Cà Kê Dê Ngỗng

Chào Năm Mới 2015, Triển Vọng và Tiễn Đưa Năm Cũ -Nguỵ Kinh Sinh

Mọi người đều ưa thích tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra, nhưng tôi không có tài năng đó. Tôi không có khả năng tiên đoán về một tuơng lai xa, vì vậy tôi sẽ chỉ nói về những triển vọng

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Người dịch: Lê Minh Nguyên

31-1-2015

H1Mọi người đều ưa thích tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra, nhưng tôi không có tài năng đó. Tôi không có khả năng tiên đoán về một tuơng lai xa, vì vậy tôi sẽ chỉ nói về những triển vọng mà tôi nghĩ cho năm tới. Nhìn chung, tiên đoán đòi hỏi rất nhiều thông tin và dữ liệu, đó là phạm vi của các chuyên gia và học giả. Tương tự, đó cũng là nhu cầu cho các công việc của những nhà sử học, nhưng theo cái hướng ngược lại.

Các nhà sử học nói về những gì đã xảy ra; nhưng thường thiếu các sự kiện và phải dựa trên số liệu giai thoại mà nó đòi hỏi rất nhiều ở sự suy đoán và luận cứ. Vì vậy, điều tự nhiên là, ít đáng tin cậy để tiên đoán tương lai dựa trên những sự kiện quá khứ và các dữ liệu mà chất lượng chưa được xác nhận.

Vì vậy, tôi thường không tin những người tiên đoán dựa theo sự kiện và dữ liệu viện dẫn, nhưng nghiêng nhiều hơn về phía những người đưa ra triển vọng (thay vì tiên đoán) dựa trên kinh nghiệm và trực giác. Ngoại suy/extrapolate các xu thế lớn mà nó có thể xảy ra, có lẽ sẽ may mắn cho ra kết quả trúng.

Trong những năm gần đây của các vấn đề Trung Quốc, những sự kiện ý nghĩa nhất bao gồm các phong trào dân chủ ở cả Đài Loan và Hồng Kông. Một số người sẽ không đồng ý. Họ sẽ nói động thái lớn nhất là Tập Cận Bình đang tiến tới việc cũng cố chế độ độc tài vững chắc hơn. Nhưng đó là sự thay đổi chính trị trên một đường ray bình thường, vì vậy không nên được coi là một sự kiện lớn. Sở dĩ như vậy vì động thái này không đáp ứng được những tiên đoán mà vài nhóm ưu tú/elites mơ ước, và tổn thuơng niềm tự hào của họ. Cho nên, đối với các nhóm ưu tú này, họ xem đó như là điều lớn nhất thì không đáng ngạc nhiên.

Những người khác vẫn sẽ từ chối để chấp nhận những điều tôi nêu ra. Họ sẽ nói rằng Đài Loan đã là một nền dân chủ, vì vậy không còn có phong trào tranh đấu cho dân chủ. Bình luận như thế tạo ra một sai lầm to lớn. Dân chủ là hệ thống cách mạng liên tục và phong trào liên tục, được định chế hoá cho công việc đổi mới và hoàn thiện. Sau khi Hoa Kỳ trở nên độc lập và thiết lập một hệ thống dân chủ hơn hai trăm năm trước đây, nó đã có đổ máu và thậm chí cách mạng cùng nội chiến. Cho nên, chúng ta thấy thực tế của sự tiến bộ, điều này làm cho nó trở nên một mô hình tốt của thế giới.

Mặc dù Đài Loan được biết đến như là một chế độ dân chủ ổn định, tổng thống đầu tiên của chính quyền dân chủ này bị vào tù, theo sau là một tổng thống mới, không chỉ di chuyển gần hơn về phía Trung Quốc đại lục độc tài, mà còn liên tục cho ra các loại vũ khí kiểu ám sát, làm cho mọi người nghi ngờ ông có ý định đi về hướng toàn trị. Mặc dù so với Tập Cận Bình ông không thành công, nhưng những động thái của ông thì đủ để làm cho mọi người sợ hãi và lo ngại rằng tương lai dân chủ đang bị đe dọa ở Đài Loan.

H1May mắn thay, hệ thống dân chủ ổn định có chức năng tự làm mới. Phong Trào Sinh Viên Hoa Hướng Dương (The Sunflower Student Movement) huy động sự phấn khích của toàn xã hội do bất mãn. Không chỉ nó ngăn cản Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-Jeou) trong việc tiếp tục di chuyển gần với chế độ độc tài ở đại lục, mà còn làm cho Quốc Dân Đảng thua trong cuộc bầu cử rất quan trọng giữa nhiệm kỳ, do đó buộc ông Mã phải thả cựu tổng thống Trần Thuỷ Biển (Chen Shuibian) để thích ứng với thông lệ quốc tế và khôi phục lại niềm tin của quần chúng.

Tình hình của Hồng Kông thì khó khăn hơn. Nó không có dân chủ, nhưng chỉ có hệ thống pháp luật và hệ thống bán-dân chủ do người Anh để lại. Sau nhiều năm bị thiệt hại và bị làm suy yếu bởi Đảng Cộng sản, hệ thống pháp luật ở Hồng Kông đã xuống cấp đến mức gần giống với hệ thống của Trung Quốc đại lục dưới chế độ Cộng sản. Hệ thống chính trị Hồng Kông là hệ thống bán-độc tài mà người Anh đã để lại cho chế độ Cộng sản. Dưới sự lãnh đạo của cánh tả ái quốc, người dân Hồng Kông âm thầm chấp nhận kết quả này.

Từ lịch sử như vậy, người ta có thể nhìn thấy sự phức tạp của nó như thế nào, trong những nguời gọi là dân chủ ở Hồng Kông. Nó không đủ để chỉ dựa vào những người này để chiến đấu chống lại Đảng Cộng sản. May mắn thay, thế hệ trẻ ở Hồng Kông có được một nền giáo dục cởi mở hơn, với những thông tin cũng đủ cởi mở. Những người trẻ này ít bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng truyền thống Trung Quốc như trung thành, ái quốc, thực dụng và ít bị Cộng sản tẩy não, do đó họ có khả năng lãnh đạo ngọn thủy triều đang dâng cao.

Có những người khá thiển cận và các agents Cộng Sản, sẽ nói rằng Cách Mạng Dù ở Hồng Kông đã thất bại. Đây là một sai lầm to lớn. Trong thực tế, giống như những cuộc cách mạng dân chủ ôn hòa ở hầu hết các nước, cuộc cách mạng này đã tạo được ảnh hưởng trong khi không bị đàn áp bởi lực lượng vũ trang. Nó đã tạo ra được các điều kiện cho việc liên tục của phong trào, duy trì được áp lực cho các chiến dịch tiếp theo.

Quan trọng nhất là những người tham gia đã không rút lui. Họ đã giữ chặc được lý tưởng và duy trì được niềm tin của những người ủng hộ. Niềm tin này không chỉ là niềm tin của người dân Hồng Kông tự phát phấn đấu để có phổ thông đầu phiếu thực sự, mà còn là niềm tin của nguời dân Trung Quốc đại lục chống chế độ độc tài của Đảng Cộng sản. Người dân ở Trung Quốc đại lục không chỉ được thấy các cuộc đấu tranh điển hình, mà cũng còn thấy sự yếu kém của Đảng Cộng sản và do đó làm gia tăng sự tự tin của họ.

Những yếu kém này của ĐCS là gì? Đó là những đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Cộng sản. Không thể có chuyện một chế độ tham nhũng và độc tài mà không có đấu đá nội bộ. Khi tham nhũng đã đạt đến một bước ngoặt, chống tham nhũng đã trở thành điều không thể được. Đó là vì hầu hết giai cấp quan liêu đều đã vượt quá mức án tử hình ở Trung Quốc; chống tham nhũng tới giai cấp này thì chỉ có thể chống tham nhũng một cách có chọn lựa.

Nếu có một cuộc thập tự chinh chống tham nhũng thực sự, thì tình trạng sẽ là quan chức nổi loạn chống các quan chức. Cả giai cấp quan chức sẽ ngừng đấu đá nội bộ và đoàn kết lại để nổi loạn, tương đương với một cuộc nội chiến. Có thể nó sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến thực sự, trái ngược với các dạng đảo chánh khác nhau mà thuờng cho ra các kết quả tương đối khiêm tốn. Vì vậy, Tập Cận Bình thực ra không dám có một chiến dịch chống tham nhũng thực sự.

Đa số các nhà quan sát đã không thức tỉnh từ mơ uớc hảo huyền của mình, và do đó đã không để ý đến hai hành động chính mà Tập Cận Bình đã thực hiện. Một là để lấy lòng những nguời cánh tả bằng cách tấn công những nguời cấp tiến; thứ hai, hình thành chính sách tối ư quan trọng của ông là chống lại việc thành lập các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản.

Như một quy tắc chung, khi Đảng Cộng sản vận động chống lại sự hình thành các phe phái, thì đó chính là lúc các phe phái đã được nhanh chóng hình thành, với sự đe dọa đến các đỉnh cao của quyền lực. Điều gì có thể làm cho các quan chức, tuy ăn chia không đồng đều các mối lợi tham nhũng, bây giờ lại có thể cùng nhau đoàn kết để chống lại một kẻ thù chung? Đó chắc chắn không phải cái gọi là thế lực thù địch của những nhà dân chủ; cũng không phải cái được gọi là liên minh quốc tế chống Trung Quốc; cũng không phải là các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công, Thiên chúa giáo, hay tương tự.

Những mối đe dọa này thì vẫn còn quá xa. Cái mối đe dọa gần nhất là Vuơng Kỳ Sơn (Wang Qishan), kẻ muốn đưa các quan chức tham nhũng vào tù, và Tập Cận Bình, nguời ủng hộ ông Vuơng. Cả hai ông Tập và Vuơng sẽ không bị lừa vì bản thân họ là những bậc thầy về mặt lừa đảo người khác. Những gì Đảng Cộng sản tuyên bố là kẻ thù chỉ là những mục tiêu giả. Các mục tiêu thực là những quan chức tham nhũng. Hơn nữa, không ai biết mình không có tên trong danh sách đen của chống tham nhũng có chọn lọc này.

Tập Cận Bình hiện đang ở vào một tình thế khó xử tương tự như cưỡi trên lưng một con hổ. Ông ta sẽ mất sự hỗ trợ lớn, thậm chí còn nhanh hơn, nếu ông không thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Kết quả sẽ là tất cả mọi người trở thành kẻ nổi loạn tựa như Trần Thắng (Chen Sheng) và Ngô Quảng (Wu Guang) – những nông dân nổi dậy thời Trung Quốc cổ đại. Nguợc lại, Tập sẽ mất sự ủng hộ của các quan chức nếu ông thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Sẽ có cán bộ dũng cảm hơn Bạc Hy Lai (Bo Xilai) và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) để khởi xướng một cuộc đảo chính trong chính phủ và thậm chí nổi loạn một cách bất ngờ với những binh sĩ. Trung Quốc thực sự là một con bệnh nan y.

Có những kẻ nịnh bợ luôn nói rằng Tập đang chơi cờ trên một quy mô lớn. Hai trụ cột chính chống đỡ Tập là thế hệ thứ hai của cộng sản đỏ và những nguời thờ Mao bên cánh tả. Nó thực sự như vậy, đây là thực tế mà các nhà quan sát đã thấy. Thế hệ thứ hai của Cộng Sản đỏ có mối quan hệ lịch sử với Tập, trong khi những nguời thờ Mao bên cánh tả có một khối lớn cảm tình viên trong giới quần chúng kém may mắn. Chiến lược của Tập Cận Bình là dựa vào hai nhóm này để tranh đấu chống các quan chức tham nhũng cứu Đảng Cộng sản.

Các sự kiện lớn sẽ nổ ra năm nay có lẽ sẽ xuất phát từ đây. Có rất nhiều nguời cộng sản của thế hệ thứ hai. Tuy nhiên, những người có quyền lực và tiền bạc là các quan chức tham nhũng và trục lợi cho mình. Liệu họ sẽ ủng hộ một chiến dịch chống tham nhũng và trở lại những lý tưởng cộng sản? Ở trụ cột kia, những nguời thờ Mao bên cánh tả thì thực sự hết sức chống đối những kẻ tư bản đang nắm quyền. Cho nên, tôi không lạc quan về ván cờ tuớng mà Tập Cận Bình đang chơi. Hãy để cho ông ta chơi cho đến khi sụp đổ chế độ độc tài này. Đây là những gì chúng ta thực tình hy vọng. Cảm ơn, ông Tập.

 Nguồn: Prospects to Greet the New Year of 2015 While Sending the Old Year Off

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chào Năm Mới 2015, Triển Vọng và Tiễn Đưa Năm Cũ -Nguỵ Kinh Sinh

Mọi người đều ưa thích tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra, nhưng tôi không có tài năng đó. Tôi không có khả năng tiên đoán về một tuơng lai xa, vì vậy tôi sẽ chỉ nói về những triển vọng

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Người dịch: Lê Minh Nguyên

31-1-2015

H1Mọi người đều ưa thích tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra, nhưng tôi không có tài năng đó. Tôi không có khả năng tiên đoán về một tuơng lai xa, vì vậy tôi sẽ chỉ nói về những triển vọng mà tôi nghĩ cho năm tới. Nhìn chung, tiên đoán đòi hỏi rất nhiều thông tin và dữ liệu, đó là phạm vi của các chuyên gia và học giả. Tương tự, đó cũng là nhu cầu cho các công việc của những nhà sử học, nhưng theo cái hướng ngược lại.

Các nhà sử học nói về những gì đã xảy ra; nhưng thường thiếu các sự kiện và phải dựa trên số liệu giai thoại mà nó đòi hỏi rất nhiều ở sự suy đoán và luận cứ. Vì vậy, điều tự nhiên là, ít đáng tin cậy để tiên đoán tương lai dựa trên những sự kiện quá khứ và các dữ liệu mà chất lượng chưa được xác nhận.

Vì vậy, tôi thường không tin những người tiên đoán dựa theo sự kiện và dữ liệu viện dẫn, nhưng nghiêng nhiều hơn về phía những người đưa ra triển vọng (thay vì tiên đoán) dựa trên kinh nghiệm và trực giác. Ngoại suy/extrapolate các xu thế lớn mà nó có thể xảy ra, có lẽ sẽ may mắn cho ra kết quả trúng.

Trong những năm gần đây của các vấn đề Trung Quốc, những sự kiện ý nghĩa nhất bao gồm các phong trào dân chủ ở cả Đài Loan và Hồng Kông. Một số người sẽ không đồng ý. Họ sẽ nói động thái lớn nhất là Tập Cận Bình đang tiến tới việc cũng cố chế độ độc tài vững chắc hơn. Nhưng đó là sự thay đổi chính trị trên một đường ray bình thường, vì vậy không nên được coi là một sự kiện lớn. Sở dĩ như vậy vì động thái này không đáp ứng được những tiên đoán mà vài nhóm ưu tú/elites mơ ước, và tổn thuơng niềm tự hào của họ. Cho nên, đối với các nhóm ưu tú này, họ xem đó như là điều lớn nhất thì không đáng ngạc nhiên.

Những người khác vẫn sẽ từ chối để chấp nhận những điều tôi nêu ra. Họ sẽ nói rằng Đài Loan đã là một nền dân chủ, vì vậy không còn có phong trào tranh đấu cho dân chủ. Bình luận như thế tạo ra một sai lầm to lớn. Dân chủ là hệ thống cách mạng liên tục và phong trào liên tục, được định chế hoá cho công việc đổi mới và hoàn thiện. Sau khi Hoa Kỳ trở nên độc lập và thiết lập một hệ thống dân chủ hơn hai trăm năm trước đây, nó đã có đổ máu và thậm chí cách mạng cùng nội chiến. Cho nên, chúng ta thấy thực tế của sự tiến bộ, điều này làm cho nó trở nên một mô hình tốt của thế giới.

Mặc dù Đài Loan được biết đến như là một chế độ dân chủ ổn định, tổng thống đầu tiên của chính quyền dân chủ này bị vào tù, theo sau là một tổng thống mới, không chỉ di chuyển gần hơn về phía Trung Quốc đại lục độc tài, mà còn liên tục cho ra các loại vũ khí kiểu ám sát, làm cho mọi người nghi ngờ ông có ý định đi về hướng toàn trị. Mặc dù so với Tập Cận Bình ông không thành công, nhưng những động thái của ông thì đủ để làm cho mọi người sợ hãi và lo ngại rằng tương lai dân chủ đang bị đe dọa ở Đài Loan.

H1May mắn thay, hệ thống dân chủ ổn định có chức năng tự làm mới. Phong Trào Sinh Viên Hoa Hướng Dương (The Sunflower Student Movement) huy động sự phấn khích của toàn xã hội do bất mãn. Không chỉ nó ngăn cản Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-Jeou) trong việc tiếp tục di chuyển gần với chế độ độc tài ở đại lục, mà còn làm cho Quốc Dân Đảng thua trong cuộc bầu cử rất quan trọng giữa nhiệm kỳ, do đó buộc ông Mã phải thả cựu tổng thống Trần Thuỷ Biển (Chen Shuibian) để thích ứng với thông lệ quốc tế và khôi phục lại niềm tin của quần chúng.

Tình hình của Hồng Kông thì khó khăn hơn. Nó không có dân chủ, nhưng chỉ có hệ thống pháp luật và hệ thống bán-dân chủ do người Anh để lại. Sau nhiều năm bị thiệt hại và bị làm suy yếu bởi Đảng Cộng sản, hệ thống pháp luật ở Hồng Kông đã xuống cấp đến mức gần giống với hệ thống của Trung Quốc đại lục dưới chế độ Cộng sản. Hệ thống chính trị Hồng Kông là hệ thống bán-độc tài mà người Anh đã để lại cho chế độ Cộng sản. Dưới sự lãnh đạo của cánh tả ái quốc, người dân Hồng Kông âm thầm chấp nhận kết quả này.

Từ lịch sử như vậy, người ta có thể nhìn thấy sự phức tạp của nó như thế nào, trong những nguời gọi là dân chủ ở Hồng Kông. Nó không đủ để chỉ dựa vào những người này để chiến đấu chống lại Đảng Cộng sản. May mắn thay, thế hệ trẻ ở Hồng Kông có được một nền giáo dục cởi mở hơn, với những thông tin cũng đủ cởi mở. Những người trẻ này ít bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng truyền thống Trung Quốc như trung thành, ái quốc, thực dụng và ít bị Cộng sản tẩy não, do đó họ có khả năng lãnh đạo ngọn thủy triều đang dâng cao.

Có những người khá thiển cận và các agents Cộng Sản, sẽ nói rằng Cách Mạng Dù ở Hồng Kông đã thất bại. Đây là một sai lầm to lớn. Trong thực tế, giống như những cuộc cách mạng dân chủ ôn hòa ở hầu hết các nước, cuộc cách mạng này đã tạo được ảnh hưởng trong khi không bị đàn áp bởi lực lượng vũ trang. Nó đã tạo ra được các điều kiện cho việc liên tục của phong trào, duy trì được áp lực cho các chiến dịch tiếp theo.

Quan trọng nhất là những người tham gia đã không rút lui. Họ đã giữ chặc được lý tưởng và duy trì được niềm tin của những người ủng hộ. Niềm tin này không chỉ là niềm tin của người dân Hồng Kông tự phát phấn đấu để có phổ thông đầu phiếu thực sự, mà còn là niềm tin của nguời dân Trung Quốc đại lục chống chế độ độc tài của Đảng Cộng sản. Người dân ở Trung Quốc đại lục không chỉ được thấy các cuộc đấu tranh điển hình, mà cũng còn thấy sự yếu kém của Đảng Cộng sản và do đó làm gia tăng sự tự tin của họ.

Những yếu kém này của ĐCS là gì? Đó là những đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Cộng sản. Không thể có chuyện một chế độ tham nhũng và độc tài mà không có đấu đá nội bộ. Khi tham nhũng đã đạt đến một bước ngoặt, chống tham nhũng đã trở thành điều không thể được. Đó là vì hầu hết giai cấp quan liêu đều đã vượt quá mức án tử hình ở Trung Quốc; chống tham nhũng tới giai cấp này thì chỉ có thể chống tham nhũng một cách có chọn lựa.

Nếu có một cuộc thập tự chinh chống tham nhũng thực sự, thì tình trạng sẽ là quan chức nổi loạn chống các quan chức. Cả giai cấp quan chức sẽ ngừng đấu đá nội bộ và đoàn kết lại để nổi loạn, tương đương với một cuộc nội chiến. Có thể nó sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến thực sự, trái ngược với các dạng đảo chánh khác nhau mà thuờng cho ra các kết quả tương đối khiêm tốn. Vì vậy, Tập Cận Bình thực ra không dám có một chiến dịch chống tham nhũng thực sự.

Đa số các nhà quan sát đã không thức tỉnh từ mơ uớc hảo huyền của mình, và do đó đã không để ý đến hai hành động chính mà Tập Cận Bình đã thực hiện. Một là để lấy lòng những nguời cánh tả bằng cách tấn công những nguời cấp tiến; thứ hai, hình thành chính sách tối ư quan trọng của ông là chống lại việc thành lập các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản.

Như một quy tắc chung, khi Đảng Cộng sản vận động chống lại sự hình thành các phe phái, thì đó chính là lúc các phe phái đã được nhanh chóng hình thành, với sự đe dọa đến các đỉnh cao của quyền lực. Điều gì có thể làm cho các quan chức, tuy ăn chia không đồng đều các mối lợi tham nhũng, bây giờ lại có thể cùng nhau đoàn kết để chống lại một kẻ thù chung? Đó chắc chắn không phải cái gọi là thế lực thù địch của những nhà dân chủ; cũng không phải cái được gọi là liên minh quốc tế chống Trung Quốc; cũng không phải là các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công, Thiên chúa giáo, hay tương tự.

Những mối đe dọa này thì vẫn còn quá xa. Cái mối đe dọa gần nhất là Vuơng Kỳ Sơn (Wang Qishan), kẻ muốn đưa các quan chức tham nhũng vào tù, và Tập Cận Bình, nguời ủng hộ ông Vuơng. Cả hai ông Tập và Vuơng sẽ không bị lừa vì bản thân họ là những bậc thầy về mặt lừa đảo người khác. Những gì Đảng Cộng sản tuyên bố là kẻ thù chỉ là những mục tiêu giả. Các mục tiêu thực là những quan chức tham nhũng. Hơn nữa, không ai biết mình không có tên trong danh sách đen của chống tham nhũng có chọn lọc này.

Tập Cận Bình hiện đang ở vào một tình thế khó xử tương tự như cưỡi trên lưng một con hổ. Ông ta sẽ mất sự hỗ trợ lớn, thậm chí còn nhanh hơn, nếu ông không thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Kết quả sẽ là tất cả mọi người trở thành kẻ nổi loạn tựa như Trần Thắng (Chen Sheng) và Ngô Quảng (Wu Guang) – những nông dân nổi dậy thời Trung Quốc cổ đại. Nguợc lại, Tập sẽ mất sự ủng hộ của các quan chức nếu ông thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Sẽ có cán bộ dũng cảm hơn Bạc Hy Lai (Bo Xilai) và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) để khởi xướng một cuộc đảo chính trong chính phủ và thậm chí nổi loạn một cách bất ngờ với những binh sĩ. Trung Quốc thực sự là một con bệnh nan y.

Có những kẻ nịnh bợ luôn nói rằng Tập đang chơi cờ trên một quy mô lớn. Hai trụ cột chính chống đỡ Tập là thế hệ thứ hai của cộng sản đỏ và những nguời thờ Mao bên cánh tả. Nó thực sự như vậy, đây là thực tế mà các nhà quan sát đã thấy. Thế hệ thứ hai của Cộng Sản đỏ có mối quan hệ lịch sử với Tập, trong khi những nguời thờ Mao bên cánh tả có một khối lớn cảm tình viên trong giới quần chúng kém may mắn. Chiến lược của Tập Cận Bình là dựa vào hai nhóm này để tranh đấu chống các quan chức tham nhũng cứu Đảng Cộng sản.

Các sự kiện lớn sẽ nổ ra năm nay có lẽ sẽ xuất phát từ đây. Có rất nhiều nguời cộng sản của thế hệ thứ hai. Tuy nhiên, những người có quyền lực và tiền bạc là các quan chức tham nhũng và trục lợi cho mình. Liệu họ sẽ ủng hộ một chiến dịch chống tham nhũng và trở lại những lý tưởng cộng sản? Ở trụ cột kia, những nguời thờ Mao bên cánh tả thì thực sự hết sức chống đối những kẻ tư bản đang nắm quyền. Cho nên, tôi không lạc quan về ván cờ tuớng mà Tập Cận Bình đang chơi. Hãy để cho ông ta chơi cho đến khi sụp đổ chế độ độc tài này. Đây là những gì chúng ta thực tình hy vọng. Cảm ơn, ông Tập.

 Nguồn: Prospects to Greet the New Year of 2015 While Sending the Old Year Off

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm