc vẫn còn tin, Tổ TQ là khỉ đột “Vượn Người”. Trong khi Nhân chủng hiện đại với phương pháp DNA, chromosome và “gene” đã kết luận: khỉ là khỉ mà Người là người, cho dù khỉ Hắc Tinh Tinh Phi Châu giống như người trên 95% nếu không muốn nói là 99% thì giống khỉ đột đó vẫn là khỉ đột.
Trung Quốc cần vinh danh và biết ơn nhà Nhân Chủng học Hoa Kỳ kiêm Khảo Cổ, Tiến sĩ Solheim II, ĐH Hawai đã tháo gỡ quốc nhục cho TQ “thủy tổ TQ là khỉ đột”. Tiến sĩ Solheim dầy công khảo cứu đã khám phá ra văn minh cổ TQ qua 2 trung tâm lớn Ngưỡng Thiều và Long Sơn là di sản của nền văn minh Hòa Bình, VN, chiếc nôi của loài người ở Á Đông (34). Trước khám phá khoa học này của Solheim, Bắc Kinh im lặng, không thể nào phủ nhận sự thực 2 năm rõ 10, Trước Solheim, nhà Nhân Chủng học quốc tế kiêm Khảo Cổ người Pháp, nữ Tiến sĩ Madeleine Colani đã khám phá ra nền văn minh Hòa Bình, VN (35) cũng là cỗi nguồn của văn minh Trung châu Trung Hoa.
KHI BẮC KINH SANG ĐOẠT TRỐNG ĐỒNG VN
Do hãnh diện Tổ “Vượn Người Bắc Kinh” đã sáng tạo ra nền văn minh TQ cổ thời, Bắc Kinh tiến xa hơn, tự nhận văn minh đồng thau do người Hoa Hán sáng tạo. Trống đồng cổ đại nhất (loại Héger I) phát xuất ở Tầu! Viện Khảo Cổ Bắc Kinh thập niên 1950 lên tiếng phủ nhận trống đồng Văn Lang mà loại cổ nhất là trống đồng Đông Sơn, Hoàng Hạ VN. Bắc Kinh tố chức các Hội nghị, Hội luận về “Trống đồng TQ”, tự vinh danh TQ là trung tâm văn minh thế giới. bộ môn nào cũng do TQ sáng tạo dẫn đầu loài người. Viện Khảo Cổ Bắc Kinh bất chấp đạo lý khoa học, danh dự và lương tri, lập nhà máy chế tạo C-14 và cho đúc trống đồng loại Héger I và Héger II gán cho niên đại C-14 từ 2000 đến 2500 năm. Để gián tiếp trả lời Viện Khảo Cổ Bắc Kinh, một học giả uyên bác, ĐH Quốc gia Đài Loan công bố bài tham luận nghiên cứu rất sâu sắc riêng về Trống đồng Sở Việt (36), VN phản bác lại Bắc Kinh, nêu lên nhiều viện dẫn khoa học về trống đồng Văn Lang từ loại cổ nhất Héger I đến Héger II, III và IV. VN là trung tâm Trống đồng ở ĐNA từ Nam Dương, Đại Dương châu đến Mã Lai, Thái Lan, Bắc Diến Điện. Riêng VN tìm được trên 150 Trống đồng được giới Khảo cổ Pháp và quốc tế công nhận. Để vượt VN, TQ chế tạo 1400 trống đồng giả mạo (37). Giới Khảo Cổ quốc tế biết rõ nhưng im lặng, không một ai, một nước nào công nhận Trống đồng TQ. Bắc Kinh hoàn toàn thất bại về cuộc sang đoạt Trống đồng Văn Lang. Trống đồng VN, loại Héger I hiện đang trưng bầy tại trụ sở LHQ, New York. Không trưng bầy “Trống đồng TQ” vì giả mạo. Vụ TQ tranh đoạt Trống đồng Văn Lang chìm vào quên lãng, chỉ làm trò cười cho giới Khảo Cổ học quốc tế.
***
Tập Cáo trạng này được lập trên cơ sở Lịch sử, Văn minh, Văn hóa làm nền tảng, không đề cập đến Pháp lý nên không theo qui thức, nội hàm của một bản văn pháp lý. Quá dài! Trung Quốc xâm lăng Việt Nam đã là một truyện dài, trường thiên bi hài kịch. Đồng thời bố cục văn bản cũng không theo lớp lang, biến cố này dắt giây với sự kiện kia. Biến cố nọ đan xen với chứng liệu khác. Dù vậy, trước sau vẫn nhất quán đầu đuôi của một tiến trình lịch sử. Tác giả tập Cáo trạng này là một người cao niên, đã ở tuổi quá bát tuần, tay đã mỏi, mắt đã mờ, văn phong bút pháp và dòng chảy của văn đã chỉ còn là “vang bóng một thời” nhưng vẫn còn nguyên vẹn một tấm lòng son dạ sắt đối với Đất Việt Trời Nam.
Tập Cáo trạng này được thực hiện do một người VN như hàng triệu người VN ở trong và ngoài nước, cống hiến cả thân thế của đời mình cho Dân tộc và Tổ quốc VN, cho thế hệ trẻ đời nay và đời sau, mãi mãi Việt Nam độc lập trường tồn.
I. TRUNG QUỐC MƯU ĐỒ TRƯỜNG CHINH XÂM LƯỢC VN
Từ khi VN giành lại Độc lập lần thứ 5, năm 938, Hoa Hán tiếc nuối Giao Châu, không một triều đại Bắc phương nào, ít nhất một lần, xua đại binh đánh VN mưu đồ tái lập Bắc thuộc lần thứ 4. Từ Nhà Nam Hán đến Nhà Tống, Nhà Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa), Nhà Minh rồi Nhà Thanh. Nhưng đụng đâu thua đó. Dân VN coi nhẹ “Thiên triều binh” nên có câu “đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, Thiên triều binh càng đánh càng thua”.
Bước qua thế kỷ 20, VN tưởng đâu thoát họa Bắc Phương xâm lược vào thời đại mới, kỷ nguyên mới. Nào ngờ, vừa thành lập triều đại mới, nước CHNDTH 1-10-1949, Mao Trạch Đông đã bắt tay ngay vào cuộc “vạn lý trường chinh Nam tiến”, gọi là “lấy lại đất cũ” của TQ. VN là mục tiêu chiến lược hàng đầu. Vì có thống đoạt được VN mới có thể dễ dàng thôn tính ĐNA, Nam TBD và Nam Á, giấc đại mộng của Mao mà sau này lớp con cháu như Tập Cận Bình lên làm Chủ Tịch, kế thừa Mao hứa hẹn với quốc dân Hoa Hán “nhất định thực hiện giấc mơ TQ”.
Chưa có một triều đại nào chuẩn bị cuộc viễn chinh xâm lược qui mô và hệ thống lớp lang như Trung Quốc đương đại: chúng chính thức bắt tay thực hiện trong bốn thập niên 1950, 1960, 1970, 1980, thậm chí còn đại tập thành ý thức hệ Đại Hán bá chủ bá quyền. Diễn tiến như sau: 1 – Giáo dục thanh niên, sinh viên, học sinh, kể cả toàn dân TQ về cái gọi là giành lại chủ quyền của TQ – đại cương như chủ quyền giả mạo Hoàng Sa, Trường Sa và Nam Hải. 2- Viết lại Lịch sử TQ phần VN quan hệ với TQ như là “chư hầu thống thuộc”. Bịa đặt ra cái gọi là quyền Tôn chủ của TQ đối với lân bang như Nhà Thanh có quyền Tôn chủ đối với VN”! 3- Vẽ bản đồ Nam Hải, đường lưỡi bò 9 đoạn, chiếm 90% diện tích Biển Đông, đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở và Phổ thông. Tập trung tối đa vào công tác Sử học. Giáo sư Đới Dật, ĐH Bắc Kinh, Hội trưởng Hội /Sử học TQ đã tường thuật khá rõ. Thành tích của khoa hoc Lịch sử ở TQ trong 40 năm qua rất lớn. Đó là sự phát triển của đội ngũ các nhà Sử học, những thành quả khoa học đã đạt được (38). Theo Tiến sĩ Hồ Thích, nguyên Viện trưởng Viện ĐH Bắc Kinh, Trung Hoa Dân Quốc: “Người Hoa không có truyền thống chính xác và vô tư về khoa Sử; chân, giả lẫn lộn. lấy sách giả làm sách thật, hoặc lấy những thiên, những chương của người sau thêm vào mà cho là của cổ nhân”. Những sách xưng là “Tử viết” hoặc “Khổng Tử viết” thì rất nhiều, phần đáng tin cậy chẳng có bao nhiêu. Sử sách TQ không thẩm định sử liệu, cũng không phân biệt tài liệu với phó liệu. Tiến sĩ Hồ Thích trách cứ: “Người TQ làm sử không chịu giảng cứu sử. Thần thoại quan thư cũng mang ra làm sử liệu (…) Họ không biết rằng, nếu sử liệu không đáng tin thì lịch sử viết ra sẽ không có giá trị của một tín sử” (39). Dưới thời Mao Trạch Đông lại càng loạn. Về văn tự, thậm chí sự cố và sự kiện không phân biệt. Mao đặt Sử học lên ưu tiên hàng đầu của Đại Hán Dân tộc chủ thuyết Mao do Mao trực tiếp chỉ đạo theo sách lược “lấy xưa để phục vụ nay”.
XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Việt Nam là ĐIỂM chiến lược hàng đầu của Đại Hán Mao xâm lược ở phương Nam. Dù VN chỉ là một nước nhỏ trong tấm bản đồ thiết lập thời Mao (1850) gọi là “Những lãnh thổ Trung Quốc đã bị xâm chiếm bởi bọn đế quốc xâm chiếm trong thời cách mạng dân chủ cũ (1840-1919)”. Tuy nhỏ, nhưng VN lại là bao lơn Nam Hải và Nam TBD, yết hầu ĐNA. Mao Trạch Đông tự nhận các nước lân bang là đất cũ của TQ: 1- Liên Xô cũ, phía Đông và Đông Bắc Trung Hoa (gồm các nước Cộng Hòa Trung Á tiếp giáp với Tầu. 2- Triều Tiên, Bắc và Nam. 3 – Nhật Bản với quần đảo Ryu-Kyu. 4 – Nepal. 5 – Ấn Độ với toàn bộ vùng Sik-kim. 6- Miến Điện. 7 – Thái Lan. 8 – Malaxia. 9 – Toàn bộ Đông Dương Việt, Miên, Lào. Vẫn gọi VN là An Nam. Tập bản đồ dùng làm tiêu chuẩn căn bản của các sách giáo khoa Địa lý, cấp cơ sở và phổ thông và cao cấp (40). Họ trắng trợn xuyên tạc không có nước Văn Lang và Âu Lạc, chỉ là thần thoại VN. Mô tả “An Nam”, Giao Chỉ là Nam Man trong Tứ Di.
Họ không cần biết đến Hán sử đã viết về một vương quốc ở Phương Nam mà Hán sử miệt thị là nước Xích Quỷ. Không ai điên dại lại gọi nước mình là Quỷ Đỏ. (Một học giả trên Nam Phong tạp chí đã lên tiếng phủ nhận sự miệt thị này (41). Đây là Viêm bang và Quốc Tổ Viêm đế Thần Nông của Việt tộc. Trong quốc thư gửi vua Gia Khánh, Nhà Thanh, cầu phong như thông lệ, vua Gia Long, xưng là Quốc trưởng Nam Việt, không nhân danh Nguyễn Phước, chỉ xưng là Nguyễn Ánh như các tiền triều, không dùng tên húy (gọi nôm na là tên cúng cơm). Vua nói rõ nguồn gốc của nước Đại Việt “Đời trước chúng tôi mở nước ở đất Viêm Giao, mỗi ngày một rộng gồm cả nước Việt Thường và Chân Lạp” (42).
Sử gia Tư Mã Thiên viết về Việt Vương Câu Tiễn thế gia và nước Việt. Việt Câu Tiễn (505-465 trước CN sai Sứ tới dụ. Hùng Vương chống cự lại” (43).
Maspéro căn cứ theo cổ thư, Hán sử viết về Vương quốc Văn Lang của dân tộc Việt (44). Vậy thần thoại ở chỗ nào? “Không có nước Văn Lang” căn cứ ở đâu? Xuyên tạc và miệt thị VN như thế lại là sách lược của tập đoàn Đại Hán Mao.
ĐƯA SỰ XUYÊN TẠC VÀO SÁCH GIÁO KHOA SỬ
Tệ hại, thô bỉ, và bán khai nhất là mấy bộ sách giáo khoa sử do Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo. Vì Mao hiểu rằng, chưa thể dùng bạo lực để triệt hạ VN. Hán – Đường đã hiểu rõ An Nam “quốc tiểu nhi lực đại” (nước nhỏ mà sức lớn) nên phải triệt hạ bằng sử sách trước đã: giáo dục học sinh, sinh viên và cả dân Tầu bằng Lịch sử và Địa lý qua bịa đặt, xuyên tạc. Hai bộ sử giáo khoa đồ sộ đáng kể nhất: Trung Quốc Thông Sử giảng biên (2 tập) của Phạm văn Lan, thầy của các sử gia TQ, GS Lan, người khách gia Việt Đông, phản động nguồn gốc Việt, tôn thờ Đại Hán Mao. Bộ giáo khoa tệ hại khác “Trung Quốc Lịch Sử”, cao cấp khóa bản do Khưu Hán Sinh chủ biên, do “Nhân Dân xbx Bắc Kinh in và phát hành trên toàn quốc năm 1958”. Tái bản nhiều lần. Bộ Sử “gối đầu giường của GS, sinh viên trường ĐHSP Bắc Kinh và nhiều ĐH SP khác. Viết về VN họ đảo ngược lại Hán sử, Đường thư, Tống sử.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mao Trạch Đông và Viện Sử học – Ủy Ban KHXH, các sử gia của chế độ coi như có nghĩa vụ phải sửa lại Lịch sử VN sao cho đạt được mục tiêu của Đại Hán Mao: VN thuộc về đất nước TQ từ cổ thời khi Hán tộc ở phía Bắc Hoàng Hà, trên các đồi vàng có sở thích ăn thịt người, nhất là thịt quay trẻ em.
Bộ “Trung Quốc Lịch Sử” tập 1 do Khưu Hán Sinh chủ biên, Nhân Dân xbx Bắc Kinh, Bộ Giáo Dục phát hành trên toàn quốc năm 1958, tái bản nhiều lần. Khưu Hán Sinh bất chấp lương tâm, đạo lý của sử gia, thô bỉ bịa đặt: VN là đất cũ của TQ đời Tần Thủy Hoàng!.
Các sử gia Đại Hán đồng loạt minh định “nước Âu Lạc cũng như Văn Lang chỉ là thần thoại VN!” Thật là trơ trẽn, không một chút liêm sỉ trí thức. Qua di tích thành Cổ Loa còn lại đến nay, qua hàng ngàn mũi tên đồng do danh nhân Cao Lỗ sáng chế mà Khảo Cổ đã dầy công khai quật tìm được, đủ minh chứng cũng như Văn Lang, Âu Lạc kế thừa là sự thực Lịch Sử, một thực tại lịch sử. An Dương Vương đã thống nhất hai tộc: Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc đã đánh tan 50 vạn quân xâm lược Tần Thủy Hoàng (45) đưa đế quốc Tần đến xụp đổ.
Theo Tư Mã Thiên, trong Sử ký, “năm thứ 38, Tần Thủy Hoàng lấy đất Lục Lương thành lập quận Quế Lâm và Tượng Quận” (46). Sách Hoài Nam Tử của Lưu An Vương nhà Hán chép “Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, lông trĩ, ngọc châu và ngọc cơ của đất Việt, bèn sai Úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm năm đạo binh…Trong ba năm quân Tần không cởi giáp, giãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ, đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt…” (47)
Sử ký Tư Mã Thiên cũng chép như Hoài Nam Tử: “quân Tần đánh giữ lâu ngày, lương thực bị thiếu và tuyệt. Người Việt ra đánh, quân Tần đại bại, nhà Tần bèn sai Úy Đà đem binh đóng giữ đất Việt. Lúc bấy giờ nhà Tần ở phía Bắc thì mắc họa với người Hồ, ở phía Nam thì mắc họa với người Việt. Đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Trong hơn mười năm, đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi, người ta tự thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết chồng nhau kịp khi Tần Hoàng đế băng hà thì cả thiên hạ nổi lên chống” (48)
Danh nhân Âu Đại Nhậm, tác giả bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư, truyện Sử Lộc chép: “Người Việt bỏ ruộng vườn mà vào rừng núi hoang vu thà sống với cầm thú, không chịu sống nhục dưới ách nhà Tần, ngày ẩn đêm đánh, giết được Đồ Thư. Nhà Tần bèn rút quân về mà giữ gìn biên giới để phòng bị” (49). Sự thật Lịch sử rõ ràng như thế làm sử gia một nước lớn như TQ hiện đại sao lại “bất cố liêm sỉ” đến như thế.
BỊA ĐẶT VN THUỘC LÃNH THỔ NHÀ NGUYÊN MÔNG CỔ
Xuyên tạc bịa đặt một cách trắng trợn trước sau Đại Hán Dân Tộc chủ nghĩa Mao chỉ để minh chứng: VN là của Trung Quốc, lãnh thổ biển đảo VN thuộc chủ quyền TQ! Tấm bản đồ cương vực TQ trong bộ “Trung Quốc Lịch Sử” – Cao cấp khóa bản, trang 96, đặt lãnh thổ VN vào biên địa TQ (đời Nhà Nguyên Mông Cổ)!
Nhà Nguyên, Mông Cổ thống trị Trung Hoa lại in tấm bản đồ “biên địa Nhà Nguyên nơi trang 45 đặt An Nam vào lãnh thổ Nhà Nguyên! Trong khi ba lần đế quốc Nguyên Mông đem quân đánh VN đều bị thảm bại, lần thứ nhất năm 1257, lần thứ hai năm 1284-1285, lần thứ ba 1287-1288, Đại nguyên soái Thái tử Thoát Hoan, tướng lãnh và tàn quân chạy chết về Tầu “mảnh giáp không còn”. Đại đế Hốt Tất Liệt tức Nguyên Thế Tổ, nổi giận lôi đình, truất ngôi Thái tử, Trấn Nam Vương của Thoát Hoan, đầy Hoan đi Viễn Châu, lại truyền rằng dẫu khi vua cha chết cũng không cho Hoan về thọ tang cha.
Nguyên đế vốn cuồng bạo, hung ác, xuống chiếu đòi vua Trần Thái tông phải tự dẫn thân qua đại đô Bắc Kinh chầu Thiên Tử. Vua Trần nại lý do từ chối (50). Triều đình Nguyên tìm đủ lời thuyết phục và hăm dọa. Nguyên đế lại xuống chiếu dọa vua Trần: “phép tổ tông ta, phận các nước qui phụ, Quân trưởng phải thân đến chầu, để dân chúng được yên ổn, nếu kháng cự không phục tùng, không ai là không bị tiêu diệt. Nhà ngươi đã biết như thế”(51). Vua Trần Thái tông vẫn quyết từ chối không sang chầu, không chịu qui phụ. Vua Trần xuống chiếu hạ lệnh cho cả nước sắm sửa khí giới chống giặc”. Nhà Nguyên gây sự, bổ nhiệm một Thái thú sang Thăng Long để gián trị VN, gọi là quan “Đạt Lỗ Hoa Xích”, ta không nhận bỏ mặc cho y phải bỏ về Bắc Kinh. Sau Nguyên đế lại gửi Nghiệp Thiếu Đễ, người Mông Cổ sang thay để gọi là giám sát việc cai trị An Nam. Một thách đố rất nghiêm trọng, vua Trần Thái tông vẫn trả y về, không nhận lại còn gửi quốc thư qua Hốt Tất Liệt viết mỉa mai nói rõ lý do không chấp nhận. Theo sử Cương Mục, vua Trần nói: “Chức Đạt Lỗ Hoa Xích chỉ có thể được ở các nước man di ở ngoài biên, còn nước tôi như các phên dậu che chở cho một phương mà lại đặt chức quan ấy để kiểm công việc, thì chả bị các nước khác cười cho hay sao! Xin đổi quan chức làm Dẫn Tiến Sứ”. Nguyên đế không chịu. Mặc! Vua Trần vẫn khước từ (52). Vậy VN qui phụ (đầu hàng) Nhà Nguyên ở chỗ nào? Nguyên đế Hốt Tất Liệt chết, Thành Tông nối ngôi (1294) ra lệnh bãi binh, hòa hiếu với VN.
Năm Quý sửu (1313) vẫn quen thói bắt nạt, lấn đất, cướp đoạt ở biên giới, viên Tri châu Trấn An của Nhà Nguyên (bắt người Châu Lang của nước ta cướp mất một lọ vàng và hơn một ngàn khoảnh rộng). Nghe tin, vua Trần Anh tông cấp tốc sai quân “vượt biên giới đánh Châu Quy Thuận và Châu Dũng Lợi của Nhà Nguyên, nói rõ là cất quân sang đánh để báo thù” (53). Nhà Nguyên không dám cất quân đánh lại. Hòa hoãn. Nguyên đế sai Sứ thần xuống biên giới để xem xét, truyền dụ bảo định lại bờ cõi, vua Nguyên y theo lời tâu”, vua Trần Anh tông mới chịu lui binh” (54). Sự thực rõ rệt như thế lãnh thổ VN thuộc cương vực Nhà Nguyên nước Tầu ở chỗ nào? Nếu là thuộc quốc như Trung Quốc Lịch Sử giảng dạy cho học sinh cấp cao, làm sao vua Trần lại có thể cất quân đánh chiếm hai châu của Nhà Nguyên?
Sự bịa đặt quá trơ trẽn, thô bỉ.
BỊA ĐẶT VUA QUANG TRUNG HÀNG NHÀ THANH!
Quốc sử quán Nhà Thanh, qua bộ Đại Thanh Thực Lục, đã không dấu diếm cuộc viễn chinh xâm lược VN của Tôn Sỹ Nghị đã bị Hoàng đế Quang Trung đánh bại một cách nhục nhã. Vào ngày mùng 5 Tết mùa Xuân năm Kỷ dậu (1789), Nghị và toàn quân chạy chết về Tầu. Trần Nguyên Nhiếp, Tùy Viên, quan Hầu của Nghị đã thuật lại doạn đường đói khát gian truân của thầy trò từ Thăng Long chạy chết về đến cửa ải Nam Quan: “Tôi và Chế Hiến (tứ Tiết Chế, Tổng tư lệnh Tôn Sỹ Nghị) đói cơm khát nước, không biết kiếm  đâu ra được mà ăn uống, cứ phải đi suốt 7 ngày, 7 đêm mới đến Nam Quan. Cảnh tàn quân, bại trận, tùy viên Nhiếp mô tả: “ Quân ta không còn gì ăn, bắt buộc phải vửa đánh vừa chạy”. Tác giả “An Nam Quân doanh kỷ yếu”, Tùy viên Nhiếp thuật tiếp: “Quân Tây Sơn như nước triều dâng, ẩn hiện như quỷ thần” (55). Bộ Sử Ký Đại Nam Việt do Giáo sỹ Pháp, Hội Thừa sai Ba lê, MEP là nhân chứng trận Rồng Lửa, Đống Đa, Thái Hà, Phùng Khoang Thăng Long thuật lại: “ Quân Thanh bỏ lại khí giới vàng bạc chừng 70 con ngựa chở mới hết”. “Quân Tầu mất hết tầu bè mà quân Tây Sơn chiếm được để chở khí giới và chiến lợi phẩm về Đàng Trong” (56). Quốc Sử quán triều Nguyễn, coi Tây Sơn là “Ngụy”, công nhận cuộc bại trận thê thảm của Nhà Thanh, chép: “Sợ quân Tây Sơn tràn qua, Dân Tầu cực kỳ khiếp sợ, dắt nhau tìm đường chạy trốn. Suốt mấy trăm dặm không đâu còn bóng người ở” (57). Sau chiến thắng vinh quang này Quang Trung chuẩn bị đánh Lưỡng Quảng, lấy lại đất cũ Nam Việt. Đại mộng chưa thành, Vua đột ngột qua đời.
Sử gia Lý Tuấn viết về Nhà Thanh và VN đại cương xuyên tạc: “Càn Long năm thứ 54 (1789) nhân có cuộc tương tranh giữa họ Lê và Nguyễn, triều Nhà Thanh thừa cơ đem binh bình định nội loạn. Nguyễn Quang Bình hàng Nhà Thanh, được phong làm An Nam Quốc Vương và An Nam trở thành thuộc quốc của Mãn Thanh” (58).
RỢ MÃN, HÁN TỘC VÀ VN
Nói đến Nhà Mãn Thanh, các ông ấy không biết xấu hổ, nhục nhã về một ngoại tộc mà dân Hán miệt thị là “rợ” Mãn, đã cai trị, đè đầu bóp cổ Hán dân ròng rã 248 năm (1644-1912). Mông Cổ, “rợ” Kim, “rợ” Mãn thường hay tràn vào Hoa Bắc cướp phá. Nhà Minh Đại Hán phải xây trường thành tiếp nối Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng mà ngày nay Trung Quốc rất tự hào là một kỳ quan thế giới. Với nhiều đồn binh phòng ngự, đường trên mặt thành bốn ngựa đi hàng ngang. Theo Trung Quốc Văn Hóa Sử: “nếu xếp số gạch đá xây thành một bức tường cao 5m, dầy 1m, vòng quanh địa cầu một vòng” (59). Hàng vạn, vạn sinh linh đã vùi thân nơi chân thành. Đại công trình phòng thủ vô tích sự! Có chăng chỉ là nguồn thu nhập vĩ đại cho kỹ nghệ du lịch vào đời nay. Vạn Lý Trường Thành trở thành bức tường giấy trước vó ngựa “rợ” Mãn như giông bão lướt qua, tiến chiếm Bắc Kinh dễ như trở bàn tay! Khi vào Bắc Kinh vua Thuận Trị tức Thanh Thế Tổ mới bảy tuổi, mồ côi cha, mẹ ông, vợ vua Thái Tôn bồng vua đặt lên ngai vàng Nhà Minh bỏ trốn. Hàng thần văn võ Nhà Đại Minh phủ phục dưới sân Rồng, Tử Cấm thành, lạy cậu bé “rợ” Thanh, tung hô vạn tuế thánh thượng! Nhà Thanh thu dụng. Thanh đế ra lệnh cấm dân Mãn và dân Hán kết hôn với nhau. Đàn bà Hán phải theo đàn bà Mãn mặc cũn, bắt người Hán phải mặc y phục như người Mãn, người Hán phải kết tóc thành bím, từ đỉnh đầu thõng xuống lưng, không tuân lệnh bị chặt đầu…
Đến đời vua Khang Hy (1661-1723) nhà Thanh rất ưu đãi VN. Vua bãi bỏ lệ của Nhà Minh bắt ba năm một lần phải cống pho tượng vàng để “đền mạng Liễu Thăng” đã bị nghĩa quân Lam Sơn chém đầu ở ải Chi Lăng năm 1427 trên đường dẫn 160,000 viện binh thiên triều cứu nguy Tổng Binh Vương Thông và 84,000 quân Minh (từ các nơi chạy về) đang bị Bình Định Vương Lê Lợi vây khốn ở thành Đông Quan (Thăng Long). Vua Khang Hy gọi lệ cống tượng vàng của Nhà Minh là thô lậu.
