Xe cán chó

Chạy chức quyền: “Obama, Putin còn chạy thì sao Việt Nam lại không?”

Càng gần đến ngày Đại hội, nạn chạy chức, quyền càng xảy ra công khai hơn, quyết liệt hơn như đúng theo tinh thần “sôi nổi của Nghị quyết”. Nhưng lần này, nó không ở tầm thấp
Lê Quang

(VNTB) - Càng gần đến ngày Đại hội, nạn chạy chức, quyền càng xảy ra công khai hơn, quyết liệt hơn như đúng theo tinh thần “sôi nổi của Nghị quyết”. Nhưng lần này, nó không ở tầm thấp mà có dấu hiệu ở dạng cơ cấu “22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư.”


Chạy chức, chạy quyền lại trở thành câu chuyện được nói nhiều năm nay, từ việc ĐBQH chất vấn ông Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, cho đến sự sốt ruột của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì “nghe đâu đâu cũng có nạn chạy”, và gần đây nhất là quan điểm luật hóa chạy chức, chạy quyền của PGS-TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia.

Với quan điểm hết sức rành mạch, rằng, việc luật hóa chạy công khai sẽ khiến “tiền nổi lên, nhà nước quản lý được.”, ông Nguyễn Hữu Tri đã cho thấy sự thừa nhận thất bại trong việc ngăn chặn nạn chạy việc, nói đúng hơn, ông gián tiếp nhận ra, nó là một phần của chế độ và không thể làm cách nào để loại bỏ nó được cả. 

Đó phải chăng là lý do chính đáng, khiến cho Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình phải khép vấn đề chạy chức quyền vào lĩnh lực nhạy cảm, tế nhị và cần lẩn tránh?

“Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” vốn là câu dạy đầu lòng của các bậc cha mẹ Việt Nam đã thể hiện phần nào về sự tha hóa trong lĩnh vực quản trị quyền lực nhà nước. 30% các vị công chức sáng cắp ô, cuối tháng lãnh lương (trong tổng số 2,8 triệu công chức).

Nhưng có một điều mà vị PGS-TS chưa nói hẳn, đó là bên cạnh việc chạy chức, chạy quyền bằng tiền, thì có một dạng khác cao cấp hơn, đó là cơ cấu quyền lực theo hướng COCC, mà dạng này chính là người đi tiên phong trong việc đẩy nhanh sự tha hóa, lũng đoạn quyền lực. Rất nhiều sự bổ nhiệm các anh tài nhỏ tuổi một cách đột ngột vào các tập đoàn, công ty, cơ quan nhà nước làm cho dư luận nổi sóng, giật mình bởi sự ngang nhiên, công khai, lạm dụng quyền hành của nó. Google lại có thêm một chức năng tra cứu thông tin người thân, mỗi khi có bất kỳ ai đề bạt ở chức vụ lớn, liền có từ khóa “ABC (tên người được đề bạt) là con của ai?” Và tất nhiên, Google không khiến cho người ta thất vọng, khi có hẳn một bóng dáng của ít nhất một vị quan chức nào đó sau lưng sự đề bạt đó. Chưa kể, còn nổi lên một dạng chạy chức, chạy quyền mới qua “thuyên chuyển công tác.”

Nguyên PTT Vũ Khoan, trong bài trả lời phỏng vấn báo Tầm nhìn, ông cũng thể hiện một nỗi bất lực rất riêng, bởi nhà nước đã không làm gì để ngăn chặn nạn chạy chức chạy quyền, ngay tầm T.Ư: “Nhưng tiếc rằng cho đến nay hầu như chưa phát hiện ra trường hợp nào như vậy cho dù ai cũng biết, ngay trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4 lần này cũng chưa nghe thấy ở đâu chỉ mặt gọi tên ra trường hợp nào “có máu mặt” cả?”

Vì thế, càng gần đến ngày Đại hội, thì nạn chạy chức, quyền càng xảy ra công khai hơn, quyết liệt hơn như đúng theo tinh thần “sôi nổi của Nghị quyết”, nhưng lần này, nó không ở một tầm thấp, ở các vị trí tập đoàn, công ty, cơ quan nhà nước nhỏ thường nữa, mà có dấu hiệu ở dạng cơ cấu “22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư.”

Những “suất ăn” thật hấp dẫn, không thể bị bỏ qua

Việc chạy chức quyền là lùi 1 nhảy 10, và vì thế dẫn đến một mệnh đề bắt buộc là phải có lời người ta mới chạy. Do đó, khi đã tại vị vào chức, người chạy sẽ ra sức phấn đấu lấy lại cả vốn lẫn lời – một ngành kinh doanh quyền lực siêu lợi nhuận. Do đó, mà có một thời điểm, khi trộm vào nhà quan chức thì tiền tỷ lại lộ ra.

Ví như: Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kontum Đặng Xuân Thọ, bị mất 65 cây vàng trị giá 2,782 tỷ đồng; Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn bị mất trên 1 tỷ đồng; bà Trần Thị Anh Đào cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An mất 57 lượng vàng; giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP HCM, ông Đào Anh Kiệt, bị trộm 1,6 tỷ đồng và 30.000 USD tại cơ quan; ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng….

Tiền mới chỉ là bước dạo đầu của hệ quả chạy chức quyền, cao hơn tiền chính là nảy sinh cơ cấu con cháu, họ hàng, người quen thân vào các chức vụ trong hệ thống quản trị nhà nước. Và điều này lại càng nguy hại hơn, khi nó là sự lợi dụng chức năng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trong thể chế. Chính nó đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các vị lãnh đạo cấp cao, cấp thấp trước khi về hưu đã kịp phóng bút để bổ nhiệm hàng loạt nhân sự con cháu, người quen… Như Đại tá Ngô Văn Chiến - Trưởng Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai trước khi về hưu đã bổ nhiệm đại úy Ngô Thành Công được bổ nhiệm vào vị trí Trạm trưởng Trạm Tuần tra kiểm soát giao thông Quốc lộ 51 (Phòng PC67- Công an Đồng Nai); nguyên giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau, ông Thái Văn Long ký nhiều quyết định bổ nhiệm 12 cán bộ không đúng tiêu chuẩn, trước khi về hưu giữa năm 2014; nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT, ông Nguyễn Văn Hóa bổ nhiệm, luân chuyển 29 cán bộ, nhân viên trước khi về hưu tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định; nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM, ông Nguyễn Thành Rum trước lúc nghỉ hưu ký hai đợt bổ nhiệm cán bộ; ông Trần Văn Truyền cũng không kém khi đã bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Vụ và tương đương…

Do đó, cái cách ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư truyền đạt ý kiến tại Hội nghị cán bộ công chức cơ quan, về việc Ban Tổ chức T.Ư sẽ tiếp tục xây dựng, trình các quy chế liên quan đến quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chặt chẽ hơn để ngăn ngừa tiêu cực, chống chạy chức, chạy quyền thay vì cơ chế phát hiện, tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân tài (thi tuyển công khai) cũng khiến nhiều người “tâm tư”, bởi cơ chế đề bạt/ luân chuyển cán bộ ồ ạt hiện nay cũng chính là hình thức chạy chức, chạy quyền mang tính chính danh.

Dù ông Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, ông cam kết sự tin tưởng tuyệt đối vào “bộ lọc dày” với 6 nơi đồng ý thì mới trình Ban Bí thư và Ban chấp hành T.Ư, cũng như dự kiến “trong thời kỳ đang làm quy trình xét đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển…, tức là từ khi Ban Tổ chức TƯ bắt đầu nhận hồ sơ cho đến khi kết thúc, tất cả cán bộ Ban Tổ chức T.Ư không được tiếp xúc với đối tượng có tên trong danh sách xem xét, dưới bất kỳ hình thức nào dù ở nhà, cơ quan hay quán xá, để cán bộ được thanh thản, công tâm, khách quan.” 

Nhưng điều đó có thể ngăn chặn dịch vụ SMS banking, Internet Banking? Và giao tiếp hay hệ thống internet – Liệu rằng, có phải chính điều này đã tạo cho “cán bộ được thanh thản” vì sự tiện ích của nó?

Vì thế, cái quyết tâm và sự tin tưởng của ông Tô Huy Rứa chẳng khác gì cái cách mà ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn từng thể hiện về chuyện đề bạt, chạy chức quyền: “Quan điểm của chúng tôi là phải thực hiện nghiêm túc thông qua quy trình công tác cán bộ, quy hoạch, lấy ý kiến cơ sở, đề bạt phải công khai, dân chủ” cách đây… 8 năm (2007-2015).

Nói nôm na, cả hệ thống chính trị từ trước đến nay đã tham gia vào việc lên án, chống chạy chức chạy quyền thông qua một… vở kịch mang tên “Đường đua trong bóng tối” do Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh làm kịch bản.

Do đó, người dân hay ngay cả các vị quan chức phải tự an ủi nhau rằng, nạn chạy chức, chạy quyền không phải là để mưa lợi cá nhân, mà là để người chạy “có cơ hội đóng góp được nhiều hơn”, và “Obama, Putin” còn chạy thì tại sao Việt Nam lại không? 

Loại bỏ cơ cấu, tuyển chọn công khai

Từ khóa XI, ông Lê Văn Cuông (ĐB Thanh Hóa) từng nhiều lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung về nạn chạy chức, chạy quyền. Ông thẳng thắng bác bỏ những giải pháp mang tính chung chung như “xử lý nghiêm minh, cơ chế xử lý nghiêm” bởi vì: “Có bắt được đâu mà xử. Cơ chế như hiện nay chỉ béo bở cho những người biết chạy, tích cực chạy. Phải thay đổi cơ chế, áp dụng cách thức bầu chọn dân chủ thì mới có được cán bộ đủ năng lực, phẩm chất.”

Bầu chọn dân chủ, hay cách thức tuyển chọn công chức thông qua hình thức thi tuyển công khai, đặc biệt đối với chức danh lãnh đạo gần như là giải pháp duy nhất cho vấn đề chặt bỏ nạn chạy chức, chạy quyền. Nó cho phép mở rộng thực sự quyền giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân…

Vừa qua, Bộ GT-VT đã tổ chức thi tuyển ở 5 vị trí lãnh đạo chủ chốt đó là: Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Vụ trưởng Vụ ATGT, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN và mới đây nhất là Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Dũng, hoan nghênh bước đi này (thi cử công khai sẽ hạn chế chạy chọt, xin xỏ khi căn cứ vào số điểm từng người đạt được) của Bộ GT-VT, và ông ví von nó như là “cánh én báo hiệu mùa xuân của một nền quản trị minh bạch.”

Tuy nhiên, việc tổ chức công khai, minh bạch thi tuyển chức danh lãnh đạo lại vấp phải nhiều trở lực lớn, đó là công tác quy hoạch và cơ cấu cán bộ (theo quy định công tác cán bộ của Đảng) - một hình thức thuộc về bổ sung nhân lực nguồn của cơ chế.

Dù từ năm 2013, Hà Nội có chủ trương và giao Sở Nội vụ TP nghiên cứu triển khai thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo tại một số cơ quan thuộc TP, tuy nhiên đến nay TP chưa tổ chức được kỳ thi nào. Lý do nằm ở Đề án này vẫn đang được các cơ quan chức năng xây dựng. Và “Đề án là thông tin mật nên chúng tôi chưa thể công bố gì”, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, ông Ngô Anh Tuấn cho hay.

Và ngay như việc thi tuyển ở Bộ GT-VT lại bó hẹp đối tượng tham tuyển, cụ thể là phải nằm trong nguồn quy hoạch như Bộ GT-VT.

Do đó, “nguồn quy hoạch, cơ cấu cán bộ” làm giảm đi tính cạnh tranh, minh bạch, khách quan cũng như đổi mới trong công tác cán bộ và chọn người có năng lực thực sự… Vẫn phát sinh ra các hiện tượng tiêu cực thân quen, đi đêm…

Giải pháp vì thế dù là một bước đi, nhưng lại mang tính nửa vời.

Thế nên, để đảm bảo ngăn chặn được nạn chạy chức quyền thông qua thi tuyển công khai, thì cần phải loại bỏ dần diện cán bộ quy hoạch, cán bộ nguồn và quá trình tổ chức thi tuyển, và cần thiết phải có một sự giám sát của một cơ quan độc lập.

Trong khi chờ lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước loại bỏ cơ chế cơ cấu, quy hoạch, thay bằng việc tuyển chọn công khai ở cấp cơ sở, đối với các chức danh cao cấp thì tiến hành tự do ứng cử, bầu cử, vận động công khai thì từ đây đến đó, các hội đoàn dân sự xã hội cần phải ra sức thúc đẩy, vận động tiến trình xóa cơ chế cán bộ như trên.
http://www.ijavn.org/2015/01/chay-chuc-quyen-obama-putin-con-chay.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chạy chức quyền: “Obama, Putin còn chạy thì sao Việt Nam lại không?”

Càng gần đến ngày Đại hội, nạn chạy chức, quyền càng xảy ra công khai hơn, quyết liệt hơn như đúng theo tinh thần “sôi nổi của Nghị quyết”. Nhưng lần này, nó không ở tầm thấp
Lê Quang

(VNTB) - Càng gần đến ngày Đại hội, nạn chạy chức, quyền càng xảy ra công khai hơn, quyết liệt hơn như đúng theo tinh thần “sôi nổi của Nghị quyết”. Nhưng lần này, nó không ở tầm thấp mà có dấu hiệu ở dạng cơ cấu “22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư.”


Chạy chức, chạy quyền lại trở thành câu chuyện được nói nhiều năm nay, từ việc ĐBQH chất vấn ông Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, cho đến sự sốt ruột của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì “nghe đâu đâu cũng có nạn chạy”, và gần đây nhất là quan điểm luật hóa chạy chức, chạy quyền của PGS-TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia.

Với quan điểm hết sức rành mạch, rằng, việc luật hóa chạy công khai sẽ khiến “tiền nổi lên, nhà nước quản lý được.”, ông Nguyễn Hữu Tri đã cho thấy sự thừa nhận thất bại trong việc ngăn chặn nạn chạy việc, nói đúng hơn, ông gián tiếp nhận ra, nó là một phần của chế độ và không thể làm cách nào để loại bỏ nó được cả. 

Đó phải chăng là lý do chính đáng, khiến cho Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình phải khép vấn đề chạy chức quyền vào lĩnh lực nhạy cảm, tế nhị và cần lẩn tránh?

“Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” vốn là câu dạy đầu lòng của các bậc cha mẹ Việt Nam đã thể hiện phần nào về sự tha hóa trong lĩnh vực quản trị quyền lực nhà nước. 30% các vị công chức sáng cắp ô, cuối tháng lãnh lương (trong tổng số 2,8 triệu công chức).

Nhưng có một điều mà vị PGS-TS chưa nói hẳn, đó là bên cạnh việc chạy chức, chạy quyền bằng tiền, thì có một dạng khác cao cấp hơn, đó là cơ cấu quyền lực theo hướng COCC, mà dạng này chính là người đi tiên phong trong việc đẩy nhanh sự tha hóa, lũng đoạn quyền lực. Rất nhiều sự bổ nhiệm các anh tài nhỏ tuổi một cách đột ngột vào các tập đoàn, công ty, cơ quan nhà nước làm cho dư luận nổi sóng, giật mình bởi sự ngang nhiên, công khai, lạm dụng quyền hành của nó. Google lại có thêm một chức năng tra cứu thông tin người thân, mỗi khi có bất kỳ ai đề bạt ở chức vụ lớn, liền có từ khóa “ABC (tên người được đề bạt) là con của ai?” Và tất nhiên, Google không khiến cho người ta thất vọng, khi có hẳn một bóng dáng của ít nhất một vị quan chức nào đó sau lưng sự đề bạt đó. Chưa kể, còn nổi lên một dạng chạy chức, chạy quyền mới qua “thuyên chuyển công tác.”

Nguyên PTT Vũ Khoan, trong bài trả lời phỏng vấn báo Tầm nhìn, ông cũng thể hiện một nỗi bất lực rất riêng, bởi nhà nước đã không làm gì để ngăn chặn nạn chạy chức chạy quyền, ngay tầm T.Ư: “Nhưng tiếc rằng cho đến nay hầu như chưa phát hiện ra trường hợp nào như vậy cho dù ai cũng biết, ngay trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4 lần này cũng chưa nghe thấy ở đâu chỉ mặt gọi tên ra trường hợp nào “có máu mặt” cả?”

Vì thế, càng gần đến ngày Đại hội, thì nạn chạy chức, quyền càng xảy ra công khai hơn, quyết liệt hơn như đúng theo tinh thần “sôi nổi của Nghị quyết”, nhưng lần này, nó không ở một tầm thấp, ở các vị trí tập đoàn, công ty, cơ quan nhà nước nhỏ thường nữa, mà có dấu hiệu ở dạng cơ cấu “22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư.”

Những “suất ăn” thật hấp dẫn, không thể bị bỏ qua

Việc chạy chức quyền là lùi 1 nhảy 10, và vì thế dẫn đến một mệnh đề bắt buộc là phải có lời người ta mới chạy. Do đó, khi đã tại vị vào chức, người chạy sẽ ra sức phấn đấu lấy lại cả vốn lẫn lời – một ngành kinh doanh quyền lực siêu lợi nhuận. Do đó, mà có một thời điểm, khi trộm vào nhà quan chức thì tiền tỷ lại lộ ra.

Ví như: Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kontum Đặng Xuân Thọ, bị mất 65 cây vàng trị giá 2,782 tỷ đồng; Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn bị mất trên 1 tỷ đồng; bà Trần Thị Anh Đào cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An mất 57 lượng vàng; giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP HCM, ông Đào Anh Kiệt, bị trộm 1,6 tỷ đồng và 30.000 USD tại cơ quan; ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng….

Tiền mới chỉ là bước dạo đầu của hệ quả chạy chức quyền, cao hơn tiền chính là nảy sinh cơ cấu con cháu, họ hàng, người quen thân vào các chức vụ trong hệ thống quản trị nhà nước. Và điều này lại càng nguy hại hơn, khi nó là sự lợi dụng chức năng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trong thể chế. Chính nó đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các vị lãnh đạo cấp cao, cấp thấp trước khi về hưu đã kịp phóng bút để bổ nhiệm hàng loạt nhân sự con cháu, người quen… Như Đại tá Ngô Văn Chiến - Trưởng Phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai trước khi về hưu đã bổ nhiệm đại úy Ngô Thành Công được bổ nhiệm vào vị trí Trạm trưởng Trạm Tuần tra kiểm soát giao thông Quốc lộ 51 (Phòng PC67- Công an Đồng Nai); nguyên giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau, ông Thái Văn Long ký nhiều quyết định bổ nhiệm 12 cán bộ không đúng tiêu chuẩn, trước khi về hưu giữa năm 2014; nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT, ông Nguyễn Văn Hóa bổ nhiệm, luân chuyển 29 cán bộ, nhân viên trước khi về hưu tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định; nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM, ông Nguyễn Thành Rum trước lúc nghỉ hưu ký hai đợt bổ nhiệm cán bộ; ông Trần Văn Truyền cũng không kém khi đã bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Vụ và tương đương…

Do đó, cái cách ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư truyền đạt ý kiến tại Hội nghị cán bộ công chức cơ quan, về việc Ban Tổ chức T.Ư sẽ tiếp tục xây dựng, trình các quy chế liên quan đến quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chặt chẽ hơn để ngăn ngừa tiêu cực, chống chạy chức, chạy quyền thay vì cơ chế phát hiện, tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân tài (thi tuyển công khai) cũng khiến nhiều người “tâm tư”, bởi cơ chế đề bạt/ luân chuyển cán bộ ồ ạt hiện nay cũng chính là hình thức chạy chức, chạy quyền mang tính chính danh.

Dù ông Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, ông cam kết sự tin tưởng tuyệt đối vào “bộ lọc dày” với 6 nơi đồng ý thì mới trình Ban Bí thư và Ban chấp hành T.Ư, cũng như dự kiến “trong thời kỳ đang làm quy trình xét đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển…, tức là từ khi Ban Tổ chức TƯ bắt đầu nhận hồ sơ cho đến khi kết thúc, tất cả cán bộ Ban Tổ chức T.Ư không được tiếp xúc với đối tượng có tên trong danh sách xem xét, dưới bất kỳ hình thức nào dù ở nhà, cơ quan hay quán xá, để cán bộ được thanh thản, công tâm, khách quan.” 

Nhưng điều đó có thể ngăn chặn dịch vụ SMS banking, Internet Banking? Và giao tiếp hay hệ thống internet – Liệu rằng, có phải chính điều này đã tạo cho “cán bộ được thanh thản” vì sự tiện ích của nó?

Vì thế, cái quyết tâm và sự tin tưởng của ông Tô Huy Rứa chẳng khác gì cái cách mà ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn từng thể hiện về chuyện đề bạt, chạy chức quyền: “Quan điểm của chúng tôi là phải thực hiện nghiêm túc thông qua quy trình công tác cán bộ, quy hoạch, lấy ý kiến cơ sở, đề bạt phải công khai, dân chủ” cách đây… 8 năm (2007-2015).

Nói nôm na, cả hệ thống chính trị từ trước đến nay đã tham gia vào việc lên án, chống chạy chức chạy quyền thông qua một… vở kịch mang tên “Đường đua trong bóng tối” do Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh làm kịch bản.

Do đó, người dân hay ngay cả các vị quan chức phải tự an ủi nhau rằng, nạn chạy chức, chạy quyền không phải là để mưa lợi cá nhân, mà là để người chạy “có cơ hội đóng góp được nhiều hơn”, và “Obama, Putin” còn chạy thì tại sao Việt Nam lại không? 

Loại bỏ cơ cấu, tuyển chọn công khai

Từ khóa XI, ông Lê Văn Cuông (ĐB Thanh Hóa) từng nhiều lần chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung về nạn chạy chức, chạy quyền. Ông thẳng thắng bác bỏ những giải pháp mang tính chung chung như “xử lý nghiêm minh, cơ chế xử lý nghiêm” bởi vì: “Có bắt được đâu mà xử. Cơ chế như hiện nay chỉ béo bở cho những người biết chạy, tích cực chạy. Phải thay đổi cơ chế, áp dụng cách thức bầu chọn dân chủ thì mới có được cán bộ đủ năng lực, phẩm chất.”

Bầu chọn dân chủ, hay cách thức tuyển chọn công chức thông qua hình thức thi tuyển công khai, đặc biệt đối với chức danh lãnh đạo gần như là giải pháp duy nhất cho vấn đề chặt bỏ nạn chạy chức, chạy quyền. Nó cho phép mở rộng thực sự quyền giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân…

Vừa qua, Bộ GT-VT đã tổ chức thi tuyển ở 5 vị trí lãnh đạo chủ chốt đó là: Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Vụ trưởng Vụ ATGT, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN và mới đây nhất là Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Dũng, hoan nghênh bước đi này (thi cử công khai sẽ hạn chế chạy chọt, xin xỏ khi căn cứ vào số điểm từng người đạt được) của Bộ GT-VT, và ông ví von nó như là “cánh én báo hiệu mùa xuân của một nền quản trị minh bạch.”

Tuy nhiên, việc tổ chức công khai, minh bạch thi tuyển chức danh lãnh đạo lại vấp phải nhiều trở lực lớn, đó là công tác quy hoạch và cơ cấu cán bộ (theo quy định công tác cán bộ của Đảng) - một hình thức thuộc về bổ sung nhân lực nguồn của cơ chế.

Dù từ năm 2013, Hà Nội có chủ trương và giao Sở Nội vụ TP nghiên cứu triển khai thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo tại một số cơ quan thuộc TP, tuy nhiên đến nay TP chưa tổ chức được kỳ thi nào. Lý do nằm ở Đề án này vẫn đang được các cơ quan chức năng xây dựng. Và “Đề án là thông tin mật nên chúng tôi chưa thể công bố gì”, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, ông Ngô Anh Tuấn cho hay.

Và ngay như việc thi tuyển ở Bộ GT-VT lại bó hẹp đối tượng tham tuyển, cụ thể là phải nằm trong nguồn quy hoạch như Bộ GT-VT.

Do đó, “nguồn quy hoạch, cơ cấu cán bộ” làm giảm đi tính cạnh tranh, minh bạch, khách quan cũng như đổi mới trong công tác cán bộ và chọn người có năng lực thực sự… Vẫn phát sinh ra các hiện tượng tiêu cực thân quen, đi đêm…

Giải pháp vì thế dù là một bước đi, nhưng lại mang tính nửa vời.

Thế nên, để đảm bảo ngăn chặn được nạn chạy chức quyền thông qua thi tuyển công khai, thì cần phải loại bỏ dần diện cán bộ quy hoạch, cán bộ nguồn và quá trình tổ chức thi tuyển, và cần thiết phải có một sự giám sát của một cơ quan độc lập.

Trong khi chờ lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước loại bỏ cơ chế cơ cấu, quy hoạch, thay bằng việc tuyển chọn công khai ở cấp cơ sở, đối với các chức danh cao cấp thì tiến hành tự do ứng cử, bầu cử, vận động công khai thì từ đây đến đó, các hội đoàn dân sự xã hội cần phải ra sức thúc đẩy, vận động tiến trình xóa cơ chế cán bộ như trên.
http://www.ijavn.org/2015/01/chay-chuc-quyen-obama-putin-con-chay.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm