Kinh Đời
Cậu Bé Nghèo Đánh Giày Viết Nên Câu Chuyện Huyền Thoại Của Đất Nước Brazil
Từ một cậu bé đánh giày nghèo khó trở thành một vị tổng thống được thế giới tôn kính. Chuyện tưởng chừng chỉ có trong những giấc mơ hoặc những câu chuyện cổ tích, lại thực sự hiện diện giữa đời thường.
Từ một cậu bé đánh giày nghèo khó trở thành một vị tổng thống được thế giới tôn kính. Chuyện tưởng chừng chỉ có trong những giấc mơ hoặc những câu chuyện cổ tích, lại thực sự hiện diện giữa đời thường.
Trong căn phòng chật hẹp và tồi tàn nằm nép mình giữa thành phố Sao
Paolo, Brazil là một bà mẹ đơn thân với 8 đứa con nhỏ. Vì hoàn cảnh
nghèo khó, những đứa trẻ của gia đình ấy đã sớm phải bươn trải để kiếm
tiền mưu sinh.
Lula sinh ra vào tháng 10 năm 1945, là đứa con áp út và bé bỏng trong
nhà. Mới 12 tuổi nhưng cậu bé đã phải lang thang bán đậu phộng và đánh
giày ngoài phố. Ngày nào cũng vậy, cậu bé Lula lại xách chiếc hộp đánh
giày ra đường cùng với hai đứa bạn đồng trang lứa.
Vào
buổi chiều nọ chúng vô tình gặp một vị khách là chủ tiệm giặt là. Ba
đứa trẻ vội chạy đến, và trong bộ quần áo tả tơi chúng mời chào vị khách
lớn tuổi này. Ông chủ tiệm thương hại nhìn ba cặp mắt như đang nài xin
mình, nhưng vì không biết nên chọn ai trong số đó, ông nói: “Đứa nào cần tiền nhất thì ta sẽ cho đánh giày và trả công 2 đồng”.
2
đồng không phải là khoản tiền lớn, nhưng lại là cả gia tài đối với ba
đứa trẻ nghèo. Dẫu sao thì cuối cùng chúng cũng được một vị khách để mắt
đến, thật không uổng công cả buổi phải lang thang vất vưởng trên phố.
Với ánh mắt đầy hy vọng, một đứa nói: “Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền thì hôm nay cháu sẽ chết đói mất!”. Một đứa khác khẩn khoản: “Nhà
cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay rồi, mẹ cháu lại đang ốm, cháu còn
phải mua thức ăn cho cả nhà, nếu không thì lại bị ăn đòn”.
Khi ông chủ tiệm vẫn đang lưỡng lự không biết nên chọn ai thì đứa trẻ còn lại lên tiếng: “Nếu cháu kiếm được 2 đồng này, cháu sẽ chia cho các bạn mình, mỗi đứa một đồng”.
Ông chủ tiệm vẫn chưa hết ngạc nhiên thì cậu bé đã giải thích: “Tụi
nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói rất lâu rồi. Còn cháu thì hồi
trưa được ăn ít đậu phộng nên có sức đánh giày hơn tụi nó. Ông cứ để
cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng”.
Và cậu bé đã giữ đúng lời hứa.
Vài
ngày sau, tại căn phòng trọ ọp ẹp của gia đình Lula có một vị khách bất
ngờ ghé thăm. Thì ra đó là ông chủ tiệm giặt là hôm nọ. Vì cảm phục
trước tấm lòng nhân hậu của cậu bé, ông chủ đã đề nghị nhận Lula vào học
việc trong tiệm giặt là của mình. Được một ông chủ hào phóng giúp đỡ
như vậy thì quả là giấc mơ không tưởng đối với cậu bé nghèo Lula.
Nhưng
câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó nếu như bạn biết rằng Lula là cậu bé
thất học. Mãi đến năm 10 tuổi cậu mới bắt đầu học chữ, nhưng rồi phải bỏ
học để đi đánh giày khi vừa kết thúc lớp 4. Vì sinh ra trong nghèo khó,
từng sống với người cha nát rượu và thường xuyên đánh đập vợ con, lớn
lên lại chứng kiến cuộc sống trong những khu ổ chuột ở Brazil, cậu thấm
thía hơn bao giờ hết nỗi cay cực của những người cùng khổ. Bởi vậy, Lula
bé nhỏ luôn mang trong mình mong ước được giúp đỡ người nghèo.
Lula hiểu rằng chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những
người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó, miễn là có khả năng, cậu không ngần ngại giúp đỡ những người sống
khốn khổ hơn mình.
Sau đó, Lula đi làm thợ trong
một nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu tham gia
vào công đoàn. Năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng “Lao động”.
Và
không ai ngờ rằng, tên đầy đủ của cậu bé Lula chính là Luiz Inácio Lula
da Silva – vị tổng thống được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử Brazil.
Năm 2002, khi ứng cử tổng thống, khẩu hiệu của ông là: “Ba bữa cơm no cho tất cả mọi người trong quốc gia này”. Và ông đắc cử làm tổng thống Brazil. Năm 2006, ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
Trong
8 năm nhiệm kỳ (2003-2011), ông đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93%
trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm; thực hành đúng tâm niệm: “Giúp đời!”.
Và nước Brazil dưới sự lãnh đạo của ông đã không còn là “con khủng long
nhai cỏ” mà đã trở thành “con mãnh sư châu Mỹ”, trở thành đất nước có
nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
Cuộc sống cũng như vậy, bạn không cần một trí tuệ thiên tài đề làm
nên những điều vĩ đại. Điểm lại những danh nhân tiêu biểu trong lịch sử
nhân loại, có phải hầu hết trong số đó đều là những con người bình dị
với trái tim rộng mở?
Cũng giống như cậu bé Lula, trong cùng cực
và đói khổ vẫn luôn nghĩ đến người khác. Chính điều đó mới khiến cậu trở
nên khác biệt, và chính điều đó đã giúp cậu viết nên câu chuyện huyền
thoại của đất nước Brazil.
Chúng ta không thể chọn lựa cuộc sống
nhưng lại có thể làm chủ trái tim mình. Bạn có thể sinh ra trong những
gia đình khác nhau, sống hoàn cảnh khác nhau, làm những công việc không
giống nhau. Tuy nhiên, dù trong giàu sang hay nghèo hèn, no đủ hay cơ
cực, thì hãy cứ yêu thương… Bởi cho đi cũng chính là nhận lại. Khi bạn
“cho đi” với tấm lòng thành kính, hay khi bạn giúp đỡ mọi người bằng
trái tim vô tư, không vị kỷ, thì chắc chắn bạn sẽ được hồi đáp, bởi vì
bạn xứng đáng!
Theo Đại Kỷ Nguyên
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cậu Bé Nghèo Đánh Giày Viết Nên Câu Chuyện Huyền Thoại Của Đất Nước Brazil
Từ một cậu bé đánh giày nghèo khó trở thành một vị tổng thống được thế giới tôn kính. Chuyện tưởng chừng chỉ có trong những giấc mơ hoặc những câu chuyện cổ tích, lại thực sự hiện diện giữa đời thường.
Từ một cậu bé đánh giày nghèo khó trở thành một vị tổng thống được thế giới tôn kính. Chuyện tưởng chừng chỉ có trong những giấc mơ hoặc những câu chuyện cổ tích, lại thực sự hiện diện giữa đời thường.
Trong căn phòng chật hẹp và tồi tàn nằm nép mình giữa thành phố Sao
Paolo, Brazil là một bà mẹ đơn thân với 8 đứa con nhỏ. Vì hoàn cảnh
nghèo khó, những đứa trẻ của gia đình ấy đã sớm phải bươn trải để kiếm
tiền mưu sinh.
Lula sinh ra vào tháng 10 năm 1945, là đứa con áp út và bé bỏng trong
nhà. Mới 12 tuổi nhưng cậu bé đã phải lang thang bán đậu phộng và đánh
giày ngoài phố. Ngày nào cũng vậy, cậu bé Lula lại xách chiếc hộp đánh
giày ra đường cùng với hai đứa bạn đồng trang lứa.
Vào
buổi chiều nọ chúng vô tình gặp một vị khách là chủ tiệm giặt là. Ba
đứa trẻ vội chạy đến, và trong bộ quần áo tả tơi chúng mời chào vị khách
lớn tuổi này. Ông chủ tiệm thương hại nhìn ba cặp mắt như đang nài xin
mình, nhưng vì không biết nên chọn ai trong số đó, ông nói: “Đứa nào cần tiền nhất thì ta sẽ cho đánh giày và trả công 2 đồng”.
2
đồng không phải là khoản tiền lớn, nhưng lại là cả gia tài đối với ba
đứa trẻ nghèo. Dẫu sao thì cuối cùng chúng cũng được một vị khách để mắt
đến, thật không uổng công cả buổi phải lang thang vất vưởng trên phố.