Đến đời vua Ung Chính tức Thanh Thế tông (1723-1736) lại ưu đãi VN một cách khác thường. Các nước Triều Tiên, Lưu Cầu, Mông Cổ, Tây Tạng, Xiêm La (Thái Lan) Miến Điện, Nepal, Bhutan, và VN cứ 3 năm phải qua Bắc Kinh triều cống “thiên triều” một lần. Vua Ung Chính, con thứ 6 Khang Hy đặc biệt dành cho VN ưu đãi 6 năm cống một lần gọi là “ lục niên tuế cống”, lại còn cho giảm cống phẩm, chỉ nạp ở Quảng Tây (Nam Ninh), Tỉnh thần tỉnh này nhận và chuyển lên Bắc Kinh. Năm 1772, vua Ung Chính tiếp Tiến sĩ Phạm Khiêm Ích, Chánh Sứ và Sứ đoàn VN. Ung Chính cho vời Chánh sứ Ích đến bên phủ dụ an ủi đường xa, tự tay vua cầm bút giấy viết 4 chữ thư họa ban cho Sứ Việt: NHẬT NAM THẾ TỘ, vua Thanh không gọi là An Nam. Nhật Nam là quốc hiệu cũ của VN. Ung Chính lại ban cho Sứ đoàn lụa là gấm vóc và các đồ quý báu. Sử gia Cao Lãng, Quốc Sử quán triều Nguyễn giải nghĩa 4 chữ thư họa “Nhật Nam Thế Tộ”, nghĩa là giữ vững ngôi vua và vận nước đời nay qua đời khác (60). Vậy VN là thuộc quốc của Nhà Thanh ở đâu? Chỗ nào?
II. VIỆT NAM QUẬT KHỞI – HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Các Sử gia Trung Quốc hiện đại từ bậc thầy Phạm Văn Lan đến Khưu Hán Sinh, Lý Trân và nhiều nữa dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông và Viện Sử học – Ủy Ban KHXH, nhất trí nhất quán một luận điệu: VN chỉ mới dựng được nước và độc lập từ thế kỷ thứ 10, còn trở về trước VN là đất cũ của TQ, thuộc TQ. Do đó các biển đảo như Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền lịch sử của TQ. Và rằng, Nhà Hán, và Nhà Đường đã sớm có mặt và có quyền “tài phán” (!) ở hai quần đảo này.
Xạo ngôn, bịa đặt hết cách nói!
HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHĨA GIÀNH ĐỘC LẬP
Xã hội VN khi Nhà Hán mới xâm chiếm là xã hội Lạc Việt 61). Các Lạc Hầu, Lạc Tướng người Việt được tự trị ở các quận huyện. Dân Tầu di cư xuống Giao Chỉ bộ dần dần hòa vào Giao Chỉ bộ. Dù vậy, theo Sử gia Pháp Auroussau, dân Việt vẫn bất khuất, không chịu khuất phục (62). Năm 40, bà Trưng Trắc, cháu ngoại vua Hùng cùng em là Trưng Nhị nổi dậy, tổng khởi nghĩa. Thái thú Tô Định cùng quan quân Đô hộ Hán kinh hoàng, táng đởm không chống cự nổi, kéo nhau chạy chết về Tàu. Lần đầu tiên đế quốc Hán mạnh nhất xưa nay, vượt cả đế quốc Tần, bị “đàn bà nước Nam” đập nát guồng máy thống trị của nhà Hán ở phương Nam, “dựng nước xưng vương” như trở bàn tay. Chỉ một mùa trăng quân hai bà đã lấy được 65 thành ở cõi Lĩnh Nam (Quảng Đông – Quảng Tây), đất cũ của nước Văn Lang và Nam Việt. Theo Hậu Hán Thư của Phạm Việt, dân các Quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng (63). Trong lễ thề, đầu Xuân tại Mê Linh, Bà Trưng Trắc y phục lộng lẫy, khăn vàng, áo vàng, tuốt kiếm, thề cùng Trời đất, phát nguyện “ DỰNG LẠI NGHIỆP XƯA HỌ HÙNG”. Sử thi còn vang vọng “Bà Trưng cỡi voi, phất ngọn cờ vàng, cùng nữ tướng, Nữ binh tiến đánh thành Tô Định. Sử Cương Mục chép: Quân Bà đi đến đâu như gió lướt đến đó. Bà tự lập làm vua đóng đô ở Mê Linh. Các Thứ sử, Thái thú ở quận Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi” (64). Hậu Hán Thư trong quyền 86 “Nam Man Tây Nam Di Liệt truyện” ca tụng: “Trưng Trắc rất hùng dũng”. Sử gia Đại Hán Phạm Văn Lan không thể phủ nhận được cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà nhưng lại xuyên tạc Bà Trưng chỉ vì trả thù chồng, đánh bọn tham nhũng (!): “Thắng lợi của Trưng Trắc chính là vì hành động của Bà phù hợp với ý chung của nhân dân đánh đuổi bạn quan lại tham lam tồi tệ” (65). Tâm địa của Đại Hán nói chung là như thế! Khác hẳn với sử gia Lan, lương tâm và công chính, GS La Sỹ Bằng, ĐH Hồng Kông, tác giả bộ sử giá trị “Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam”, ca tụng Hai Bà Trưng là anh hùng của dân tộc VN: “Người VN tôn là anh hùng dân tộc và tượng trưng cho nền độc lập tự do” (66). Cả triều đình Nhà Hán rúng động.
Năm Tân sửu (41), Hán đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện, một lão danh tướng cùng Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí sang đánh, tiến vào sông Bạch Đằng rồi qua sông Hồng, đến Lãng Bạc tức Hồ Tây bây giờ, thuở ấy hồ còn thông với sông Hồng. Cương Mục chép, “tháng 3, mùa Xuân năm Nhâm dần (42), quân Mã Viện đến Lãng Bạc cùng quân Trưng Trắc đánh nhau, và phá tan được. Bà Trưng Trắc lui giữ đất Cấm Khê (67). Tháng Giêng năm sau Quý mão (43), Hai Bà Trưng cự chiến với quân Hán. Hai Bà bị thua và mất” (68). Người trong nước thương nhớ Trưng Vương, lập đến thờ Hai Bà. Mã viện đuổi đánh tàn quân của Hai Bà là tướng Đô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được bọn họ” (69). Trận thủy chiến Lãng Bạc kết thúc, chiến thuyền của Đoàn Chí ra sông Hồng và Bạch Đằng rút về Phiên Ngung. Các ông sử gia Đại Hán đời nay lại bịa đặt cưỡng bách đoàn Lâu thuyền của Đoàn Chí, gần 2000 năm trước phải xuôi Nam tiến chiếm quần đảo hoang Hoàng Sa – Trường Sa (xưa gọi là đảo cát vàng Đại Trường Sa).
Tiến vào Cửu Chân (Thanh Hóa) từ huyện Võ Công đến Cư Phong, Mã Viện chém giết không ngưng tay, bắt giết khoảng 5000 người. Tướng Đô Dương và Chu Bá cùng Nghĩa quân của Hai Bà chiến đấu cho đến phút cuối cùng, thà chết chứ không hàng. Viện bắt 300 Cừ súy người Việt đem về Linh Lăng (T. Hồ Nam). Viện cho đúc cột đồng chôn làm cương giới ghi lời nguyền “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt”. Mã Viện không thể ở Cửu Chân lâu được. Theo sách Thủy Kinh Chú, quân lính Mã Viện bỏ trốn ở lại Cửu Chân sống thành từng nhóm hòa với người Việt, gọi là Mã Lưu (70). Đại Hán Phạm Văn Lan không tiếc lời vinh danh ca tụng “công ơn” của Mã Viện dù Viện cực kỳ tàn bạo, là “đã mở mang Giao Chỉ, bãi bỏ 10 điều luật của người Việt, thay bằng luật Hán là giúp cho người dân Lạc (Việt) thoát được sự áp chế của Lạc tướng” (71).
Viện phải thu quân trở ra Bắc, rong ruổi vó ngựa khắp quận Giao Chỉ, cướp đoạt trống đồng. Hậu Hán thư, Phạm Việp chép rõ ràng: “Mã Viện tịch thu trống đồng đúc ngựa mầu đen đem về Tầu”. Cuộc viễn chinh tái chiếm Giao Chỉ không phải dễ dàng. Theo Hậu Han thư, Viện nói với các tướng sĩ: “Lúc ta đang ở giữa miền Lãng Bạc và Tây Vu giặc chưa diệt được mà trời thì dưới là nước lụt, ngẩng trông lên, chim diều hâu đang bay, đã sà rớt xuống nước chết” (72). Sau 2 năm đàn áp tàn bạo “hàng vạn dân Lạc Việt bị giết”. Mã Viện đem quân vế nước, quân đi 10 phần, quân về chỉ còn 4, 5 phần theo Hậu Hán thư (73). Thật là: “Lính già dù trải mùi chinh chiến! Nghe thấy Nam chinh bạc mái đầu” (Cổ thi Trung Hoa).
Mã Viện cũng như Lâu thuyền Đoàn Chí chưa từng đặt chân lên Đại Trường Sa. Đánh chiếm hoang đảo để làm gì? Tình huống như trên dù là đảo vàng, đảo bạc cũng không thể tiến xuống được. Ấy vậy mà các ông sử gia Đại Hán thập niên 1950-1960, “nhất trí nhất quán” lại bịa đặt ra lệnh cho Mã Viện , Đoàn Chí gần 2000 năm trước phải tiến chiếm Hoàng Sa-Trường Sa! Dễ hiểu, các ông bịa đặt như thế là để các nhà lãnh đạo CHNDTH như Tập Cận Bình, con cháu của các ông được mạnh miệng tuyên bố với dân Tầu và thế giới rằng: “Tây Sa, Nam Sa thuộc chủ quyền của TQ từ đời Nhà Hán”. Chủ quyền của hồn ma cai trị hoang đảo với nơi phân chim, rùa rắn và chim biển!
VẪN LÀ TRƠ TRẼN BỊA ĐẶT\
Từ năm Đinh sửu (137) nước Lâm Ấp ra đời, đối đầu với Đô hộ Hán ở phương Bắc, cương vực giới hạn ở Châu Hoan, Nhật Nam (Nghệ Tĩnh ngày nay), lần đầu tiên và là lần cuối cùng, vua Tùy Dương đế năm Ất sửu (605) sai tướng Lưu Phương “Hành quân Tổng quản” đạo Châu Hoan, vượt biên đành Lâm Ấp. Phương hạ được kinh đô, phá quốc miếu Lâm Ấp, đoạt 18 bài vị Thần Chủ đúc bằng vàng. Vua Phan Chí bỏ thành chạy ra biển (74). Theo sử gia Pháp Maspéro trong cuốn sử Chiêm Thành, Le Royaume de Champa, bản dịch qua Hán văn “Chiêm Bà Sử”, Lưu Phương cướp được 1350 pho kinh Phật, bó lại thành 564 bó (75), Lưu Phương dẫn quân trở về ngay, không dám ở lại. Cương Mục chép “Trong trận này, quân Tùy bị bệnh phù thũng chết đến bốn, năm phần mười, Lưu Phương cũng bị bệnh, chết ở dọc đường (76). Ấy vậy mà các ông sử gia Đại Hán-Mao, thập niên 1950-1960 lại cưỡng bách hồn ma Lưu Phương phải dẫn đoàn chiến thuyền ma hơn 12 thế kỷ trước đây, tiến chiếm Đại Trường Sa, để các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đại như CT Tập Cận Bình có chứng cớ (?) tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.
Ít năm sau, Nhà Tùy sụp đổ (617), Nhà Đường kế nghiệp (618), các ông sử gia Đại Hán – Mao lại móc ngoặc hồn ma Lưu Phương với Nhà Đường ban cho các vua Đường gốc Sở Việt quyền “tài phán” trên hoang đảo Hoàng Sa-Trường Sa, giám sát, thống trị với quyền tài phán, xét xử rùa, rắn, chim biển trên 2 quần đảo. Tài phán là văn từ pháp luật của Nhật Bản thế kỷ 19, dịch từ bộ luật Quốc tế Công pháp của Tây phương, nghĩa là các ông sử gia Trung Quốc đương đại áp đặt Nhà Đường 13 thế kỷ trước phải bắt chước Nhật Bản giữ quyền tài phán trên Hoàng Sa – Trường Sa. Luật Nhà Đường phải theo Luật Quốc tế Công pháp thế kỷ 19!
Tuyệt vời là Trung Quốc hiện đại, cổ kim chưa từng có ngoại trừ trong thế giới người điên vì cuồng vọng!
DÂN TỘC VN VÀ CHỦ QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC
Cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, giải phóng Tổ quốc, giành độc lập cho dân tộc đã nhập vào dòng chảy Tín ngưỡng Việt Nam. Dù hơn 1000 năm mất nước, ba lần Bắc thuộc, chủ quyền tinh thần và thiêng liêng vẫn miên trường tồn tại. Đền thờ thành hoàng Tô Lịch ở thành Đại La là tiêu biểu. Đó là vị thần thành hoàng bản thổ (hay bản cảnh) cai quản thủ phủ. Đô hộ Bắc phương, xuân thu nhị kỳ, Thái thú Đô hộ phủ đến tế lễ thần Tô Lịch VN. Đời Lý đổi là Quốc đô thành hoàng. Các làng đều dựng đền thờ thành hoàng bản thổ của làng, cai quản dân làng, quản trị tinh thần, đất đai, tài sản của làng. Với niềm tin truyền thống “đất có thổ công, sông có Hà Bá”, ba ngày Tết Nguyên đán, đầu xóm đầu làng dựng cây nêu, và tết Ông Công, cúng kính Thổ thần. Chủ quyền đất nước còn thuộc về Tín ngưỡng của dân tộc VN: ĐẠO MẪU, có nguồn gốc từ đời Hùng Vương, Văn Lang. Tiên Dung Công chúa, con vua Hùng làm Đạo Tổ ngành Nữ, chồng là Chử Đồng Tử làm Đạo Tổ ngành Nam, thờ Ông thờ Bà bình đẳng như nhau. Đạo Mẫu thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, bà Chúa trông coi rừng núi, hoang dã. Thủy Tiên Thánh Mẫu, trông coi sông suối, biển đảo, thủy sản của đất nước. Tiên Thiên Thánh Mẫu, thừa mệnh Ngọc Hoàng Thượng đề, trông coi cõi trường, đạo Tam phủ. Thế kỷ 17, Thánh NGƯỜI thành đạo Tứ phủ, bà Chúa Liễu cai quản lãnh thổ ở ngay trên trần gian, quẻ hương VN
PHẢI KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ TRỌNG TỘI CƯỚP BIỂN ĐẢO
Các triều đại Bắc phương từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh đánh VN là đánh, nhắm vào thời VN suy yếu, nội loạn, phân hóa. Triều đại Mao Trach Đông cho đến CT Tập Cận Bình hiện nay, thâm độc, nham hiểm hơn xưa rất nhiều, đặt thành ý thức hệ Đại Hán bá chủ, với chiến lược “tầm ăn dâu” (tàm thực), luôn miệng đề cao, kêu gọi hòa bình hợp tác, ngân sách quốc phòng lại vẫn liên tiếp gia tăng hàng năm. Do VN là ưu tiên “cốt lõi” của chiến lược TQ bành trướng, hơn 20 năm qua, Trung Quốc tràn vào VN, xâm nhập sâu trong xã hội Việt, thậm chí năm vùng trong lòng dân tộc Việt về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, chính trị kể cả tình báo mà Cục Tình báo Hoa Nam là mũi dùi xung kích ở sân sau VN. Một ngày nào đó không cần nổ sung, Trung Quốc Đại Hán xâm lược sẽ “bất chiến tự nhiên thành”.
Trước sau, TQ đương đại vẫn tôn thờ chủ nghĩa BẠO LỰC Mao. Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường vẫn tích cực thực hiện chiến đoàn Hải quân và Kiểm ngư của TQ tiến vào lãnh hải VN, hộ tống giàn khoan Hải dương Thạch Du 981, đấy là một bằng chứng bạo lực xâm lược. Mao thuyết bạo lực, thế hệ Tập Cận Bình, Đoàn Phối đã từng tung hô Sách Hồng trong Cách mạng Văn Hóa TQ. CT Bình được đào tạo, thấm nhuần Mao thuyết. Mao nói: “Bạo lực là phương tiện phổ biến để giải quyết mọi vấn đề”. Mao đã dậy thế hệ CT Bình và trước nữa đọc Tuyển Tập Mao sẽ thấy rõ (77). Mao nói: “Việc giành chính quyền bằng bạo lực là qui luật phổ biến của một cuộc cách mạng có tính chất nhân dân trong thời đại chúng ta” (78). Nó sẽ không chiếm VN để thiết lập cuộc đô hộ nhưng khai triển mâu thuẫn bản địa để tự dân VN thành lập một chính quyền bản địa dưới sự chỉ đạo của Cục Tình Báo Hoa Nam, một loại hình đô hộ mới với Thái thú bản xứ cầm quyền, theo khuôn mẫu “16 chữ vàng … giả và 4 tốt Tầu khựa”, người trong nước mỉa mai như thế!. Mao thuyết đã dậy thế hệ Tập Cận Bình và cha chú Bình sử dụng bạo lực và giải quyết “đứng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” (79).
CHIẾN LƯỢC GIỮ NƯỚC
Việc VN cần làm ngay bây giờ, VN phải kiện TQ ra tòa Án Quốc tế – LHQ về “trọng tội ăn cướp”. Đây là cơ hội vàng để TỐ CÁO trước thế giới âm mưu nham hiểm và thâm độc xâm chiếm VN và Biển Đông – ĐNA, tiến hành từ thời Mao Trạch Đông thập niên 1950.
Từ thần thoại Thánh Gióng đánh tan giặc Ân đến Thục An Dương Vương đánh bại quân Tần Thủy Hoàng đến cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rồi Bà Triệu, Lý Nam đế phá vỡ Đô hộ Bắc phương, VN giành lại độc lập lần thứ 2, vẫn là VN bất khuất oanh liệt. Giặc Bắc xâm lược không biết đâu mà lường sức mạnh của phương Nam. Vua Mai Hắc đế chỉ là nông dân, múa đòn gánh như vung kiếm thần nổi dậy. Vua tự hào “ngã quốc tuy tiểu  nhi lực đại” (nước ta tuy nhỏ mà sức lớn).
Năm Nhâm tuất (722) nông dân họ Mai xưng đế, tự gọi là Mai Hắc đế, do vua ngăm ngăm đen, theo Sử Cương Mục, dẫn từ Đường Thư, Hắc đế chiêu tập được giữ vững biển Nam, nơi có quần đảo Cát Vàng, Đại Trường Sa, quân số có đến 40 vạn, “ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lâu”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Mai Hắc đế đã lập được một liên minh quốc tế đầu tiên trên thế giới. Các tướng sĩ tỏ ý lo ngại, Vua phủ dụ trấn an: “Sợ là sợ kẻ thù gần, đâu lại phải sợ người phương xa”. Trí tuệ của một nông dân yêu nước tuyệt vời như vậy.
Quân Nguyên kéo sang đánh ta lần thứ 2, vua Trần Nhân tông bảo triều thần và Tướng lĩnh: “Thanh Hóa là phên dậu của ta”. Lam Sơn khởi nghĩa, Bình Định Vương Lê Lợi chỉ tay về phương Nam bảo các nghĩa sĩ: “Thuận Hóa là lòng dạ của ta”. Ngày nay ta có thể vững tin hãnh diện mà nói “Cộng đồng VN Hải ngoại là hậu cứ vĩ đại của VN trên toàn cầu. Không những thế, CĐVNHN còn là căn cứ tiền phương trong mặt trận quốc tế chống xâm lược Đại Hán bá chủ”, đối mặt với một thực tế, Trung Quốc có gần 170 tòa Đại sứ trên thế giới, 400 Học viện Khổng Tử đặt tại các Đại Học trên 190 quốc gia. Học viện Khổng Tử mà lại dậy phép đánh cờ tướng, thư họa, cổ nhạc, hỷ khúc TQ, dậy võ Thiếu Lâm và võ cổ truyền.
NAM PHƯƠNG TRÁNG KHÍ BẮC QUỐC HÀN TÂM
Kể từ thời Thục An Dương Vương nước Âu Lạc, dân Tây Âu – Lạc Việt đánh bại quân Tần Thủy Hoàng kẻ thù của Văn Lang đến Hoàng đế Quang Trung phá vỡ quân Mãn Thanh xâm lược, Bắc xâm “đụng đâu bại đó”, tổ tiên VN đầy hãnh diện truyền lại cho con cháu “Nam phương tráng khí, Bắc quốc hàn tâm”. Dù vậy, vào thời đại này, VN phải đối đầu với một “tối hậu địch nhân” nhiều tiền lắm của, “phóng tài hóa thu nhân tâm”, hiểm độc, ngang ngược, trơ trẽn chưa từng có. Chưa một triều đại nào Bắc phương lại ngang ngược mưu toan cướp đoạt VN như nhà nước CHNDTH, khởi đầu từ Hoàng Sa.
Từ Ngô Vương Quyền đến Lê Đại Hành rồi, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn đều sáng tạo ra chiến pháp mới chống Bắc xâm. Triều Lý, Nguyên soái Lý Thường Kiệt lập chiến pháp “công để thủ”, viết bộ binh thư “Đại Việt hành quân pháp”. Lê Quý Đôn đã viết về bộ kỳ thư này trong Vân Đài Loại Ngữ, cho biết Nhà Tống bắt chước học theo, đổi quốc hiệu Đại Việt thành An Nam Hành Quân pháp. Năm Bính thìn (1076) mùa Thu, Nhà Tống đem quân đánh VN, quân hai bên giữ nhau ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) hơn một tháng. Vào một đêm khuya, từ đền Trương Hống, Trương Hát bên sông, tiếng loa vang vọng truyền Hịch qua một bài thơ, tương truyền do Lý Nguyên soái sáng tác:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư!
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư! …
Quân ta rất phấn khởi phản công đại phá được trận, quân Tống 10 phần chết 5, 6, chưa kể tù binh và đầu hàng (80). Sau ta cho thuyền vận tải chở họ về Phiên Ngung trả cho Tống đế, chia thành hai hạng. Theo Tân Việt Sử lược, một loại xâm trên trán 3 chữ mỉa mai “Thiên triều binh”, một loại cũng xâm trên trán “Đầu Nam triều”, tức đầu hàng.
Nhà Trần kháng chiến chống đế quốc Nguyên-Mông, áp dụng sách lược “toàn quân cự địch”, thanh dũ tức vườn không nhà trống. Sử Cương Mục chép, Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lùa giặc vào “bát quái trận đồ cửu cung” mà diệt, cùng với quyết tâm diệt quốc thù: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt vì chưa sẻ thịt lột da chúng” (quân Nguyên Mông) . Hưng Đạo Vương không áp dụng Chu Dịch, sở trường của mưu tướng Nhà Nguyên, ngài tinh tường kinh Dịch Liên Sơn của vua Đại Vũ Nhà Hạ Việt tộc phương Bắc và Thái Ất Thần Kinh, Dịch Lạc Việt phương Nam cùng kinh Dịch Quy Tàng của Nhà Thương, người Đông Di. Đây là 2 bộ kinh Dịch thịnh hành hai đời Lý và Trần .
Lam Sơn khởi nghĩa (1418-1428) khởi đầu “vừa cầy ruộng vừa đánh giặc”, “dân chúng bốn phương nổi dậy”. Bình Định Vương Lê Lợi và danh thần Nguyễn Trãi đề ra chiến lược “tạ mưu phạt tấn công, không đánh mà lòng người phải khuất”.
Mùa Xuân năm Kỷ dậu (1789) vua Quang Trung phá tan hơn 200,000 quân xâm lược Mãn Thanh, vua tốc chiến tốc thắng, sáng tạo chiến pháp mới, đặt hỏa pháo trên mình voi, bộ binh tùng tượng, tận dụng quân nhạc, áp đảo tinh thần giặc. Các làng quanh đồn giặc, cùng một lúc rạng sáng mùng 5 Tết nổi trống, mõ, tù và, phèng la làm kinh động một vùng trời Thăng Long. Từ khi đến bến đò Tam Điệp, Ninh Bình, trước khi duyệt binh, xuất quân, tự vua sáng tác bản quân hành, vỏn vẹn một chữ ĐÁNH. Quân Tây Sơn tận dụng sức mạnh của trống trận mà từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, với bà Huyền Nữ Phạm Thị Trân (926-970) người Hồng Châu (Hải Dương) được vua Đinh Tiên Hoàng đế vời vào Hoa Lư dậy quân nhạc cho Thập đạo quân, phong là Ưu Bà, đệ nhất phẩm triều đình ngành Nữ quan. Bà còn là Thánh Tổ hát chèo và vũ bộ ca múa. Huyền Nữ sáng tạo ra phép đành trống, chép thành sách “Đả cổ lục”, điệu thúc hùng tráng, chất ngất tráng khí. Trạng Nguyên Lương Thế Vinh ca tụng Huyền Nữ “có phong tư diễm lệ, uốn tay lên như muốn hái quả Bàn Đào (cõi Tiên), cất tiếng hát như trỗi mây giục gió”. Trống trận và trống rước thần đếu theo phép “Đả cổ lục”: chinh, tùng, chinh, theo nhịp quân hành: “Nào ta đi đánh giặc! không diệt được giặc ta không thèm sống! Chinh tùng chinh, bất diệt thù hề bất nguyên sinh” (81).
Binh đoàn Bắc tiến Quang Trung diệt Thanh “vang lừng một cõi trời” theo nhịp điệu truyền thống “Đả cổ”. Đến đèo Tam Điệp, trước khi duyệt binh, xuất quân, Quang Trung Hoàng đế, tự sáng tác bản nhạc quân hành, tựa đề vỏn vẹn một chữ ĐÁNH! Tướng lãnh và toàn quân phải học thuộc lòng. Quân đi như gió lướt, đồng ca:
Đánh cho để dài tóc!
Đánh cho để răng đen!
Nghĩa là, đánh để bảo toàn văn hóa VN. Phụ nữ Việt để tóc dài, ăn trầu nhuộm răng đen, khác với phụ nữ Tầu để tóc ngắn, răng trắng “mầu vàng khè”. Hòa với trống trận và đội quân nhạc, 12 trống đồng Tây Sơn, âm thanh kinh động lòng người. Binh đoàn rầm rập tiến lên “khí thế cao ngất trời”, hát tiếp:
Đánh cho nó chích luôn bất phản!
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn!
Nghĩa là: đánh cho nó gẫy bánh, không về được nước! Đánh cho nó mảnh giáp không còn mà về quê!
Đánh! Đánh! Đánh cho Sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!”. Nghĩa là đánh cho Lịch sử biết rằng, nước Nam anh hùng làm chủ nước Nam.
Đây là cương lĩnh thiêng liêng bảo vệ chủ quyền Dân tộc độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của Đất Nước Việt Nam, đời đời bất diệt.
CAO THÊ DUNG, Ph.D.
Bút hiệu Hà Nhân Văn
Hội viên Hội Người Việt Cao Niên
Vùng Hoa Thịnh Đốn -
(The Ford Foundation’s Fellowship –
USA – France, 2/1975 – 6/1977)
CHÚ THÍCH:
(1)- Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử, 2- 1985, Hội nghị “phê phán quan niệm bành trướng bá quyền của giới Sử học Trung Quốc xuyên tạc Lịch sử Việt Nam”, tt.84-91.
(2) (3)- Lê Quý Đôn trích dẫn trong Vân Đài Loại Ngữ. Bản dịch. Nxb Tinh Hoa, Saigon 1974, Q. IX, tt. 421, 429.
(4)- Xem: Đào Duy Anh, Cổ Sử Việt Nam. Nxb, ĐHSP, Hà Nội 1959, tt. 13-14
(5)- Lê Thanh Thịnh, “Một vài suy nghĩ, danh xưng Giao Chỉ”. Nghiên Cứu Lịch Sử 4 (175), 7 & 8 – 1987, tt. 77-82.
(6)- Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, Ức Trai Tướng Công, Di tộc. Bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải. Văn Hóa số 65, Saigon, T.61, tt.1249-1256.
(7)- Nguyễn Tư “Trạng Trình với tên nước Việt Nam”. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Về Tác Gia và Tác Phẩm. Nxb Giáo Dục, HN 2001, tt. 224-226.
(8) (9) (10)- Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề. T.I – Bài số 28. Trần Liên “Trung Quốc trở thành quốc gia đa dân tộc như thế nào? Đối với Trung Quốc, người nước ngoài có những cách gọi nào?” Nxb Cổ Tịch Thượng Hải. Có thể dùng bản dịch của nhóm Dịch giả Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi. Nxb VHTT, HN 1999, tt. 230-236.
(11)- Sử Ký Tư Mã Thiên, Việt Vương Câu Tiễn thế gia. Bản dịch của Phan Ngọc. Nxb VHSG, 2005, tt. 204-262.
(12)- Đại Nam Nhất Thống Chí, Chủ biên Cao Xuân Dục, Tổng tài, Quốc Sử quán, Học bộ Thượng thư, Q.I, Quốc đô. Nxb Thuận Hóa, Huế 1997, Miếu Lịch Đại Đế Vương. Nxb Thuận Hóa, Huế 1999, tr, 33.
(13)- Đào Hy Thát, Trung Quốc Chính Trị Sử, Q. II – Tiền Hán, Khải Nghiệm Thư Cục, Đài Bắc, 1973, tt. 209-244.
(14)- Xem Hoàng Tranh, “Năm lần Tôn Trung Sơn đến Việt Nam”. Nghiên Cứu Lịch Sử số 6 (259) 11 & 12 – 1991, tt. 78-82. Tác giả là giáo sư Viện KHXH Quảng Đông – Xem thêm: Hoa Kiều chí – Tổng chí – Đài Loan 1956, tr. 57, do Ủy ban BT Hoa Kiều Chí thực hiện – Về Lương Khải Siêu, xem: Tong Quy Lin, a search for China’s soul, Daedalus, Wash. Spring 1993. Trước sự suy thoái của Trung Hoa, Lương Khải Siêu hốt hoảng tán thán: “Ô hô, hồn nước Tàu bây giờ ở đâu!” – Danh nho Khang Hữu Vi, Hồng Tú Toàn, Lãnh đạo Phong trào Thái Bình Thiên Quốc, từng chiếm được nhiều tỉnh Duyên hải và Nam Kinh, người đầu tiên phát động phong trào giải phóng phụ nữ Tàu, nam nữ bình quyền. Ông là người Việt Đông.
(15) (16) (17) (18) (19)- Trần Nghĩa, Giáo Sư Viện Hán Nôm, dịch, xem: “Tìm hiểu chữ nghĩa bành trướng và bá quyền qua những xê dịch của khái niệm Trung Quốc”. Tạp chí Văn Học (Hà Nội) số 2 – 1960, tt. 103-110.
- Đặng Kim Ngọc, Vấn đề Nam Việt trong Lịch sử cổ đại và trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên Cứu Lịch Sử số 6 (231), 1981, tt. 50-59.
(20)- Lâm Chiếu Hạo, “ Thế nào là Nho? Nó đã phát triển và diễn biến thế nào?” Trong Trung Quốc Văn Hóa Sử, Tập II, Sdd, tt. 16-20.
(21)- Lao Tư và Thịnh Lê, Bách khoa Nho Phật Đạo, Ly Giang xb 1995, tr. 639 (2,000 trang, 10,000 mục từ).
PHỤ CHÚ VỀ NHO VÀ KHỔNG TỬ
- Lao Tư và Thịnh Lê, Nho Phật Đạo, Sdd, tr. 431.
(22)- Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, VN xb, Cali 2003, tr. 178.
(23)- Lâm Chấn Hạo, “Thế nào là Nho giáo? Tldd, trong Trung Quốc Văn Hóa Sử T. II, tr. 19 – Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Triết học Trung Quốc, Q. Hạ đời Hán. Cảo Thơm xb, Saigon 1909, tr. 729 – Ô Quốc Nghĩa “Thế nào là sùng bái vật Tổ” trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề, T. I, tr. 861.
(24)- Cao Hán Ngọc, “Tình hình phát triển kỹ nghệ thêu của Trung Quốc thời Cổ như thế nào?” trong Trung Quốc Văn Hóa Sử, T. I, tr. 673.
(25)- Chu Quang Tán, Mỹ Thuật Lý Trần – Mỹ Thuật Phật giáo. Nxb MT, HN 2001, tt. 296-319, “Con Rồng trong nghệ thuật Việt Nam”,
(26)- Tiến sĩ Ngô Sĩ Liên và các Sử thần triều Lê, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, kỷ Hồng Bàng Thị – Hùng Vương, Q.I, tr. 3a – Bản chữ Nho, lưu trữ tại Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass, USA.
(27)- Việt Sử Lược, Q.II, tr. 20b. Tứ Khố Toàn Thư.
(28)- Quốc Sử Quán, triều Duy Tân, Dư Địa Chí, Cao Xuân Dục chủ biên.
(29)- Đất nước ta, Hoàng Đạo Thúy chủ biên, Nxb KHXH, HN 1989, “Rừng Cúc Phương”, tt. 382-383.
(30)- Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. IV, Hà Tĩnh, tr. 93. Về tài nguyên Nghệ Tĩnh, tham khảo Đất Nước Ta, Sdd, tt. 385-386.
(31)- Lăng Thuần Thanh, Đồng Cổ Ca Sở Từ – Cửu ca, Quốc lập Trung ương Nghiên Cứu Viện san, Đệ nhất tập, Đài Bắc 1954, tt. 402- 417.
- Bửu Cầm, Tương quan giữa hình Trống Việt Tộc và Đồng quan trong Sở từ. Tập san Sử Địa, số 25, Sàigòn 1973, tt. 49-50.
(32) Việt Sử Lược, Q. I, tr. 41.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, T. I, tr. 68,
(33)- Thiện Đình, Ngô Vương Quyền, Nam Phong tạp chí số 161, tháng 4-1931, tt. 345-350.
(34)- Phạm Văn Lan, chủ biên, Trung Quốc thông sử Giản biên, T.I, Bắc Kinh 1949, tr. 7 – Tựa: (35) – Về bản đồ nước Đại Thanh, Khang Hy, biên giới cực Nam, là đảo Hải Nam, quyết không xa hơn (36) – Trung Quốc sửa lại sách Giáo khoa, Địa Lý cấp Trung học, Phổ thông và Cơ sở.
- Cao Xuân Dục, Học bộ Thượng thư, chủ biên Đại Nam Dư Địa Chí, bản dịch. Nxb Văn Học, HN 2003, tt. 516-627 .
– Tạ Duy Dương, “Văn hóa cổ Trung Quốc đã ra đời như thế nào?” Trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề, T.I, bài 3, tt. 50-56.
- Đới Đạt (giáo sư ĐH Bắc Kinh), “ Quá khứ, hiện tại và tương lai của nền Sử học mới ở Trung Quốc” – bản dịch của Đỗ Tiến Sâm. Nghiên cứu Lịch sử số 2 (261), 3 & 4, 1992, tt. 67-71.
- Hồ Thích, Trung Quốc Triết Học Sử, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Đại Nam xb, tt. 34-49.
- Xem: Văn Phong, “Những mộng bá vương Đại Hán thời xưa qua một số Lịch sử Trung Quốc thời nay”. Nghiên Cứu Lịch Sử số 184, năm 1979, tt. 22-30.
(37)- Phạm Huy Hổ, “ Mấy nghĩa nên bàn lại về Sử Nam” . Nam Phong tạp chí số 41, Jan. 1921, tt. 49-53, (về sự miệt thị nước Xích Quỷ) – Về Viêm Giao, xem Quốc Thư của vua Gia Long gửi nhà Thanh. – Xem: Đại Nam Thực Lục, Chính biên, Đệ I kỷ, Q. XIX, T. 10a. Bản Hán văn lưu trữ tại thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass, USA.
- Xem Bửu Cầm (GS) “Quốc hiệu Việt Nam và Đại Nam”. Tập san Sử Địa, số 17 & 18, Sàigòn 1970.
(38)- Việt Sử Lược, tldd Q.I, T.1a.
- Xem: Lai Nguyên Ân chủ biên “Tự điển văn học Việt Nam, về Cao Xuân Dục và sách Viêm Giao Trưng Cổ Ký”, Nxb ĐHQG, HN 2011, tt. 59-60. – Sử gia Cao Xuân Dục, Học bộ Thượng thư kiêm Tổng tài Quốc Sử quán, Phụ Chính Đại thần triều Duy Tân.
PHỤ CHÚ VỀ TIẾT NHẬT TẾT:
- Ngô Tổ Đức, “Trong Tiết Nhật truyền thống Trung Quốc có những tiết nhật khánh hạ nào? Tập tục ra sao?” trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề, T. I, bài số 33, tt. 841-848.
(53)- Trần Nguyên Nhiếp, Quân doanh kỷ lược trong Cách Mạng Tây Sơn, sưu tầm và dịch của Trần Văn Giáp và Văn Tân. Nxb Sử Địa, HN 1958, tr. 115.
(54)- Sử Ký Đại Việt Nam do nhà Dòng Tân Định (MEP) in 1874. Bộ Sử đầu tiên do các Thừa sai Pháp viết bằng chữ quốc ngữ. Nhóm NCSĐ tái bản, Sàigòn 1974.
(55)- Đại Nam Liệt Truyện chính biên, Q. XXX ( ngụy Tây Sơn, tt. 34b-35a).
(56)- Lý Trân, Minh-Thanh Sử, ND xbx, Bắc Kinh 1957, tr. 251.
(57)- Chu Chính Huệ, (Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng đã được xây dựng như thế nào?” Trong Trung Quốc Văn Hóa Sử – Tam bách đề. T. II, Bài số 70, tt. 437-440.
(58)- Cao Lãng, Lịch Triều Tạp Kỷ, T. II, Bản dịch của Hoa Bằng. Nxb KHXH, HN 1974, tt. 112-113.
- Tạ Duy Đức, “Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng” Văn Hóa Nghệ Thuật số 6, (101) – 1991, tt. 20-23.
-Xem: Bùi Văn Nguyên (GS ĐH Hà Nội) Việt Nam và cỗi nguồn trăm họ, Nxb KHXH 2001, về các vua Hùng, tt. 101-234.
- Về nước Âu Lạc và An Dương Vương, xem: Trần Quốc Vỹ và Đỗ Văn Ninh “đã nhất trí”. Khảo cổ học số 7 & 8, tháng 12, 1970, tt. 6-15.
- Sử ký Tư Mã Thiên, sdd, “Tần Thủy Hoàng Đế”, tr. 51, – Tượng Quận ở Phương Bắc, cõi Lĩnh Nam. Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Toàn Thư viết lẫn lộn Tượng Quận với huyện Tượng Lâm nhà Hán, sdd “Bản Kỷ”, tr. 149. Cao Xuân Dục trong Đại Nam Nhất Thống Chí, các tỉnh Nam – Ngãi – Bình – Phú theo Ngô Sĩ Liên cũng lẫn lộn theo. Sử sách đã hiệu đính lại. Trích dẫn bởi Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, Lịch Sử Việt Nam – từ nguồn gốc đến năm 1884. Nxb TPHCM, 2000, tt. 46-47, “Kháng Chiến chống Tần”
- Âu Đại Nhâm, Bách Việt Tiên Hiền Chí, Lĩnh Nam di thư. Bản dịch của học giả Trần Lam Giang. Thư viện Việt Nam ấn hành, Orange, Cali 2006, truyện Sử Lộc, tt. 75-76.
- Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản Hán Văn, tt. 45-49, lưu trữ tại thư viện The Yenching, MA, USA.
- Cương mục Chính biên, Q. VII, tr. 17, Cương mục Chính biên, Q. IX, tt. 9-10.
PHỤ CHÚ VỀ VĂN LANG
Nước Văn Lang và 18 đời Hùng Vương là sự thực lịch sử – Một thực tại lịch sử. Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đã thuộc Quốc Đạo Việt Nam. Trên 4,000 năm qua, thờ kính, tế tự, hội lễ, là một nghĩa vụ của con dân nước Việt. Theo thống kê cho đến nay đã có 1,200 nơi thờ tự Tổ Hùng và các tướng lĩnh thời ngài. Xa xăm mãi tận Kiên Giang dân lập đền thờ Quốc Tổ. Do Hán tộc không có Quốc Tổ để thờ, chẳng lẽ thờ Bàn Cổ hay bà Nữ Oa, hay tổ “vượn người Bắc Kinh”, các Sử gia nhà nước Trung Quốc chụp luôn các nữ thần thoại cho nước Văn Lang và Hùng Vương!
(59)- Nguyễn Phương, Tiến trình hình thành dân tộc Việt Nam. Tạp chí ĐH “Huế” số 22, 4-1963 tt. 153-219.
(60)- E. Aurousseau, La premier conquêtchinoise de pays Annamites. BESEO. T. XXI, 1933, pp. 137-264.
(61)- Phạm Việt, Hậu Hán thư, Q. 54, T.749.
(62)- Cương Mục Tiền Biên, Q. II, t. 10.
(63)- Phạm Văn Lan, Trung Quốc Thông Sử Giản biên, T. I, ND xbx, Bắc Kinh 1961 (tái bản), tr. 195.
(64)- La Sỹ Bằng, Bắc Thuộc thời kỳ Đích Việt Nam. Hương Cảng Trung Văn Đại Học Tân Á Nghiên Cứu Sử – ĐNA Thất. Hương Cảng 1964, tr. 42 – Cuốn sử này hiện lưu trữ tại Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ và thư viện The Yenching ĐH Havard, MA, USA, ký hiệu số 3544/6647.
(65) (66)- Cương Mục, Tiền Biên Q. II, tr. 12.
(67)- Hậu Hán thư, Mã Viện truyện, Phạm Việc viết theo thể truyện ký đời Đông Hán (25-220), Q.I – Quang Vũ Đế kỷ, Phần I, Hán Kiến Vũ thứ 16- cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.
- Xem: Bùi Quang Tung, “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng”. Tạp chí Đại Học “Huế” số 10 -1959 – Xem: Trần Cương, “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng qua một số Thư tịch Trung Quốc” – Nghiên cứu Lịch sử số 2 (209), 3 & 4, 19-1982.
(68)- Cao Thế Dung, Chân dung Phụ Nữ Việt Nam trong văn hóa Sử. Nxb Tiếng Mẹ, Phoenix, AZ, 1990, tr. 132 – Phần “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các nữ tướng”.
(69)- Phạm Văn Lang, Trung Quốc Thông Sử giản biên, sdd, Tập I, tr. 90.
(70) (71)- Hậu Hán thư do Nguyễn Xuân Quang và Võ Xuân Đàn trích dịch, xem: Lịch Sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1984, Nxb TPHCM, 2000, tt. 60-61.
(72)- Cương Mục, Tiền Biên, Q. IV, t. 14.
(73)- Georges Masbero, Le Royaume de Champa, Paris 1983, EFEO, P. 84 – Bản dịch qua Hán Văn: Mã Tư Bồi La (Masbero) chiêm bà sử, do Phùng Thừa Quân dịch, Thượng Hải thương vụ ấn thư quán, 1933,
(74)- Cương Mục Q. IV, T. 15
(75) (76)- Mao Trạch Đông tuyển tập, T. II, bản dịch, Nxb Sự thật, Hà Nội 1969, tt. 111,393, trích một phần nhỏ về Mao thuyết, Bạo Lực, lưu trữ tại thư viện CTD.
(77)- Xem: Mao Trạch Đông “Về vấn đề giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Nxb Sự Thật, HN 1957, tr. 42.
(78)- Việt Sử lược, Q. II, tr. 16b.
(79)- Cương Mục, Chính biên, Q. VIII, tr. 33
(80)- Kinh Dịch Liên Sơn.
(81)- Về Thánh Tổ Quân Nhạc, Huyền Nữ Phạm Thị Trân, xem: Lương Thế Vinh (1443- ?) trong “Hý Trường Phả Lục”. Trích trong CTD, Chân dung phụ nữ Việt Nam, sdd, “Thánh Tổ diễn xuất cầm ca”.
CHÂN THÀNH CÁO LỖI
Do trích từng đoạn trong toàn tập cáo trạng, lại lược bỏ một số câu, nên số thứ tự trong một số trường hợp không được thích hợp. Xin được niệm tình lượng thứ. CTD.
http://www.thegioimoionline.com/?p=2037
TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm