Quán Bên Đường
Chạy trốn ngày 30/4
Câu chuyện xảy ra vào những ngày này của 40 năm về trước. Khi đó bà ngoại tôi là một nhân viên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ, và bà thấy được tình hình là miền Nam có thể bị thất thủ.
Một góc đổ nát của Sài Gòn ngày 30/4/1975
Câu chuyện xảy ra vào những ngày này của 40 năm về trước. Khi đó bà
ngoại tôi là một nhân viên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ, và bà thấy được
tình hình là miền Nam có thể bị thất thủ.
Vì khi đó các tin tức từ chiến trường liên tục gửi về, nên bà đã quyết
định xin visa cho tất cả những thành viên trong gia đình gồm ông bà các
cậu dì và mẹ tôi. Nhưng khi có visa rồi bà cùng ông của tôi, khi đó ông
đang là một sỹ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, còn do dự vẫn chưa
muốn ra đi vì khi đó quá nhiều người đang rất cần sự giúp đỡ.
Bà tôi kể rằng khi đó trong Đại sứ quán Mỹ có hàng trăm và bên ngoài có
hàng ngàn người đang chờ để có được visa và mong được các máy bay trực
thăng đưa người Mỹ cũng như họ thoát khỏi Sài Gòn theo chương trình
"Operation Frequent Wind" (chương trình di tản những người Mỹ rời khỏi
Sài Gòn).
Khi đó, bà tôi đã cố gắng để thuyết phục những sỹ quan Mỹ cho những
người Việt Nam vô sân Đại sứ quán càng nhiều càng tốt. Nhưng rồi những
biến động xảy ra ngày một dồn dập và dường như Sài Gòn không thể cầm cự
được nữa, nên ông tôi đã bảo bà cùng cậu dì tôi đến sân bay Tân Sơn Nhứt
để lên máy bay rời khỏi Sài Gòn, mà đó cũng là chuyến bay Air Vietnam
cuối cùng rời khỏi Sài Gòn vào ngày 27-4-1975. Vì sau đó quân Bắc Việt
đã pháo kích vào sân bay làm cho những chuyến bay không thể cất cánh
được nữa.
Riêng ông tôi và mẹ tôi thì vẫn ở lại để cố gắng giúp những người Mỹ và
những người Việt Nam lên những chuyến bay trực thăng rời khỏi Sài Gòn.
Đến ngày 30-4-1975, sáng đó mẹ tôi nhận lời một người bạn để giúp gia
đình của cô ấy cùng lên trực thăng để rời khỏi Sài Gòn. Nhưng khi quân
Bắc Việt ủi sập cổng Dinh Độc Lập thì bắt buộc máy bay mà ông tôi đang ở
đó bắt buộc phải bay đi ngay, nhưng mẹ tôi vẫn chưa đến nên ông tôi
quyết định ở lại để chờ mẹ tôi.
Tuy nhiên, khi đó những người trên máy bay đã cố kéo ông lên đi cùng vì
họ biết rằng nếu ông tôi ở lại thì sẽ chỉ con đường chết. Và rồi chiếc
máy bay có lẽ là cuối cùng đó đã đưa ông tôi cùng nhiều người khác bay
ra hải phận Quốc tế để hạ cánh trên những chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ
hoặc Hải quân Việt Nam.
Cuối cùng, thì máy bay cũng hạ cánh xuống một chiến hạm của Hải quân
Việt Nam. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc, khi những chiến hạm của Hải quân
Việt Nam đến gần Philippines thì họ lại không cho tàu của Việt Nam vào
và họ bảo rằng Sài Gòn đã thất thủ nên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không
còn trên bản đồ thế giới nữa.
Cho nên, những người trên tàu quyết định hạ cờ VNCH xuống và đưa cờ Hoa
Kỳ lên. Hải quân VNCH đã hát Quốc ca và chào cờ lần cuối. Họ hát trong
ngậm ngùi và nước mắt vì biết rằng hôm nay là cuộc hành trình cuối cùng
của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Khi sang được đến Mỹ vào đầu tháng 5 năm 1975, ông bà và cậu dì của tôi
vẫn chưa gặp được nhau vì mỗi người được đưa đến mỗi nơi khác nhau.
Mãi đến hơn một năm sau mới có thể gặp lại nhau và họ chọn định cư tại California.
Riêng mẹ tôi, mãi đến 20 năm sau, khi ông bà tôi về Việt Nam thì cả nhà mới đoàn tụ.
Đức Nguyễn
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
(BBC)
Chạy trốn ngày 30/4
Câu chuyện xảy ra vào những ngày này của 40 năm về trước. Khi đó bà ngoại tôi là một nhân viên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ, và bà thấy được tình hình là miền Nam có thể bị thất thủ.
Một góc đổ nát của Sài Gòn ngày 30/4/1975
Câu chuyện xảy ra vào những ngày này của 40 năm về trước. Khi đó bà
ngoại tôi là một nhân viên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ, và bà thấy được
tình hình là miền Nam có thể bị thất thủ.
Vì khi đó các tin tức từ chiến trường liên tục gửi về, nên bà đã quyết
định xin visa cho tất cả những thành viên trong gia đình gồm ông bà các
cậu dì và mẹ tôi. Nhưng khi có visa rồi bà cùng ông của tôi, khi đó ông
đang là một sỹ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, còn do dự vẫn chưa
muốn ra đi vì khi đó quá nhiều người đang rất cần sự giúp đỡ.
Bà tôi kể rằng khi đó trong Đại sứ quán Mỹ có hàng trăm và bên ngoài có
hàng ngàn người đang chờ để có được visa và mong được các máy bay trực
thăng đưa người Mỹ cũng như họ thoát khỏi Sài Gòn theo chương trình
"Operation Frequent Wind" (chương trình di tản những người Mỹ rời khỏi
Sài Gòn).
Khi đó, bà tôi đã cố gắng để thuyết phục những sỹ quan Mỹ cho những
người Việt Nam vô sân Đại sứ quán càng nhiều càng tốt. Nhưng rồi những
biến động xảy ra ngày một dồn dập và dường như Sài Gòn không thể cầm cự
được nữa, nên ông tôi đã bảo bà cùng cậu dì tôi đến sân bay Tân Sơn Nhứt
để lên máy bay rời khỏi Sài Gòn, mà đó cũng là chuyến bay Air Vietnam
cuối cùng rời khỏi Sài Gòn vào ngày 27-4-1975. Vì sau đó quân Bắc Việt
đã pháo kích vào sân bay làm cho những chuyến bay không thể cất cánh
được nữa.
Riêng ông tôi và mẹ tôi thì vẫn ở lại để cố gắng giúp những người Mỹ và
những người Việt Nam lên những chuyến bay trực thăng rời khỏi Sài Gòn.
Đến ngày 30-4-1975, sáng đó mẹ tôi nhận lời một người bạn để giúp gia
đình của cô ấy cùng lên trực thăng để rời khỏi Sài Gòn. Nhưng khi quân
Bắc Việt ủi sập cổng Dinh Độc Lập thì bắt buộc máy bay mà ông tôi đang ở
đó bắt buộc phải bay đi ngay, nhưng mẹ tôi vẫn chưa đến nên ông tôi
quyết định ở lại để chờ mẹ tôi.
Tuy nhiên, khi đó những người trên máy bay đã cố kéo ông lên đi cùng vì
họ biết rằng nếu ông tôi ở lại thì sẽ chỉ con đường chết. Và rồi chiếc
máy bay có lẽ là cuối cùng đó đã đưa ông tôi cùng nhiều người khác bay
ra hải phận Quốc tế để hạ cánh trên những chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ
hoặc Hải quân Việt Nam.
Cuối cùng, thì máy bay cũng hạ cánh xuống một chiến hạm của Hải quân
Việt Nam. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc, khi những chiến hạm của Hải quân
Việt Nam đến gần Philippines thì họ lại không cho tàu của Việt Nam vào
và họ bảo rằng Sài Gòn đã thất thủ nên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không
còn trên bản đồ thế giới nữa.
Cho nên, những người trên tàu quyết định hạ cờ VNCH xuống và đưa cờ Hoa
Kỳ lên. Hải quân VNCH đã hát Quốc ca và chào cờ lần cuối. Họ hát trong
ngậm ngùi và nước mắt vì biết rằng hôm nay là cuộc hành trình cuối cùng
của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Khi sang được đến Mỹ vào đầu tháng 5 năm 1975, ông bà và cậu dì của tôi
vẫn chưa gặp được nhau vì mỗi người được đưa đến mỗi nơi khác nhau.
Mãi đến hơn một năm sau mới có thể gặp lại nhau và họ chọn định cư tại California.
Riêng mẹ tôi, mãi đến 20 năm sau, khi ông bà tôi về Việt Nam thì cả nhà mới đoàn tụ.
Đức Nguyễn
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
(BBC)