Cà Kê Dê Ngỗng
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?
Nguồn: “What might a trade war between America and China look like“, The Economist, 05/02/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào?
Có hai cách thức mà luận điệu có thể chuyển thành hành động. Ông Trump có thể chỉ đơn thuần là nỗ lực thực thi các quy tắc thương mại toàn cầu trong phòng xử án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì Mỹ không có thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc, các quy tắc của WTO sẽ xác định những gì được phép và không được phép. Ông Trump có thể, với một số lý lẽ biện minh, cáo buộc Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế thông qua trợ cấp và làm tràn ngập một số thị trường Mỹ với các hàng nhập khẩu giá rẻ. Ông cũng sẽ thấy rằng chính quyền Obama đã khởi xướng một số vụ kiện chống lại Trung Quốc tại WTO.
Cấp dưới của ông đã gợi ý rằng chính quyền Trump có thể nên đi xa hơn, chẳng hạn bằng cách tiến hành các vụ kiện chống lại những công ty bị nghi ngờ bán phá giá của Trung Quốc, hơn là để cho các công ty Mỹ tự đi kiện. Dù nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa, ví dụ như bằng một phát hiện bất ngờ rằng thực phẩm xuất khẩu của Mỹ gây ra những vấn đề sức khỏe và an toàn; nhưng chuỗi sự kiện này không nhất thiết phải biến thành một cuộc chiến tranh thương mại. Các quy tắc của WTO được thiết kế đặc biệt để xử lý loại tranh chấp này. Nếu nó phát hiện ra rằng Trung Quốc thực sự không chơi theo luật, thì sẽ có những giới hạn rõ ràng về cách Mỹ có thể trả đũa. Nếu hệ thống hoạt động như vậy, việc leo thang các lời buộc tội lẫn nhau sẽ được ngăn chặn.
Nhưng một loạt biện pháp trả đũa dựa trên các quy tắc trong khuôn khổ WTO không phải là điều mà các nhà kinh tế nghĩ tới khi nói về kịch bản tồi tệ nhất đối với thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nỗi sợ hãi lớn nhất đó là ông Trump sẽ quyết định bỏ qua các quy tắc của WTO, hoặc mặc kệ chúng hoàn toàn sau khi một phán quyết được đưa ra không theo cách mà ông ta mong muốn.
Mức thuế suất 45% đối với nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được áp dụng thực tế với hàng điện tử và quần áo sản xuất tại Trung Quốc. Nếu giá cả trong nước tăng lên, người mua hàng Mỹ sẽ cảm thấy sự tác động – đặc biệt là người nghèo. Các công ty Mỹ dựa vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ phải chịu tác động (một số công ty không ngại khi đầu vào của họ được trợ cấp bởi chính phủ Trung Quốc). Mức thuế suất chung 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc rõ ràng sẽ vi phạm quy tắc của WTO, và Trung Quốc sẽ không chờ đợi một phán quyết chính thức để trả đũa. Một động thái chiến lược có thể là kiềm chế nhập khẩu đậu tương Hoa Kỳ của Trung Quốc – điều sẽ chọc giận đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, một người đến từ Iowa, một bang nông nghiệp.
Sẽ có một số người thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại: trong ngắn hạn chính phủ Mỹ có thể thấy doanh thu thuế nhiều hơn, và một số công ty Mỹ sẽ được hưởng sự che chở khỏi cạnh tranh từ nước ngoài.
Nạn nhân lớn nhất thậm chí có thể không phải là người tiêu dùng Mỹ. Sau Thế chiến II, các nước giàu phối hợp để tránh một cuộc đua hướng tới mức thuế cao hơn, điều này đã tạo ra Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), sau đó vào năm 1995 đã phát triển thành WTO. Bằng cách tập trung lại cùng nhau, họ đã nhận ra sự tàn phá của những năm 1930, khi các quốc gia dựng lên các rào cản thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước của mình nhưng cuối cùng lại làm tổn hại đến bản thân. Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ có nghĩa là từ bỏ một thể chế vốn công nhận rằng các quốc gia sẽ mạnh hơn khi họ hợp tác cùng nhau.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?
Nguồn: “What might a trade war between America and China look like“, The Economist, 05/02/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào?
Có hai cách thức mà luận điệu có thể chuyển thành hành động. Ông Trump có thể chỉ đơn thuần là nỗ lực thực thi các quy tắc thương mại toàn cầu trong phòng xử án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì Mỹ không có thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc, các quy tắc của WTO sẽ xác định những gì được phép và không được phép. Ông Trump có thể, với một số lý lẽ biện minh, cáo buộc Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế thông qua trợ cấp và làm tràn ngập một số thị trường Mỹ với các hàng nhập khẩu giá rẻ. Ông cũng sẽ thấy rằng chính quyền Obama đã khởi xướng một số vụ kiện chống lại Trung Quốc tại WTO.
Cấp dưới của ông đã gợi ý rằng chính quyền Trump có thể nên đi xa hơn, chẳng hạn bằng cách tiến hành các vụ kiện chống lại những công ty bị nghi ngờ bán phá giá của Trung Quốc, hơn là để cho các công ty Mỹ tự đi kiện. Dù nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa, ví dụ như bằng một phát hiện bất ngờ rằng thực phẩm xuất khẩu của Mỹ gây ra những vấn đề sức khỏe và an toàn; nhưng chuỗi sự kiện này không nhất thiết phải biến thành một cuộc chiến tranh thương mại. Các quy tắc của WTO được thiết kế đặc biệt để xử lý loại tranh chấp này. Nếu nó phát hiện ra rằng Trung Quốc thực sự không chơi theo luật, thì sẽ có những giới hạn rõ ràng về cách Mỹ có thể trả đũa. Nếu hệ thống hoạt động như vậy, việc leo thang các lời buộc tội lẫn nhau sẽ được ngăn chặn.
Nhưng một loạt biện pháp trả đũa dựa trên các quy tắc trong khuôn khổ WTO không phải là điều mà các nhà kinh tế nghĩ tới khi nói về kịch bản tồi tệ nhất đối với thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nỗi sợ hãi lớn nhất đó là ông Trump sẽ quyết định bỏ qua các quy tắc của WTO, hoặc mặc kệ chúng hoàn toàn sau khi một phán quyết được đưa ra không theo cách mà ông ta mong muốn.
Mức thuế suất 45% đối với nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được áp dụng thực tế với hàng điện tử và quần áo sản xuất tại Trung Quốc. Nếu giá cả trong nước tăng lên, người mua hàng Mỹ sẽ cảm thấy sự tác động – đặc biệt là người nghèo. Các công ty Mỹ dựa vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ phải chịu tác động (một số công ty không ngại khi đầu vào của họ được trợ cấp bởi chính phủ Trung Quốc). Mức thuế suất chung 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc rõ ràng sẽ vi phạm quy tắc của WTO, và Trung Quốc sẽ không chờ đợi một phán quyết chính thức để trả đũa. Một động thái chiến lược có thể là kiềm chế nhập khẩu đậu tương Hoa Kỳ của Trung Quốc – điều sẽ chọc giận đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, một người đến từ Iowa, một bang nông nghiệp.
Sẽ có một số người thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại: trong ngắn hạn chính phủ Mỹ có thể thấy doanh thu thuế nhiều hơn, và một số công ty Mỹ sẽ được hưởng sự che chở khỏi cạnh tranh từ nước ngoài.
Nạn nhân lớn nhất thậm chí có thể không phải là người tiêu dùng Mỹ. Sau Thế chiến II, các nước giàu phối hợp để tránh một cuộc đua hướng tới mức thuế cao hơn, điều này đã tạo ra Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), sau đó vào năm 1995 đã phát triển thành WTO. Bằng cách tập trung lại cùng nhau, họ đã nhận ra sự tàn phá của những năm 1930, khi các quốc gia dựng lên các rào cản thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước của mình nhưng cuối cùng lại làm tổn hại đến bản thân. Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ có nghĩa là từ bỏ một thể chế vốn công nhận rằng các quốc gia sẽ mạnh hơn khi họ hợp tác cùng nhau.