Thân Hữu Tiếp Tay...
Cây ngay không sợ gió
Nhiều người tham gia các hoạt động đòi hỏi những quyền căn bản của người dân hay thực tâm góp ý phản biện đối với những chính sách của Nhà nước liên tục bị đe dọa, sách nhiễu thậm chí bị hành hung. Thế nhưng những người đó tỏ rõ cương quyết tiếp tục những công việc mà họ cho là đúng đắn như thế.
Lên tiếng vì lẽ phải
Trong thời gian gần đây, nhiều người dân trong nước từ các vị trí thức cho đến người dân bị chính quyền xử oan hay những thanh niên trẻ ý thức về các vấn đề xã hội đã công khai lên tiếng đấu tranh chống lại những bất công, những điều xấu trong xã hội.
Trước tình hình đất nước kinh tế suy thoái, tranh chấp biên giới biển đảo với Trung Quốc trở nên bức bách, đạo đức- lối sống suy đồi, nhân viên công quyền nhũng lạm… một số người đã công khai viết kiến nghị gửi cho các cấp lãnh đạo Nhà Nước với hiến kế nhằm chỉnh đốn, cải tổ để đưa đất nước vượt qua những khó khăn và tiến lên.
Cụ thể đó là những kiến nghị kêu gọi dừng triển khai dự án bauxite ở Tây Nguyên do các nhân sĩ- trí thức khởi xướng, kiến nghị yêu cầu trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị kết án tù bất công chỉ vì thẳng thắn lên tiếng đòi những vị lãnh đạo phải chấm dứt vi phạm hiến pháp và pháp luật Việt Nam khi đưa ra những quyết định của họ.
Gần đây là kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp mà Quốc hội sắp đem là bàn thảo trong kỳ họp vào cuối tháng năm sang tháng sáu này. Đối với việc sửa đổi hiến pháp còn có những nhóm khác trong xã hội góp ý như Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Tuyên bố của Nhóm Công dân Tự do, Góp ý của những Sinh viên và Cựu Sinh viên Luật… Trước khi diễn ra phiên xử sơ thẩm gia đình người nông dân nổi dậy chống đoàn cưỡng chế trái pháp luật Đoàn Văn Vươn, ba sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng ra Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn.
Nhóm Công dân Tự do còn kêu gọi tiến hành hoạt động dã ngoại nhân quyền. Sinh hoạt đó được bắt đầu triển khai vào ngày chủ nhật 5 tháng 5 vừa qua.
Riêng những tập thể người dân bị thu hồi đất một cách trái pháp luật như nông dân ở ba xả Xuân Quan, Phụng Công Cửu Cao huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hay người dân Dương Nội, thành phố Hà Nội… đều làm đơn tập thể gửi đến các cơ quan chức năng từ cấp địa phương đến trung ương yêu cầu giải quyết theo đúng pháp luật được chính Nhà nước qui định.
Bị trấn áp thô bạo
Tất cả những hoạt động vừa nêu được tất cả những người trong cuộc tiến hành một cách đúng pháp luật, tuy nhiên bản thân những người đó đều gặp trở ngại không bằng cách này hay cách khác với phía công quyền.
Có người ký vào các kiến nghị bị công an đến làm việc và phải rút tên ra khỏi những kiến nghị đã ký. Những người dân oan tham gia khiếu kiện bị lực lượng an ninh sử dụng bạo lực để giải tán, đưa về địa phương, thậm chí còn bị những thành phần côn đồ hành hung… Vụ việc gần nhất mà nhiều người còn nhớ rõ là những thanh niên tham gia sinh hoạt dã ngoại nhân quyền tại Sài Gòn bị xua đuổi khỏi công viên, bị bắt bớ đưa về trụ sở công an và thậm chí bị đánh như trường hợp blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Quốc Anh… Sau đó cả gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi khi đến công an để đòi lại tài sản bị tịch thu ngày hôm trước đã bị hành hung ngay tại đồn công an… Không khuất phục bạo lực Tuy nhiên dù bị đe dọa, sách nhiễu, thậm chí bị hành hung thô bạo đến thương tích nhưng những người bị hại lại tỏ rõ cương quyết không khuất phục những hành động như thế.