Với ánh mắt đầy hy vọng, một đứa nói: “Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền thì hôm nay cháu sẽ chết đói mất!”. Một đứa khác khẩn khoản: “Nhà
cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay rồi, mẹ cháu lại đang ốm, cháu còn
phải mua thức ăn cho cả nhà, nếu không thì lại bị ăn đòn”.
Khi ông chủ tiệm vẫn đang lưỡng lự không biết nên chọn ai thì đứa trẻ còn lại lên tiếng: “Nếu cháu kiếm được 2 đồng này, cháu sẽ chia cho các bạn mình, mỗi đứa một đồng”.
Ông chủ tiệm vẫn chưa hết ngạc nhiên thì cậu bé đã giải thích: “Tụi
nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói rất lâu rồi. Còn cháu thì hồi
trưa được ăn ít đậu phộng nên có sức đánh giày hơn tụi nó. Ông cứ để
cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng”.
Và cậu bé đã giữ đúng lời hứa.
Vài
ngày sau, tại căn phòng trọ ọp ẹp của gia đình Lula có một vị khách bất
ngờ ghé thăm. Thì ra đó là ông chủ tiệm giặt là hôm nọ. Vì cảm phục
trước tấm lòng nhân hậu của cậu bé, ông chủ đã đề nghị nhận Lula vào học
việc trong tiệm giặt là của mình. Được một ông chủ hào phóng giúp đỡ
như vậy thì quả là giấc mơ không tưởng đối với cậu bé nghèo Lula.
Nhưng
câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó nếu như bạn biết rằng Lula là cậu bé
thất học. Mãi đến năm 10 tuổi cậu mới bắt đầu học chữ, nhưng rồi phải bỏ
học để đi đánh giày khi vừa kết thúc lớp 4. Vì sinh ra trong nghèo khó,
từng sống với người cha nát rượu và thường xuyên đánh đập vợ con, lớn
lên lại chứng kiến cuộc sống trong những khu ổ chuột ở Brazil, cậu thấm
thía hơn bao giờ hết nỗi cay cực của những người cùng khổ. Bởi vậy, Lula
bé nhỏ luôn mang trong mình mong ước được giúp đỡ người nghèo.
Lula hiểu rằng chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những
người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó, miễn là có khả năng, cậu không ngần ngại giúp đỡ những người sống
khốn khổ hơn mình.
Sau đó, Lula đi làm thợ trong
một nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu tham gia
vào công đoàn. Năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng “Lao động”.
Và
không ai ngờ rằng, tên đầy đủ của cậu bé Lula chính là Luiz Inácio Lula
da Silva – vị tổng thống được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử Brazil.
Năm 2002, khi ứng cử tổng thống, khẩu hiệu của ông là: “Ba bữa cơm no cho tất cả mọi người trong quốc gia này”. Và ông đắc cử làm tổng thống Brazil. Năm 2006, ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
Trong
8 năm nhiệm kỳ (2003-2011), ông đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93%
trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm; thực hành đúng tâm niệm: “Giúp đời!”.
Và nước Brazil dưới sự lãnh đạo của ông đã không còn là “con khủng long
nhai cỏ” mà đã trở thành “con mãnh sư châu Mỹ”, trở thành đất nước có
nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
Cuộc sống cũng như vậy, bạn không cần một trí tuệ thiên tài đề làm
nên những điều vĩ đại. Điểm lại những danh nhân tiêu biểu trong lịch sử
nhân loại, có phải hầu hết trong số đó đều là những con người bình dị
với trái tim rộng mở?
Cũng giống như cậu bé Lula, trong cùng cực
và đói khổ vẫn luôn nghĩ đến người khác. Chính điều đó mới khiến cậu trở
nên khác biệt, và chính điều đó đã giúp cậu viết nên câu chuyện huyền
thoại của đất nước Brazil.
Chúng ta không thể chọn lựa cuộc sống
nhưng lại có thể làm chủ trái tim mình. Bạn có thể sinh ra trong những
gia đình khác nhau, sống hoàn cảnh khác nhau, làm những công việc không
giống nhau. Tuy nhiên, dù trong giàu sang hay nghèo hèn, no đủ hay cơ
cực, thì hãy cứ yêu thương… Bởi cho đi cũng chính là nhận lại. Khi bạn
“cho đi” với tấm lòng thành kính, hay khi bạn giúp đỡ mọi người bằng
trái tim vô tư, không vị kỷ, thì chắc chắn bạn sẽ được hồi đáp, bởi vì
bạn xứng đáng!
Theo Đại Kỷ Nguyên