Đoạn Đường Chiến Binh
Chiến Tranh Và Người Lính
Cơn nắng hừng hực cuả mùa Hè toả xuống vùng đất mà pháo đội vừa di chuyển đến từ một ngọn đồi trọc phiá Bắc bên này chiếc cầu cuả quận Phong Điền
Cơn nắng hừng hực cuả mùa Hè toả xuống vùng đất mà pháo đội vừa di chuyển đến từ một ngọn đồi trọc phiá Bắc bên này chiếc cầu cuả quận Phong Điền thuộc tỉnh Quàng Trị. Hàng ngày địch pháo xối xả vào vị trí, tổn thất khá nặng nên pháo đội được lệnh di chuyển đến đây cũng chỉ cách xa vị trí cũ khoảng hơn một cây số. Làm sao mà thoát khỏi tầm đạn cuả chúng với đại bác 130 ly chúng có thể bắn xa tới hai mươi bẩy cây số trong khi khẩu đại bác 105 ly cuả chúng tôi chỉ bắn tối đa là 11 cây số nhưng không đạt được hiệu quả, một trò chơi cuả chiến tranh, vũ khí cuả phiá quân cộng sản luôn luôn lúc nào cũng trội hơn phiá quân lực miền Nam nhưng không vì thế mà nao núng bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được nhận xét là một quân lực thiện chiến đã được thế giới thán phục.
Trên mặt đường nhựa cuả quốc lộ số 1 cơn nóng toả lên lung linh bốc khói, những người lính Pháo Binh Thuỷ Quân Lục Chiến với lưng mồ hôi nhễ nhại đang khui những thùng đạn để sẵn sàng yểm trợ cho quân bạn bất cứ lúc nào, mọi người thay phiên nhau ăn uống, nghỉ ngơi, Cổ Thành đã trong tầm tay trong khi địch quân cố thủ nên cuộc giao tranh giữa các đơn vị tác chiến cuả Thuỷ Quân Lục Chiến với cộng quân đang đến giai đoạn khốc liệt nên hầu như chúng tôi luôn luôn lúc nào cũng túc trực bên khẩu đại bác. Không thể tưởng tượng được rằng một người pháo thủ với thân hình bình thường mà có thể nạp hàng chục quả đạn nặng gần 20 kg chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ và có ngày bắn đến vài trăm quả như trận đánh tại Cửa Việt, riêng khẩu đội cuả tôi đã bắn hơn một ngàn quả đại bác trong suốt một đêm và sau đó thì cả khẩu đội bị ù tai mất mấy ngày, nói chuyện với nhau bằng tay.
Chiếc xe chở đạn cho khẩu đội vừa tới, một pháo thủ nhẩy lên để chuẩn bị vác đạn xuống cũng là lúc tiếng nổ oành, oành, anh ta chưa kịp nhẩy xuống thì một trái tiếp theo rơi trúng ngay xe chở đạn, trong bụi khói tung bay tôi thấy xác người lính tung lên trời và rơi xuống nằm vắt vẻo trên thành xe, tôi định chạy đến để kéo xác anh xuống nhưng địch pháo dữ dội quá! Trúng xe đạn rồi hầm đạn cuả khẩu đội, mảnh đạn văng tung toé, lửa bốc khói ngùn ngụt, tôi vội dẫn các nhân viên khẩu đội nằm nép sát bên lề quốc lộ thì cũng ngay trong lúc đó một phóng viên người Á Châu (có lẽ là người Nhật) chiếu thẳng ống kính vào chúng tôi để quay, tôi hơi bực mình bỗng một người lính vổ vai tôi cười hề hề nói: Tụi mình được đóng phim ông ơi!
Tôi chặc lưỡi:
Hết biết!
Trong đang lúc hiểm nguy giữa sự sống và cái chết mà vẫn còn đuà giỡn. Mà quả thật như vậy, người lính chúng tôi hầu như chấp nhận tất cả những may rủi đến với mình, không một ai có thể tin rằng một người lính tâm sự với một người lính như sau:
- “Mày ạ! Lỡ mà tao chết, hãy lấy tất cả những gì cuả tao để mà xử dụng ngoại trừ những hình ảnh hay tấm thẻ bài xin hãy gửi lại cho gia đình tao”
Ôi, cao cả thay cho những người lính Việt Nam Cộng Hoà, những người đang cầm súng để bảo vệ cho phần đất cuả miền Nam được tự do và yên lành.
Địch ngưng pháo kích tôi kiểm điểm lại quân số, xác người lính nằm chết vắt ngang trên thành xe, mặt ngửa lên trời bây giờ trên thân thể chỉ còn đúng một cánh tay buông thõng dưới thành xe, thê thảm quá! Những lúc rảnh rỗi ngồi quây quần bên nhau cùng ly cà phê, điếu thuốc anh thường hay tâm sự:
- “Tôi chỉ ước mong được vài ngày phép để về thăm mấy đứa con còn nhỏ, đã lâu lắm rồi tôi chưa được về phép.”
Và bây giờ thì thân xác anh nằm đây không vẹn toàn, một giọt lệ cho anh, tôi phụ với một người lính tẩn liệm anh trong chiếc poncho. Thôi anh đi, chúng tôi ở lại và tiếp tục chiến đấu cho một cuộc chiến mà hàng hàng lớp lớp vẫn đi và đi mãi.
Tiếng cuả một người cất lên:
Còn thiếu thằng Thảo ông ơi!
Tôi hình dung ra ngay một anh lính mới về khầu đội cách đây vài ngày, khuôn mặt rất trẻ, tôi đã hỏi anh ta:
- Còn tuổi đi học sao lại đăng lính?
Anh ta cười nhỏ nhẹ rồi nói:
- Dạ, tui khoái bộ đồ rằn ri lắm ông ơi!
Cái hố cá nhân mà tân binh Thảo ngồi bây giờ bị san bằng trên mặt đất chỉ còn là vết cháy nám dài, mọi người thay phiên nhau đào bới, ba lớp xẻng cá nhân cũng chẳng thấy được một mảnh thịt xương! Tôi nói với một nhân viên khẩu đội lấy mảnh gỗ cuả thùng đạn pháo binh làm dấu nơi Thảo vừa chết mặc dù chỉ là nấm mộ trống không và không có nỗi đớn đau nào bằng nỗi đớn đau cuả người thân gia đình là không nhận được một chút thịt da hay mảnh xương cuả người đã chết.
“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về lại cát bụi”,
Thôi nhé Thảo! Dù mảnh xương, mảnh thịt không còn nhưng Thảo đã có một cõi để đi về thiên đường cuối trời thênh thang, nơi đó không còn chiến tranh và không có hận thù.
Cố Binh Nhất Nguyễn Văn Thảo đời lính 05 ngày chiến trận.
Trời tối hẳn, trên quốc lộ những con đom đóm lập loè trong đêm như những oan hồn, uổng tử đã gục ngã cuả một đoạn đường dài vào những ngày cuối Tháng Tư, đầu Tháng Năm vừa qua bởi trận pháo cuả trung đoàn Bông Lau giặc cộng.
Nỗi đau thương và khốn khổ trong đáy tận cùng cuả cuộc thảm sát kinh hoàng cuả tết Mậu Thân Huế vẫn còn đó và bây giờ lại chịu thêm cảnh chết chóc kinh hoàng cuả một đoạn đường dài hơn mười cây số, mười cây số về đêm với những bóng ma chập chờn trên mặt quốc lộ. Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Ái Tử và Hải Lăng đã quá nhiều điêu linh khói lửa, ôi! Những người dân cuả vùng đất khô cằn sỏi đá sao quá nỡ đọa đầy.
Tôi trở về căn lều ngả lưng lên chiếc ghế bố nhà binh, cả ngày hôm nay bây giờ mới được nghỉ ngơi, mắt nhìn lên tấm lều poncho nghĩ ngợi không biết khi nào chiếc poncho này sẽ gói gém đời mình như người lính đã chết buổi trưa hôm nay mà xác vẫn còn đây để ngày mai khi trời sáng mới đem đi. Thôi học vào lính, bạn bè cùng vào lính, thỉnh thoảng lại được tin đưá chết miền Tây đứa chết miền Đông cũng như thỉnh thoảng về lại xóm cũ những thằng bạn cuả tuổi thơ cũng lần lượt ra đi và mãi mãi không về, cả một thế hệ bị ném vào cuộc chiến bởi những tham vọng điên cuồng cuả bọn người tung hô chủ nghiã cộng sản, một chủ nghiã không tưởng và hậu quả là cả một đất nước lâm vào cảnh điêu linh, tang tóc bởi chiến tranh, rồi có một ngày chinh chiến sẽ tàn nhưng đến bao giờ thì sẽ tàn!
Những tiếng nổ cùng với ánh lửa loé sáng cuả những trái đạn pháo lại rơi dồn dập vào vị trí pháo đội, bọn khốn kiếp lại bắt đầu pháo kích, tôi điều động nhân viên chạy ra khẩu đại bác và sẵn sàng đợi lệnh trên, tiếng rít cuả đạn pháo trên đầu nghe thật ớn lạnh, nhưng cũng may đa số đạn pháo rơi ngoài vị trí cuả pháo đội nên cũng không có sự thiệt hại nào. Khẩu đội được lệnh chuẩn bị tác xạ yểm trợ cho quân bạn đang bị địch quân tấn công, sự khó khăn và nguy hiểm nhất đối với các pháo thủ là vừa bắn yểm trợ cho quân bạn và vừa phải chịu đựng dưới cơn mưa pháo, địch bắt đầu pháo dồn dập nhiều hơn trước, một nhân viên đang chuẩn bị nạp đạn vào nòng bỗng một quả đạn pháo rớt bên ngoài ụ súng, người lính còn đang luống cuống tôi vội vàng chạy đến bên cạnh và la lớn:
- Nạp đạn vào nòng
Và ra lệnh bắn với kinh nghiệm cuả một người khẩu trưởng lâu năm gặp những trường hợp như thế này phải thật bình tĩnh để điều động nhân viên khẩu đội, trường pháo binh Dục Mỹ đã dạy cho chúng tôi phương châm:
- Nhanh chóng, chính xác, bất ngờ cũng như pháo binh quyết định chiến trường để giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho quân bạn.
Bởi thế trong cuộc giao tranh những quả đạn đại bác được bắn vào mục tiêu thật chính xác thì đó cũng là niềm kiêu hãnh cho người pháo thủ.
Sau những loạt đạn phản pháo cuả chúng tôi, không biết có gây thiệt hại cho địch hay không nhưng không thấy chúng bắn nữa, tôi kiểm soát lại khẩu đại bác vì có vài quả đạn pháo rơi gần ụ súng thì thấy tấm lá chắn thật dầy để che chở an toàn cho người nhắm viên bị mất một mảng khá to nhưng rất may là người nhắm viên không sao.
Thời tiết cuả vùng Quảng Trị thay đổi bất thường, buổi trưa đang nóng, bất chợt cơn mưa tầm tã kéo đến, trong đêm tối những người lính pháo binh đứng lạnh co ro, quần áo ướt sũng vẫn phải thi hành nhiệm vụ tác xạ, có khi phải phơi mình trong cơn mưa suốt đêm, nhiều lúc phải thay phiên nhau nghỉ ngơi hoặc ăn uống những ngày có giao tranh lớn, khẩu đội vừa bắn vừa khui đạn trong đêm tối. Đời Pháo Thủ cuả nhà văn Nguyên Vũ chưa diễn tả hết cái gian khổ và nguy hiểm cuả những người pháo thủ và nhất là những người lính Pháo Thủ Mũ Xanh TQLC
Khi quân cộng sản Bắc Việt khởi sự tấn công tại Động Hà, lúc đó pháo đội chúng tôi nằm trong căn cứ cuả trung đoàn Bến Hải thuộc Sư Đoàn1 Bộ Binh đã phải chịu trận địa pháo cuả địch suốt một đêm, và đến khi trời sáng tỏ chung quanh vị trí khẩu đội cũng như chung quanh hố cá nhân đầy mảnh đạn 130ly và hoả tiễn 122 ly cuà địch và cũng trong suốt đêm đó pháo đội vừa chịu pháo vừa phải bắn yểm trợ cho quân bạn tại cầu Đông Hà cho đến mười giờ sáng hôm sau.
Trời hừng sáng, một ngày cuả chiến tranh đã đi qua và một ngày chiến tranh đang đến, những người lính vẫn còn hiện hữu để tiếp tục chiến đấu và chiến đấu cho đến tận cùng cuả cuộc chiến. Hơn 20 năm trôi qua, hơn nửa phần tư thế kỷ, cả một chiều dài đất nước tang thương, đổ nát, bom đạn cầy xới trên những ruộng đồng bao la, ngọn lửa chiến tranh đã đốt cháy những hạt luá chưa kịp chín vàng. Hoà bình hay chiến tranh? Xin được hai chữ HÒA BÌNH viết chữ in hoa đậm nét cho người người trở về xóm nhỏ có ruộng đồng bát ngát thơm mùi luá chín, có đứa bé quê thả diều bay trong gió, có cô thôn nữ ru điệu hò đêm trăng, nhưng tất cả mộng ước vẫn còn quá xa vời bởi vì chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn.
Pháo đội đang tác xạ thì được lệnh ngừng bắn, lệnh từ đài tác xạ cho biết Cổ Thành đã được chiếm lại. Dưới cơn mưa nhạt nhoà toàn thể mọi người đứng nghiêm mặt hướng về thành phố Quảng Trị trong lúc lá Quốc Kỳ VNCH tung bay phất phới trên đống gạch đổ nát cuả Cổ Thành Đinh Công Tráng.
- Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Đúng như vậy, xương máu cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà đã đổ xuống và trong đó có hơn 3500 người lính Thuỷ Quân Lục Chiến VN đã nằm xuống cho chiến trường này.
Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Chiến đấu âm thầm nhưng chết rất vinh quang
Hỡi những người anh hùng cuả quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những người lính Mũ Xanh và quân phục rằn ri.
Sau cuộc tái chiếm Cổ Thành, vẫn có những cuộc giao tranh nhưng không khốc liệt như trước nên khẩu đội cũng được thảnh thơi đôi chút, trong chuyến công tác khi đi ngang thánh địa La Vang, tôi ghé vào thăm lại ngôi thánh đường mà hơn một năm trước đó pháo đội đóng tại căn cứ Tích Tường để chuẩn bị cho cuộc hành quân Lam Sơn 719. Trước mắt tôi cả một sự hoang tàn đổ nát, tượng Đức Mẹ ghim đầy dấu đạn, bên trong thánh đường, gác chuông vẫn còn nhưng một góc cuả lầu chuông sụp đổ, cây đàn dương cầm nằm vùi trong đống gạch với những phím đàn mầu trắng ngà vương bụi bậm, bên cạnh chiếc đàn dương cầm một quyển thánh kinh đã bị cháy xém một góc nhưng vẫn còn con dấu với chữ Thánh Đường La Vang. Tôi nhặt lên thật trân trọng và kính cẩn như một bảo vật quí giá mặc dù tôi là người ngoại đạo. Tôi ngước nhìn lên trên nóc thánh đường cây thánh giá mầu trắng thánh thiện nổi bật trong khoảng trời xanh, qùy dưới chân Đức Mẹ, cầu xin Đức Mẹ cứu giúp cho đất nước Việt Nam sớm được thanh bình.
Hoàng hôn đang xuống tôi trở về đơn vị bỏ lại đằng sau ngôi thánh đường đổ nát với bức tượng Đức Mẹ đầy vết tích chiến tranh.
Chiến trường Quảng Trị năm 1972.
Phạm Thành Nhân
Tiểu Đoàn 3 Nỏ Thần PB/TQLC
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-218385_15-2/
Tân Sơn Hòa chuyển
Cơn nắng hừng hực cuả mùa Hè toả xuống vùng đất mà pháo đội vừa di chuyển đến từ một ngọn đồi trọc phiá Bắc bên này chiếc cầu cuả quận Phong Điền thuộc tỉnh Quàng Trị. Hàng ngày địch pháo xối xả vào vị trí, tổn thất khá nặng nên pháo đội được lệnh di chuyển đến đây cũng chỉ cách xa vị trí cũ khoảng hơn một cây số. Làm sao mà thoát khỏi tầm đạn cuả chúng với đại bác 130 ly chúng có thể bắn xa tới hai mươi bẩy cây số trong khi khẩu đại bác 105 ly cuả chúng tôi chỉ bắn tối đa là 11 cây số nhưng không đạt được hiệu quả, một trò chơi cuả chiến tranh, vũ khí cuả phiá quân cộng sản luôn luôn lúc nào cũng trội hơn phiá quân lực miền Nam nhưng không vì thế mà nao núng bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được nhận xét là một quân lực thiện chiến đã được thế giới thán phục.
Trên mặt đường nhựa cuả quốc lộ số 1 cơn nóng toả lên lung linh bốc khói, những người lính Pháo Binh Thuỷ Quân Lục Chiến với lưng mồ hôi nhễ nhại đang khui những thùng đạn để sẵn sàng yểm trợ cho quân bạn bất cứ lúc nào, mọi người thay phiên nhau ăn uống, nghỉ ngơi, Cổ Thành đã trong tầm tay trong khi địch quân cố thủ nên cuộc giao tranh giữa các đơn vị tác chiến cuả Thuỷ Quân Lục Chiến với cộng quân đang đến giai đoạn khốc liệt nên hầu như chúng tôi luôn luôn lúc nào cũng túc trực bên khẩu đại bác. Không thể tưởng tượng được rằng một người pháo thủ với thân hình bình thường mà có thể nạp hàng chục quả đạn nặng gần 20 kg chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ và có ngày bắn đến vài trăm quả như trận đánh tại Cửa Việt, riêng khẩu đội cuả tôi đã bắn hơn một ngàn quả đại bác trong suốt một đêm và sau đó thì cả khẩu đội bị ù tai mất mấy ngày, nói chuyện với nhau bằng tay.
Chiếc xe chở đạn cho khẩu đội vừa tới, một pháo thủ nhẩy lên để chuẩn bị vác đạn xuống cũng là lúc tiếng nổ oành, oành, anh ta chưa kịp nhẩy xuống thì một trái tiếp theo rơi trúng ngay xe chở đạn, trong bụi khói tung bay tôi thấy xác người lính tung lên trời và rơi xuống nằm vắt vẻo trên thành xe, tôi định chạy đến để kéo xác anh xuống nhưng địch pháo dữ dội quá! Trúng xe đạn rồi hầm đạn cuả khẩu đội, mảnh đạn văng tung toé, lửa bốc khói ngùn ngụt, tôi vội dẫn các nhân viên khẩu đội nằm nép sát bên lề quốc lộ thì cũng ngay trong lúc đó một phóng viên người Á Châu (có lẽ là người Nhật) chiếu thẳng ống kính vào chúng tôi để quay, tôi hơi bực mình bỗng một người lính vổ vai tôi cười hề hề nói: Tụi mình được đóng phim ông ơi!
Tôi chặc lưỡi:
Hết biết!
Trong đang lúc hiểm nguy giữa sự sống và cái chết mà vẫn còn đuà giỡn. Mà quả thật như vậy, người lính chúng tôi hầu như chấp nhận tất cả những may rủi đến với mình, không một ai có thể tin rằng một người lính tâm sự với một người lính như sau:
- “Mày ạ! Lỡ mà tao chết, hãy lấy tất cả những gì cuả tao để mà xử dụng ngoại trừ những hình ảnh hay tấm thẻ bài xin hãy gửi lại cho gia đình tao”
Ôi, cao cả thay cho những người lính Việt Nam Cộng Hoà, những người đang cầm súng để bảo vệ cho phần đất cuả miền Nam được tự do và yên lành.
Địch ngưng pháo kích tôi kiểm điểm lại quân số, xác người lính nằm chết vắt ngang trên thành xe, mặt ngửa lên trời bây giờ trên thân thể chỉ còn đúng một cánh tay buông thõng dưới thành xe, thê thảm quá! Những lúc rảnh rỗi ngồi quây quần bên nhau cùng ly cà phê, điếu thuốc anh thường hay tâm sự:
- “Tôi chỉ ước mong được vài ngày phép để về thăm mấy đứa con còn nhỏ, đã lâu lắm rồi tôi chưa được về phép.”
Và bây giờ thì thân xác anh nằm đây không vẹn toàn, một giọt lệ cho anh, tôi phụ với một người lính tẩn liệm anh trong chiếc poncho. Thôi anh đi, chúng tôi ở lại và tiếp tục chiến đấu cho một cuộc chiến mà hàng hàng lớp lớp vẫn đi và đi mãi.
Tiếng cuả một người cất lên:
Còn thiếu thằng Thảo ông ơi!
Tôi hình dung ra ngay một anh lính mới về khầu đội cách đây vài ngày, khuôn mặt rất trẻ, tôi đã hỏi anh ta:
- Còn tuổi đi học sao lại đăng lính?
Anh ta cười nhỏ nhẹ rồi nói:
- Dạ, tui khoái bộ đồ rằn ri lắm ông ơi!
Cái hố cá nhân mà tân binh Thảo ngồi bây giờ bị san bằng trên mặt đất chỉ còn là vết cháy nám dài, mọi người thay phiên nhau đào bới, ba lớp xẻng cá nhân cũng chẳng thấy được một mảnh thịt xương! Tôi nói với một nhân viên khẩu đội lấy mảnh gỗ cuả thùng đạn pháo binh làm dấu nơi Thảo vừa chết mặc dù chỉ là nấm mộ trống không và không có nỗi đớn đau nào bằng nỗi đớn đau cuả người thân gia đình là không nhận được một chút thịt da hay mảnh xương cuả người đã chết.
“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về lại cát bụi”,
Thôi nhé Thảo! Dù mảnh xương, mảnh thịt không còn nhưng Thảo đã có một cõi để đi về thiên đường cuối trời thênh thang, nơi đó không còn chiến tranh và không có hận thù.
Cố Binh Nhất Nguyễn Văn Thảo đời lính 05 ngày chiến trận.
Trời tối hẳn, trên quốc lộ những con đom đóm lập loè trong đêm như những oan hồn, uổng tử đã gục ngã cuả một đoạn đường dài vào những ngày cuối Tháng Tư, đầu Tháng Năm vừa qua bởi trận pháo cuả trung đoàn Bông Lau giặc cộng.
Nỗi đau thương và khốn khổ trong đáy tận cùng cuả cuộc thảm sát kinh hoàng cuả tết Mậu Thân Huế vẫn còn đó và bây giờ lại chịu thêm cảnh chết chóc kinh hoàng cuả một đoạn đường dài hơn mười cây số, mười cây số về đêm với những bóng ma chập chờn trên mặt quốc lộ. Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Ái Tử và Hải Lăng đã quá nhiều điêu linh khói lửa, ôi! Những người dân cuả vùng đất khô cằn sỏi đá sao quá nỡ đọa đầy.
Tôi trở về căn lều ngả lưng lên chiếc ghế bố nhà binh, cả ngày hôm nay bây giờ mới được nghỉ ngơi, mắt nhìn lên tấm lều poncho nghĩ ngợi không biết khi nào chiếc poncho này sẽ gói gém đời mình như người lính đã chết buổi trưa hôm nay mà xác vẫn còn đây để ngày mai khi trời sáng mới đem đi. Thôi học vào lính, bạn bè cùng vào lính, thỉnh thoảng lại được tin đưá chết miền Tây đứa chết miền Đông cũng như thỉnh thoảng về lại xóm cũ những thằng bạn cuả tuổi thơ cũng lần lượt ra đi và mãi mãi không về, cả một thế hệ bị ném vào cuộc chiến bởi những tham vọng điên cuồng cuả bọn người tung hô chủ nghiã cộng sản, một chủ nghiã không tưởng và hậu quả là cả một đất nước lâm vào cảnh điêu linh, tang tóc bởi chiến tranh, rồi có một ngày chinh chiến sẽ tàn nhưng đến bao giờ thì sẽ tàn!
Những tiếng nổ cùng với ánh lửa loé sáng cuả những trái đạn pháo lại rơi dồn dập vào vị trí pháo đội, bọn khốn kiếp lại bắt đầu pháo kích, tôi điều động nhân viên chạy ra khẩu đại bác và sẵn sàng đợi lệnh trên, tiếng rít cuả đạn pháo trên đầu nghe thật ớn lạnh, nhưng cũng may đa số đạn pháo rơi ngoài vị trí cuả pháo đội nên cũng không có sự thiệt hại nào. Khẩu đội được lệnh chuẩn bị tác xạ yểm trợ cho quân bạn đang bị địch quân tấn công, sự khó khăn và nguy hiểm nhất đối với các pháo thủ là vừa bắn yểm trợ cho quân bạn và vừa phải chịu đựng dưới cơn mưa pháo, địch bắt đầu pháo dồn dập nhiều hơn trước, một nhân viên đang chuẩn bị nạp đạn vào nòng bỗng một quả đạn pháo rớt bên ngoài ụ súng, người lính còn đang luống cuống tôi vội vàng chạy đến bên cạnh và la lớn:
- Nạp đạn vào nòng
Và ra lệnh bắn với kinh nghiệm cuả một người khẩu trưởng lâu năm gặp những trường hợp như thế này phải thật bình tĩnh để điều động nhân viên khẩu đội, trường pháo binh Dục Mỹ đã dạy cho chúng tôi phương châm:
- Nhanh chóng, chính xác, bất ngờ cũng như pháo binh quyết định chiến trường để giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho quân bạn.
Bởi thế trong cuộc giao tranh những quả đạn đại bác được bắn vào mục tiêu thật chính xác thì đó cũng là niềm kiêu hãnh cho người pháo thủ.
Sau những loạt đạn phản pháo cuả chúng tôi, không biết có gây thiệt hại cho địch hay không nhưng không thấy chúng bắn nữa, tôi kiểm soát lại khẩu đại bác vì có vài quả đạn pháo rơi gần ụ súng thì thấy tấm lá chắn thật dầy để che chở an toàn cho người nhắm viên bị mất một mảng khá to nhưng rất may là người nhắm viên không sao.
Thời tiết cuả vùng Quảng Trị thay đổi bất thường, buổi trưa đang nóng, bất chợt cơn mưa tầm tã kéo đến, trong đêm tối những người lính pháo binh đứng lạnh co ro, quần áo ướt sũng vẫn phải thi hành nhiệm vụ tác xạ, có khi phải phơi mình trong cơn mưa suốt đêm, nhiều lúc phải thay phiên nhau nghỉ ngơi hoặc ăn uống những ngày có giao tranh lớn, khẩu đội vừa bắn vừa khui đạn trong đêm tối. Đời Pháo Thủ cuả nhà văn Nguyên Vũ chưa diễn tả hết cái gian khổ và nguy hiểm cuả những người pháo thủ và nhất là những người lính Pháo Thủ Mũ Xanh TQLC
Khi quân cộng sản Bắc Việt khởi sự tấn công tại Động Hà, lúc đó pháo đội chúng tôi nằm trong căn cứ cuả trung đoàn Bến Hải thuộc Sư Đoàn1 Bộ Binh đã phải chịu trận địa pháo cuả địch suốt một đêm, và đến khi trời sáng tỏ chung quanh vị trí khẩu đội cũng như chung quanh hố cá nhân đầy mảnh đạn 130ly và hoả tiễn 122 ly cuà địch và cũng trong suốt đêm đó pháo đội vừa chịu pháo vừa phải bắn yểm trợ cho quân bạn tại cầu Đông Hà cho đến mười giờ sáng hôm sau.
Trời hừng sáng, một ngày cuả chiến tranh đã đi qua và một ngày chiến tranh đang đến, những người lính vẫn còn hiện hữu để tiếp tục chiến đấu và chiến đấu cho đến tận cùng cuả cuộc chiến. Hơn 20 năm trôi qua, hơn nửa phần tư thế kỷ, cả một chiều dài đất nước tang thương, đổ nát, bom đạn cầy xới trên những ruộng đồng bao la, ngọn lửa chiến tranh đã đốt cháy những hạt luá chưa kịp chín vàng. Hoà bình hay chiến tranh? Xin được hai chữ HÒA BÌNH viết chữ in hoa đậm nét cho người người trở về xóm nhỏ có ruộng đồng bát ngát thơm mùi luá chín, có đứa bé quê thả diều bay trong gió, có cô thôn nữ ru điệu hò đêm trăng, nhưng tất cả mộng ước vẫn còn quá xa vời bởi vì chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn.
Pháo đội đang tác xạ thì được lệnh ngừng bắn, lệnh từ đài tác xạ cho biết Cổ Thành đã được chiếm lại. Dưới cơn mưa nhạt nhoà toàn thể mọi người đứng nghiêm mặt hướng về thành phố Quảng Trị trong lúc lá Quốc Kỳ VNCH tung bay phất phới trên đống gạch đổ nát cuả Cổ Thành Đinh Công Tráng.
- Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Đúng như vậy, xương máu cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà đã đổ xuống và trong đó có hơn 3500 người lính Thuỷ Quân Lục Chiến VN đã nằm xuống cho chiến trường này.
Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Chiến đấu âm thầm nhưng chết rất vinh quang
Hỡi những người anh hùng cuả quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những người lính Mũ Xanh và quân phục rằn ri.
Sau cuộc tái chiếm Cổ Thành, vẫn có những cuộc giao tranh nhưng không khốc liệt như trước nên khẩu đội cũng được thảnh thơi đôi chút, trong chuyến công tác khi đi ngang thánh địa La Vang, tôi ghé vào thăm lại ngôi thánh đường mà hơn một năm trước đó pháo đội đóng tại căn cứ Tích Tường để chuẩn bị cho cuộc hành quân Lam Sơn 719. Trước mắt tôi cả một sự hoang tàn đổ nát, tượng Đức Mẹ ghim đầy dấu đạn, bên trong thánh đường, gác chuông vẫn còn nhưng một góc cuả lầu chuông sụp đổ, cây đàn dương cầm nằm vùi trong đống gạch với những phím đàn mầu trắng ngà vương bụi bậm, bên cạnh chiếc đàn dương cầm một quyển thánh kinh đã bị cháy xém một góc nhưng vẫn còn con dấu với chữ Thánh Đường La Vang. Tôi nhặt lên thật trân trọng và kính cẩn như một bảo vật quí giá mặc dù tôi là người ngoại đạo. Tôi ngước nhìn lên trên nóc thánh đường cây thánh giá mầu trắng thánh thiện nổi bật trong khoảng trời xanh, qùy dưới chân Đức Mẹ, cầu xin Đức Mẹ cứu giúp cho đất nước Việt Nam sớm được thanh bình.
Hoàng hôn đang xuống tôi trở về đơn vị bỏ lại đằng sau ngôi thánh đường đổ nát với bức tượng Đức Mẹ đầy vết tích chiến tranh.
Chiến trường Quảng Trị năm 1972.
Phạm Thành Nhân
Tiểu Đoàn 3 Nỏ Thần PB/TQLC
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-218385_15-2/
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Chiến Tranh Và Người Lính
Cơn nắng hừng hực cuả mùa Hè toả xuống vùng đất mà pháo đội vừa di chuyển đến từ một ngọn đồi trọc phiá Bắc bên này chiếc cầu cuả quận Phong Điền
Cơn nắng hừng hực cuả mùa Hè toả xuống vùng đất mà pháo đội vừa di chuyển đến từ một ngọn đồi trọc phiá Bắc bên này chiếc cầu cuả quận Phong Điền thuộc tỉnh Quàng Trị. Hàng ngày địch pháo xối xả vào vị trí, tổn thất khá nặng nên pháo đội được lệnh di chuyển đến đây cũng chỉ cách xa vị trí cũ khoảng hơn một cây số. Làm sao mà thoát khỏi tầm đạn cuả chúng với đại bác 130 ly chúng có thể bắn xa tới hai mươi bẩy cây số trong khi khẩu đại bác 105 ly cuả chúng tôi chỉ bắn tối đa là 11 cây số nhưng không đạt được hiệu quả, một trò chơi cuả chiến tranh, vũ khí cuả phiá quân cộng sản luôn luôn lúc nào cũng trội hơn phiá quân lực miền Nam nhưng không vì thế mà nao núng bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được nhận xét là một quân lực thiện chiến đã được thế giới thán phục.
Trên mặt đường nhựa cuả quốc lộ số 1 cơn nóng toả lên lung linh bốc khói, những người lính Pháo Binh Thuỷ Quân Lục Chiến với lưng mồ hôi nhễ nhại đang khui những thùng đạn để sẵn sàng yểm trợ cho quân bạn bất cứ lúc nào, mọi người thay phiên nhau ăn uống, nghỉ ngơi, Cổ Thành đã trong tầm tay trong khi địch quân cố thủ nên cuộc giao tranh giữa các đơn vị tác chiến cuả Thuỷ Quân Lục Chiến với cộng quân đang đến giai đoạn khốc liệt nên hầu như chúng tôi luôn luôn lúc nào cũng túc trực bên khẩu đại bác. Không thể tưởng tượng được rằng một người pháo thủ với thân hình bình thường mà có thể nạp hàng chục quả đạn nặng gần 20 kg chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ và có ngày bắn đến vài trăm quả như trận đánh tại Cửa Việt, riêng khẩu đội cuả tôi đã bắn hơn một ngàn quả đại bác trong suốt một đêm và sau đó thì cả khẩu đội bị ù tai mất mấy ngày, nói chuyện với nhau bằng tay.
Chiếc xe chở đạn cho khẩu đội vừa tới, một pháo thủ nhẩy lên để chuẩn bị vác đạn xuống cũng là lúc tiếng nổ oành, oành, anh ta chưa kịp nhẩy xuống thì một trái tiếp theo rơi trúng ngay xe chở đạn, trong bụi khói tung bay tôi thấy xác người lính tung lên trời và rơi xuống nằm vắt vẻo trên thành xe, tôi định chạy đến để kéo xác anh xuống nhưng địch pháo dữ dội quá! Trúng xe đạn rồi hầm đạn cuả khẩu đội, mảnh đạn văng tung toé, lửa bốc khói ngùn ngụt, tôi vội dẫn các nhân viên khẩu đội nằm nép sát bên lề quốc lộ thì cũng ngay trong lúc đó một phóng viên người Á Châu (có lẽ là người Nhật) chiếu thẳng ống kính vào chúng tôi để quay, tôi hơi bực mình bỗng một người lính vổ vai tôi cười hề hề nói: Tụi mình được đóng phim ông ơi!
Tôi chặc lưỡi:
Hết biết!
Trong đang lúc hiểm nguy giữa sự sống và cái chết mà vẫn còn đuà giỡn. Mà quả thật như vậy, người lính chúng tôi hầu như chấp nhận tất cả những may rủi đến với mình, không một ai có thể tin rằng một người lính tâm sự với một người lính như sau:
- “Mày ạ! Lỡ mà tao chết, hãy lấy tất cả những gì cuả tao để mà xử dụng ngoại trừ những hình ảnh hay tấm thẻ bài xin hãy gửi lại cho gia đình tao”
Ôi, cao cả thay cho những người lính Việt Nam Cộng Hoà, những người đang cầm súng để bảo vệ cho phần đất cuả miền Nam được tự do và yên lành.
Địch ngưng pháo kích tôi kiểm điểm lại quân số, xác người lính nằm chết vắt ngang trên thành xe, mặt ngửa lên trời bây giờ trên thân thể chỉ còn đúng một cánh tay buông thõng dưới thành xe, thê thảm quá! Những lúc rảnh rỗi ngồi quây quần bên nhau cùng ly cà phê, điếu thuốc anh thường hay tâm sự:
- “Tôi chỉ ước mong được vài ngày phép để về thăm mấy đứa con còn nhỏ, đã lâu lắm rồi tôi chưa được về phép.”
Và bây giờ thì thân xác anh nằm đây không vẹn toàn, một giọt lệ cho anh, tôi phụ với một người lính tẩn liệm anh trong chiếc poncho. Thôi anh đi, chúng tôi ở lại và tiếp tục chiến đấu cho một cuộc chiến mà hàng hàng lớp lớp vẫn đi và đi mãi.
Tiếng cuả một người cất lên:
Còn thiếu thằng Thảo ông ơi!
Tôi hình dung ra ngay một anh lính mới về khầu đội cách đây vài ngày, khuôn mặt rất trẻ, tôi đã hỏi anh ta:
- Còn tuổi đi học sao lại đăng lính?
Anh ta cười nhỏ nhẹ rồi nói:
- Dạ, tui khoái bộ đồ rằn ri lắm ông ơi!
Cái hố cá nhân mà tân binh Thảo ngồi bây giờ bị san bằng trên mặt đất chỉ còn là vết cháy nám dài, mọi người thay phiên nhau đào bới, ba lớp xẻng cá nhân cũng chẳng thấy được một mảnh thịt xương! Tôi nói với một nhân viên khẩu đội lấy mảnh gỗ cuả thùng đạn pháo binh làm dấu nơi Thảo vừa chết mặc dù chỉ là nấm mộ trống không và không có nỗi đớn đau nào bằng nỗi đớn đau cuả người thân gia đình là không nhận được một chút thịt da hay mảnh xương cuả người đã chết.
“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về lại cát bụi”,
Thôi nhé Thảo! Dù mảnh xương, mảnh thịt không còn nhưng Thảo đã có một cõi để đi về thiên đường cuối trời thênh thang, nơi đó không còn chiến tranh và không có hận thù.
Cố Binh Nhất Nguyễn Văn Thảo đời lính 05 ngày chiến trận.
Trời tối hẳn, trên quốc lộ những con đom đóm lập loè trong đêm như những oan hồn, uổng tử đã gục ngã cuả một đoạn đường dài vào những ngày cuối Tháng Tư, đầu Tháng Năm vừa qua bởi trận pháo cuả trung đoàn Bông Lau giặc cộng.
Nỗi đau thương và khốn khổ trong đáy tận cùng cuả cuộc thảm sát kinh hoàng cuả tết Mậu Thân Huế vẫn còn đó và bây giờ lại chịu thêm cảnh chết chóc kinh hoàng cuả một đoạn đường dài hơn mười cây số, mười cây số về đêm với những bóng ma chập chờn trên mặt quốc lộ. Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Ái Tử và Hải Lăng đã quá nhiều điêu linh khói lửa, ôi! Những người dân cuả vùng đất khô cằn sỏi đá sao quá nỡ đọa đầy.
Tôi trở về căn lều ngả lưng lên chiếc ghế bố nhà binh, cả ngày hôm nay bây giờ mới được nghỉ ngơi, mắt nhìn lên tấm lều poncho nghĩ ngợi không biết khi nào chiếc poncho này sẽ gói gém đời mình như người lính đã chết buổi trưa hôm nay mà xác vẫn còn đây để ngày mai khi trời sáng mới đem đi. Thôi học vào lính, bạn bè cùng vào lính, thỉnh thoảng lại được tin đưá chết miền Tây đứa chết miền Đông cũng như thỉnh thoảng về lại xóm cũ những thằng bạn cuả tuổi thơ cũng lần lượt ra đi và mãi mãi không về, cả một thế hệ bị ném vào cuộc chiến bởi những tham vọng điên cuồng cuả bọn người tung hô chủ nghiã cộng sản, một chủ nghiã không tưởng và hậu quả là cả một đất nước lâm vào cảnh điêu linh, tang tóc bởi chiến tranh, rồi có một ngày chinh chiến sẽ tàn nhưng đến bao giờ thì sẽ tàn!
Những tiếng nổ cùng với ánh lửa loé sáng cuả những trái đạn pháo lại rơi dồn dập vào vị trí pháo đội, bọn khốn kiếp lại bắt đầu pháo kích, tôi điều động nhân viên chạy ra khẩu đại bác và sẵn sàng đợi lệnh trên, tiếng rít cuả đạn pháo trên đầu nghe thật ớn lạnh, nhưng cũng may đa số đạn pháo rơi ngoài vị trí cuả pháo đội nên cũng không có sự thiệt hại nào. Khẩu đội được lệnh chuẩn bị tác xạ yểm trợ cho quân bạn đang bị địch quân tấn công, sự khó khăn và nguy hiểm nhất đối với các pháo thủ là vừa bắn yểm trợ cho quân bạn và vừa phải chịu đựng dưới cơn mưa pháo, địch bắt đầu pháo dồn dập nhiều hơn trước, một nhân viên đang chuẩn bị nạp đạn vào nòng bỗng một quả đạn pháo rớt bên ngoài ụ súng, người lính còn đang luống cuống tôi vội vàng chạy đến bên cạnh và la lớn:
- Nạp đạn vào nòng
Và ra lệnh bắn với kinh nghiệm cuả một người khẩu trưởng lâu năm gặp những trường hợp như thế này phải thật bình tĩnh để điều động nhân viên khẩu đội, trường pháo binh Dục Mỹ đã dạy cho chúng tôi phương châm:
- Nhanh chóng, chính xác, bất ngờ cũng như pháo binh quyết định chiến trường để giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho quân bạn.
Bởi thế trong cuộc giao tranh những quả đạn đại bác được bắn vào mục tiêu thật chính xác thì đó cũng là niềm kiêu hãnh cho người pháo thủ.
Sau những loạt đạn phản pháo cuả chúng tôi, không biết có gây thiệt hại cho địch hay không nhưng không thấy chúng bắn nữa, tôi kiểm soát lại khẩu đại bác vì có vài quả đạn pháo rơi gần ụ súng thì thấy tấm lá chắn thật dầy để che chở an toàn cho người nhắm viên bị mất một mảng khá to nhưng rất may là người nhắm viên không sao.
Thời tiết cuả vùng Quảng Trị thay đổi bất thường, buổi trưa đang nóng, bất chợt cơn mưa tầm tã kéo đến, trong đêm tối những người lính pháo binh đứng lạnh co ro, quần áo ướt sũng vẫn phải thi hành nhiệm vụ tác xạ, có khi phải phơi mình trong cơn mưa suốt đêm, nhiều lúc phải thay phiên nhau nghỉ ngơi hoặc ăn uống những ngày có giao tranh lớn, khẩu đội vừa bắn vừa khui đạn trong đêm tối. Đời Pháo Thủ cuả nhà văn Nguyên Vũ chưa diễn tả hết cái gian khổ và nguy hiểm cuả những người pháo thủ và nhất là những người lính Pháo Thủ Mũ Xanh TQLC
Khi quân cộng sản Bắc Việt khởi sự tấn công tại Động Hà, lúc đó pháo đội chúng tôi nằm trong căn cứ cuả trung đoàn Bến Hải thuộc Sư Đoàn1 Bộ Binh đã phải chịu trận địa pháo cuả địch suốt một đêm, và đến khi trời sáng tỏ chung quanh vị trí khẩu đội cũng như chung quanh hố cá nhân đầy mảnh đạn 130ly và hoả tiễn 122 ly cuà địch và cũng trong suốt đêm đó pháo đội vừa chịu pháo vừa phải bắn yểm trợ cho quân bạn tại cầu Đông Hà cho đến mười giờ sáng hôm sau.
Trời hừng sáng, một ngày cuả chiến tranh đã đi qua và một ngày chiến tranh đang đến, những người lính vẫn còn hiện hữu để tiếp tục chiến đấu và chiến đấu cho đến tận cùng cuả cuộc chiến. Hơn 20 năm trôi qua, hơn nửa phần tư thế kỷ, cả một chiều dài đất nước tang thương, đổ nát, bom đạn cầy xới trên những ruộng đồng bao la, ngọn lửa chiến tranh đã đốt cháy những hạt luá chưa kịp chín vàng. Hoà bình hay chiến tranh? Xin được hai chữ HÒA BÌNH viết chữ in hoa đậm nét cho người người trở về xóm nhỏ có ruộng đồng bát ngát thơm mùi luá chín, có đứa bé quê thả diều bay trong gió, có cô thôn nữ ru điệu hò đêm trăng, nhưng tất cả mộng ước vẫn còn quá xa vời bởi vì chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn.
Pháo đội đang tác xạ thì được lệnh ngừng bắn, lệnh từ đài tác xạ cho biết Cổ Thành đã được chiếm lại. Dưới cơn mưa nhạt nhoà toàn thể mọi người đứng nghiêm mặt hướng về thành phố Quảng Trị trong lúc lá Quốc Kỳ VNCH tung bay phất phới trên đống gạch đổ nát cuả Cổ Thành Đinh Công Tráng.
- Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Đúng như vậy, xương máu cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà đã đổ xuống và trong đó có hơn 3500 người lính Thuỷ Quân Lục Chiến VN đã nằm xuống cho chiến trường này.
Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Chiến đấu âm thầm nhưng chết rất vinh quang
Hỡi những người anh hùng cuả quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những người lính Mũ Xanh và quân phục rằn ri.
Sau cuộc tái chiếm Cổ Thành, vẫn có những cuộc giao tranh nhưng không khốc liệt như trước nên khẩu đội cũng được thảnh thơi đôi chút, trong chuyến công tác khi đi ngang thánh địa La Vang, tôi ghé vào thăm lại ngôi thánh đường mà hơn một năm trước đó pháo đội đóng tại căn cứ Tích Tường để chuẩn bị cho cuộc hành quân Lam Sơn 719. Trước mắt tôi cả một sự hoang tàn đổ nát, tượng Đức Mẹ ghim đầy dấu đạn, bên trong thánh đường, gác chuông vẫn còn nhưng một góc cuả lầu chuông sụp đổ, cây đàn dương cầm nằm vùi trong đống gạch với những phím đàn mầu trắng ngà vương bụi bậm, bên cạnh chiếc đàn dương cầm một quyển thánh kinh đã bị cháy xém một góc nhưng vẫn còn con dấu với chữ Thánh Đường La Vang. Tôi nhặt lên thật trân trọng và kính cẩn như một bảo vật quí giá mặc dù tôi là người ngoại đạo. Tôi ngước nhìn lên trên nóc thánh đường cây thánh giá mầu trắng thánh thiện nổi bật trong khoảng trời xanh, qùy dưới chân Đức Mẹ, cầu xin Đức Mẹ cứu giúp cho đất nước Việt Nam sớm được thanh bình.
Hoàng hôn đang xuống tôi trở về đơn vị bỏ lại đằng sau ngôi thánh đường đổ nát với bức tượng Đức Mẹ đầy vết tích chiến tranh.
Chiến trường Quảng Trị năm 1972.
Phạm Thành Nhân
Tiểu Đoàn 3 Nỏ Thần PB/TQLC
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-218385_15-2/
Tân Sơn Hòa chuyển