Xe cán chó
Cầu xây xong, đường đi chẳng thấy ( Xây Dựng Kiểu Cầm Đèn Đi Trước Ô Tô Của Vẹm? )
Cây cầu treo được đầu tư xây dựng hơn 5,1 tỉ đồng. Cầu hoàn thành, chính quyền cùng người dân đều ngỡ ngàng vì có cầu mà không có đường đi.
(PL)- Cây cầu treo được đầu tư xây dựng hơn 5,1 tỉ đồng. Cầu hoàn thành, chính quyền cùng người dân đều ngỡ ngàng vì có cầu mà không có đường đi.
Không có cầu, từ nhiều năm nay để qua lại hai bên bờ sông Krông Ana, người dân các xã Hòa Lễ, Cư Kty (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đã tự “thiết kế”, lắp cả chục điểm cáp treo rồi đu mình qua sông như những diễn viên xiếc. Không ít vụ người dân bị nước cuốn trôi do lật thuyền, đứt dây cáp khi đang bơi, đu dây qua sông.
Năm 2015, từ nguồn vốn của Bộ GTVT, tỉnh Đắk Lắk được đầu tư xây dựng chín cầu treo bắc qua các sông suối thuộc năm huyện, thị xã. Cầu treo bắc qua sông Krông Ana nối xã Hòa Lễ và Cư Kty của huyện Krông Bông nằm trong số chín dự án này. Cầu trị giá hơn 5,1 tỉ đồng và được giao cho Ban Quản lý dự án 3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Cầu hoàn thành, bàn giao khai thác, sử dụng từ cuối tháng 4-2016.
Một bên cầu treo không có đường đi vì vướng rẫy người dân.
Người dân phải để phương tiện một bên cầu sau đó đi bộ lên rẫy canh tác. Ảnh: ĐẠI DŨNG
Sau hơn hai tháng đưa vào sử dụng, người dân dọc hai bên cầu vẫn phải đi ké đất hoặc… bơi thuyền, hay lội qua sông bởi có cầu mà không có đường.
Muốn lên cầu, người dân phải men theo con đường mòn nhỏ hẹp, thấp trũng rồi đi tắt ngang qua đám rẫy liền kề mố cầu của một hộ dân. Tuy nhiên, gần một tháng nay, hộ dân này có nhu cầu xới đất trồng bắp nên đã dùng dây thép gai cùng nhiều vật dụng rào chặn đầu cầu ngay sát đất rẫy.
Ông Nguyễn Huệ (xã Hòa Lễ) cho biết: “Do một bên cầu bị chặn lại, muốn qua cầu sang rẫy ở xã bên canh tác, chúng tôi buộc phải bỏ xe máy ngay chân cầu rồi đi bộ. Riêng việc vận chuyển giống, phân bón... đến rẫy thì vẫn phải dùng thuyền qua sông”.
Trao đổi với người viết, ông Lục Văn Toại, Giám đốc Ban Quản lý dự án (Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk), xác nhận cầu treo trên chưa có hệ thống đường kết nối. Theo ông Toại, Bộ GTVT chỉ đầu tư kinh phí để xây dựng cầu, việc giải phóng mặt bằng, làm đường kết nối là trách nhiệm của chính quyền các địa phương.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ, xác nhận một bên cầu treo chưa có đường đi do diện tích đất liền kề cầu là của người dân thuộc địa giới hành chính xã Cư Kty, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. “Muốn làm đường, cơ quan chức năng cần phải tiến hành đo đạc lại diện tích, có quyết định thu hồi đất, bồi thường thỏa đáng cho người dân. Địa phương cũng đã kiến nghị lên cấp trên sớm giải quyết để dân có đường đi lại” - ông Sơn nói.
Ông Võ Quốc Hưởng (xã Khuê Ngọc Điền) bức xúc: “Chúng tôi đang rất cần đường đi lại để sản xuất. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền sớm làm đường nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Nếu địa phương thiếu kinh phí, chúng tôi sẵn sàng đóng góp. Chúng tôi chờ đến bao giờ?”.
ĐẠI DŨNG
Hoàng Phạm chuyển
Bàn ra tán vào (1)
Việt
Chuyện này dân gian ta có một thành ngữ để diễn tả ,nghe khá tục nhưng chính xác rằng " CHƯA NẶN BỤT ĐÃ NẶN BUỒI " Vẹm muốn khoe tài ,định dùng đất sét nặn một ông Bụt . Vì đầu óc vẩn đục nên bước đầu tiên ,Vẹm ta nặn bộ phận sinh dục ,sau đó sẽ nặn tiếp các pần khác...
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Cầu xây xong, đường đi chẳng thấy ( Xây Dựng Kiểu Cầm Đèn Đi Trước Ô Tô Của Vẹm? )
Cây cầu treo được đầu tư xây dựng hơn 5,1 tỉ đồng. Cầu hoàn thành, chính quyền cùng người dân đều ngỡ ngàng vì có cầu mà không có đường đi.
(PL)- Cây cầu treo được đầu tư xây dựng hơn 5,1 tỉ đồng. Cầu hoàn thành, chính quyền cùng người dân đều ngỡ ngàng vì có cầu mà không có đường đi.
Không có cầu, từ nhiều năm nay để qua lại hai bên bờ sông Krông Ana, người dân các xã Hòa Lễ, Cư Kty (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đã tự “thiết kế”, lắp cả chục điểm cáp treo rồi đu mình qua sông như những diễn viên xiếc. Không ít vụ người dân bị nước cuốn trôi do lật thuyền, đứt dây cáp khi đang bơi, đu dây qua sông.
Năm 2015, từ nguồn vốn của Bộ GTVT, tỉnh Đắk Lắk được đầu tư xây dựng chín cầu treo bắc qua các sông suối thuộc năm huyện, thị xã. Cầu treo bắc qua sông Krông Ana nối xã Hòa Lễ và Cư Kty của huyện Krông Bông nằm trong số chín dự án này. Cầu trị giá hơn 5,1 tỉ đồng và được giao cho Ban Quản lý dự án 3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Cầu hoàn thành, bàn giao khai thác, sử dụng từ cuối tháng 4-2016.
Một bên cầu treo không có đường đi vì vướng rẫy người dân.
Người dân phải để phương tiện một bên cầu sau đó đi bộ lên rẫy canh tác. Ảnh: ĐẠI DŨNG
Sau hơn hai tháng đưa vào sử dụng, người dân dọc hai bên cầu vẫn phải đi ké đất hoặc… bơi thuyền, hay lội qua sông bởi có cầu mà không có đường.
Muốn lên cầu, người dân phải men theo con đường mòn nhỏ hẹp, thấp trũng rồi đi tắt ngang qua đám rẫy liền kề mố cầu của một hộ dân. Tuy nhiên, gần một tháng nay, hộ dân này có nhu cầu xới đất trồng bắp nên đã dùng dây thép gai cùng nhiều vật dụng rào chặn đầu cầu ngay sát đất rẫy.
Ông Nguyễn Huệ (xã Hòa Lễ) cho biết: “Do một bên cầu bị chặn lại, muốn qua cầu sang rẫy ở xã bên canh tác, chúng tôi buộc phải bỏ xe máy ngay chân cầu rồi đi bộ. Riêng việc vận chuyển giống, phân bón... đến rẫy thì vẫn phải dùng thuyền qua sông”.
Trao đổi với người viết, ông Lục Văn Toại, Giám đốc Ban Quản lý dự án (Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk), xác nhận cầu treo trên chưa có hệ thống đường kết nối. Theo ông Toại, Bộ GTVT chỉ đầu tư kinh phí để xây dựng cầu, việc giải phóng mặt bằng, làm đường kết nối là trách nhiệm của chính quyền các địa phương.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ, xác nhận một bên cầu treo chưa có đường đi do diện tích đất liền kề cầu là của người dân thuộc địa giới hành chính xã Cư Kty, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. “Muốn làm đường, cơ quan chức năng cần phải tiến hành đo đạc lại diện tích, có quyết định thu hồi đất, bồi thường thỏa đáng cho người dân. Địa phương cũng đã kiến nghị lên cấp trên sớm giải quyết để dân có đường đi lại” - ông Sơn nói.
Ông Võ Quốc Hưởng (xã Khuê Ngọc Điền) bức xúc: “Chúng tôi đang rất cần đường đi lại để sản xuất. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền sớm làm đường nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Nếu địa phương thiếu kinh phí, chúng tôi sẵn sàng đóng góp. Chúng tôi chờ đến bao giờ?”.
ĐẠI DŨNG
Hoàng Phạm chuyển