Tham Khảo

Chiến Tranh Lạnh

Sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng vào tháng 5, 1945 liên minh tạm thời giữa Hoa Kỳ và Anh một bên và Liên Sô một bên bắt đầu tan rã. Dần dà căng thẳng giữa hai bên trở thành một cuộc chiến ngấm n

Lê Mạnh Hùng


Sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng vào tháng 5, 1945 liên minh tạm thời giữa Hoa Kỳ và Anh một bên và Liên Sô một bên bắt đầu tan rã. Dần dà căng thẳng giữa hai bên trở thành một cuộc chiến ngấm ngầm kéo dài suốt gần nửa thế kỷ được mệnh danh là Chiến Tranh Lạnh. Các sử gia còn chưa hoàn toàn đồng ý được về thời gian bắt đầu và kết thúc, nhưng nói chung một khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1947 khi chủ thuyết Truman được công bố đến năm 1991 khi Liên Sô sụp đổ được coi là giai đọan của Chiến Tranh Lạnh.

Từ ngữ “Lạnh” được dùng ở đây để chỉ sự kiện rằng không có một cuộc đụng độ vũ trang lớn trực tiếp giữa hai bên (tuy rằng vẫn có những cuộc chiến địa phương lớn có sự tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp của một trong hai bên)

Nguồn gốc danh từ “Chiến Tranh Lạnh”

Vào lúc kết thúc Đệ nhị Thế chiến, nhà văn Anh George Orwell bắt đầu dùng danh từ “chiến tranh lạnh” (cold war) trong bài tiểu luận “You and the Atomic Bomb” đăng trên tạp chí Anh Tribune vào ngày 19 tháng 10, 1845. Suy nghĩ về một thế giới sống dưới bóng đen của một cuộc chiến nguyên tử, Orwell viết:

Nhìn vào thế giới nói chung, chiều hướng trong nhiều thập niên không phải là tiến tới tình trạng loạn vô chính phủ (anarchy) mà là sự tái áp đặt chế độ nô lệ…Lý thuyết của James Burnham đã được nhiều người bàn cãi, nhưng ít ai xét đến những hàm nghĩa ý thức hệ của nó, tức là cái nhân sinh quan nào, cái tín ngưỡng nào và cơ cấu xã hội nào sẽ xảy ra tại một quốc gia mà vừa không thể bị chinh phục vừa sống trong một cuộc chiến tranh lạnh thường xuyên với các lân bang”.

Thế nhưng người đầu tiên dùng cụm từ này để chỉ tình trạng tranh chấp địa lý chính trị hậu chiến giữa Liên Sô và Hoa Kỳ là Bernard Baruch một cố vấn của tổng thống Harry Truman trong một bài diển văn vào ngày 16 tháng 4, 1947, trong đó ông nói:

Chúng ta hãy đừng bị lừa dối, hiện này chúng ta đang sống giữa một cuộc chiến tranh lạnh”.

Và nó trở nên phổ biến sau khi nhà bình luận gia Walter Lippmann dùng nó làm tên cuốn sách của mình “The Cold War” tuy rằng Lippmann nói rằng ông lựa chọn tên này dựa trên một cuốn sách của Pháp từ những năm 1930, La Guerre Froide

Nguồn gốc cuộc chiến

Tuy rằng chiến tranh lạnh phát xuất trong giai đọan sau thế chiến thứ 2, nhưng nguyên nhân sâu xa của nó có thể tìm thấy bắt đầu từ cuộc Cách Mạng tháng 10 của Nga vào năm 1917 khi đảng Bolsheviks cướp chính quyền. Lãnh tụ Sô Viết Vladimir Lenin tuyên bố rằng nhà nước Liên Sô non trẻ bị bao vây “Bởi một hàng rào tư bản thù nghịch” và ông đã tính chuyện dùng cách mạng như là một vũ khí để giữ những kẻ thù của Liên Sô chia rẽ, mở đầu với việc thành lập tổ chức Cộng Sản Quốc Tế (Comintern) thúc đẩy cho các cuộc cách mạng cộng sản tại nước ngòai. Căng thẳng giữa Liên Sô và các nước phương Tây do đó trở thành trầm trọng hơn với những can thiệp của quân đội Anh, Mỹ, Pháp vào nội tình Liên Sô về phía phe Trắng chống Sô Viết năm 1918 trong cuộc nội chiến Nga và đã trở thành một vết sẹo mâu thuẫn lâu dài của các lãnh tụ Nga đối với phương Tây. Người thừa kế của Lenin, Joseph Stalin coi Liên ô như là một “hòn đảo xã hội chủ nghĩa” giữa một đại dương tư bản chủ nghĩa và tuyên bố nhiêm vụ là làm sao để “sự bao vây của tư bản chủ nghĩa hiện này bị thay thế bởi một sự bao vậy xã hội chủ nghĩa”.

Nhiều sự kiện xảy ra trong những năm giữa hai cuộc chiến đã cho thấy tâm trạng hoài nghi lẫn nhau giữa hai bên sâu đậm đến như thế nào, chưa kể hố ngăn cách sâu đậm về ý thức hệ.

Ngay từ đầu năm 1925, Stalin đã tuyên bố ông coi chính trị quốc tế như là một thế giới lưỡng cực trong đó Liên Sô sẽ hấp dẫn những quốc gia nào có khuynh hướng tiến về xã hội chủ nghĩa và các nước phương Tây sẽ hấp dẫn các nước nào hướng vào tư bản chủ nghĩa. Stalin cũng cho rằng thế giới đang ở trong giai đọan “ổn định tạm của tư bản chủ nghĩa” trước khi hệ thống này sụp đổ.

Để kích thích sự sụp đổ này xảy ra sớm hơn, Stalin đã có một số hành dộng làm tăng thêm sự hoài nghị và thù nghịch giữa các nước phương tây và Liên Sô tiêu biểu là việc Liên Sô tài trợ cho công nhân Anh trong cuộc tổng đình công của công nhân Anh năm 1926 dẫn tới việc chính phủ Anh cắt quan hệ ngọai giao với Liên Sô. Năm 1927 Stalin tuyên bố “sống chung hòa bình với các nước tư bản là chuyện của quá khứ” và đưa ra vụ án Shakhty tố cáo Pháp và Anh âm mưu làm một cuộc đảo chánh, Vụ án Đại Thanh Trừng (Great Purge) những lãnh tụ cộng sản cũ trong đó những người này thú nhận đã làm gián điệp phá hoại cách mạng cho Anh, Pháp, Nhật và Đức đều là những hành động làm tăng sự nghi ngờ của thế giới phương tây với Liên Sô trong khi đó việc Hoa Kỳ từ chối không công nhận nhà nước Sô Viết cho đến năm 1933 cũng đóng góp vào sự hoài nghi của Liên Sô đối với Mỹ.

Khác biệt về ý thức hệ và hệ thống kinh tế: xã hội chủ nghĩa vs tư bản chủ nghĩa; tự túc kinh tế (autarky) vs tự do mậu dịch; kế họach hóa trung ương vs kinh tế thị trường đã trở thành tiêu biểu cho hai quan niệm sống. Nhiều người Hoa Ky coi hệ thống Sô Viết như là một đe dọa cho “lối sống kiểu Mỹ” (American way of life). Tính chất vô thần của cộng sản chủ nghĩa cũng làm kích động nhiều người Mỹ. Trong khi đó về chính trị lý tưởng quyền tự quyết dân tộc của Mỹ được thể hiện qua Tuyên Ngôn 14 điểm của Tổng thống Woodrow Wilson cũng mâu thuẫn với nhiều điểm trong chính sách ngoại giao của Liên Sô. Thành ra cho đến giữa những năm 1930 cả Anh và Mỹ đều cho rằng Liên Sô là một nguy cơ lớn hơn là một nước Đức dân chủ, đã bị giải giới, và tập trung mọi cố gắng ngăn chặn của họ vào Liên Sô. Tuy nhiên phải nói rằng trong giai đoạn giữa hai thế chiến người Mỹ không để ý bao nhiêu đến thế giới bên ngòai. Mỹ, sau khi đóng góp tối thiểu vào cuộc chiến chống Đức và nội chiến tại Nga đã nhất quyết quay trở lại một chính sách cô lập với thế giới thể hiện bởi việc Thượng Viện Mỹ bỏ phiếu từ chối không tham gia Hội Quốc Liên tuy rằng tổng thống Wilson là một trong những sáng lập viên. Và với cuộc Đại Khủng Hoảng của những năm 1930 lại càng không muốn tham gia gì vào với cộng đồng thế giới khi mà còn đang có những vấn đề kinh tế tài chánh nghiêm trọng trong nước.

Liên Sô ký một thỏa hiệp bất tương xâm với Đức Quốc Xã vào tháng 8, 1939 mở đường cho Đức rảnh tay tấn công Ba Lan mở đầu cho Thế chiến thứ hai tại châu Âu. Nhưng sau đó Đức đã phản bội hiệp ước và tấn công Liên Sô vào tháng 6, 1941. Sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12, 1941 Liên Sô cùng với Mỹ và Anh thành lập một liên minh tùy tiện (alliance of convenience) trong đó Anh ký kết với Liên Sô một thỏa hiệp liên minh chính thức trong khi Mỹ đưa ra một cam kết bằng miệng. Tuy rằng trong thời chiến Hoa Kỳ cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho cả Anh và Liên Sô qua chương trình Lend Lease, nhưng Stalin vẫn rất nghi ngờ Anh và Mỹ âm mưu để Liên Sô phải chịu phần chính áp lực của Đức. Theo quan điểm này, phía Tây phuơng đã có ý trì hoãn việc mở ra một mặt trận thứ hai chống lại Đức để có thể lợi dụng vào phút chót mới nhảy vào đã quyết định hình dạng của một thế giới hậu chiến. Chính nhận thức này của Liên Sô về phương Tây đã dẫn đến một làn sóng ngầm rất mạnh căng thẳng và thù nghịch giữa hai bên đồng minh. Và điều này đã thể hiện qua các hội nghị thượng đỉnh trong khi còn đang chiến tranh và tình trạng căng thẳng sau chiến tranh.
Lê Mạnh Hùng
http://khaiphong.org/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chiến Tranh Lạnh

Sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng vào tháng 5, 1945 liên minh tạm thời giữa Hoa Kỳ và Anh một bên và Liên Sô một bên bắt đầu tan rã. Dần dà căng thẳng giữa hai bên trở thành một cuộc chiến ngấm n

Lê Mạnh Hùng


Sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng vào tháng 5, 1945 liên minh tạm thời giữa Hoa Kỳ và Anh một bên và Liên Sô một bên bắt đầu tan rã. Dần dà căng thẳng giữa hai bên trở thành một cuộc chiến ngấm ngầm kéo dài suốt gần nửa thế kỷ được mệnh danh là Chiến Tranh Lạnh. Các sử gia còn chưa hoàn toàn đồng ý được về thời gian bắt đầu và kết thúc, nhưng nói chung một khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1947 khi chủ thuyết Truman được công bố đến năm 1991 khi Liên Sô sụp đổ được coi là giai đọan của Chiến Tranh Lạnh.

Từ ngữ “Lạnh” được dùng ở đây để chỉ sự kiện rằng không có một cuộc đụng độ vũ trang lớn trực tiếp giữa hai bên (tuy rằng vẫn có những cuộc chiến địa phương lớn có sự tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp của một trong hai bên)

Nguồn gốc danh từ “Chiến Tranh Lạnh”

Vào lúc kết thúc Đệ nhị Thế chiến, nhà văn Anh George Orwell bắt đầu dùng danh từ “chiến tranh lạnh” (cold war) trong bài tiểu luận “You and the Atomic Bomb” đăng trên tạp chí Anh Tribune vào ngày 19 tháng 10, 1845. Suy nghĩ về một thế giới sống dưới bóng đen của một cuộc chiến nguyên tử, Orwell viết:

Nhìn vào thế giới nói chung, chiều hướng trong nhiều thập niên không phải là tiến tới tình trạng loạn vô chính phủ (anarchy) mà là sự tái áp đặt chế độ nô lệ…Lý thuyết của James Burnham đã được nhiều người bàn cãi, nhưng ít ai xét đến những hàm nghĩa ý thức hệ của nó, tức là cái nhân sinh quan nào, cái tín ngưỡng nào và cơ cấu xã hội nào sẽ xảy ra tại một quốc gia mà vừa không thể bị chinh phục vừa sống trong một cuộc chiến tranh lạnh thường xuyên với các lân bang”.

Thế nhưng người đầu tiên dùng cụm từ này để chỉ tình trạng tranh chấp địa lý chính trị hậu chiến giữa Liên Sô và Hoa Kỳ là Bernard Baruch một cố vấn của tổng thống Harry Truman trong một bài diển văn vào ngày 16 tháng 4, 1947, trong đó ông nói:

Chúng ta hãy đừng bị lừa dối, hiện này chúng ta đang sống giữa một cuộc chiến tranh lạnh”.

Và nó trở nên phổ biến sau khi nhà bình luận gia Walter Lippmann dùng nó làm tên cuốn sách của mình “The Cold War” tuy rằng Lippmann nói rằng ông lựa chọn tên này dựa trên một cuốn sách của Pháp từ những năm 1930, La Guerre Froide

Nguồn gốc cuộc chiến

Tuy rằng chiến tranh lạnh phát xuất trong giai đọan sau thế chiến thứ 2, nhưng nguyên nhân sâu xa của nó có thể tìm thấy bắt đầu từ cuộc Cách Mạng tháng 10 của Nga vào năm 1917 khi đảng Bolsheviks cướp chính quyền. Lãnh tụ Sô Viết Vladimir Lenin tuyên bố rằng nhà nước Liên Sô non trẻ bị bao vây “Bởi một hàng rào tư bản thù nghịch” và ông đã tính chuyện dùng cách mạng như là một vũ khí để giữ những kẻ thù của Liên Sô chia rẽ, mở đầu với việc thành lập tổ chức Cộng Sản Quốc Tế (Comintern) thúc đẩy cho các cuộc cách mạng cộng sản tại nước ngòai. Căng thẳng giữa Liên Sô và các nước phương Tây do đó trở thành trầm trọng hơn với những can thiệp của quân đội Anh, Mỹ, Pháp vào nội tình Liên Sô về phía phe Trắng chống Sô Viết năm 1918 trong cuộc nội chiến Nga và đã trở thành một vết sẹo mâu thuẫn lâu dài của các lãnh tụ Nga đối với phương Tây. Người thừa kế của Lenin, Joseph Stalin coi Liên ô như là một “hòn đảo xã hội chủ nghĩa” giữa một đại dương tư bản chủ nghĩa và tuyên bố nhiêm vụ là làm sao để “sự bao vây của tư bản chủ nghĩa hiện này bị thay thế bởi một sự bao vậy xã hội chủ nghĩa”.

Nhiều sự kiện xảy ra trong những năm giữa hai cuộc chiến đã cho thấy tâm trạng hoài nghi lẫn nhau giữa hai bên sâu đậm đến như thế nào, chưa kể hố ngăn cách sâu đậm về ý thức hệ.

Ngay từ đầu năm 1925, Stalin đã tuyên bố ông coi chính trị quốc tế như là một thế giới lưỡng cực trong đó Liên Sô sẽ hấp dẫn những quốc gia nào có khuynh hướng tiến về xã hội chủ nghĩa và các nước phương Tây sẽ hấp dẫn các nước nào hướng vào tư bản chủ nghĩa. Stalin cũng cho rằng thế giới đang ở trong giai đọan “ổn định tạm của tư bản chủ nghĩa” trước khi hệ thống này sụp đổ.

Để kích thích sự sụp đổ này xảy ra sớm hơn, Stalin đã có một số hành dộng làm tăng thêm sự hoài nghị và thù nghịch giữa các nước phương tây và Liên Sô tiêu biểu là việc Liên Sô tài trợ cho công nhân Anh trong cuộc tổng đình công của công nhân Anh năm 1926 dẫn tới việc chính phủ Anh cắt quan hệ ngọai giao với Liên Sô. Năm 1927 Stalin tuyên bố “sống chung hòa bình với các nước tư bản là chuyện của quá khứ” và đưa ra vụ án Shakhty tố cáo Pháp và Anh âm mưu làm một cuộc đảo chánh, Vụ án Đại Thanh Trừng (Great Purge) những lãnh tụ cộng sản cũ trong đó những người này thú nhận đã làm gián điệp phá hoại cách mạng cho Anh, Pháp, Nhật và Đức đều là những hành động làm tăng sự nghi ngờ của thế giới phương tây với Liên Sô trong khi đó việc Hoa Kỳ từ chối không công nhận nhà nước Sô Viết cho đến năm 1933 cũng đóng góp vào sự hoài nghi của Liên Sô đối với Mỹ.

Khác biệt về ý thức hệ và hệ thống kinh tế: xã hội chủ nghĩa vs tư bản chủ nghĩa; tự túc kinh tế (autarky) vs tự do mậu dịch; kế họach hóa trung ương vs kinh tế thị trường đã trở thành tiêu biểu cho hai quan niệm sống. Nhiều người Hoa Ky coi hệ thống Sô Viết như là một đe dọa cho “lối sống kiểu Mỹ” (American way of life). Tính chất vô thần của cộng sản chủ nghĩa cũng làm kích động nhiều người Mỹ. Trong khi đó về chính trị lý tưởng quyền tự quyết dân tộc của Mỹ được thể hiện qua Tuyên Ngôn 14 điểm của Tổng thống Woodrow Wilson cũng mâu thuẫn với nhiều điểm trong chính sách ngoại giao của Liên Sô. Thành ra cho đến giữa những năm 1930 cả Anh và Mỹ đều cho rằng Liên Sô là một nguy cơ lớn hơn là một nước Đức dân chủ, đã bị giải giới, và tập trung mọi cố gắng ngăn chặn của họ vào Liên Sô. Tuy nhiên phải nói rằng trong giai đoạn giữa hai thế chiến người Mỹ không để ý bao nhiêu đến thế giới bên ngòai. Mỹ, sau khi đóng góp tối thiểu vào cuộc chiến chống Đức và nội chiến tại Nga đã nhất quyết quay trở lại một chính sách cô lập với thế giới thể hiện bởi việc Thượng Viện Mỹ bỏ phiếu từ chối không tham gia Hội Quốc Liên tuy rằng tổng thống Wilson là một trong những sáng lập viên. Và với cuộc Đại Khủng Hoảng của những năm 1930 lại càng không muốn tham gia gì vào với cộng đồng thế giới khi mà còn đang có những vấn đề kinh tế tài chánh nghiêm trọng trong nước.

Liên Sô ký một thỏa hiệp bất tương xâm với Đức Quốc Xã vào tháng 8, 1939 mở đường cho Đức rảnh tay tấn công Ba Lan mở đầu cho Thế chiến thứ hai tại châu Âu. Nhưng sau đó Đức đã phản bội hiệp ước và tấn công Liên Sô vào tháng 6, 1941. Sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12, 1941 Liên Sô cùng với Mỹ và Anh thành lập một liên minh tùy tiện (alliance of convenience) trong đó Anh ký kết với Liên Sô một thỏa hiệp liên minh chính thức trong khi Mỹ đưa ra một cam kết bằng miệng. Tuy rằng trong thời chiến Hoa Kỳ cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho cả Anh và Liên Sô qua chương trình Lend Lease, nhưng Stalin vẫn rất nghi ngờ Anh và Mỹ âm mưu để Liên Sô phải chịu phần chính áp lực của Đức. Theo quan điểm này, phía Tây phuơng đã có ý trì hoãn việc mở ra một mặt trận thứ hai chống lại Đức để có thể lợi dụng vào phút chót mới nhảy vào đã quyết định hình dạng của một thế giới hậu chiến. Chính nhận thức này của Liên Sô về phương Tây đã dẫn đến một làn sóng ngầm rất mạnh căng thẳng và thù nghịch giữa hai bên đồng minh. Và điều này đã thể hiện qua các hội nghị thượng đỉnh trong khi còn đang chiến tranh và tình trạng căng thẳng sau chiến tranh.
Lê Mạnh Hùng
http://khaiphong.org/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm