Tin nóng trong ngày
Chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa do bất đồng sâu sắc giữa hai Đảng,
Tối 19/1, Chính phủ liên bang Mỹ đã chính thức đóng cửa sau khi Thượng viện Mỹ đã không có đủ số phiếu cần thiết để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời cho chính phủ, bất chấp sự thông qua của Hạ viện.
Cuộc thương thảo phút chót cuối ngày 19/1 đã không mang lại kết quả, các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã chặn đứng dự thảo ngân sách tạm thời nhằm duy trì hoạt động của chính phủ thêm 4 tuần. AP nhận định đây là một động thái thiếu kịch tính do kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện đã được dự liệu trước và phần lớn người Mỹ sẽ không cảm thấy được hệ quả nhất thời của đợt đóng cửa.
Mặc dù các biện pháp giúp chính phủ Mỹ tránh đươc nguy cơ phải đóng cửa vì hết kinh phí hoạt động đã được Hạ viện thông qua với 230 phiếu ủng hộ và 197 phiếu chống, nhưng dự luật này không vượt qua được “cửa ải” tại Thượng viện, với 50 phiếu ủng hộ và 48 phiếu chống trong khi số phiếu thuận cần thiết để thông qua dự thảo là 60 phiếu.
Nhiều nghị sĩ Dân chủ ở những bang có truyền thống thân đảng Cộng hòa đã ủng hộ giải pháp này để tránh rủi ro chính trị trong cuộc bỏ phiếu. Dù vậy, có đến 4 thượng nghị sĩ Cộng hòa lại bỏ phiếu chống.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đưa ra tuyên bố cứng rắn, cho biết sẽ không đàm phán về vấn đề trung tâm là vấn đề di cư, cho đến khi ngân sách chính phủ được nối lại.
“Chúng tôi sẽ không đàm phán về tình trạng của những người nhập cư trái phép trong khi đảng Dân chủ lấy lợi ích của công dân Mỹ hợp pháp để để mặc cả cho những yêu cầu của họ”, người Phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói.
Không lâu trước khi cuộc bỏ phiếu về dự thảo ngân sách mới diễn ra, ông Trump đã viết trên Twitter rằng “điều đó không tốt cho quân đội hay sự an toàn và an ninh của chúng ta trên khắp biên giới phía nam đầy rẫy nguy hiểm”.
Trước đó, với những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn dự luật này, Tổng thống Donald Trump đã gặp lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Charles Schumer để thảo luật những bất đồng về vấn đề nhập cư. Tuy nhiên, hai bên không đạt được một thỏa thuận chung.
Việc chính phủ liên bang bị đóng cửa sẽ có ảnh hưởng nhiều mặt tới nền kinh kế Mỹ. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang, công nhân quốc phòng, lực lượng kiểm lâm và các cơ quan quản lý kinh doanh thuộc chính phủ Mỹ sẽ tạm thời bị cho nghỉ việc và hơn 1,3 triệu quân nhân sẽ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ nhưng sẽ không được trả lương.
Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan kiểm tra thực phẩm, hành pháp liên bang, kiểm tra an ninh sân bay và một số dịch vụ quan trọng khác cũng như các hoạt động quân sự, các chương trình phúc lợi liên bang vẫn sẽ tiếp diễn. Theo một nhà phân tích, nền kinh tế Mỹ ước tính sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ USD nếu chính phủ bị đóng cửa trong một tuần.
Chính phủ Mỹ cũng từng đóng cửa vào năm 2013 trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama. Trước đó, trong hai năm 1995 – 1996, chính phủ Mỹ cũng từng phải ngừng hoạt động 21 ngày.
Thùy LinhDKN
Bàn ra tán vào (0)
Chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa do bất đồng sâu sắc giữa hai Đảng,
Tối 19/1, Chính phủ liên bang Mỹ đã chính thức đóng cửa sau khi Thượng viện Mỹ đã không có đủ số phiếu cần thiết để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời cho chính phủ, bất chấp sự thông qua của Hạ viện.
Cuộc thương thảo phút chót cuối ngày 19/1 đã không mang lại kết quả, các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã chặn đứng dự thảo ngân sách tạm thời nhằm duy trì hoạt động của chính phủ thêm 4 tuần. AP nhận định đây là một động thái thiếu kịch tính do kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện đã được dự liệu trước và phần lớn người Mỹ sẽ không cảm thấy được hệ quả nhất thời của đợt đóng cửa.
Mặc dù các biện pháp giúp chính phủ Mỹ tránh đươc nguy cơ phải đóng cửa vì hết kinh phí hoạt động đã được Hạ viện thông qua với 230 phiếu ủng hộ và 197 phiếu chống, nhưng dự luật này không vượt qua được “cửa ải” tại Thượng viện, với 50 phiếu ủng hộ và 48 phiếu chống trong khi số phiếu thuận cần thiết để thông qua dự thảo là 60 phiếu.
Nhiều nghị sĩ Dân chủ ở những bang có truyền thống thân đảng Cộng hòa đã ủng hộ giải pháp này để tránh rủi ro chính trị trong cuộc bỏ phiếu. Dù vậy, có đến 4 thượng nghị sĩ Cộng hòa lại bỏ phiếu chống.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đưa ra tuyên bố cứng rắn, cho biết sẽ không đàm phán về vấn đề trung tâm là vấn đề di cư, cho đến khi ngân sách chính phủ được nối lại.
“Chúng tôi sẽ không đàm phán về tình trạng của những người nhập cư trái phép trong khi đảng Dân chủ lấy lợi ích của công dân Mỹ hợp pháp để để mặc cả cho những yêu cầu của họ”, người Phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói.
Không lâu trước khi cuộc bỏ phiếu về dự thảo ngân sách mới diễn ra, ông Trump đã viết trên Twitter rằng “điều đó không tốt cho quân đội hay sự an toàn và an ninh của chúng ta trên khắp biên giới phía nam đầy rẫy nguy hiểm”.
Trước đó, với những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn dự luật này, Tổng thống Donald Trump đã gặp lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Charles Schumer để thảo luật những bất đồng về vấn đề nhập cư. Tuy nhiên, hai bên không đạt được một thỏa thuận chung.
Việc chính phủ liên bang bị đóng cửa sẽ có ảnh hưởng nhiều mặt tới nền kinh kế Mỹ. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang, công nhân quốc phòng, lực lượng kiểm lâm và các cơ quan quản lý kinh doanh thuộc chính phủ Mỹ sẽ tạm thời bị cho nghỉ việc và hơn 1,3 triệu quân nhân sẽ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ nhưng sẽ không được trả lương.
Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan kiểm tra thực phẩm, hành pháp liên bang, kiểm tra an ninh sân bay và một số dịch vụ quan trọng khác cũng như các hoạt động quân sự, các chương trình phúc lợi liên bang vẫn sẽ tiếp diễn. Theo một nhà phân tích, nền kinh tế Mỹ ước tính sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ USD nếu chính phủ bị đóng cửa trong một tuần.
Chính phủ Mỹ cũng từng đóng cửa vào năm 2013 trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama. Trước đó, trong hai năm 1995 – 1996, chính phủ Mỹ cũng từng phải ngừng hoạt động 21 ngày.
Thùy LinhDKN