Cà Kê Dê Ngỗng
Chiến Thắng Tất Yếu Khi Dân Hong Kong Kiên Trì - Ngụy Kinh Sinh
Tác giả: Ngụy Kinh Sinh
Người dịch: Lê Minh Nguyên
Hôm nay, ngày 25 Tháng 11 năm 2014, những người đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông ở Hồng Kông bị giải tán. Cảnh sát dùng bình xịt hơi tiêu cay (gồm cả lựu đạn cay) để buộc mọi người phải rút lui. Ông Lưu Chấn Anh, Trưởng quan điều hành đặc khu hành chính Hồng Kông, được Tập Cận Bình hỗ trợ, tuyên bố rằng đây là pháp trị, khi cảnh sát được triển khai để thực thi pháp luật với phán quyết của tòa án.
Hệ thống pháp lý hiện đại là gì? Đầu tiên, nó là một hệ thống pháp lý của sự phân chia quyền lực. Vì có sự phân chia quyền lực, các tòa án không thể can thiệp vào việc làm luật và việc thực thi pháp luật; đó là chính trị. Bởi vì cả hai cơ quan làm luật và thực thi pháp luật được dân bầu ra, là những định chế trực tiếp có chính đáng tính, trong khi các thẩm phán được bổ nhiệm theo những thủ tục nhất định bởi những định chế chính đáng này. Toà án chỉ là định chế chính đáng gián tiếp và là một cơ quan trọng tài hạn chế. Sẽ bất hợp pháp nếu tòa can thiệp trực tiếp vào chính trị.
Thứ hai, mặc dù các cuộc bầu cử ở Hồng Kông có tốt hơn một chút so với các cuộc bầu cử ở Trung Quốc đại lục, nó vẫn không thực sự đại diện cho nhân dân. So sánh với việc Tập Cận Bình “cai trị đất nước theo pháp luật (của Cộng Sản)”, đó là một sự khác biệt giữa 50 bước lùi và 100 bước lùi (như trong chuyện truyền thuyết Trung Quốc) mà thực chất là không có những khác biệt quan trọng. Khi người dân Hồng Kông đòi phổ thông đầu phiếu thực sự, để khẳng định các quyền cơ bản của họ, thì toà án bán chính đáng tính lại đứng ra can thiệp, để ngăn chặn nhân dân hành xử các quyền chính đáng của mình. Đây là hành vi phạm pháp nghiêm trọng; một sự cố ý vi phạm pháp luật.
Thứ ba, có phải những người phấn đấu cho quyền phổ thông đầu phiếu chiếm đóng đường phố là vi phạm pháp luật? Không. Cho dù là ở thời cổ đại hay hiện đại, nó được coi là chính đáng cho người dân bày tỏ uớc muốn của họ. Nhất là trong thời kỳ hiện đại, chúng ta công nhận rằng bản chất luật pháp phải do dân mà ra. Bên cạnh việc người dân có quyền bầu người đại diện để phản ảnh ý muốn của mình, họ cũng có quyền trực tiếp bày tỏ ý chí của họ. Hơn nữa, họ đơn giản chỉ đòi hỏi sự tôn trọng quyền bầu cử, là điều không phải bất hợp pháp. Ngược lại, việc dùng lực luợng thực thi pháp luật là bất hợp pháp. Cảnh sát và tòa án ở Hồng Kông sử dụng bạo lực để giải tán những người biểu tình là bất hợp pháp.
Trong thời kỳ nuớc Anh cai trị, người dân Hồng Kông đã phát triển một thói quen tốt trong việc tuân thủ pháp luật, có thể nói là đến tột cùng. Vì thế, khi tòa án tuyên bố là bất hợp pháp, họ (nguời dân) nghĩ rằng nó là bất hợp pháp, đến mức độ mà một số người lớn tuổi của phong trào “Chiếm Trung Tâm” rơi lệ tự thừa nhận mình bất hợp pháp, thậm chí bi thảm tuyên bố rằng sẽ đi đầu hàng. Phản ứng này là trạng thái mờ mịt quá sức của não trạng (muddle minded) – họ quên rằng hành động nguyên thuỷ của họ chính là để đòi lại các quyền của họ đã bị vi phạm, các quyền hết sức căn bản mà ngay cả tòa án cũng không có quyền tước đoạt.
Theo thông lệ từ xưa đến nay của nhân loại, khi các quyền cơ bản của người dân bị vi phạm, người dân có quyền lấy lại các quyền này của mình bằng bất kỳ phương tiện nào. Kiến nghị bằng cách chiếm các con đường là sự hành xử nhẹ nhàng nhất của họ trong việc đòi quyền. Quyền có súng được đặt định trong Hiến pháp Hoa Kỳ là một dạng của các quyền tập thể để tự vệ. Các điều khoản này của hiến pháp được làm ra trên nền tảng của những nhân quyền hết sức căn bản. Nó được gọi là luật tự nhiên, không ai ban phát, và không ai thay đổi được.
Bây giờ, một số người chủ xuớng cái gọi là “cơ chế rút lui” ở Hồng Kông. Cuộc biểu tình này đã rất lịch sự và chổ nào là chổ để rút lui? Chính Đảng Cộng sản vi phạm Luật Cơ bản của Hồng Kông cần phải rút lui, trong khi những người Hồng Kông không có cách nào để rút lui. Một bước rút lui tuơng tự đã dẫn đến vực thẳm mà người dân Trung Quốc đại lục phải chịu đựng trong 65 năm qua. Dưới cái tên gọi chiến lược, để đề nghị người dân Hồng Kông rút lui trong lúc này là giăng bẫy (to frame) với một nụ cười nham hiểm.
Người ta thường hay dễ có tầm nhìn ngắn hạn, và đôi khi rất bối rối, đến độ mà họ có thể bị đánh lừa bởi các chính trị gia xảo quyệt nên quên đi lợi ích thực sự của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc là loại chính trị gia gian khôn này. Họ cứ tiếp tục lặp đi lặp lại rằng các cuộc thăm dò của cái gọi là có bao nhiêu phần trăm người đang chống lại phong trào “Chiếm Trung Tâm”, nhưng không tiết lộ tỷ lệ phần trăm những người chống lại phổ thông đầu phiếu thực sự. Tại sao? Chế độ cộng sản không dám nói điều đó ra. Đó là bởi vì hầu hết mọi người ở Hồng Kông đều hỗ trợ các cuộc bầu cử thực sự và phản đối các cuộc bầu cử giả dối, vì như vậy thực ra là độc tài. Lợi dụng tầm nhìn gần và tâm trí bối rối của quần chúng, Đảng Cộng sản đánh lừa người dân qua cái cớ của chiến lược.
Như vậy thì chiến luợc nào mà người dân nên có trong hoàn cảnh không thể rút lui này? Nguời dân nên cuơng quyết trong lập truờng, không nên rút lui – chỉ cần một bước rút lui thì hậu quả sẽ bị rơi vào vực sâu thăm thẳm. Đây là bài học mà chúng ta nên học từ sự thất bại của người dân Trung Quốc đại lục vào năm 1989. Nguời dân Hồng Kông không nên đi vào con đường của Triệu Tử Dương và các sinh viên năm 1989. Nó sẽ đẫm máu bất kể là rút lui hay không. Con sói sẽ luôn luôn ăn thịt con cừu. Cho nên, cách duy nhất cho con cừu là chỉa sừng của nó ra để chiến đấu mãnh liệt với con sói. Có như vậy, nó mới có cơ hội chiến thắng để sống còn.
Người dân Hồng Kông không nên nghĩ rằng sau khi dọn dẹp, Đảng Cộng sản sẽ chỉ trừng phạt những nguời lãnh đạo và để yên những người phía dưới. Hãy nhìn những gì đã xảy ra sau vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989. Sau khi dọn dẹp những sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, sau đó là một cuộc săn lùng trên toàn quốc, hậu quả là tất cả mọi người đều bị giám sát một cách chặc chẽ, và một sự khựng lại (setback) lớn lao của cả nước cho đến bây giờ, nó đi từng bước lùi về huớng của thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nguời dân đã không có cách nào để rút lui.
Những nguời lãnh đạo phong trào thậm chí còn khó có thể để rút lui hơn. Họ không nên tỏ ra hèn nhát và trở thành ma cà rồng để giúp cái ác. Đừng sợ các nhà tù cộng sản. Các bạn sẽ chịu trách nhiệm cho những gì các bạn đã làm, như những nguời anh hùng phải làm. Nếu bây giờ các bạn hối tiếc, thì tại sao các bạn đã bận tâm để hành động như vậy trước đây? Cuối cùng là, không có cách nào để rút lui và không nên mơ mộng về lòng nhân từ của chế độ Cộng sản sẽ cư xử đặc biệt cho những kẻ phản bội bây giờ đầu hàng. Chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra với các lãnh đạo sinh viên năm 1989, và không nên để ảo tưởng làm bận tâm.
Tại sao ta phải sợ bị ngồi tù? Trước khi tôi bị đưa ra xét xử vào năm 1979, cả hai nguời Diệp Kiếm Anh và Hồ Diệu Bang đã cảnh báo rằng Đảng Cộng sản không nên tạo ra anh hùng và thần tượng cho sự phản đối của người dân. Khi có thần tượng để theo, thì sẽ có một sự liên tục của những anh hùng và những nhà lãnh đạo phát xuất từ quần chúng, hết lớp này đến lớp khác. Trong suốt những năm 1980s, chân lý này đã được chứng minh là đúng.
Mặc dù bạn có thể bị cầm tù về thể chất, sự nghiệp của bạn có thể tiếp tục lan rộng ra bên ngoài nhà tù. Trong thời gian mười tám năm tôi bị giam giữ, tôi không nghĩ rằng đó là một nỗi đau. Tôi tự tin trong sự vui vẽ. Thế thì cái gì làm cho bạn phải sợ? Sợ trở nên những nguời anh hùng? Tâm lý (sợ) này sẽ thành khủng khiếp. Phải chăng nó là một sa mạc văn hóa? Khi tất cả mọi người không dám làm những cánh chim vuơn đầu ra phía trước, họ trở thành một nhóm những con gà mái đẻ trứng mà thôi. Ngay cả những con gà mái cũng biết rằng để bảo vệ đàn gà con của nó, nó phải chiến đấu chống lại những con diều hâu. Nếu bạn không dám chiến đấu mãnh liệt cho hạnh phúc của các thế hệ tương lai của bạn, thì bạn cũng không tốt hơn những con gà.
Thay vào đó, bây giờ là lúc để bạn có thể học hỏi từ những cư dân Bắc Kinh, những người đã chiến đấu mãnh liệt với quân đội Cộng sản, sau khi sinh viên rút lui trong vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989. Họ là xương sống của quốc gia Trung Quốc, dù nhiều người đã chết vinh quang. Họ giành được lý lẽ và niềm tin của dân chúng, bằng mạng sống và máu của họ. Thật không may, phong trào dân chủ năm 1989 đã không tiếp tục được khi tất cả các nhà lãnh đạo rút lui hoàn toàn khỏi cuộc tranh đấu. Cái điều mà những người Hồng Kông nên làm bây giờ là chấm dứt sự rút lui của những nhà lãnh đạo yếu kém – hỗ trợ một thế đứng vững chắc, không rút lui.
Cho dù Tập Cận Bình có sự can đảm của Đặng Tiểu Bình, ông ta cũng không có được sức mạnh của Đặng Tiểu Bình. Nếu Tập học từ Đặng Tiểu Bình là sử dụng bạo lực để đàn áp, rồi sau đó từ chức bằng một lời xin lỗi, ông ta sẽ không có một lối thoát dễ dàng. Có rất nhiều con sói ở phía sau đang chờ đợi để ăn thịt ông ta. Chúng ta sẽ thấy để tin.
Nguồn: Wei Jingsheng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chiến Thắng Tất Yếu Khi Dân Hong Kong Kiên Trì - Ngụy Kinh Sinh
Tác giả: Ngụy Kinh Sinh
Người dịch: Lê Minh Nguyên
Hôm nay, ngày 25 Tháng 11 năm 2014, những người đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông ở Hồng Kông bị giải tán. Cảnh sát dùng bình xịt hơi tiêu cay (gồm cả lựu đạn cay) để buộc mọi người phải rút lui. Ông Lưu Chấn Anh, Trưởng quan điều hành đặc khu hành chính Hồng Kông, được Tập Cận Bình hỗ trợ, tuyên bố rằng đây là pháp trị, khi cảnh sát được triển khai để thực thi pháp luật với phán quyết của tòa án.
Hệ thống pháp lý hiện đại là gì? Đầu tiên, nó là một hệ thống pháp lý của sự phân chia quyền lực. Vì có sự phân chia quyền lực, các tòa án không thể can thiệp vào việc làm luật và việc thực thi pháp luật; đó là chính trị. Bởi vì cả hai cơ quan làm luật và thực thi pháp luật được dân bầu ra, là những định chế trực tiếp có chính đáng tính, trong khi các thẩm phán được bổ nhiệm theo những thủ tục nhất định bởi những định chế chính đáng này. Toà án chỉ là định chế chính đáng gián tiếp và là một cơ quan trọng tài hạn chế. Sẽ bất hợp pháp nếu tòa can thiệp trực tiếp vào chính trị.
Thứ hai, mặc dù các cuộc bầu cử ở Hồng Kông có tốt hơn một chút so với các cuộc bầu cử ở Trung Quốc đại lục, nó vẫn không thực sự đại diện cho nhân dân. So sánh với việc Tập Cận Bình “cai trị đất nước theo pháp luật (của Cộng Sản)”, đó là một sự khác biệt giữa 50 bước lùi và 100 bước lùi (như trong chuyện truyền thuyết Trung Quốc) mà thực chất là không có những khác biệt quan trọng. Khi người dân Hồng Kông đòi phổ thông đầu phiếu thực sự, để khẳng định các quyền cơ bản của họ, thì toà án bán chính đáng tính lại đứng ra can thiệp, để ngăn chặn nhân dân hành xử các quyền chính đáng của mình. Đây là hành vi phạm pháp nghiêm trọng; một sự cố ý vi phạm pháp luật.
Thứ ba, có phải những người phấn đấu cho quyền phổ thông đầu phiếu chiếm đóng đường phố là vi phạm pháp luật? Không. Cho dù là ở thời cổ đại hay hiện đại, nó được coi là chính đáng cho người dân bày tỏ uớc muốn của họ. Nhất là trong thời kỳ hiện đại, chúng ta công nhận rằng bản chất luật pháp phải do dân mà ra. Bên cạnh việc người dân có quyền bầu người đại diện để phản ảnh ý muốn của mình, họ cũng có quyền trực tiếp bày tỏ ý chí của họ. Hơn nữa, họ đơn giản chỉ đòi hỏi sự tôn trọng quyền bầu cử, là điều không phải bất hợp pháp. Ngược lại, việc dùng lực luợng thực thi pháp luật là bất hợp pháp. Cảnh sát và tòa án ở Hồng Kông sử dụng bạo lực để giải tán những người biểu tình là bất hợp pháp.
Trong thời kỳ nuớc Anh cai trị, người dân Hồng Kông đã phát triển một thói quen tốt trong việc tuân thủ pháp luật, có thể nói là đến tột cùng. Vì thế, khi tòa án tuyên bố là bất hợp pháp, họ (nguời dân) nghĩ rằng nó là bất hợp pháp, đến mức độ mà một số người lớn tuổi của phong trào “Chiếm Trung Tâm” rơi lệ tự thừa nhận mình bất hợp pháp, thậm chí bi thảm tuyên bố rằng sẽ đi đầu hàng. Phản ứng này là trạng thái mờ mịt quá sức của não trạng (muddle minded) – họ quên rằng hành động nguyên thuỷ của họ chính là để đòi lại các quyền của họ đã bị vi phạm, các quyền hết sức căn bản mà ngay cả tòa án cũng không có quyền tước đoạt.
Theo thông lệ từ xưa đến nay của nhân loại, khi các quyền cơ bản của người dân bị vi phạm, người dân có quyền lấy lại các quyền này của mình bằng bất kỳ phương tiện nào. Kiến nghị bằng cách chiếm các con đường là sự hành xử nhẹ nhàng nhất của họ trong việc đòi quyền. Quyền có súng được đặt định trong Hiến pháp Hoa Kỳ là một dạng của các quyền tập thể để tự vệ. Các điều khoản này của hiến pháp được làm ra trên nền tảng của những nhân quyền hết sức căn bản. Nó được gọi là luật tự nhiên, không ai ban phát, và không ai thay đổi được.
Bây giờ, một số người chủ xuớng cái gọi là “cơ chế rút lui” ở Hồng Kông. Cuộc biểu tình này đã rất lịch sự và chổ nào là chổ để rút lui? Chính Đảng Cộng sản vi phạm Luật Cơ bản của Hồng Kông cần phải rút lui, trong khi những người Hồng Kông không có cách nào để rút lui. Một bước rút lui tuơng tự đã dẫn đến vực thẳm mà người dân Trung Quốc đại lục phải chịu đựng trong 65 năm qua. Dưới cái tên gọi chiến lược, để đề nghị người dân Hồng Kông rút lui trong lúc này là giăng bẫy (to frame) với một nụ cười nham hiểm.
Người ta thường hay dễ có tầm nhìn ngắn hạn, và đôi khi rất bối rối, đến độ mà họ có thể bị đánh lừa bởi các chính trị gia xảo quyệt nên quên đi lợi ích thực sự của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc là loại chính trị gia gian khôn này. Họ cứ tiếp tục lặp đi lặp lại rằng các cuộc thăm dò của cái gọi là có bao nhiêu phần trăm người đang chống lại phong trào “Chiếm Trung Tâm”, nhưng không tiết lộ tỷ lệ phần trăm những người chống lại phổ thông đầu phiếu thực sự. Tại sao? Chế độ cộng sản không dám nói điều đó ra. Đó là bởi vì hầu hết mọi người ở Hồng Kông đều hỗ trợ các cuộc bầu cử thực sự và phản đối các cuộc bầu cử giả dối, vì như vậy thực ra là độc tài. Lợi dụng tầm nhìn gần và tâm trí bối rối của quần chúng, Đảng Cộng sản đánh lừa người dân qua cái cớ của chiến lược.
Như vậy thì chiến luợc nào mà người dân nên có trong hoàn cảnh không thể rút lui này? Nguời dân nên cuơng quyết trong lập truờng, không nên rút lui – chỉ cần một bước rút lui thì hậu quả sẽ bị rơi vào vực sâu thăm thẳm. Đây là bài học mà chúng ta nên học từ sự thất bại của người dân Trung Quốc đại lục vào năm 1989. Nguời dân Hồng Kông không nên đi vào con đường của Triệu Tử Dương và các sinh viên năm 1989. Nó sẽ đẫm máu bất kể là rút lui hay không. Con sói sẽ luôn luôn ăn thịt con cừu. Cho nên, cách duy nhất cho con cừu là chỉa sừng của nó ra để chiến đấu mãnh liệt với con sói. Có như vậy, nó mới có cơ hội chiến thắng để sống còn.
Người dân Hồng Kông không nên nghĩ rằng sau khi dọn dẹp, Đảng Cộng sản sẽ chỉ trừng phạt những nguời lãnh đạo và để yên những người phía dưới. Hãy nhìn những gì đã xảy ra sau vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989. Sau khi dọn dẹp những sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, sau đó là một cuộc săn lùng trên toàn quốc, hậu quả là tất cả mọi người đều bị giám sát một cách chặc chẽ, và một sự khựng lại (setback) lớn lao của cả nước cho đến bây giờ, nó đi từng bước lùi về huớng của thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nguời dân đã không có cách nào để rút lui.
Những nguời lãnh đạo phong trào thậm chí còn khó có thể để rút lui hơn. Họ không nên tỏ ra hèn nhát và trở thành ma cà rồng để giúp cái ác. Đừng sợ các nhà tù cộng sản. Các bạn sẽ chịu trách nhiệm cho những gì các bạn đã làm, như những nguời anh hùng phải làm. Nếu bây giờ các bạn hối tiếc, thì tại sao các bạn đã bận tâm để hành động như vậy trước đây? Cuối cùng là, không có cách nào để rút lui và không nên mơ mộng về lòng nhân từ của chế độ Cộng sản sẽ cư xử đặc biệt cho những kẻ phản bội bây giờ đầu hàng. Chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra với các lãnh đạo sinh viên năm 1989, và không nên để ảo tưởng làm bận tâm.
Tại sao ta phải sợ bị ngồi tù? Trước khi tôi bị đưa ra xét xử vào năm 1979, cả hai nguời Diệp Kiếm Anh và Hồ Diệu Bang đã cảnh báo rằng Đảng Cộng sản không nên tạo ra anh hùng và thần tượng cho sự phản đối của người dân. Khi có thần tượng để theo, thì sẽ có một sự liên tục của những anh hùng và những nhà lãnh đạo phát xuất từ quần chúng, hết lớp này đến lớp khác. Trong suốt những năm 1980s, chân lý này đã được chứng minh là đúng.
Mặc dù bạn có thể bị cầm tù về thể chất, sự nghiệp của bạn có thể tiếp tục lan rộng ra bên ngoài nhà tù. Trong thời gian mười tám năm tôi bị giam giữ, tôi không nghĩ rằng đó là một nỗi đau. Tôi tự tin trong sự vui vẽ. Thế thì cái gì làm cho bạn phải sợ? Sợ trở nên những nguời anh hùng? Tâm lý (sợ) này sẽ thành khủng khiếp. Phải chăng nó là một sa mạc văn hóa? Khi tất cả mọi người không dám làm những cánh chim vuơn đầu ra phía trước, họ trở thành một nhóm những con gà mái đẻ trứng mà thôi. Ngay cả những con gà mái cũng biết rằng để bảo vệ đàn gà con của nó, nó phải chiến đấu chống lại những con diều hâu. Nếu bạn không dám chiến đấu mãnh liệt cho hạnh phúc của các thế hệ tương lai của bạn, thì bạn cũng không tốt hơn những con gà.
Thay vào đó, bây giờ là lúc để bạn có thể học hỏi từ những cư dân Bắc Kinh, những người đã chiến đấu mãnh liệt với quân đội Cộng sản, sau khi sinh viên rút lui trong vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989. Họ là xương sống của quốc gia Trung Quốc, dù nhiều người đã chết vinh quang. Họ giành được lý lẽ và niềm tin của dân chúng, bằng mạng sống và máu của họ. Thật không may, phong trào dân chủ năm 1989 đã không tiếp tục được khi tất cả các nhà lãnh đạo rút lui hoàn toàn khỏi cuộc tranh đấu. Cái điều mà những người Hồng Kông nên làm bây giờ là chấm dứt sự rút lui của những nhà lãnh đạo yếu kém – hỗ trợ một thế đứng vững chắc, không rút lui.
Cho dù Tập Cận Bình có sự can đảm của Đặng Tiểu Bình, ông ta cũng không có được sức mạnh của Đặng Tiểu Bình. Nếu Tập học từ Đặng Tiểu Bình là sử dụng bạo lực để đàn áp, rồi sau đó từ chức bằng một lời xin lỗi, ông ta sẽ không có một lối thoát dễ dàng. Có rất nhiều con sói ở phía sau đang chờ đợi để ăn thịt ông ta. Chúng ta sẽ thấy để tin.
Nguồn: Wei Jingsheng