Xe cán chó
Chết ở Mỹ, chôn ở VN
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
Sinh tử là quy luật
hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được.
Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị
cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
Nhà quàn Thiên Môn
chuẩn bị đưa thi hài của người đã mất ra phi trường gửi về Việt Nam.
Nói về chi phí, Tuấn Nguyễn cho biết: “Có hai trường hợp. Nếu gia đình cần
chúng tôi lo hết mọi thứ, từ giấy tờ ở đây và ở Việt Nam, cho đến di quàn về đến
tận nhà, thời gian mất một tuần. Gia đình không phải lo gì cả. Giá là $11,500.
Còn nếu gia đình lo giấy tờ ở Việt Nam, chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm giấy tờ ở
Mỹ và mang thi hài về đến phi trường thì thời gian là hai tuần. $9,500 là chi
phí tổng cộng khách hàng trả cho trường hợp này.”
Vì sao họ quay về?
Anh Tuấn Nguyễn cho rằng sở dĩ người Việt mình thích “quay trở về nằm ở quê hương” vì đó là tâm lý người Á Đông, nhất là người Việt Nam, khi mất đi rồi thì ai cũng muốn được nằm kề cận bà con dòng họ, vì “người Việt mình ... thích vui lắm!”
Nỗi niềm của người nằm lại
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
“Có những người tìm đến đây và hỏi ý kiến của tôi về việc khuyên bố, mẹ của họ
như thế nào khi mà các ông, bà cụ cứ muốn được chôn cất ở nơi chôn nhau cắt rốn,
nhưng con cái của họ thì lại muốn ông bà cụ chôn cất bên này để thuận tiện cho
những ngày giỗ kỵ,” anh Tuấn kể về những trường hợp mà anh gặp.
Kalynh Ngô
http://baomai.blogspot.com/2014/09/chet-o-my-chon-o-vn.html
Bao Mai Gửi Đến HNPD
Về bằng cách nào?
Tuấn Nguyễn, người
thành lập nhà quàn Thiên Môn, là người đến Mỹ từ lúc còn rất nhỏ tuổi, cho biết:
"30% những gia đình đến nhờ nhà quàn Thiên Môn mang thi hài người thân về
Việt Nam đều là người miền Nam. Và đặc biệt, tất cả họ là những người đã đặt
chân đến xứ sở này bằng con đường vượt biển.”
Anh Minh, cư dân của
thành phố Santa Ana, người vừa thực hiện xong ước nguyện cuối đời của mẹ mình
là di quan thi hài về Việt Nam, cho biết: “Gia đình tôi, bên này lẫn bên
Việt Nam, không phải lo gì cả ngoài tờ giấy chứng nhận của bác sĩ. Sau đó thì
nhà quàn Thiên Môn lo hết tất cả những gì còn lại, cả giấy tờ cần thiết bên Việt
Nam. Gần đến ngày thi hài mẹ tôi được đưa về đến Qui Nhơn, nhân viên của họ gọi
điện thoại cho chúng tôi biết để người nhà bên Việt Nam chuẩn bị. Sau đó, họ
mang thi hài mẹ tôi đến tận nhà."
Là một người lớn lên
ở Mỹ, nhưng vì tính chất công việc, anh Tuấn tìm hiểu rất nhiều về phong tục tập
quán của người Việt. Chính vì vậy, "chúng tôi cung cấp một dịch vụ chu
toàn từ phong tục truyền thống như ma chay, tụng liệm, cho đến đáp ứng thời
gian nhập quan theo ý của gia đình. Chúng tôi làm với một mức giá phù hợp với
người Việt.”
Nói thêm về công việc
của mình, Tuấn cho biết: “Tất cả những gì anh mong muốn là giúp cho người Việt
mình phương cách thỏa đáng nhất để cho dù có nằm lại đây thì sẽ là một lễ tang
đúng theo truyền thống, hay muốn đưa thi hài quay về cố hương thì cũng bằng dịch
vụ tốt nhất và khả thi nhất.”
“Trong dịch vụ này,
giai đoạn đầu tiên là lâu nhất. Đó là lúc chờ nhận tờ giấy 'chứng tử' từ bác sĩ
có thẩm quyền,” Tuấn nói về điều đầu tiên cần phải cho việc mang thi hài ra khỏi
nước Mỹ.
Điều này được ông
Khang Lê, chủ nhà quàn An Lạc cũng đồng ý: “Phần quan trọng nhất là giấy xác nhận
với chữ ký của bác sĩ thì việc di quan về Việt Nam mới thực hiện được. Tuy
nhiên không phải trường hợp nào cũng mau chóng. Vì có khi người bác sĩ đó bận
đi công tác hoặc vì một công việc gì đó thì thời gian sẽ bị lâu hơn.”
“Chúng tôi kết hợp với
một nhà quàn đối tác ở Việt Nam để thực hiện giai đoạn nhận thi hài ở phi trường
và mang đến tận nhà cho gia đình. Thời gian từ năm đến bảy ngày hoặc có thể lâu
hơn một chút,” ông Khang nói.
Cô Lynda Trần, quản
lý của nhà quàn Peek Funeral Home tọa lạc trên đường Bolsa có cách giải thích
rõ ràng hơn về những thủ tục pháp lý: “Chúng ta đang sống ở Mỹ, một đất nước
mà mạng sống của con người rất được trân quí. Xã hội này lo cho chúng ta từ sống
cho đến khi mất đi. Nói cách khác là cái chết của mỗi con người cũng phải được
chứng nhận rõ ràng. Nó liên quan đến luật pháp, đến y tế. Đó là lý do mà gia
đình phải có được tờ giấy chứng nhận người thân mình đã chết với chữ ký của bác
sĩ thì lúc đó những chuyện tiếp theo mới được tiến hành.”
Để chứng minh cho điều
mình nói, cô Lynda kể một trường hợp của một gia đình có người thân vừa mất:
“Đó là một người không có tiền sử bệnh nan y. Thế nhưng, trong một lần uống thuốc,
vì lý do gì đó mà viên thuốc khi vào trong đường thở, làm chặn lại đường hô hấp.
Trường hợp này phải đợi đến bác sĩ giảo khiệm, tìm ra nguyên do, sau đó gia
đình mới có được giấy phép để hỏa táng.”
Điều này cũng cùng
nhận định với anh Tuấn Nguyễn và ông Khang Lê về thủ tục pháp lý cần phải có đầu
tiên cho dịch vụ hậu sự, dù là hỏa táng ở Mỹ, chôn cất ở Mỹ hoặc đưa thi hài về
Việt Nam.
Một chia sẻ rất chân
thành của cô Lynda, đó là: “Với tôi, đây là một thủ tục rất tình người. Đó là
cái tình cho người ở lại. Người ở lại sẽ không bị liên lụy đến cái chết không
rõ nguyên nhân của người đã mất.”
Cô Lynda cho biết có
hai lựa chọn trong dịch vụ di quàn thi hài về Việt Nam. Lựa chọn thứ nhất là
Peek Funeral Home sẽ lo tất cả giấy tờ hậu sự cần thiết ở Mỹ và Việt Nam. Sau
đó, thi hài được đưa về đến tận gia đình.
Lựa chọn thứ hai là
gia đình ở Việt Nam tự đến phi trường để nhận thi hài người thân. Với lựa chọn
này, gia đình người mất phải cung cấp cho nhà quàn “Đơn xin nhận thi hài” (xin
bên phía Việt Nam). Sau khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Peek Funeral Home sẽ lo
phần “visa cho người chết” (theo cách nói của cô Lynda).
Bao nhiêu cho một lần
trở về?
“Đặc biệt, Thiên Môn
có một quy tắc, đó là khi mọi chuyện xong xuôi, chúng tôi mới lấy chi phí,” Tuấn
nói thêm.
"Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách."
"Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách."
Nhà quàn Thiên Môn
dùng giấy màu đỏ làm dấu hiệu để khi nhận thi hài biết đâu là vị trí của chân.
Anh Minh, người vừa
đưa thi hài mẹ của mình về Quy Nhơn cũng bày tỏ sự hài lòng và cả biết ơn với dịch
vụ của Thiên Môn, “xong xuôi hết chúng tôi mới phải trả tiền.”
Ông Khang Lê, nhà
quàn An Lạc, cho biết tổng chi phí một dịch vụ hậu sự mà An Lạc nhận sẽ bao gồm
từ việc lo tang lễ bên này, tùy theo tôn giáo từng gia đình, cho đến di quàn
thi hài người mất về đến Việt Nam là trên dưới $15 ngàn.
Tuy nhiên, ông Khang
Lê cho biết mức giá có thể cao hơn tùy theo loại quan tài mà gia đình sử dụng.
"Hình thức và cả
chất lượng,” ông nói.
Không chỉ áp dụng một
mức giá mà ông gọi là “dành cho người Việt,” ông Khang, một trong hai người Việt
ở Little Saigon được tiểu bang California cấp chứng nhận Funeral Director, cho
biết: “Đã sống đến tuổi này, tôi hiểu và chứng nghiệm rất rõ câu 'có nhân thì
có quả.' Công việc của chúng tôi thực sự gọi là giúp cho người đã chết. Và tôi
sẽ luôn luôn đặt chữ đạo đức lên hàng đầu.”
“Dù là Phật giáo hay
Công giáo, bất cứ lúc nào, dù là nửa đêm, tôi cũng có thể gọi giúp ngay một nhà
sư hay một cha xứ đến để đọc kinh cầu nguyện cho gia đình có hậu sự.”
Tuấn Nguyễn thì cho
biết thêm về những gì nhà quàn Thiên Môn có thể đáp ứng cho khách. "Người
Việt mình có một phong tục là coi ngày giờ tốt cho lễ nhập quan. Cho dù thời
gian đó là vào lúc nửa đêm, tôi vẫn thực hiện được.”
Ông Khang chia sẻ
thêm rằng ông đến với công việc này cũng vì “một phần là cái nghề, một phần là
không muốn người Việt mình ở đây bị các công ty nhà quàn của Mỹ 'bắt chẹt.'”
Ông kể ra một câu
chuyện vui mà ông cho là “không biết nên cười hay nên khóc.” Một người bạn nói
với ông “sau khi xem chi phí của dịch vụ mai táng của một số nơi, tôi tự nói với
mình là thôi mình khoan chết. Vì chết tốn tiền quá.”
Ông Khang chia sẻ:
“Những công ty nhà quàn của Mỹ nắm được tâm lý 'chịu chi' của người Việt Nam.
Chính vì vậy, họ thuê nhân viên là người Việt làm 'salesman' và cho người đó
tùy ý đưa ra giá cả. Những 'salesman' đó được tiền 'hoa hồng' trên giá mà họ
'bán' được cho khách hàng.”
“Đây gọi là kinh
doanh trên thân xác người chết,” ông nói.
Cô Lynda Trần cho biết
tổng chi phí của Peek Funeral Home cho dịch vụ di quàn thi hài vào khoảng
$7,000 - $15,000, tùy lựa chọn của gia đình. Chi phí khoảng $15,000 là cho những
gia đình muốn tổ chức tang lễ thăm viếng ở đây trước khi di quàn thi hài về Việt
Nam.
Tuấn Nguyễn cũng thế:
“Giá cả dịch vụ của tôi thấp hơn những công ty Mỹ hơn một nửa. Đơn giản vì công
ty Mỹ nắm được điểm mấu chốt của người Việt mình là rất trọng nghi thức như
chôn ở đâu, tang lễ thế nào. Tôi là người Việt nên tôi hiểu và tôi không để cho
người Việt của mình thiệt thòi.”
“Dù là công việc gì,
cũng phải cần đạo đức,” anh nhấn mạnh.
Nhà quàn An Lạc cũng
cho biết, so với di quàn thi hài, dịch vụ đưa tro cốt về Việt Nam không những dễ
mà chi phí còn thấp hơn rất nhiều.
Nhưng theo ông Khang
thì “không có nhiều người Việt hải ngoại chọn cách này. Thật sự cá nhân tôi
không rõ vì sao. Tôi chỉ đoán có thể là do phong tục tập quán của người Việt
mình là muốn con cháu nhìn mặt lần cuối.”
Riêng cô Lynda Trần
thì cho biết: “Khách hàng gần đây nhất của tôi là bác Trợ, ở ngay Santa Ana.
Chính tôi đã tư vấn cho bác ấy cách gửi tro cốt về Việt Nam bằng đường bưu điện,
với giá $100. Và bác cho tôi biết gia đình bên Việt Nam đã nhận được. Đó là một
trong những cách mà tôi nghĩ tôi có thể giúp cho cộng đồng của mình.”
"Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ," cô nói thêm.
"Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ," cô nói thêm.
Vì sao họ quay về?
Anh Tuấn Nguyễn cho rằng sở dĩ người Việt mình thích “quay trở về nằm ở quê hương” vì đó là tâm lý người Á Đông, nhất là người Việt Nam, khi mất đi rồi thì ai cũng muốn được nằm kề cận bà con dòng họ, vì “người Việt mình ... thích vui lắm!”
Ông Khang cũng nói rằng
đa số những người Việt đã mất ở xứ Mỹ và di quàn về Việt Nam là người miền Nam.
Theo suy nghĩ của riêng ông, đó là “do tâm lý thôi. Người miền Bắc có cuộc sống
chắt chiu hơn. Đối với họ 'chết đâu cũng là chết'.”
Chia sẻ từ cô Lynda
Trần thì: “Hầu như nhu cầu di quàn thi hài về Việt Nam thuộc về những người lớn
tuổi. Họ có bà con thân nhân ở Việt Nam nhiều hơn ở bên này. Cho nên khi mất rồi,
họ muốn quay trở về cố hương. Lá rụng về cội. Đó là ước nguyện của họ”
Đúng vậy. Đó cũng
chính là nỗi niềm của bác Xuân, một người cao niên sống ở Santa Ana, đặt chân đến
Hoa Kỳ từ những năm 80, tâm sự rằng “Tôi hay nói với tụi nhỏ ở nhà tôi là ông
bà mình xưa nay có câu 'sống gởi, thác về' ý để nói vợ chồng tôi vẫn muốn quay
về 'kề cận' bên ông bà khi đến 'ngày trăm tuổi.'”
Đó là lý do vì sao
mà người mẹ quá cố của Minh nhắn gửi trước khi mất rằng bà không muốn thiêu hay
chôn ở đây, mà bà “muốn được trở về nằm cạnh phần mộ của họ hàng.”
Không phải chỉ riêng
những người lớn tuổi vừa mới đến Mỹ đoàn tụ gia đình, con cháu mới có mong muốn
ấy. Mà họ còn là những người tìm đường thoát đến xứ tự do khi tuổi đời còn rất
trẻ và đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người. Con cháu của họ giờ đây là thế hệ thứ
hai, thứ ba của nước Mỹ.
Và đó còn là những
người chưa từng một lần quay trở lại quê hương trong mấy mươi năm họ xa xứ.
Đó là trường hợp của
bác Bình Nguyễn, một người Việt tị nạn ở Mỹ gần 40 năm: “Gia đình tôi làm nghề
đánh cá. Tôi cùng với anh em trong nhà là dân đi biển. Năm đó tôi cùng với hai
người anh đánh tàu tìm đường thoát đi. Chúng tôi may mắn vượt biển thành công
và định cư ở Mỹ từ năm 1975 đến nay. Anh em chúng tôi mỗi người sống một
tiểu bang khác nhau. Tôi ở Philadelphia, còn hai người anh thì ở Houston. Bao
nhiêu năm nay tôi chưa một lần về thăm quê nhà. Nhưng tôi vẫn nói với con của
mình là sau khi tôi mất, hãy mang tôi về chôn cất bên cạnh ông bà tổ tiên.”
“Lá rụng về cội mà,”
bác Bình nói, mắt nheo nheo để lộ những vết tích thời gian trên gương mặt.
Nỗi niềm của người nằm lại
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
Nơi yên nghỉ cho
những người ở lại ở Memoral Park
|
“Nói riêng cộng đồng chúng ta ở Little Saigon này thì số người nằm lại cũng
tương đương với số người chúng tôi di quàn về Việt Nam. Có thể nói là 50-50.
Không phải gia đình nào cũng có chung một cách giải quyết cho việc hậu sự của
người thân của mình. Vì còn tùy hoàn cảnh từng gia đình. ” Tuấn Nguyễn nói về
những trường hợp khác mà anh từng gặp.
Hoàn cảnh mà Tuấn
nói đến là những gia đình không còn ai ở lại Việt Nam.
Bác Hồng ở Hội Người
Già Westminster cho biết mình vừa đến Mỹ đoàn tụ con cháu chỉ vỏn vẹn gần ba
năm. Cho nên “nhớ Việt Nam lắm. Nhớ bà con láng giềng hủ hỉ sớm tối,” bác tâm sự.
Nhưng nói đến “ngày
trăm tuổi” của mình, bác Hồng không nghĩ rằng mình sẽ lựa chọn quay về quê
hương. Vì “tôi là người cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Con cháu của tôi đều ở đây
hết. Công việc làm tụi nó sẽ không cho phép tụi nó đi về thường xuyên để lo mồ
mả,” bác nói.
Bác Hồng là một
trong những người biết rằng ngày mình nằm xuống, nơi này sẽ là nơi mình gửi
thân. Và bác chấp nhận điều ấy, vì con cháu của mình.
Thế nhưng, “cá nhân
tôi vẫn nghĩ rằng tôi sẽ làm theo mong muốn cuối cùng của ba mẹ tôi. Vì đơn giản,
tôi nghĩ đó là bổn phận một người con.”
“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”
Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.
“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”
Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.
http://baomai.blogspot.com/2014/09/chet-o-my-chon-o-vn.html
Bao Mai Gửi Đến HNPD
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Chết ở Mỹ, chôn ở VN
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
Về bằng cách nào?
Tuấn Nguyễn, người
thành lập nhà quàn Thiên Môn, là người đến Mỹ từ lúc còn rất nhỏ tuổi, cho biết:
"30% những gia đình đến nhờ nhà quàn Thiên Môn mang thi hài người thân về
Việt Nam đều là người miền Nam. Và đặc biệt, tất cả họ là những người đã đặt
chân đến xứ sở này bằng con đường vượt biển.”
Anh Minh, cư dân của
thành phố Santa Ana, người vừa thực hiện xong ước nguyện cuối đời của mẹ mình
là di quan thi hài về Việt Nam, cho biết: “Gia đình tôi, bên này lẫn bên
Việt Nam, không phải lo gì cả ngoài tờ giấy chứng nhận của bác sĩ. Sau đó thì
nhà quàn Thiên Môn lo hết tất cả những gì còn lại, cả giấy tờ cần thiết bên Việt
Nam. Gần đến ngày thi hài mẹ tôi được đưa về đến Qui Nhơn, nhân viên của họ gọi
điện thoại cho chúng tôi biết để người nhà bên Việt Nam chuẩn bị. Sau đó, họ
mang thi hài mẹ tôi đến tận nhà."
Là một người lớn lên
ở Mỹ, nhưng vì tính chất công việc, anh Tuấn tìm hiểu rất nhiều về phong tục tập
quán của người Việt. Chính vì vậy, "chúng tôi cung cấp một dịch vụ chu
toàn từ phong tục truyền thống như ma chay, tụng liệm, cho đến đáp ứng thời
gian nhập quan theo ý của gia đình. Chúng tôi làm với một mức giá phù hợp với
người Việt.”
Nói thêm về công việc
của mình, Tuấn cho biết: “Tất cả những gì anh mong muốn là giúp cho người Việt
mình phương cách thỏa đáng nhất để cho dù có nằm lại đây thì sẽ là một lễ tang
đúng theo truyền thống, hay muốn đưa thi hài quay về cố hương thì cũng bằng dịch
vụ tốt nhất và khả thi nhất.”
“Trong dịch vụ này,
giai đoạn đầu tiên là lâu nhất. Đó là lúc chờ nhận tờ giấy 'chứng tử' từ bác sĩ
có thẩm quyền,” Tuấn nói về điều đầu tiên cần phải cho việc mang thi hài ra khỏi
nước Mỹ.
Điều này được ông
Khang Lê, chủ nhà quàn An Lạc cũng đồng ý: “Phần quan trọng nhất là giấy xác nhận
với chữ ký của bác sĩ thì việc di quan về Việt Nam mới thực hiện được. Tuy
nhiên không phải trường hợp nào cũng mau chóng. Vì có khi người bác sĩ đó bận
đi công tác hoặc vì một công việc gì đó thì thời gian sẽ bị lâu hơn.”
“Chúng tôi kết hợp với
một nhà quàn đối tác ở Việt Nam để thực hiện giai đoạn nhận thi hài ở phi trường
và mang đến tận nhà cho gia đình. Thời gian từ năm đến bảy ngày hoặc có thể lâu
hơn một chút,” ông Khang nói.
Cô Lynda Trần, quản
lý của nhà quàn Peek Funeral Home tọa lạc trên đường Bolsa có cách giải thích
rõ ràng hơn về những thủ tục pháp lý: “Chúng ta đang sống ở Mỹ, một đất nước
mà mạng sống của con người rất được trân quí. Xã hội này lo cho chúng ta từ sống
cho đến khi mất đi. Nói cách khác là cái chết của mỗi con người cũng phải được
chứng nhận rõ ràng. Nó liên quan đến luật pháp, đến y tế. Đó là lý do mà gia
đình phải có được tờ giấy chứng nhận người thân mình đã chết với chữ ký của bác
sĩ thì lúc đó những chuyện tiếp theo mới được tiến hành.”
Để chứng minh cho điều
mình nói, cô Lynda kể một trường hợp của một gia đình có người thân vừa mất:
“Đó là một người không có tiền sử bệnh nan y. Thế nhưng, trong một lần uống thuốc,
vì lý do gì đó mà viên thuốc khi vào trong đường thở, làm chặn lại đường hô hấp.
Trường hợp này phải đợi đến bác sĩ giảo khiệm, tìm ra nguyên do, sau đó gia
đình mới có được giấy phép để hỏa táng.”
Điều này cũng cùng
nhận định với anh Tuấn Nguyễn và ông Khang Lê về thủ tục pháp lý cần phải có đầu
tiên cho dịch vụ hậu sự, dù là hỏa táng ở Mỹ, chôn cất ở Mỹ hoặc đưa thi hài về
Việt Nam.
Một chia sẻ rất chân
thành của cô Lynda, đó là: “Với tôi, đây là một thủ tục rất tình người. Đó là
cái tình cho người ở lại. Người ở lại sẽ không bị liên lụy đến cái chết không
rõ nguyên nhân của người đã mất.”
Cô Lynda cho biết có
hai lựa chọn trong dịch vụ di quàn thi hài về Việt Nam. Lựa chọn thứ nhất là
Peek Funeral Home sẽ lo tất cả giấy tờ hậu sự cần thiết ở Mỹ và Việt Nam. Sau
đó, thi hài được đưa về đến tận gia đình.
Lựa chọn thứ hai là
gia đình ở Việt Nam tự đến phi trường để nhận thi hài người thân. Với lựa chọn
này, gia đình người mất phải cung cấp cho nhà quàn “Đơn xin nhận thi hài” (xin
bên phía Việt Nam). Sau khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Peek Funeral Home sẽ lo
phần “visa cho người chết” (theo cách nói của cô Lynda).
Bao nhiêu cho một lần
trở về?
“Đặc biệt, Thiên Môn
có một quy tắc, đó là khi mọi chuyện xong xuôi, chúng tôi mới lấy chi phí,” Tuấn
nói thêm.
"Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách."
"Những gia đình nào muốn làm tang lễ cho bạn bè, thân hữu thăm viếng, chúng tôi sẽ giúp tổ chức phần đó. Sau khi xong, chúng tôi đưa quan tài về Việt Nam. Thường thì công ty của tôi gửi qua Thai Airway, một loại máy bay cargo, không dùng để chở hành khách."
Nhà quàn Thiên Môn
dùng giấy màu đỏ làm dấu hiệu để khi nhận thi hài biết đâu là vị trí của chân.
Anh Minh, người vừa
đưa thi hài mẹ của mình về Quy Nhơn cũng bày tỏ sự hài lòng và cả biết ơn với dịch
vụ của Thiên Môn, “xong xuôi hết chúng tôi mới phải trả tiền.”
Ông Khang Lê, nhà
quàn An Lạc, cho biết tổng chi phí một dịch vụ hậu sự mà An Lạc nhận sẽ bao gồm
từ việc lo tang lễ bên này, tùy theo tôn giáo từng gia đình, cho đến di quàn
thi hài người mất về đến Việt Nam là trên dưới $15 ngàn.
Tuy nhiên, ông Khang
Lê cho biết mức giá có thể cao hơn tùy theo loại quan tài mà gia đình sử dụng.
"Hình thức và cả
chất lượng,” ông nói.
Không chỉ áp dụng một
mức giá mà ông gọi là “dành cho người Việt,” ông Khang, một trong hai người Việt
ở Little Saigon được tiểu bang California cấp chứng nhận Funeral Director, cho
biết: “Đã sống đến tuổi này, tôi hiểu và chứng nghiệm rất rõ câu 'có nhân thì
có quả.' Công việc của chúng tôi thực sự gọi là giúp cho người đã chết. Và tôi
sẽ luôn luôn đặt chữ đạo đức lên hàng đầu.”
“Dù là Phật giáo hay
Công giáo, bất cứ lúc nào, dù là nửa đêm, tôi cũng có thể gọi giúp ngay một nhà
sư hay một cha xứ đến để đọc kinh cầu nguyện cho gia đình có hậu sự.”
Tuấn Nguyễn thì cho
biết thêm về những gì nhà quàn Thiên Môn có thể đáp ứng cho khách. "Người
Việt mình có một phong tục là coi ngày giờ tốt cho lễ nhập quan. Cho dù thời
gian đó là vào lúc nửa đêm, tôi vẫn thực hiện được.”
Ông Khang chia sẻ
thêm rằng ông đến với công việc này cũng vì “một phần là cái nghề, một phần là
không muốn người Việt mình ở đây bị các công ty nhà quàn của Mỹ 'bắt chẹt.'”
Ông kể ra một câu
chuyện vui mà ông cho là “không biết nên cười hay nên khóc.” Một người bạn nói
với ông “sau khi xem chi phí của dịch vụ mai táng của một số nơi, tôi tự nói với
mình là thôi mình khoan chết. Vì chết tốn tiền quá.”
Ông Khang chia sẻ:
“Những công ty nhà quàn của Mỹ nắm được tâm lý 'chịu chi' của người Việt Nam.
Chính vì vậy, họ thuê nhân viên là người Việt làm 'salesman' và cho người đó
tùy ý đưa ra giá cả. Những 'salesman' đó được tiền 'hoa hồng' trên giá mà họ
'bán' được cho khách hàng.”
“Đây gọi là kinh
doanh trên thân xác người chết,” ông nói.
Cô Lynda Trần cho biết
tổng chi phí của Peek Funeral Home cho dịch vụ di quàn thi hài vào khoảng
$7,000 - $15,000, tùy lựa chọn của gia đình. Chi phí khoảng $15,000 là cho những
gia đình muốn tổ chức tang lễ thăm viếng ở đây trước khi di quàn thi hài về Việt
Nam.
Tuấn Nguyễn cũng thế:
“Giá cả dịch vụ của tôi thấp hơn những công ty Mỹ hơn một nửa. Đơn giản vì công
ty Mỹ nắm được điểm mấu chốt của người Việt mình là rất trọng nghi thức như
chôn ở đâu, tang lễ thế nào. Tôi là người Việt nên tôi hiểu và tôi không để cho
người Việt của mình thiệt thòi.”
“Dù là công việc gì,
cũng phải cần đạo đức,” anh nhấn mạnh.
Nhà quàn An Lạc cũng
cho biết, so với di quàn thi hài, dịch vụ đưa tro cốt về Việt Nam không những dễ
mà chi phí còn thấp hơn rất nhiều.
Nhưng theo ông Khang
thì “không có nhiều người Việt hải ngoại chọn cách này. Thật sự cá nhân tôi
không rõ vì sao. Tôi chỉ đoán có thể là do phong tục tập quán của người Việt
mình là muốn con cháu nhìn mặt lần cuối.”
Riêng cô Lynda Trần
thì cho biết: “Khách hàng gần đây nhất của tôi là bác Trợ, ở ngay Santa Ana.
Chính tôi đã tư vấn cho bác ấy cách gửi tro cốt về Việt Nam bằng đường bưu điện,
với giá $100. Và bác cho tôi biết gia đình bên Việt Nam đã nhận được. Đó là một
trong những cách mà tôi nghĩ tôi có thể giúp cho cộng đồng của mình.”
"Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ," cô nói thêm.
"Công việc tôi đang làm trước nhất là giúp cho những người đã chết, và sau đó là người thân của họ," cô nói thêm.
Vì sao họ quay về?
Anh Tuấn Nguyễn cho rằng sở dĩ người Việt mình thích “quay trở về nằm ở quê hương” vì đó là tâm lý người Á Đông, nhất là người Việt Nam, khi mất đi rồi thì ai cũng muốn được nằm kề cận bà con dòng họ, vì “người Việt mình ... thích vui lắm!”
Ông Khang cũng nói rằng
đa số những người Việt đã mất ở xứ Mỹ và di quàn về Việt Nam là người miền Nam.
Theo suy nghĩ của riêng ông, đó là “do tâm lý thôi. Người miền Bắc có cuộc sống
chắt chiu hơn. Đối với họ 'chết đâu cũng là chết'.”
Chia sẻ từ cô Lynda
Trần thì: “Hầu như nhu cầu di quàn thi hài về Việt Nam thuộc về những người lớn
tuổi. Họ có bà con thân nhân ở Việt Nam nhiều hơn ở bên này. Cho nên khi mất rồi,
họ muốn quay trở về cố hương. Lá rụng về cội. Đó là ước nguyện của họ”
Đúng vậy. Đó cũng
chính là nỗi niềm của bác Xuân, một người cao niên sống ở Santa Ana, đặt chân đến
Hoa Kỳ từ những năm 80, tâm sự rằng “Tôi hay nói với tụi nhỏ ở nhà tôi là ông
bà mình xưa nay có câu 'sống gởi, thác về' ý để nói vợ chồng tôi vẫn muốn quay
về 'kề cận' bên ông bà khi đến 'ngày trăm tuổi.'”
Đó là lý do vì sao
mà người mẹ quá cố của Minh nhắn gửi trước khi mất rằng bà không muốn thiêu hay
chôn ở đây, mà bà “muốn được trở về nằm cạnh phần mộ của họ hàng.”
Không phải chỉ riêng
những người lớn tuổi vừa mới đến Mỹ đoàn tụ gia đình, con cháu mới có mong muốn
ấy. Mà họ còn là những người tìm đường thoát đến xứ tự do khi tuổi đời còn rất
trẻ và đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người. Con cháu của họ giờ đây là thế hệ thứ
hai, thứ ba của nước Mỹ.
Và đó còn là những
người chưa từng một lần quay trở lại quê hương trong mấy mươi năm họ xa xứ.
Đó là trường hợp của
bác Bình Nguyễn, một người Việt tị nạn ở Mỹ gần 40 năm: “Gia đình tôi làm nghề
đánh cá. Tôi cùng với anh em trong nhà là dân đi biển. Năm đó tôi cùng với hai
người anh đánh tàu tìm đường thoát đi. Chúng tôi may mắn vượt biển thành công
và định cư ở Mỹ từ năm 1975 đến nay. Anh em chúng tôi mỗi người sống một
tiểu bang khác nhau. Tôi ở Philadelphia, còn hai người anh thì ở Houston. Bao
nhiêu năm nay tôi chưa một lần về thăm quê nhà. Nhưng tôi vẫn nói với con của
mình là sau khi tôi mất, hãy mang tôi về chôn cất bên cạnh ông bà tổ tiên.”
“Lá rụng về cội mà,”
bác Bình nói, mắt nheo nheo để lộ những vết tích thời gian trên gương mặt.
Nỗi niềm của người nằm lại
Tuy nhiên, là thủ phủ của người Việt tị nạn với dân số đông nhất nước Mỹ, mang thi hài về quê hương không phải là lựa chọn duy nhất của hầu hết người Việt ở Little Saigon.
Nơi yên nghỉ cho
những người ở lại ở Memoral Park
|
“Nói riêng cộng đồng chúng ta ở Little Saigon này thì số người nằm lại cũng
tương đương với số người chúng tôi di quàn về Việt Nam. Có thể nói là 50-50.
Không phải gia đình nào cũng có chung một cách giải quyết cho việc hậu sự của
người thân của mình. Vì còn tùy hoàn cảnh từng gia đình. ” Tuấn Nguyễn nói về
những trường hợp khác mà anh từng gặp.
Hoàn cảnh mà Tuấn
nói đến là những gia đình không còn ai ở lại Việt Nam.
Bác Hồng ở Hội Người
Già Westminster cho biết mình vừa đến Mỹ đoàn tụ con cháu chỉ vỏn vẹn gần ba
năm. Cho nên “nhớ Việt Nam lắm. Nhớ bà con láng giềng hủ hỉ sớm tối,” bác tâm sự.
Nhưng nói đến “ngày
trăm tuổi” của mình, bác Hồng không nghĩ rằng mình sẽ lựa chọn quay về quê
hương. Vì “tôi là người cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Con cháu của tôi đều ở đây
hết. Công việc làm tụi nó sẽ không cho phép tụi nó đi về thường xuyên để lo mồ
mả,” bác nói.
Bác Hồng là một
trong những người biết rằng ngày mình nằm xuống, nơi này sẽ là nơi mình gửi
thân. Và bác chấp nhận điều ấy, vì con cháu của mình.
Thế nhưng, “cá nhân
tôi vẫn nghĩ rằng tôi sẽ làm theo mong muốn cuối cùng của ba mẹ tôi. Vì đơn giản,
tôi nghĩ đó là bổn phận một người con.”
“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”
Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.
“Con người có tổ có tông.
Như cây có cội như sông có nguồn.”
Với một số người Việt hải ngoại, cái tổ cái tông đó là ước mơ cuối cùng của họ. Và có những người như Tuấn Nguyễn của Thiên Môn, như ông Khang Lê của An Lạc, như cô Lynda Trần của nhà quàn Peek Funeral Home sẽ giúp họ đạt được tâm niệm đó.
http://baomai.blogspot.com/2014/09/chet-o-my-chon-o-vn.html
Bao Mai Gửi Đến HNPD