Tham Khảo
Châu Á đối mặt nguy cơ già trước khi giầu
Trong lĩnh vực xã hội, nhật báo Le Figaro phản ánh hiện tượng dân số già tại châu Á, dựa theo báo cáo “Dân số già sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn châu lục” được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) công bố ngày 09/05/2017.
Hiện tượng dân số già đã xuất hiện tại Nhật Bản, tỉ lệ tăng dân số sẽ gần như bằng không từ nay đến năm 2050 trên toàn châu Á. Trong vòng 30 năm tới, số người từ 65 tuổi có thể sẽ tăng gấp hai lần so với tỉ lệ hiện nay, cao hơn cả hiện tượng lão hóa ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và đặc biệt là Nhật Bản nơi có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm 7% từ năm 1997 đến 2016. Tuy nhiên, tại các nước Ấn Độ, Indonesia và Philippines, dân số tiếp tục tăng từ nay đến năm 2030. Đánh giá hiện tượng trên, báo cáo của FMI kết luận : “Một số nước có nguy cơ già trước khi giầu, hay giải thích theo cách khác, các nước này phải đối mặt với thách thức chi phí ngân sách cao cho tình trạng lão hóa dân số”.
Ngoài ra, châu Á còn phải đối mặt với một thách thức quan trọng khác : Năng suất chững lại do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 hiện tác động đến các khu vực khác trên thế giới. Châu Á không nằm ngoài vòng ảnh hưởng này và các lý do thường được nêu là “tỉ lệ đầu tư yếu, trao đổi thương mại thiếu mạnh mẽ hay tái phân phối nguồn vốn vào các lĩnh vực hoạt động không hiệu quả”.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Châu Á đối mặt nguy cơ già trước khi giầu
Trong lĩnh vực xã hội, nhật báo Le Figaro phản ánh hiện tượng dân số già tại châu Á, dựa theo báo cáo “Dân số già sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn châu lục” được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) công bố ngày 09/05/2017.
Hiện tượng dân số già đã xuất hiện tại Nhật Bản, tỉ lệ tăng dân số sẽ gần như bằng không từ nay đến năm 2050 trên toàn châu Á. Trong vòng 30 năm tới, số người từ 65 tuổi có thể sẽ tăng gấp hai lần so với tỉ lệ hiện nay, cao hơn cả hiện tượng lão hóa ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và đặc biệt là Nhật Bản nơi có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm 7% từ năm 1997 đến 2016. Tuy nhiên, tại các nước Ấn Độ, Indonesia và Philippines, dân số tiếp tục tăng từ nay đến năm 2030. Đánh giá hiện tượng trên, báo cáo của FMI kết luận : “Một số nước có nguy cơ già trước khi giầu, hay giải thích theo cách khác, các nước này phải đối mặt với thách thức chi phí ngân sách cao cho tình trạng lão hóa dân số”.
Ngoài ra, châu Á còn phải đối mặt với một thách thức quan trọng khác : Năng suất chững lại do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 hiện tác động đến các khu vực khác trên thế giới. Châu Á không nằm ngoài vòng ảnh hưởng này và các lý do thường được nêu là “tỉ lệ đầu tư yếu, trao đổi thương mại thiếu mạnh mẽ hay tái phân phối nguồn vốn vào các lĩnh vực hoạt động không hiệu quả”.
RFI