Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Cây Bonsai 390 năm tuổi sống sót sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima
Masaru Yamaki, một nghệ nhân trong nghệ thuật bonsai, đã tặng cây cảnh này cho nước Mỹ vào năm 1976 như một biểu tượng của hòa bình giữa hai cựu thù trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, lúc 8g 15 giờ địa phương, sóng của một vụ nổ mạnh đã làm vỡ cửa sổ nhà của nghệ nhân trồng bonsai, Masaru Yamaki. Chiếc máy bay ném bom Mỹ Enola Gay vừa ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, tại một điểm cách nhà của Yamaki chỉ có 3 km.
Quả bom đã giết chết 80.000 người và sau đó, ít nhất thêm 100.000 người khác nữa. Nhưng gia đình Yamaki cũng như những cây bonsai quý giá của họ thì đều sống sót.
Cây già nhất trong số bonsai đã được trồng ở trong gia đình từ cách đây 6 thế hệ, hiện được 390 năm tuổi. Năm 1976, nghệ nhân Yamaki đã tặng cho nước Mỹ cây cảnh này, một cây thông trắng, và nó trở thành cây bonsai già nhất trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia về Bonsai và Hòn non bộ, ở Washington DC.
Tuy nhiên, cho đến năm 2001 không ai biết câu chuyện sống sót thần kỳ của cây cảnh này, cho đến khi hai người cháu của nghệ nhân Yamaki là Shigery và Akira Yamaki, bất ngờ đến thăm bảo tàng thì câu chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Hai người cháu đến tìm vì họ đã nghe hàng trăm câu chuyện trong gia đình, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó.
Kể từ đó, tất cả đã nhận ra giá trị lịch sử, tình cảm và biểu tượng ẩn dấu nơi cây cảnh này: một mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, sau nhiều năm kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới II, giữa các nhà lai tạo cây cảnh lâu năm và những người chịu trách nhiệm về quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Cây cảnh này cũng là một cách để kỷ niệm tình hữu nghị giữa hai quốc gia và để lại sau lưng quá khứ. Theo lời của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, khi phát biểu “cây bonsai thể hiện sự quan tâm, tư duy, chú ý và cuộc sống lâu dài mà chúng tôi hy vọng dân tộc của chúng ta sẽ có được”.
“Tôi thấy khó tin việc Masaru Yamaki có thể biếu một cây cảnh vô giá cho kẻ thù của mình và ông đã không nói tí gì về việc này“, theo tuyên bố của Felix Laughlin, chủ tịch Quỹ Bonsai Quốc gia. “Tôi rất xúc động khi nói về việc này”.
Cây cảnh của nghệ nhân Yamaki sẽ được chuyển đến gần cửa ra vào một gian mới tên là Japan Pavillon của bảo tàng này, sẽ mở cửa trong năm 2017. Nó chính là một lời nhắc nhở ký ức về những ngày chiến tranh mà hôm nay không ai muốn trải qua nữa.
Thông tin thêm: Smithsonianmag.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Cây Bonsai 390 năm tuổi sống sót sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima
Masaru Yamaki, một nghệ nhân trong nghệ thuật bonsai, đã tặng cây cảnh này cho nước Mỹ vào năm 1976 như một biểu tượng của hòa bình giữa hai cựu thù trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, lúc 8g 15 giờ địa phương, sóng của một vụ nổ mạnh đã làm vỡ cửa sổ nhà của nghệ nhân trồng bonsai, Masaru Yamaki. Chiếc máy bay ném bom Mỹ Enola Gay vừa ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, tại một điểm cách nhà của Yamaki chỉ có 3 km.
Quả bom đã giết chết 80.000 người và sau đó, ít nhất thêm 100.000 người khác nữa. Nhưng gia đình Yamaki cũng như những cây bonsai quý giá của họ thì đều sống sót.
Cây già nhất trong số bonsai đã được trồng ở trong gia đình từ cách đây 6 thế hệ, hiện được 390 năm tuổi. Năm 1976, nghệ nhân Yamaki đã tặng cho nước Mỹ cây cảnh này, một cây thông trắng, và nó trở thành cây bonsai già nhất trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia về Bonsai và Hòn non bộ, ở Washington DC.
Tuy nhiên, cho đến năm 2001 không ai biết câu chuyện sống sót thần kỳ của cây cảnh này, cho đến khi hai người cháu của nghệ nhân Yamaki là Shigery và Akira Yamaki, bất ngờ đến thăm bảo tàng thì câu chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Hai người cháu đến tìm vì họ đã nghe hàng trăm câu chuyện trong gia đình, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó.
Kể từ đó, tất cả đã nhận ra giá trị lịch sử, tình cảm và biểu tượng ẩn dấu nơi cây cảnh này: một mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, sau nhiều năm kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới II, giữa các nhà lai tạo cây cảnh lâu năm và những người chịu trách nhiệm về quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Cây cảnh này cũng là một cách để kỷ niệm tình hữu nghị giữa hai quốc gia và để lại sau lưng quá khứ. Theo lời của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, khi phát biểu “cây bonsai thể hiện sự quan tâm, tư duy, chú ý và cuộc sống lâu dài mà chúng tôi hy vọng dân tộc của chúng ta sẽ có được”.
“Tôi thấy khó tin việc Masaru Yamaki có thể biếu một cây cảnh vô giá cho kẻ thù của mình và ông đã không nói tí gì về việc này“, theo tuyên bố của Felix Laughlin, chủ tịch Quỹ Bonsai Quốc gia. “Tôi rất xúc động khi nói về việc này”.
Cây cảnh của nghệ nhân Yamaki sẽ được chuyển đến gần cửa ra vào một gian mới tên là Japan Pavillon của bảo tàng này, sẽ mở cửa trong năm 2017. Nó chính là một lời nhắc nhở ký ức về những ngày chiến tranh mà hôm nay không ai muốn trải qua nữa.
Thông tin thêm: Smithsonianmag.com