Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Chỉ cần thiên thạch rơi chậm hơn 30s, khủng long đã không tuyệt chủng
Số phận của khủng long có thể đã thay đổi trong vòng 30s ngắn ngủi. Và biết đâu, chúng ta mới là giống nòi không thể xuất hiện?
Nguyên nhân thực sự khiến khủng long tuyệt chủng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng cho đến khi được làm rõ, khoa học vẫn tạm chấp nhận lý do khiến khủng long tuyệt chủng là thiên thạch Chicxulub khổng lồ, với chu vi lên tới 9,6km rơi trúng Trái đất vào 66 triệu năm trước.
Đúng hơn, Chicxulub không giết chết khủng long, mà hệ lụy nó mang lại sau đó mới là thủ phạm. Lượng lưu huỳnh khổng lồ thải ra khí quyển đã phản xạ lại ánh Mặt trời, tạo ra một mùa đông kéo dài hàng thập kỷ, nguồn thức ăn cạn kiệt và khủng long theo đó mà tuyệt chủng, cùng rất nhiều loài vật khác nữa.
Thiên thạch Chicxulub đã gián tiếp giết chết khủng long
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây từ ĐH Imperial College London (Anh) và ĐH Texas (Mỹ), số phận của khủng long có thể đã hoàn toàn đổi khác, chỉ cần thiên thạch rơi sớm hơn, hoặc muộn hơn 30s mà thôi.
Các chuyên gia cho rằng chỉ cần vài chục giây trước hoặc sau thời điểm va chạm, thiên thạch đã có thể rơi thẳng xuống lòng đại dương, loại bỏ hoàn toàn lưu huỳnh bay vào khí quyển, và qua đó giúp khủng long sống sót.
Cụ thể, giáo sư Joanna Morgan từ ĐH Imperial College London, cùng giáo sư Sean Gullick tại ĐH Texas đã nghiên cứu sự thay đổi của Trái đất do thiên thạch gây ra.
Nhưng chỉ cần rơi lệch thời điểm một chút...
Họ đã phải khảo sát khu vực Chicxulub rơi xuống ở vịnh Mexico, qua đó xác định được tác động do thiên thạch gây ra là khủng khiếp như thế nào, thậm chí khiến cho bề mặt hành tinh tan chảy.
Theo giáo sư Gullick, thiên thạch Chicxulub đã xuống Trái đất, nhưng lại đâm trúng một nơi không nên đâm, đó là khu vực tập trung rất nhiều đá giàu lưu huỳnh - thứ gây ra mùa đông kéo dài trên Trái đất.
Giáo sư Morgan cho biết, các nghiên cứu chỉ ra rằng có ít nhất 100 tỉ tấn sulphate bay vào trong khí quyển, kèm theo lửa và khói. "Như vậy là quá đủ để khiến nhiệt độ Trái đất giảm đi trong vòng một thập kỷ, và quét sạch gần như mọi sự sống" - Morgan chia sẻ.
Sự kiện khủng long tuyệt chủng cũng tạo cơ hội rất lớn cho các loài động vật phát triển, bao gồm cả con người.
Nhưng cũng vì một chữ "nếu", giả như thiên thạch khổng lồ ấy chỉ cần rơi lệch thời gian một chút thôi, có thể mọi thứ đã khác. Có khi giờ đây, chúng ta chẳng thể ngồi gõ phím được nữa, mà đang bận đấu tranh sinh tồn với những ông trùm của Trái đất từ hàng trăm triệu năm về trước.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Chỉ cần thiên thạch rơi chậm hơn 30s, khủng long đã không tuyệt chủng
Số phận của khủng long có thể đã thay đổi trong vòng 30s ngắn ngủi. Và biết đâu, chúng ta mới là giống nòi không thể xuất hiện?
Nguyên nhân thực sự khiến khủng long tuyệt chủng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng cho đến khi được làm rõ, khoa học vẫn tạm chấp nhận lý do khiến khủng long tuyệt chủng là thiên thạch Chicxulub khổng lồ, với chu vi lên tới 9,6km rơi trúng Trái đất vào 66 triệu năm trước.
Đúng hơn, Chicxulub không giết chết khủng long, mà hệ lụy nó mang lại sau đó mới là thủ phạm. Lượng lưu huỳnh khổng lồ thải ra khí quyển đã phản xạ lại ánh Mặt trời, tạo ra một mùa đông kéo dài hàng thập kỷ, nguồn thức ăn cạn kiệt và khủng long theo đó mà tuyệt chủng, cùng rất nhiều loài vật khác nữa.
Thiên thạch Chicxulub đã gián tiếp giết chết khủng long
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây từ ĐH Imperial College London (Anh) và ĐH Texas (Mỹ), số phận của khủng long có thể đã hoàn toàn đổi khác, chỉ cần thiên thạch rơi sớm hơn, hoặc muộn hơn 30s mà thôi.
Các chuyên gia cho rằng chỉ cần vài chục giây trước hoặc sau thời điểm va chạm, thiên thạch đã có thể rơi thẳng xuống lòng đại dương, loại bỏ hoàn toàn lưu huỳnh bay vào khí quyển, và qua đó giúp khủng long sống sót.
Cụ thể, giáo sư Joanna Morgan từ ĐH Imperial College London, cùng giáo sư Sean Gullick tại ĐH Texas đã nghiên cứu sự thay đổi của Trái đất do thiên thạch gây ra.
Nhưng chỉ cần rơi lệch thời điểm một chút...
Họ đã phải khảo sát khu vực Chicxulub rơi xuống ở vịnh Mexico, qua đó xác định được tác động do thiên thạch gây ra là khủng khiếp như thế nào, thậm chí khiến cho bề mặt hành tinh tan chảy.
Theo giáo sư Gullick, thiên thạch Chicxulub đã xuống Trái đất, nhưng lại đâm trúng một nơi không nên đâm, đó là khu vực tập trung rất nhiều đá giàu lưu huỳnh - thứ gây ra mùa đông kéo dài trên Trái đất.
Giáo sư Morgan cho biết, các nghiên cứu chỉ ra rằng có ít nhất 100 tỉ tấn sulphate bay vào trong khí quyển, kèm theo lửa và khói. "Như vậy là quá đủ để khiến nhiệt độ Trái đất giảm đi trong vòng một thập kỷ, và quét sạch gần như mọi sự sống" - Morgan chia sẻ.
Sự kiện khủng long tuyệt chủng cũng tạo cơ hội rất lớn cho các loài động vật phát triển, bao gồm cả con người.
Nhưng cũng vì một chữ "nếu", giả như thiên thạch khổng lồ ấy chỉ cần rơi lệch thời gian một chút thôi, có thể mọi thứ đã khác. Có khi giờ đây, chúng ta chẳng thể ngồi gõ phím được nữa, mà đang bận đấu tranh sinh tồn với những ông trùm của Trái đất từ hàng trăm triệu năm về trước.