Đoạn Đường Chiến Binh
Chỉ Có Chó Mới Về VN: Lại bàn về thu hút “chất xám Việt kiều”
Lại bàn về thu hút “chất xám Việt kiều” |
Xin hân hạnh giới thiệu đến các bạn một bài viết về chủ đề thu hút các chuyên gia Việt ở nước ngoài. Bài đăng trên University World News, một tạp chí uy tín trong giới quản lí đại học. Tác giả là Phạm Hiệp, người có thời làm cho Tia Sáng, rồi sang đầu quân cho ĐHQG Hà Nội, và nay thì chu du đâu đó bên trời Đài
Vấn đề thu hút chất xám của người Việt ở nước ngoài (hay tạm gọi ngắn là “Việt kiều”) đã từng được đặt ra trước đây. Không phải một lần mà nhiều lần. Mới đây nhất, Chính phủ có ra một nghị định về qui chế cho các chuyên gia Việt kiều về làm việc ở trong nước. Sau một vài tuần ồn ào, hình như nghị định đó -- cũng như bao nghị định trước đây về vấn đề này -- đã đi vào quên lãng.
Bài báo trên University World News mô tả vài trường hợp mà các chuyên gia Việt kiều ngần ngại về nước. Một số về nước rồi thì lại tìm cách ra đi. Lí do theo như đương sự nói là vì tiền lương còn thấp và khó ổn định định cư (có lẽ giá nhà quá đắt). Nhưng tôi nghĩ ngoài những lí do đó, còn có những lí do “trần ai” hơn mà tôi đã đề cập trước đây.
Tôi chỉ có thể đoán rằng vấn đề còn “gút mắc” ở hai bên: chính quyền và giới Việt kiều. Tôi nghĩ trong giới chính quyền, có không ít người vẫn không tin vào Việt kiều. Phần lớn họ không nói ra, nhưng trước đây có một ông đại biểu Quốc hội nói thẳng rằng ông ngại có “phản động” trong giới Việt kiều! Do đó, đâu phải ai cũng có quan điểm thông thoáng và cởi mở như ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Không biết trong giới chính quyền có bao nhiêu người như ông thứ trưởng này, nhưng tôi đoán chắc không nhiều.
Tôi nghĩ nói cho công bằng, phần lớn những người Việt rời Việt Nam sau biến cố 1975 không dám tin tưởng vào Nhà nước. Trên văn bản thì lúc nào cũng hay và đẹp, trơn tru, nhưng đi vào thực tế với những thủ tục hành chính thì họ mới kinh hoàng nhận ra rằng VN chưa thật sự đổi mới. Ngoại trừ vài trường hợp hiếm hoi có thể xem là hội nhập thành công vào môi trường trong nước, hầu hết những người bỏ sự nghiệp nước ngoài về nước làm việc hay “dấn thân” đều có những kết cục không hay. Có người nói theo cách nói thời thượng là “bỏ của chạy lấy người”.
Có những lắt léo trong các qui định làm cho giới Việt kiều ngao ngán. Chẳng hạn như có dạo Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng sẽ miễn thị thực visa cho Việt kiều, nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Bộ Ngoại giao chỉ cấp visa 5 năm, và mỗi lần vào VN vẫn phải thị thực, và chỉ ở được 3 tháng thôi. Như vậy là lời nói không đi đôi với việc làm.
Mà, ngay cả việc làm thủ tục để có visa 5 năm cũng phức tạp không kém, vì phía Nhà nước đòi phải có chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, v.v. nhưng phần đông Việt kiều là dân vượt biển thì lấy đâu mấy thứ giấy tuỳ thân đó! Thế là bà con không màn đến chuyện xin visa 5 năm làm gì. Họ ra chính sách mà không tìm hiểu thực tế, thì dễ dẫn đến thất bại.
Nói tóm lại, liên quan đến vấn đề thu hút các chuyên gia Việt kiều, ngoài những lí do tôi đã đề cập trước đây, vấn đề còn là sự tin tưởng. Không tin tưởng vào nhau thì rất khó làm được việc gì.
N.V.T
=====
http://www.universityworldnews.com/article.php?story=2013040414214828
Bàn ra tán vào (0)
Chỉ Có Chó Mới Về VN: Lại bàn về thu hút “chất xám Việt kiều”
Lại bàn về thu hút “chất xám Việt kiều” |
Xin hân hạnh giới thiệu đến các bạn một bài viết về chủ đề thu hút các chuyên gia Việt ở nước ngoài. Bài đăng trên University World News, một tạp chí uy tín trong giới quản lí đại học. Tác giả là Phạm Hiệp, người có thời làm cho Tia Sáng, rồi sang đầu quân cho ĐHQG Hà Nội, và nay thì chu du đâu đó bên trời Đài
Vấn đề thu hút chất xám của người Việt ở nước ngoài (hay tạm gọi ngắn là “Việt kiều”) đã từng được đặt ra trước đây. Không phải một lần mà nhiều lần. Mới đây nhất, Chính phủ có ra một nghị định về qui chế cho các chuyên gia Việt kiều về làm việc ở trong nước. Sau một vài tuần ồn ào, hình như nghị định đó -- cũng như bao nghị định trước đây về vấn đề này -- đã đi vào quên lãng.
Bài báo trên University World News mô tả vài trường hợp mà các chuyên gia Việt kiều ngần ngại về nước. Một số về nước rồi thì lại tìm cách ra đi. Lí do theo như đương sự nói là vì tiền lương còn thấp và khó ổn định định cư (có lẽ giá nhà quá đắt). Nhưng tôi nghĩ ngoài những lí do đó, còn có những lí do “trần ai” hơn mà tôi đã đề cập trước đây.
Tôi chỉ có thể đoán rằng vấn đề còn “gút mắc” ở hai bên: chính quyền và giới Việt kiều. Tôi nghĩ trong giới chính quyền, có không ít người vẫn không tin vào Việt kiều. Phần lớn họ không nói ra, nhưng trước đây có một ông đại biểu Quốc hội nói thẳng rằng ông ngại có “phản động” trong giới Việt kiều! Do đó, đâu phải ai cũng có quan điểm thông thoáng và cởi mở như ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Không biết trong giới chính quyền có bao nhiêu người như ông thứ trưởng này, nhưng tôi đoán chắc không nhiều.
Tôi nghĩ nói cho công bằng, phần lớn những người Việt rời Việt Nam sau biến cố 1975 không dám tin tưởng vào Nhà nước. Trên văn bản thì lúc nào cũng hay và đẹp, trơn tru, nhưng đi vào thực tế với những thủ tục hành chính thì họ mới kinh hoàng nhận ra rằng VN chưa thật sự đổi mới. Ngoại trừ vài trường hợp hiếm hoi có thể xem là hội nhập thành công vào môi trường trong nước, hầu hết những người bỏ sự nghiệp nước ngoài về nước làm việc hay “dấn thân” đều có những kết cục không hay. Có người nói theo cách nói thời thượng là “bỏ của chạy lấy người”.
Có những lắt léo trong các qui định làm cho giới Việt kiều ngao ngán. Chẳng hạn như có dạo Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng sẽ miễn thị thực visa cho Việt kiều, nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Bộ Ngoại giao chỉ cấp visa 5 năm, và mỗi lần vào VN vẫn phải thị thực, và chỉ ở được 3 tháng thôi. Như vậy là lời nói không đi đôi với việc làm.
Mà, ngay cả việc làm thủ tục để có visa 5 năm cũng phức tạp không kém, vì phía Nhà nước đòi phải có chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, v.v. nhưng phần đông Việt kiều là dân vượt biển thì lấy đâu mấy thứ giấy tuỳ thân đó! Thế là bà con không màn đến chuyện xin visa 5 năm làm gì. Họ ra chính sách mà không tìm hiểu thực tế, thì dễ dẫn đến thất bại.
Nói tóm lại, liên quan đến vấn đề thu hút các chuyên gia Việt kiều, ngoài những lí do tôi đã đề cập trước đây, vấn đề còn là sự tin tưởng. Không tin tưởng vào nhau thì rất khó làm được việc gì.
N.V.T
=====
http://www.universityworldnews.com/article.php?story=2013040414214828