Tham Khảo
Chiến thắng trong chiến tranh để trờ thành NGƯỜI THUA CUỘC
9-2-2016
Có thể đối với nhân dân VN, ngày 30/4/1975 là mốc lịch sử thống nhất tổ quốc. Thống nhất đất nước, hết tiếng bom đạn, hết lo âu về cuộc chiến đều là giấc mơ của mỗi người dân VN nói riêng và những người yêu hòa bình trên thế giới nói chung. Tôi ko đề cập đến chế độ cộng sản hay cộng hòa ở đây, bài viết này tôi chỉ đề cập duy nhất đến 1 thứ. Đó là người Việt, sự tự cường dân tộc.
Một dân tộc lớn mạnh thì phần lớn nằm ở sự tự cường của dân tộc đó. Không thể phủ nhận sự tự cường dân tộc ở chính “người anh em láng giềng” Trung Quốc. Tuy họ mang nhiều cái nhìn tiêu cực từ chúng ta như đồ ăn bẩn, chất độc, hàng nhái v.v.. Nhưng nhiêu đó chỉ là 1 phần nhỏ, cái mà chúng ta phải nhìn nhận lại mình là họ dám làm được những thứ họ cần. Vậy VN mình sao lại không như vậy? Hãy quay trở lại quá khứ 1 chút, chúng ta sẽ biết nguyên nhân.
Sáng 11/9/1975 quyết định số 111/CP chính thức áp dụng lên 17 tỉnh thành miền Nam và nó mang tên “Đánh tư Sản”. Sự kiện này chính thức loại bỏ dần tính tự cường dân tộc của VN theo khái niệm kinh tế. Nội dung chính của sự kiện này như sau: Tịch thu nhà và cưỡng chế toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Cưỡng chế giải tán toàn bộ các công ty doanh nghiệp tư nhân, tiểu thương, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẩm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà bông hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh .v.v… Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẩm như đường, bột giặt, giấy cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa. Các nhà sách về khoa học kỹ thuật cũng như các tác phẩm văn học thế giới cũng bị tịch thu tiêu hủy với 1 lý do chung “văn hóa phẩm đồi trụy”.
Hiển nhiên cánh cửa kết nối khoa học kỹ thuật hiện đại đến VN đã bị chặn lại. Kế đó là đường lối quốc hữu hóa toàn bộ đất đai của nhân dân qua hình thức “Tập đoàn sản xuất” là một sai lầm nghiêm trọng dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.
Khai tử công nghiệp, nông nghiệp thất bại, văn hóa đóng cửa. Mới nghe đến đây tôi cũng không tin rằng VN sẽ thoát ra khỏi chốn tăm tối mịt mù ấy. May thay chính phủ họ cũng đã biết sửa sai, đó là hàn gắn dân tộc sau chiến tranh. Sự kiện tập trung tại Sài Gòn, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.
Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150.000 người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng 600.000 người, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại.
Ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là 1,2 triệu người. Sau sự hàn gắn dân tộc này tôi hiểu được chữ Nam Kỳ – Bắc Kỳ. Nó thật đay nghiệt.
Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Đảng tịch thu nhà , tài sản đều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý. Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của Đảng đối với những người bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản. Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này.
Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bỗng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh. Hậu quả của nó là Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Đảng lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.
Cho đến năm 1994 VN thoát khỏi cấm vận và có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp, cùng với chính sách thay đổi nền kinh tế đến hiện tại chúng ta có gì. Chúng ta vẫn chẳng có gì ngoài 1 đất nước làm nhân công cho thế giới, chuyên lắp ráp mà ko có dây chuyền sản xuất của riêng mình. Các chỉ tiêu đặt ra như đưa bao nhiêu ngàn nhân công xuất khẩu lao động cho nước A, B ,C ..v..v.
Các bạn có đau đớn như tôi khi nhìn thấy Campuchia tự hào họ có thể tự chế tạo xe hơi không? Bạn có cảm thấy buồn khi công nghệ Lào đã sử dụng rộng rãi 4G trước VN ko. Hay bạn vẫn đang tự hào VN ta đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Hay bạn vẫn đang tự hào về 1 VN đầy ung nhọt, đầy chia rẽ trong chính những người dân. Tôi chỉ tự hào về VN khi nào nó tìm lại được sự tự cường dân tộc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chiến thắng trong chiến tranh để trờ thành NGƯỜI THUA CUỘC
9-2-2016
Có thể đối với nhân dân VN, ngày 30/4/1975 là mốc lịch sử thống nhất tổ quốc. Thống nhất đất nước, hết tiếng bom đạn, hết lo âu về cuộc chiến đều là giấc mơ của mỗi người dân VN nói riêng và những người yêu hòa bình trên thế giới nói chung. Tôi ko đề cập đến chế độ cộng sản hay cộng hòa ở đây, bài viết này tôi chỉ đề cập duy nhất đến 1 thứ. Đó là người Việt, sự tự cường dân tộc.
Một dân tộc lớn mạnh thì phần lớn nằm ở sự tự cường của dân tộc đó. Không thể phủ nhận sự tự cường dân tộc ở chính “người anh em láng giềng” Trung Quốc. Tuy họ mang nhiều cái nhìn tiêu cực từ chúng ta như đồ ăn bẩn, chất độc, hàng nhái v.v.. Nhưng nhiêu đó chỉ là 1 phần nhỏ, cái mà chúng ta phải nhìn nhận lại mình là họ dám làm được những thứ họ cần. Vậy VN mình sao lại không như vậy? Hãy quay trở lại quá khứ 1 chút, chúng ta sẽ biết nguyên nhân.
Sáng 11/9/1975 quyết định số 111/CP chính thức áp dụng lên 17 tỉnh thành miền Nam và nó mang tên “Đánh tư Sản”. Sự kiện này chính thức loại bỏ dần tính tự cường dân tộc của VN theo khái niệm kinh tế. Nội dung chính của sự kiện này như sau: Tịch thu nhà và cưỡng chế toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Cưỡng chế giải tán toàn bộ các công ty doanh nghiệp tư nhân, tiểu thương, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẩm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà bông hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh .v.v… Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẩm như đường, bột giặt, giấy cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa. Các nhà sách về khoa học kỹ thuật cũng như các tác phẩm văn học thế giới cũng bị tịch thu tiêu hủy với 1 lý do chung “văn hóa phẩm đồi trụy”.
Hiển nhiên cánh cửa kết nối khoa học kỹ thuật hiện đại đến VN đã bị chặn lại. Kế đó là đường lối quốc hữu hóa toàn bộ đất đai của nhân dân qua hình thức “Tập đoàn sản xuất” là một sai lầm nghiêm trọng dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.
Khai tử công nghiệp, nông nghiệp thất bại, văn hóa đóng cửa. Mới nghe đến đây tôi cũng không tin rằng VN sẽ thoát ra khỏi chốn tăm tối mịt mù ấy. May thay chính phủ họ cũng đã biết sửa sai, đó là hàn gắn dân tộc sau chiến tranh. Sự kiện tập trung tại Sài Gòn, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.
Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150.000 người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng 600.000 người, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại.
Ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là 1,2 triệu người. Sau sự hàn gắn dân tộc này tôi hiểu được chữ Nam Kỳ – Bắc Kỳ. Nó thật đay nghiệt.
Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Đảng tịch thu nhà , tài sản đều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý. Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của Đảng đối với những người bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản. Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này.
Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bỗng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh. Hậu quả của nó là Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Đảng lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.
Cho đến năm 1994 VN thoát khỏi cấm vận và có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp, cùng với chính sách thay đổi nền kinh tế đến hiện tại chúng ta có gì. Chúng ta vẫn chẳng có gì ngoài 1 đất nước làm nhân công cho thế giới, chuyên lắp ráp mà ko có dây chuyền sản xuất của riêng mình. Các chỉ tiêu đặt ra như đưa bao nhiêu ngàn nhân công xuất khẩu lao động cho nước A, B ,C ..v..v.
Các bạn có đau đớn như tôi khi nhìn thấy Campuchia tự hào họ có thể tự chế tạo xe hơi không? Bạn có cảm thấy buồn khi công nghệ Lào đã sử dụng rộng rãi 4G trước VN ko. Hay bạn vẫn đang tự hào VN ta đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Hay bạn vẫn đang tự hào về 1 VN đầy ung nhọt, đầy chia rẽ trong chính những người dân. Tôi chỉ tự hào về VN khi nào nó tìm lại được sự tự cường dân tộc.