Di Sản Hồ Chí Minh
Chất lượng sống thấp hơn Lào à?…Thôi kệ!
Theo Báo Đất Việt – 26 June 2015
(GNA: Quality of life is not an act, it’s a habit – Aristotle)
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ suy nghĩ xung quanh kết quả khảo sát Việt Nam có chất lượng sống thấp hơn Lào và Campuchia.
“Do tính lạc quan cao nên người Việt vẫn sống hạnh phúc. Dù chất lượng cuộc sống kém nhưng thử kêu ai qua Lào, Campuchia sống chưa chắc người ta đã qua.”
PV: – Đáng lưu ý, theo xếp hạng này, chất lượng sống của Việt Nam xấp xỉ nhưng ở mức thấp hơn Campuchia và thua hẳn so với Lào. Điều này có đồng nghĩa chúng ta tụt hậu hơn so với Lào (như đã xếp kém Lào về năng lực sáng tạo) hay không? Nếu không thì có thể giải thích điều này như thế nào cho hợp lý?
Ông Nguyễn Văn Đực: – Đúng vậy! Hiện nay người dân sống ở Lào, Campuchia cảm thấy an toàn hơn, không sợ mất trộm, không sợ lừa đảo, không sợ thức ăn bẩn độc, không sợ cướp giật, ra đường không sợ tai nạn. Việt Nam có thể giàu hơn Campuchia, Lào, thu nhập có thể hơn nhưng cuộc sống của người Việt kém hơn, người không tin người, ra đường như ra trận, chất lượng cuộc sống thấp, đặc biệt sự an toàn trong cuộc sống đã xuống quá thấp.
Cách đây vài năm, người dân đâu có ngại thức ăn mà giờ tất cả trở thành ma trận thực phẩm bẩn độc với rau tắm hoá chất, thịt thối, các chất bảo quản… Những gì người ta cho súc vật ăn nay người ta đều làm cho đồng loại ăn. Bởi không ăn thì chết liền mà không ăn thì chết từ từ nên đành nhắm mắt mà ăn.
PV: – Dù bị đánh giá đang thua ở top các nước có chất lượng sống thấp nhất thế giới song trong nhiều cuộc khảo sát về mức độ hạnh phúc hay lạc quan, người Việt Nam luôn xếp hàng đầu thế giới. Phải hiểu điều này như thế nào?
Trong việc nâng cao chất lượng sống, phẩm chất lạc quan bẩm sinh của người dân có giúp ích cho việc điều hành chính sách hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: – Trước đây, học giả Phạm Quỳnh có viết bài Cười vì cái gì người dân mình cũng cười, cười vui vẻ, cười hả hê bất chấp nghèo đói, lạc hậu.
Đôi khi họ tự huyễn hoặc rằng: Nói gì thì nói bây giờ mình khá hơn ông cha mình rồi, có TV, iPad, iPhone… Họ tự so sánh với ông cha mình chứ không so sánh với người hàng xóm, thành ra họ vẫn lạc quan, miễn là năm sau cao hơn năm trước, dù người ta tăng 5-10%/năm còn mình tăng 1%/năm cũng vui rồi.
Tính lạc quan của người Việt rất cao nên nhiều người vẫn sống hạnh phúc. Bởi thế, cứ nói đất nước có chất lượng sống kém nhưng thử kêu ai qua Lào, Campuchia sống chưa chắc người ta đã qua.
Như tôi bây giờ sống thế này, dù chê bai vậy nhưng bảo tôi qua Mỹ, qua Úc sống thì tôi không qua bởi ở Việt Nam vui hơn, có những cái phù hợp với nếp sống, tính tình, phong cách sống của tôi hơn.
Người Việt Nam lạc quan ở chỗ họ chấp nhận những gì họ có, giống như câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài Chữ Nhàn: “Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc/Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?” (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn).
Do đó, vấn đề người ta chọn ở lại không phải vì chất lượng cuộc sống mà vì không gian sống, nếp sống có phù hợp không bởi nơi phù hợp luôn là nơi tốt nhất.
Tuy nhiên, việc chấp nhận hiện tại trở thành một sức ỳ rất lớn, cản trở sự phát triển. Nó xuất phát từ hai yếu tố: văn hoá lâu đời và xã hội không mở cửa. Người Việt có câu cửa miệng rất độc đáo: Thôi kệ!
Chữ Thôi kệ có phần an phận, chấp nhận số phận giống như một kiếp mình phải trả, nó khiến người Việt lạc quan và bình thản trước mọi sự việc, kể cả lạc quan trước sự bất công, nghèo đói, tụt hậu của dân tộc, không thấy đó là nỗi nhục để vươn lên. Đấy là một nhược điểm lớn của người Việt!
Cần có cuộc vận động từ chính quyền, đoàn thể, tổ chức để nâng cao dân trí, dân khí lên, để mỗi người dân thoát khỏi sức ỳ của chính mình mà nhìn xa hơn và cảm nhận mình quá thua thiệt, thấy nghèo đói, tụt hậu là nỗi nhục và cần phải thay đổi một cách nhanh chóng.
PV: - Qua khảo sát trực tuyến, website Numbeo.com – trang web dữ liệu lớn nhất về các thành phố và quốc gia trên thế giới – vừa công bố đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất trên thế giới dựa trên các tiêu chí: mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, mức độ ô nhiễm và giá nhà đất so với thu nhập.
Cá nhân ông có bất ngờ trước kết quả xếp hạng trên không? Dựa trên các yếu tố khảo sát, theo ông, mức độ đáng tin của khảo sát này như thế nào? Và cảnh báo với Việt Nam từ bảng khảo sát này ra sao?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi hơi buồn khi nghe thông tin này nhưng phải thừa nhận rằng cái gì người ta đánh giá cũng có cơ sở. Theo tôi, có 4 điều đáng lo trong chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
Thứ nhất, về chất lượng nhà ở, đại đa số người dân Việt Nam, nhất là người thu nhập trung bình thấp hiện nay có chất lượng nhà ở rất thấp. 80-90% người dân ở độ tuổi 20-35 đều chưa có nơi ở riêng, phần đông ở nhà cha mẹ hoặc thuê trọ. Họ ở với cha mẹ, ông bà không phải trong một vila mà là nhà phố chia 3-5 phòng, mỗi phòng là 1 gia đình. Còn cảnh ở nhà trọ cũng không khác mấy khi những người trẻ mới lập gia đình phải thuê phòng trọ trên dưới 20m2.
Trong khi đó, cơ quan chức năng cứ thống kê diện tích nhà ở bình quân đầu người 17-18m2/người nhưng điều đó không chính xác bởi thực tế có nhiều người giàu có 200-300m2 hoặc cả ngàn mét vuông nhà ở nhưng những người nghèo phải ở trong diện tích chật hẹp 2-10m2, không thể cứ cộng lại rồi chia bình quân.
Thứ hai, về an toàn trong thực phẩm, hàng ngày chúng ta phải ăn những thức ăn bẩn độc, chứa những chất không được phép sử dụng trong thực phẩm như chất tăng trưởng kích thích làm trái cây chín vàng, ngọt, rau muống mỗi ngày dài thêm 2-3 tấc…
Thứ ba, về giao thông, mỗi năm Việt Nam có hơn 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, tương đương với một sư đoàn khiến người dân có cảm giác mỗi lần ra đường giống như ra trận, sống chết hên xui.
Thứ tư, về văn hoá sống. Văn hoá sống của người Việt Nam hiện đang ở tình trạng báo động: người ta tranh cãi, chửi bới nhau, dùng vũ lực, trả thù nhau… Đó là do pháp luật Việt Nam không nghiêm dẫn đến tình trạng người ta xử nhau bằng vũ lực chứ không phải bằng pháp luật.
Những vụ bắt trộm chó rồi đánh trộm đến chết là ví dụ điển hình. Trên thế giới có lẽ không có đất nước nào có hiệp sĩ đường phố như Việt Nam, mọi chuyện lẽ ra phải được lực lượng chức năng giải quyết chứ không phải người dân tự xử. Một điều đau lòng khác xảy ra ở Thủ đô Hà Nội là nạn nói tục, đến nỗi người ta sắp phải có quy định xử phạt hành vi này.
Kết quả khảo sát trên là hợp lý và có nhiều vấn đề đáng buồn mà họ phản ánh là có cơ sở. Nó cảnh báo Việt Nam đang bị tụt hậu dần về mọi mặt, trong khi nền kinh tế của Lào và Campuchia bắt đầu phát triển và ở chừng mực nào đó có phần hơn Việt Nam.
Thế giới đã đánh giá như vậy, chúng ta nên tiếp thu, lắng nghe, nghiệm lại và có sự cải tổ, canh tân một cách quyết liệt, dứt khoát. Ví dụ thông tin Hà Nội cấm nói tục, tại sao không làm cách đây 5-10 năm mà bây giờ mới phát động? Việc phát động phải được tiến hành từ lãnh đạo trở xuống.
Nguồn: baodatviet.vn (Bài nhậy cảm, đã bị gở xuống. Truy cứu Google Archive)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chất lượng sống thấp hơn Lào à?…Thôi kệ!
Theo Báo Đất Việt – 26 June 2015
(GNA: Quality of life is not an act, it’s a habit – Aristotle)
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ suy nghĩ xung quanh kết quả khảo sát Việt Nam có chất lượng sống thấp hơn Lào và Campuchia.
“Do tính lạc quan cao nên người Việt vẫn sống hạnh phúc. Dù chất lượng cuộc sống kém nhưng thử kêu ai qua Lào, Campuchia sống chưa chắc người ta đã qua.”
PV: – Đáng lưu ý, theo xếp hạng này, chất lượng sống của Việt Nam xấp xỉ nhưng ở mức thấp hơn Campuchia và thua hẳn so với Lào. Điều này có đồng nghĩa chúng ta tụt hậu hơn so với Lào (như đã xếp kém Lào về năng lực sáng tạo) hay không? Nếu không thì có thể giải thích điều này như thế nào cho hợp lý?
Ông Nguyễn Văn Đực: – Đúng vậy! Hiện nay người dân sống ở Lào, Campuchia cảm thấy an toàn hơn, không sợ mất trộm, không sợ lừa đảo, không sợ thức ăn bẩn độc, không sợ cướp giật, ra đường không sợ tai nạn. Việt Nam có thể giàu hơn Campuchia, Lào, thu nhập có thể hơn nhưng cuộc sống của người Việt kém hơn, người không tin người, ra đường như ra trận, chất lượng cuộc sống thấp, đặc biệt sự an toàn trong cuộc sống đã xuống quá thấp.
Cách đây vài năm, người dân đâu có ngại thức ăn mà giờ tất cả trở thành ma trận thực phẩm bẩn độc với rau tắm hoá chất, thịt thối, các chất bảo quản… Những gì người ta cho súc vật ăn nay người ta đều làm cho đồng loại ăn. Bởi không ăn thì chết liền mà không ăn thì chết từ từ nên đành nhắm mắt mà ăn.
PV: – Dù bị đánh giá đang thua ở top các nước có chất lượng sống thấp nhất thế giới song trong nhiều cuộc khảo sát về mức độ hạnh phúc hay lạc quan, người Việt Nam luôn xếp hàng đầu thế giới. Phải hiểu điều này như thế nào?
Trong việc nâng cao chất lượng sống, phẩm chất lạc quan bẩm sinh của người dân có giúp ích cho việc điều hành chính sách hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: – Trước đây, học giả Phạm Quỳnh có viết bài Cười vì cái gì người dân mình cũng cười, cười vui vẻ, cười hả hê bất chấp nghèo đói, lạc hậu.
Đôi khi họ tự huyễn hoặc rằng: Nói gì thì nói bây giờ mình khá hơn ông cha mình rồi, có TV, iPad, iPhone… Họ tự so sánh với ông cha mình chứ không so sánh với người hàng xóm, thành ra họ vẫn lạc quan, miễn là năm sau cao hơn năm trước, dù người ta tăng 5-10%/năm còn mình tăng 1%/năm cũng vui rồi.
Tính lạc quan của người Việt rất cao nên nhiều người vẫn sống hạnh phúc. Bởi thế, cứ nói đất nước có chất lượng sống kém nhưng thử kêu ai qua Lào, Campuchia sống chưa chắc người ta đã qua.
Như tôi bây giờ sống thế này, dù chê bai vậy nhưng bảo tôi qua Mỹ, qua Úc sống thì tôi không qua bởi ở Việt Nam vui hơn, có những cái phù hợp với nếp sống, tính tình, phong cách sống của tôi hơn.
Người Việt Nam lạc quan ở chỗ họ chấp nhận những gì họ có, giống như câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài Chữ Nhàn: “Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc/Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?” (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn).
Do đó, vấn đề người ta chọn ở lại không phải vì chất lượng cuộc sống mà vì không gian sống, nếp sống có phù hợp không bởi nơi phù hợp luôn là nơi tốt nhất.
Tuy nhiên, việc chấp nhận hiện tại trở thành một sức ỳ rất lớn, cản trở sự phát triển. Nó xuất phát từ hai yếu tố: văn hoá lâu đời và xã hội không mở cửa. Người Việt có câu cửa miệng rất độc đáo: Thôi kệ!
Chữ Thôi kệ có phần an phận, chấp nhận số phận giống như một kiếp mình phải trả, nó khiến người Việt lạc quan và bình thản trước mọi sự việc, kể cả lạc quan trước sự bất công, nghèo đói, tụt hậu của dân tộc, không thấy đó là nỗi nhục để vươn lên. Đấy là một nhược điểm lớn của người Việt!
Cần có cuộc vận động từ chính quyền, đoàn thể, tổ chức để nâng cao dân trí, dân khí lên, để mỗi người dân thoát khỏi sức ỳ của chính mình mà nhìn xa hơn và cảm nhận mình quá thua thiệt, thấy nghèo đói, tụt hậu là nỗi nhục và cần phải thay đổi một cách nhanh chóng.
PV: - Qua khảo sát trực tuyến, website Numbeo.com – trang web dữ liệu lớn nhất về các thành phố và quốc gia trên thế giới – vừa công bố đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất trên thế giới dựa trên các tiêu chí: mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, mức độ ô nhiễm và giá nhà đất so với thu nhập.
Cá nhân ông có bất ngờ trước kết quả xếp hạng trên không? Dựa trên các yếu tố khảo sát, theo ông, mức độ đáng tin của khảo sát này như thế nào? Và cảnh báo với Việt Nam từ bảng khảo sát này ra sao?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi hơi buồn khi nghe thông tin này nhưng phải thừa nhận rằng cái gì người ta đánh giá cũng có cơ sở. Theo tôi, có 4 điều đáng lo trong chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
Thứ nhất, về chất lượng nhà ở, đại đa số người dân Việt Nam, nhất là người thu nhập trung bình thấp hiện nay có chất lượng nhà ở rất thấp. 80-90% người dân ở độ tuổi 20-35 đều chưa có nơi ở riêng, phần đông ở nhà cha mẹ hoặc thuê trọ. Họ ở với cha mẹ, ông bà không phải trong một vila mà là nhà phố chia 3-5 phòng, mỗi phòng là 1 gia đình. Còn cảnh ở nhà trọ cũng không khác mấy khi những người trẻ mới lập gia đình phải thuê phòng trọ trên dưới 20m2.
Trong khi đó, cơ quan chức năng cứ thống kê diện tích nhà ở bình quân đầu người 17-18m2/người nhưng điều đó không chính xác bởi thực tế có nhiều người giàu có 200-300m2 hoặc cả ngàn mét vuông nhà ở nhưng những người nghèo phải ở trong diện tích chật hẹp 2-10m2, không thể cứ cộng lại rồi chia bình quân.
Thứ hai, về an toàn trong thực phẩm, hàng ngày chúng ta phải ăn những thức ăn bẩn độc, chứa những chất không được phép sử dụng trong thực phẩm như chất tăng trưởng kích thích làm trái cây chín vàng, ngọt, rau muống mỗi ngày dài thêm 2-3 tấc…
Thứ ba, về giao thông, mỗi năm Việt Nam có hơn 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, tương đương với một sư đoàn khiến người dân có cảm giác mỗi lần ra đường giống như ra trận, sống chết hên xui.
Thứ tư, về văn hoá sống. Văn hoá sống của người Việt Nam hiện đang ở tình trạng báo động: người ta tranh cãi, chửi bới nhau, dùng vũ lực, trả thù nhau… Đó là do pháp luật Việt Nam không nghiêm dẫn đến tình trạng người ta xử nhau bằng vũ lực chứ không phải bằng pháp luật.
Những vụ bắt trộm chó rồi đánh trộm đến chết là ví dụ điển hình. Trên thế giới có lẽ không có đất nước nào có hiệp sĩ đường phố như Việt Nam, mọi chuyện lẽ ra phải được lực lượng chức năng giải quyết chứ không phải người dân tự xử. Một điều đau lòng khác xảy ra ở Thủ đô Hà Nội là nạn nói tục, đến nỗi người ta sắp phải có quy định xử phạt hành vi này.
Kết quả khảo sát trên là hợp lý và có nhiều vấn đề đáng buồn mà họ phản ánh là có cơ sở. Nó cảnh báo Việt Nam đang bị tụt hậu dần về mọi mặt, trong khi nền kinh tế của Lào và Campuchia bắt đầu phát triển và ở chừng mực nào đó có phần hơn Việt Nam.
Thế giới đã đánh giá như vậy, chúng ta nên tiếp thu, lắng nghe, nghiệm lại và có sự cải tổ, canh tân một cách quyết liệt, dứt khoát. Ví dụ thông tin Hà Nội cấm nói tục, tại sao không làm cách đây 5-10 năm mà bây giờ mới phát động? Việc phát động phải được tiến hành từ lãnh đạo trở xuống.
Nguồn: baodatviet.vn (Bài nhậy cảm, đã bị gở xuống. Truy cứu Google Archive)