Kinh Đời
Chiến tranh thương mại với Trung cộng
Những thủ tướng Canada của dòng họ Trudeau dường như luôn "có duyên" với những đời tổng thống Mỹ có tính khí bất thường, không ngại dùng những lời lẽ nặng nề để công kích lãnh đạo quốc gia láng giềng bất chấp mối quan hệ đồng minh.
Tháng 12/1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Canada Pierre Trudeau có cuộc thảo luận nảy lửa tại Phòng Bầu dục về các vấn đề kinh tế và thương mại song phương. Canada cảnh báo sẵn sàng phản ứng trước chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ.
Sau khi Pierre Trudeau trời Nhà Trắng, Nixon đã gọi ông là "gã khốn" và kẻ "đầu đất kiêu ngạo" khi trao đổi với các cố vấn thân cận. Trong hồi ký năm 1993, Trudeau thừa nhận ông có biết về những lời xúc phạm này, nhưng viết rằng phản ứng duy nhất của ông là "tôi từng bị những người tốt đẹp hơn gọi bằng những lời tồi tệ hơn rồi".
Gần nửa thế kỷ sau, con trai cả của Pierre Trudeau, đương kim Thủ tướng Canada Justin Trudeau, cũng trở thành mục tiêu cho những lời xúc phạm từ một vị tổng thống Mỹ cũng có tính khí nóng nảy thất thường và theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
"Không trung thực và yếu đuối". Đó là cách mà Tổng thống Donald Trump mô tả nhà lãnh đạo của Canada trên Twitter ngày 9/6, sau khi bỏ ngang thượng đỉnh G7 tại Quebec. Trump để lại sau lưng những rủi ro về một cuộc chiến thương mại với đồng minh lẫn đối thủ, một cuộc chiến mà ông đã hứa với cử tri gần 2 năm trước.
Ngày 8/11/2016, ông Donald Trump làm nên lịch sử khi bất ngờ chiến thắng cuộc đua vào vị trí tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, trái ngược hoàn toàn với những dự đoán trước đó. Trong suốt quá trình vận động tranh cử, ông đã thuyết phục hàng chục triệu cử tri với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” cùng nhiều lời hứa hẹn tăng công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Điều này đánh trúng tâm lý nhóm cử tri nòng cốt ủng hộ ông Trump: Người da trắng bình dân và không có việc làm ổn định. Họ giận dữ nghĩ rằng toàn cầu hóa khiến công việc lao động bậc thấp bị chuyển ra nước ngoài, đến những nơi có nguồn nhân công giá rẻ. Thời điểm đó, giới phân tích dự đoán ông Trump sẽ áp nhiều loại thuế nặng nề với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và một số đối tác thương mại khác nhằm chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc “đưa công ăn việc làm trở lại nước Mỹ”.
Không nằm ngoài sự kỳ vọng của cử tri, Tổng thống Trump liên tục khẳng định ông sẽ “luôn đặt nước Mỹ lên trên hết” như trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/2017.
Dưới sự “lèo lái” của Trump, nước Mỹ chuyển từ cường quốc dẫn đầu, chủ trương hợp tác với các đồng minh để định hình trật từ thế giới, thành một quốc gia biệt lập và thu hẹp vai trò quốc tế. Tổng thống Mỹ nhiều lần khẳng định các thỏa thuận thương mại tự do được những người tiền nhiệm ký kết đã làm tổn thương nền kinh tế và lực lượng lao động Mỹ.
Đầu tháng 3/2018, ông tuyên bố áp thuế nặng nề lên nhôm và thép nhập khẩu từ mọi quốc gia nhưng vẫn để ngỏ cơ hội miễn trừ cho các đồng minh.
Tuy nhiên, sau 3 tháng đàm phán căng thẳng mà không đạt được thỏa thuận, Mỹ chính thức áp dụng 25% thuế thép và 10% thuế nhôm nhằm vào cả Canada, Mexico và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại không chỉ với Trung Quốc mà với cả những nước có truyền thống hợp tác lâu dài.
“Chúng ta là con heo đất mà mọi người móc trộm. Điều đó sẽ chấm dứt”, ông Trump phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 9/6.
Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản như lời Trump hứa với các cử tri. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, mức thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong năm 2017 lên đến 566 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2008.
Một số nước như Trung Quốc, Mexico và Canada xuất khẩu vào Mỹ nhiều hơn nhập khẩu, khiến cán cân thương mại giữa đôi bên ngày càng chênh lệch. Trong 4 tháng đầu năm 2018, thâm hụt thương mại Mỹ tăng 10,1% so với mức cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khoảng cách thương mại với EU và Trung Quốc lần lượt tăng 17,5% và 11,6%.
Sự chênh lệch cán cân thương mại như trên không chỉ bắt nguồn từ các chính sách kinh tế của Mỹ. Ông Michael Ivanovitch, chuyên gia nghiên cứu độc lập về kinh tế, địa chính trị và chiến lược đầu tư tại New York, cho rằng Washington ngày càng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại một phần là vì các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, EU và Nhật Bản không sẵn lòng cho phép Mỹ cắt giảm thâm hụt mậu dịch. Trong lúc tích lũy thặng dư trong giao thương với Mỹ, những nước này vẫn lên tiếng phản đối chính sách bảo hộ mậu dịch và sự sụp đổ của các cơ chế thương mại đa phương.
New York Times bình luận, những động thái quyết liệt của Tổng thống Trump có thể là chiến thuật đàm phán nhiều hơn là chiến tranh thương mại toàn diện. Ông hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến tất cả các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này. Nước Mỹ có thể tách mình khỏi những hệ lụy từ sự hung hăng thương mại nhiều hơn đa số những đối thủ còn lại. Là một nền kinh tế lớn với nội lực mạnh, Mỹ có thể trông chờ vào tiêu dùng trong nước cho hàng hóa và dịch vụ một khi cơ hội xuất khẩu bị thu hẹp.
Chuyên gia thương mại quốc tế Carl Fey, đại học Aalto (Phần Lan), hy vọng chiến thuật đàm phán của ông Trump sẽ hiệu quả và các bên sẽ đạt được những thỏa hiệp cần thiết trước khi mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát. "Điều ông Trump đang làm hiện nay nguy hiểm hơn mọi tình huống tương tự trong lịch sử. Thế giới hiện nay gắn kết và phụ thuốc lẫn nhau quá nhiều", Fey trả lời hãng tin Sputnik vào tháng 5, trước khi ông Trump khôi phục các lệnh áp thuế vào hàng hóa Trung Quốc và đồng minh.
Brahma Chellaney, nhà nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi (Ấn Độ), thì cho rằng các bên vẫn còn thời gian đàm phán vì lệnh áp thuế phải đến ngày 6/7 mới chính thức có hiệu lực. Trong khi đó, nhiều chuyên gia lo ngại rằng ông Trump sẵn sàng để người dân Mỹ "trả giá" cho cuộc mặc cả tốn kém của mình.
Nền kinh tế Mỹ có thể sớm cảm nhận những hệ quả từ cuộc đối đầu thương mại của ông Trump. Chi phí sản xuất gia tăng kéo theo giá cả hàng hóa tăng cao và bên chịu thiệt sẽ là người tiêu dùng. Hãng phân tích thị trường Moody's Analytics ước tính các gia đình Mỹ sẽ tốn thêm khoản 80 USD/năm một khi các lệnh áp thuế nhắm vào Trung Quốc có hiệu lực. Nếu như ông Trump lại tăng mức thuế và Trung Quốc đáp trả tương xứng, chi phí mà các gia đình Mỹ gánh chịu có thể lên đến 210 USD/năm, theo Moody's Analytics. Ngay cả Quỹ Thuế, một tổ chức tư vấn chính sách ủng hộ nỗ lực cải cách thuế của ông Trump, cũng lo sợ nước Mỹ sẽ mất gần 45.000 việc làm vì các lệnh áp thuế nhập khẩu vừa qua.
Các đòn áp thuế trả đũa của Trung Quốc, Canada và EU cố tình nhắm vào những khu vực dễ gây tổn thương chính trị cho ông Trump, theo Washington Post. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng biết rõ điều này. "Sẽ có một chút đau đớn trong một lúc ban đầu. Tuy nhiên, những người bạn nông dân của tôi, những người yêu nước, về dài hạn thì cuối cùng các bạn sẽ có cuộc sống tốt hơn nhiều", ông Trump phát biểu trước cử tri tại Michigan vào tháng 4.
Tổng thống Mỹ và những cố vấn của ông muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại lớn của thế kỷ 21. Mỹ và Trung Quốc đang đấu giành vị thế dẫn đầu về công nghệ điện tử và công nghệ sinh học. Ông Trump cùng đội ngũ cho rằng Mỹ sẽ nắm chắc phần thua nếu Trung Quốc tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật công nghệ của nước này. Đối thoại hàng chục năm chỉ làm cho điều này thêm tồi tệ.
Đối với ông Trump, đây là thời điểm để hành động.
Và ông sẵn sàng để người dân Mỹ phải "đau một chút, trong một lúc" như cách ông thừa nhận ở Michigan vào một đêm tháng 4.
VVB chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chiến tranh thương mại với Trung cộng
Những thủ tướng Canada của dòng họ Trudeau dường như luôn "có duyên" với những đời tổng thống Mỹ có tính khí bất thường, không ngại dùng những lời lẽ nặng nề để công kích lãnh đạo quốc gia láng giềng bất chấp mối quan hệ đồng minh.
Tháng 12/1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Canada Pierre Trudeau có cuộc thảo luận nảy lửa tại Phòng Bầu dục về các vấn đề kinh tế và thương mại song phương. Canada cảnh báo sẵn sàng phản ứng trước chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ.
Sau khi Pierre Trudeau trời Nhà Trắng, Nixon đã gọi ông là "gã khốn" và kẻ "đầu đất kiêu ngạo" khi trao đổi với các cố vấn thân cận. Trong hồi ký năm 1993, Trudeau thừa nhận ông có biết về những lời xúc phạm này, nhưng viết rằng phản ứng duy nhất của ông là "tôi từng bị những người tốt đẹp hơn gọi bằng những lời tồi tệ hơn rồi".
Gần nửa thế kỷ sau, con trai cả của Pierre Trudeau, đương kim Thủ tướng Canada Justin Trudeau, cũng trở thành mục tiêu cho những lời xúc phạm từ một vị tổng thống Mỹ cũng có tính khí nóng nảy thất thường và theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
"Không trung thực và yếu đuối". Đó là cách mà Tổng thống Donald Trump mô tả nhà lãnh đạo của Canada trên Twitter ngày 9/6, sau khi bỏ ngang thượng đỉnh G7 tại Quebec. Trump để lại sau lưng những rủi ro về một cuộc chiến thương mại với đồng minh lẫn đối thủ, một cuộc chiến mà ông đã hứa với cử tri gần 2 năm trước.
Ngày 8/11/2016, ông Donald Trump làm nên lịch sử khi bất ngờ chiến thắng cuộc đua vào vị trí tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, trái ngược hoàn toàn với những dự đoán trước đó. Trong suốt quá trình vận động tranh cử, ông đã thuyết phục hàng chục triệu cử tri với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” cùng nhiều lời hứa hẹn tăng công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Điều này đánh trúng tâm lý nhóm cử tri nòng cốt ủng hộ ông Trump: Người da trắng bình dân và không có việc làm ổn định. Họ giận dữ nghĩ rằng toàn cầu hóa khiến công việc lao động bậc thấp bị chuyển ra nước ngoài, đến những nơi có nguồn nhân công giá rẻ. Thời điểm đó, giới phân tích dự đoán ông Trump sẽ áp nhiều loại thuế nặng nề với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và một số đối tác thương mại khác nhằm chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc “đưa công ăn việc làm trở lại nước Mỹ”.
Không nằm ngoài sự kỳ vọng của cử tri, Tổng thống Trump liên tục khẳng định ông sẽ “luôn đặt nước Mỹ lên trên hết” như trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/2017.
Dưới sự “lèo lái” của Trump, nước Mỹ chuyển từ cường quốc dẫn đầu, chủ trương hợp tác với các đồng minh để định hình trật từ thế giới, thành một quốc gia biệt lập và thu hẹp vai trò quốc tế. Tổng thống Mỹ nhiều lần khẳng định các thỏa thuận thương mại tự do được những người tiền nhiệm ký kết đã làm tổn thương nền kinh tế và lực lượng lao động Mỹ.
Đầu tháng 3/2018, ông tuyên bố áp thuế nặng nề lên nhôm và thép nhập khẩu từ mọi quốc gia nhưng vẫn để ngỏ cơ hội miễn trừ cho các đồng minh.
Tuy nhiên, sau 3 tháng đàm phán căng thẳng mà không đạt được thỏa thuận, Mỹ chính thức áp dụng 25% thuế thép và 10% thuế nhôm nhằm vào cả Canada, Mexico và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại không chỉ với Trung Quốc mà với cả những nước có truyền thống hợp tác lâu dài.
“Chúng ta là con heo đất mà mọi người móc trộm. Điều đó sẽ chấm dứt”, ông Trump phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 9/6.
Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản như lời Trump hứa với các cử tri. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, mức thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong năm 2017 lên đến 566 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2008.
Một số nước như Trung Quốc, Mexico và Canada xuất khẩu vào Mỹ nhiều hơn nhập khẩu, khiến cán cân thương mại giữa đôi bên ngày càng chênh lệch. Trong 4 tháng đầu năm 2018, thâm hụt thương mại Mỹ tăng 10,1% so với mức cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khoảng cách thương mại với EU và Trung Quốc lần lượt tăng 17,5% và 11,6%.
Sự chênh lệch cán cân thương mại như trên không chỉ bắt nguồn từ các chính sách kinh tế của Mỹ. Ông Michael Ivanovitch, chuyên gia nghiên cứu độc lập về kinh tế, địa chính trị và chiến lược đầu tư tại New York, cho rằng Washington ngày càng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại một phần là vì các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, EU và Nhật Bản không sẵn lòng cho phép Mỹ cắt giảm thâm hụt mậu dịch. Trong lúc tích lũy thặng dư trong giao thương với Mỹ, những nước này vẫn lên tiếng phản đối chính sách bảo hộ mậu dịch và sự sụp đổ của các cơ chế thương mại đa phương.
New York Times bình luận, những động thái quyết liệt của Tổng thống Trump có thể là chiến thuật đàm phán nhiều hơn là chiến tranh thương mại toàn diện. Ông hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến tất cả các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này. Nước Mỹ có thể tách mình khỏi những hệ lụy từ sự hung hăng thương mại nhiều hơn đa số những đối thủ còn lại. Là một nền kinh tế lớn với nội lực mạnh, Mỹ có thể trông chờ vào tiêu dùng trong nước cho hàng hóa và dịch vụ một khi cơ hội xuất khẩu bị thu hẹp.
Chuyên gia thương mại quốc tế Carl Fey, đại học Aalto (Phần Lan), hy vọng chiến thuật đàm phán của ông Trump sẽ hiệu quả và các bên sẽ đạt được những thỏa hiệp cần thiết trước khi mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát. "Điều ông Trump đang làm hiện nay nguy hiểm hơn mọi tình huống tương tự trong lịch sử. Thế giới hiện nay gắn kết và phụ thuốc lẫn nhau quá nhiều", Fey trả lời hãng tin Sputnik vào tháng 5, trước khi ông Trump khôi phục các lệnh áp thuế vào hàng hóa Trung Quốc và đồng minh.
Brahma Chellaney, nhà nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi (Ấn Độ), thì cho rằng các bên vẫn còn thời gian đàm phán vì lệnh áp thuế phải đến ngày 6/7 mới chính thức có hiệu lực. Trong khi đó, nhiều chuyên gia lo ngại rằng ông Trump sẵn sàng để người dân Mỹ "trả giá" cho cuộc mặc cả tốn kém của mình.
Nền kinh tế Mỹ có thể sớm cảm nhận những hệ quả từ cuộc đối đầu thương mại của ông Trump. Chi phí sản xuất gia tăng kéo theo giá cả hàng hóa tăng cao và bên chịu thiệt sẽ là người tiêu dùng. Hãng phân tích thị trường Moody's Analytics ước tính các gia đình Mỹ sẽ tốn thêm khoản 80 USD/năm một khi các lệnh áp thuế nhắm vào Trung Quốc có hiệu lực. Nếu như ông Trump lại tăng mức thuế và Trung Quốc đáp trả tương xứng, chi phí mà các gia đình Mỹ gánh chịu có thể lên đến 210 USD/năm, theo Moody's Analytics. Ngay cả Quỹ Thuế, một tổ chức tư vấn chính sách ủng hộ nỗ lực cải cách thuế của ông Trump, cũng lo sợ nước Mỹ sẽ mất gần 45.000 việc làm vì các lệnh áp thuế nhập khẩu vừa qua.
Các đòn áp thuế trả đũa của Trung Quốc, Canada và EU cố tình nhắm vào những khu vực dễ gây tổn thương chính trị cho ông Trump, theo Washington Post. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng biết rõ điều này. "Sẽ có một chút đau đớn trong một lúc ban đầu. Tuy nhiên, những người bạn nông dân của tôi, những người yêu nước, về dài hạn thì cuối cùng các bạn sẽ có cuộc sống tốt hơn nhiều", ông Trump phát biểu trước cử tri tại Michigan vào tháng 4.
Tổng thống Mỹ và những cố vấn của ông muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại lớn của thế kỷ 21. Mỹ và Trung Quốc đang đấu giành vị thế dẫn đầu về công nghệ điện tử và công nghệ sinh học. Ông Trump cùng đội ngũ cho rằng Mỹ sẽ nắm chắc phần thua nếu Trung Quốc tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật công nghệ của nước này. Đối thoại hàng chục năm chỉ làm cho điều này thêm tồi tệ.
Đối với ông Trump, đây là thời điểm để hành động.
Và ông sẵn sàng để người dân Mỹ phải "đau một chút, trong một lúc" như cách ông thừa nhận ở Michigan vào một đêm tháng 4.
VVB chuyen