Một nông dân Trung Quốc thu hoạch mật ong thật
Theo South China Morning Post cho biết, số mật ong giả mạo này được làm bằng nước, đường, bột nhôm, phẩm màu và các loại hóa chất khác.
Vào hồi tháng 5/2013, dư luận Pháp không khỏi bàng hoàng trước thông tin trên báo đài cho rằng 10% mật ong tiêu thụ tại nước này là giả mạo, gắn mác “sản xuất tại Pháp” nhưng thật sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, tờ South China Morning Post cho biết thêm.
Thông tin này sau khi xuất hiện trên các microblog của Trung Quốc đã được chia sẻ hơn 300.000 lần và trở thành đề tài được bình luận nhiều nhất trong ngày hôm qua. Nhiều tờ báo Trung Quốc trong tuần này đăng tải những bài viết hướng dẫn phân biệt mật ong thật giả từ các chuyên gia hóa học. “Mật ong nhân tạo có mùi hóa chất, không có mùi hoa quả, trong khi mật ong thật và nguyên chất thì có hương nhè nhẹ của các loài hoa”, một bài báo dạy cách nhận dạng. “Bạn cũng có thể thử bằng cách cho ít giọt mật ong lên trang giấy trắng. Nếu mật chảy lan ra chứng tỏ nó có chứa nước hoặc đường. Còn có một cách khác là đổ nước sôi vào một lượng mật ong nhỏ, làm lạnh nó và sau đó cho vài giọt rượu gạo vàng vào. Nếu hỗn hợp này chuyển sang màu xanh, đỏ hoặc tím, chứng tỏ trong mật ong có chứa bột”.
“Bây giờ, người Trung Quốc phải tự trang bị kiến thức để trở thành chuyên gia an toàn thực phẩm. Chúng ta nên nhận giải thưởng Nobel Hóa học”, South China Morning Post dẫn lời bình luận của một cư dân mạng trên trang Sina Weibo.
Trước đó, ở Việt Nam cũng có công nghệ chế biến mật ong giả siêu đẳng. Chỉ cần vỏ cây núc nác, một ít phèn nấu với đường trong chừng 20 phút là có ngay chai mật ong y như thật. Loại mật ong giả này đang được rao bán công khai.
Ông Nguyễn Văn V (trú tại thôn 22, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề buôn bán, làm mật ong giả nhưng nay đã “rửa tay, gác kiếm” cho biết bí quyết làm mật ong giả.
Phù phép” mật ong “xịn” từ đường, nghệ và bột màu.
Theo ông V, mật ong giả được pha chế và đun từ 4 nguyên liệu chính là đường, vỏ cây núc nác, nước lọc và phèn (hoặc chanh) tươi để chai mật không bị đóng đường lại, hoặc cho ít nghệ và bột màu vào, muốn mật đẹp thì khi cho đường vào nồi phải lấy đũa quấy đều liên tục không để đường bám dưới xoong. Sau khoảng 10 – 15 phút, khi dung dịch có màu vàng nhẹ, quánh lại là đã hoàn thành.
Để ngụy trang cho hỗn hợp nước đường trở thành mật ong thứ thiệt, sau khi để nguội, rót vào chai, họ cà một ít sáp ong lên cổ chai và đổ thêm vài giọt mật lên thành chai để chai mật có mùi thơm đặc trưng của mật ong. Không chỉ ở Thanh Hóa mà ở cả Nghệ An, Hà Tĩnh cũng là những nơi chuyên chế biến và sản xuất những loại mật ong giả kiểu này.