Blogger Châu Văn Thi, một người vừa bị an ninh sách nhiễu hôm tuần rồi do mặc chiếc áo có ghi những dòng chữ yêu nước “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam’ , ‘Tất cả cho sự toàn vẹn của đất nước Việt Nam’, lên tiếng cho biết về sự không khoan nhượng trước những việc làm của cơ quan chức năng mà bản thân anh này cho là không tuân thủ luật pháp Việt Nam:
“Những việc làm của tôi trước đây đều công khai và đúng pháp luật. Vì họ chặn bắt tôi và đưa lên đồn bằng công an mặc thường phục mà không có hình thức biên bản hoặc xử phạt nào đối với tôi tức tôi không làm gì sai, không có vấn đề gì vi phạm pháp luật… Hôm nay họ dùng lực lượng côn đồ đánh trực tiếp, đánh hội đồng; thì tôi nghĩ họ đang thua. Trong khi một bên là bất bạo động còn bên kia sử dụng bạo lực như thế họ đang thua, đang đuối lý, họ không có đủ những chứng cứ, lập luận để có thể kết tội người khác. Họ đã sử dụng đến lực lượng thường phục.
Tôi nghĩ những hành động như thế là vô nhân tính, vô nhân đạo và tôi phản đối tất cả những hành động đó. Điều đó không bao giờ khuất phục được tôi tiếp tục làm những công việc mà tôi cho là đúng pháp luật. Tất cả xã hội văn minh nào cũng đều nói về quyền con người, cũng đều nói về những vấn đề của đất nước họ mà không bị ngăn cấm, tại sao Việt Nam lại ngăn cấm? Tôi sẽ không bao giờ vì những điều đó mà dừng những hoạt động của tôi từ trước đến nay.”
Một người dân Hà Nội theo Pháp Luân Công, anh Nguyễn Doãn Kiên, người từng ghi rõ ràng những ý kiến không đồng thuận với bản góp ý hiến pháp do địa phương mang đến cũng cho biết không ngại ngần gì khi nói lên những chính kiến mà bản thân anh này cho là đúng đắn:
“Xét về khía cạnh một người dân bình thường, nếu ai cũng sợ như vậy thì lớp con cháu mình sẽ sợ thêm thế nào! Tôi là người bình thường tôi chấp nhận nói lên sự thật cho dù phải đối diện với những trường hợp bị trả thù, bị chụp mũ.
Tôi còn là một người tu luyện nên tôi phải thực hiện theo nguyên lý ‘chân-thiện-nhẫn’. ‘Chân’ là chân thật nên tôi muốn nói lời chân thật; hơn nữa tôi là một người tu Phật, nên tôi được Thần-Phật bảo hộ cho, vì thế tôi không lo việc bị trả thù hoặc trù dập.”
Blogger Thành Nguyễn, một thanh niên doanh nghiệp tại Sài Gòn, nói lên suy nghĩ về biện pháp trấn áp gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi hồi ngày 6 tháng 5 vừa qua từ phía cơ quan chức năng, cũng như yêu cầu cần phải cổ xúy cho tinh thần tôn trọng các quyền con người tại Việt Nam:
“Hành động trấn áp gia đình Vi đi quá và trái ngược với “Tuyên Ngôn Nhân Quyền’ mà Việt Nam từng ký. Hành động bạo lực và trấn áp như vậy càng bộc lộ rõ là tính nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa được thực thi đầy đủ và chưa được hiểu đầy đủ. Ngay cả một đơn vị, một cơ quan công an của Nhà Nước mà hành xử như vậy chứng tỏ Việt Nam cần và rất cần hiểu sâu về nhân quyền. Mà người đầu tiên là bên phía bộ phận công an để hành xử nhân bản hơn.”
Hành động trấn áp như thế là tiếng chuông báo động về tình trạng nhân quyền cấp bách, cần phải lan truyền và phổ biến nhiều hơn nữa.
Lịch sử Việt nam dưới thời Pháp thuộc từng cho thấy biện pháp đàn áp tàn bạo của chính quyền lúc bấy giờ không thể nào dập tắt được ý chí đấu tranh của những nhà yêu nước. Nhiều người Cộng sản vào lúc đó cũng có được tinh thần bất khuất trước cường quyền như thế. Và nay nhiều người cho rằng lịch sử đang lập lại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện thời.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fearless-activist-despite-of-threat-05152013171957.html
Cây ngay không sợ gió
Nhiều người tham gia các hoạt động đòi hỏi những quyền căn bản của người dân hay thực tâm góp ý phản biện đối với những chính sách của Nhà nước liên tục bị đe dọa, sách nhiễu thậm chí bị hành hung. Thế nhưng những người đó tỏ rõ cương quyết tiếp tục những công việc mà họ cho là đúng đắn như thế.
Lên tiếng vì lẽ phải
Trong thời gian gần đây, nhiều người dân trong nước từ các vị trí thức cho đến người dân bị chính quyền xử oan hay những thanh niên trẻ ý thức về các vấn đề xã hội đã công khai lên tiếng đấu tranh chống lại những bất công, những điều xấu trong xã hội.
Trước tình hình đất nước kinh tế suy thoái, tranh chấp biên giới biển đảo với Trung Quốc trở nên bức bách, đạo đức- lối sống suy đồi, nhân viên công quyền nhũng lạm… một số người đã công khai viết kiến nghị gửi cho các cấp lãnh đạo Nhà Nước với hiến kế nhằm chỉnh đốn, cải tổ để đưa đất nước vượt qua những khó khăn và tiến lên.
Cụ thể đó là những kiến nghị kêu gọi dừng triển khai dự án bauxite ở Tây Nguyên do các nhân sĩ- trí thức khởi xướng, kiến nghị yêu cầu trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị kết án tù bất công chỉ vì thẳng thắn lên tiếng đòi những vị lãnh đạo phải chấm dứt vi phạm hiến pháp và pháp luật Việt Nam khi đưa ra những quyết định của họ.
Gần đây là kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp mà Quốc hội sắp đem là bàn thảo trong kỳ họp vào cuối tháng năm sang tháng sáu này. Đối với việc sửa đổi hiến pháp còn có những nhóm khác trong xã hội góp ý như Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Tuyên bố của Nhóm Công dân Tự do, Góp ý của những Sinh viên và Cựu Sinh viên Luật… Trước khi diễn ra phiên xử sơ thẩm gia đình người nông dân nổi dậy chống đoàn cưỡng chế trái pháp luật Đoàn Văn Vươn, ba sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng ra Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn.
Nhóm Công dân Tự do còn kêu gọi tiến hành hoạt động dã ngoại nhân quyền. Sinh hoạt đó được bắt đầu triển khai vào ngày chủ nhật 5 tháng 5 vừa qua.
Riêng những tập thể người dân bị thu hồi đất một cách trái pháp luật như nông dân ở ba xả Xuân Quan, Phụng Công Cửu Cao huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, hay người dân Dương Nội, thành phố Hà Nội… đều làm đơn tập thể gửi đến các cơ quan chức năng từ cấp địa phương đến trung ương yêu cầu giải quyết theo đúng pháp luật được chính Nhà nước qui định.
Bị trấn áp thô bạo
Tất cả những hoạt động vừa nêu được tất cả những người trong cuộc tiến hành một cách đúng pháp luật, tuy nhiên bản thân những người đó đều gặp trở ngại không bằng cách này hay cách khác với phía công quyền.
Có người ký vào các kiến nghị bị công an đến làm việc và phải rút tên ra khỏi những kiến nghị đã ký. Những người dân oan tham gia khiếu kiện bị lực lượng an ninh sử dụng bạo lực để giải tán, đưa về địa phương, thậm chí còn bị những thành phần côn đồ hành hung… Vụ việc gần nhất mà nhiều người còn nhớ rõ là những thanh niên tham gia sinh hoạt dã ngoại nhân quyền tại Sài Gòn bị xua đuổi khỏi công viên, bị bắt bớ đưa về trụ sở công an và thậm chí bị đánh như trường hợp blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Quốc Anh… Sau đó cả gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi khi đến công an để đòi lại tài sản bị tịch thu ngày hôm trước đã bị hành hung ngay tại đồn công an… Không khuất phục bạo lực Tuy nhiên dù bị đe dọa, sách nhiễu, thậm chí bị hành hung thô bạo đến thương tích nhưng những người bị hại lại tỏ rõ cương quyết không khuất phục những hành động như thế.
Blogger Châu Văn Thi, một người vừa bị an ninh sách nhiễu hôm tuần rồi do mặc chiếc áo có ghi những dòng chữ yêu nước “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam’ , ‘Tất cả cho sự toàn vẹn của đất nước Việt Nam’, lên tiếng cho biết về sự không khoan nhượng trước những việc làm của cơ quan chức năng mà bản thân anh này cho là không tuân thủ luật pháp Việt Nam:
“Những việc làm của tôi trước đây đều công khai và đúng pháp luật. Vì họ chặn bắt tôi và đưa lên đồn bằng công an mặc thường phục mà không có hình thức biên bản hoặc xử phạt nào đối với tôi tức tôi không làm gì sai, không có vấn đề gì vi phạm pháp luật… Hôm nay họ dùng lực lượng côn đồ đánh trực tiếp, đánh hội đồng; thì tôi nghĩ họ đang thua. Trong khi một bên là bất bạo động còn bên kia sử dụng bạo lực như thế họ đang thua, đang đuối lý, họ không có đủ những chứng cứ, lập luận để có thể kết tội người khác. Họ đã sử dụng đến lực lượng thường phục.
Tôi nghĩ những hành động như thế là vô nhân tính, vô nhân đạo và tôi phản đối tất cả những hành động đó. Điều đó không bao giờ khuất phục được tôi tiếp tục làm những công việc mà tôi cho là đúng pháp luật. Tất cả xã hội văn minh nào cũng đều nói về quyền con người, cũng đều nói về những vấn đề của đất nước họ mà không bị ngăn cấm, tại sao Việt Nam lại ngăn cấm? Tôi sẽ không bao giờ vì những điều đó mà dừng những hoạt động của tôi từ trước đến nay.”
Một người dân Hà Nội theo Pháp Luân Công, anh Nguyễn Doãn Kiên, người từng ghi rõ ràng những ý kiến không đồng thuận với bản góp ý hiến pháp do địa phương mang đến cũng cho biết không ngại ngần gì khi nói lên những chính kiến mà bản thân anh này cho là đúng đắn:
“Xét về khía cạnh một người dân bình thường, nếu ai cũng sợ như vậy thì lớp con cháu mình sẽ sợ thêm thế nào! Tôi là người bình thường tôi chấp nhận nói lên sự thật cho dù phải đối diện với những trường hợp bị trả thù, bị chụp mũ.
Tôi còn là một người tu luyện nên tôi phải thực hiện theo nguyên lý ‘chân-thiện-nhẫn’. ‘Chân’ là chân thật nên tôi muốn nói lời chân thật; hơn nữa tôi là một người tu Phật, nên tôi được Thần-Phật bảo hộ cho, vì thế tôi không lo việc bị trả thù hoặc trù dập.”
Blogger Thành Nguyễn, một thanh niên doanh nghiệp tại Sài Gòn, nói lên suy nghĩ về biện pháp trấn áp gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi hồi ngày 6 tháng 5 vừa qua từ phía cơ quan chức năng, cũng như yêu cầu cần phải cổ xúy cho tinh thần tôn trọng các quyền con người tại Việt Nam:
“Hành động trấn áp gia đình Vi đi quá và trái ngược với “Tuyên Ngôn Nhân Quyền’ mà Việt Nam từng ký. Hành động bạo lực và trấn áp như vậy càng bộc lộ rõ là tính nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa được thực thi đầy đủ và chưa được hiểu đầy đủ. Ngay cả một đơn vị, một cơ quan công an của Nhà Nước mà hành xử như vậy chứng tỏ Việt Nam cần và rất cần hiểu sâu về nhân quyền. Mà người đầu tiên là bên phía bộ phận công an để hành xử nhân bản hơn.”
Hành động trấn áp như thế là tiếng chuông báo động về tình trạng nhân quyền cấp bách, cần phải lan truyền và phổ biến nhiều hơn nữa.
Lịch sử Việt nam dưới thời Pháp thuộc từng cho thấy biện pháp đàn áp tàn bạo của chính quyền lúc bấy giờ không thể nào dập tắt được ý chí đấu tranh của những nhà yêu nước. Nhiều người Cộng sản vào lúc đó cũng có được tinh thần bất khuất trước cường quyền như thế. Và nay nhiều người cho rằng lịch sử đang lập lại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện thời.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fearless-activist-despite-of-threat-05152013171957.html