Văn Học & Nghệ Thuật

Chim Kêu Vượn Hú .

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được
Trần Mộng Tú

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.
 
Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.
 
Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.
 
Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.
 
CHIM KÊU VƯỢN HÚ
 
Má ơi! Đừng gả con xa
chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
 
Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm
nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.
 
 
Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.
 
Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.
 
Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”
 
 Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.
 
Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.
 
Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.
 
Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.
 
Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.
 
Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.
 
Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.
 
Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”
 
Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.
 
Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!
 
Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!
 
Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.
 
Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.
 
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.
 
Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.
 
Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.
 
“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
 
Tâm nào còn an được để đón xuân về!
 
Trần Mộng Tú
Feb. 2013

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chim Kêu Vượn Hú .

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được
Trần Mộng Tú

Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, lòng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy mình. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều thì ít lòng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn lòng mình để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng mình, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù còn sống hay đã qua đời.
 
Có một năm, chỉ còn một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm lòng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói gì hơn là vài câu an ủi: mình phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.
 
Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là mình đã sống, đã kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên lòng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đã ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. Còn mình, thì theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.
 
Tưởng lòng mình đã lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.
 
CHIM KÊU VƯỢN HÚ
 
Má ơi! Đừng gả con xa
chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
 
Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm
nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.
 
 
Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.
 
Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.
 
Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”
 
 Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.
 
Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.
 
Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.
 
Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.
 
Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.
 
Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.
 
Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.
 
Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”
 
Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.
 
Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!
 
Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!
 
Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.
 
Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.
 
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang sang.
 
Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.
 
Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.
 
“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”
 
Tâm nào còn an được để đón xuân về!
 
Trần Mộng Tú
Feb. 2013

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm