Kinh Đời
Chi tiết mới về người châu Mỹ đầu tiên
Phân tích DNA của các thổ dân châu Mỹ cho thấy tổ tiên của họ đến Tây Bán Cầu trong cuộc di dân duy nhất, băng qua một dãi đất nối liền Siberia với Alaska cách đây ít nhất 15 ngàn năm.
Tuy nhiên, một cuộc phân tích rộng rãi hơn, đăng trên tạp chí Nature, cho thấy thổ dân châu Mỹ đã đến đây định cư theo 3 đợt di dân.
Hậu duệ của đợt di dân thứ nhì và thứ ba vẫn lưu lại ở các vùng Bắc Cực, trong khi hậu duệ của đợt thứ nhất di chuyển tới điểm cực Nam của Nam Mỹ.
Những chứng cứ sớm nhất về sự hiện diện của những người châu Mỹ đầu tiên có niên đại cách đây 13 ngàn năm - gồm có đá hay xương mài nhọn, và các dụng cụ bằng ngà voi tìm thấy gần Clovis, bang New Mexico.
Kết quả một cuộc nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Science, đưa niên đại này lùi thêm hơn một nghìn năm.
Một toán khảo cổ quốc tế đã dùng bức xạ cácbon để định năm và thử DNA trên đầu nhọn các mũi tên bằng đá núi lửa, và phân người khô tìm thấy trong những hang động Paisley ở bang Oregon, để chứng minh rằng những người đến từ một nền văn hóa khác biệt và cổ xưa hơn Clovis, cũng đã lập cư tại châu Mỹ.
Ðường hầm ma túy xuyên biên giới Mỹ-Mexico
Đường hầm trong lòng đất nối liền khu vực Tijuana của Mexico với thành phố San Diego của bang California (Hoa Kỳ) là đường hầm thứ tư được phát hiện trong tuần qua.
Giới hữu trách cho biết 3 trong số 4 đường hầm này vẫn còn trong quá trình thi công, bao gồm một đường hầm dài 365 mét bắt đầu từ một kho hàng ở Tijuana, nơi 40 tấn marijuana bị thu giữ, và kéo dài suốt 100 mét đi vào lãnh thổ Mỹ.
Theo cơ quan bài trừ ma túy của Mỹ, trong số các đường hầm bị phát hiện, đường hầm San Luis là đường hầm duy nhất đã hoàn tất và hoạt động toàn diện. Đường hầm vận chuyển ma túy dưới lòng đất này được phát hiện tại khu vực Yuma thuộc bang Arizona, Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chi tiết mới về người châu Mỹ đầu tiên
Phân tích DNA của các thổ dân châu Mỹ cho thấy tổ tiên của họ đến Tây Bán Cầu trong cuộc di dân duy nhất, băng qua một dãi đất nối liền Siberia với Alaska cách đây ít nhất 15 ngàn năm.
Tuy nhiên, một cuộc phân tích rộng rãi hơn, đăng trên tạp chí Nature, cho thấy thổ dân châu Mỹ đã đến đây định cư theo 3 đợt di dân.
Hậu duệ của đợt di dân thứ nhì và thứ ba vẫn lưu lại ở các vùng Bắc Cực, trong khi hậu duệ của đợt thứ nhất di chuyển tới điểm cực Nam của Nam Mỹ.
Những chứng cứ sớm nhất về sự hiện diện của những người châu Mỹ đầu tiên có niên đại cách đây 13 ngàn năm - gồm có đá hay xương mài nhọn, và các dụng cụ bằng ngà voi tìm thấy gần Clovis, bang New Mexico.
Kết quả một cuộc nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Science, đưa niên đại này lùi thêm hơn một nghìn năm.
Một toán khảo cổ quốc tế đã dùng bức xạ cácbon để định năm và thử DNA trên đầu nhọn các mũi tên bằng đá núi lửa, và phân người khô tìm thấy trong những hang động Paisley ở bang Oregon, để chứng minh rằng những người đến từ một nền văn hóa khác biệt và cổ xưa hơn Clovis, cũng đã lập cư tại châu Mỹ.
Ðường hầm ma túy xuyên biên giới Mỹ-Mexico
Đường hầm trong lòng đất nối liền khu vực Tijuana của Mexico với thành phố San Diego của bang California (Hoa Kỳ) là đường hầm thứ tư được phát hiện trong tuần qua.
Giới hữu trách cho biết 3 trong số 4 đường hầm này vẫn còn trong quá trình thi công, bao gồm một đường hầm dài 365 mét bắt đầu từ một kho hàng ở Tijuana, nơi 40 tấn marijuana bị thu giữ, và kéo dài suốt 100 mét đi vào lãnh thổ Mỹ.
Theo cơ quan bài trừ ma túy của Mỹ, trong số các đường hầm bị phát hiện, đường hầm San Luis là đường hầm duy nhất đã hoàn tất và hoạt động toàn diện. Đường hầm vận chuyển ma túy dưới lòng đất này được phát hiện tại khu vực Yuma thuộc bang Arizona, Hoa Kỳ.