Hình Ảnh & Sự Kiện
Chính quyền Obama đã giúp Nga thống trị thị trường hạt nhân toàn cầu như thế nào?
Năm 2010, chính quyền Obama đã chấp thuận cho cơ quan nguyên tử của Nga, Rosatom, mua lại phần lớn cổ phần của Uranium One. Thỏa thuận này gây tranh cãi vì công ty khai thác mỏ Canada kiểm soát tới 20% tổng công suất khai thác uranium ở Mỹ.
Với tầm quan trọng về an ninh quốc gia, thỏa thuận này phải được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) chấp thuận, trong đó có Bộ Ngoại giao, lúc đó do bà Hillary Clinton lãnh đạo.
Nga đã công bố kế hoạch mở rộng thị trường uranium toàn cầu như là một cách để kiểm soát chính trị đối với các nước khác. Đầu năm 2006, Nga tuyên bố sẽ chi 10 tỷ USD để tăng công suất sản xuất uranium toàn cầu của họ lên 600%.
Uranium là một thành phần quan trọng cho vũ khí hạt nhân cũng như năng lượng hạt nhân. Báo cáo tháng 7/2011 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy 92% lượng cung uranium cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ dựa vào nhập khẩu, trong đó 23% được nhập khẩu từ Nga.
Vậy tại sao Tổng thống Barack Obama và Bộ Ngoại giao đứng đầu là Hillary Clinton lại chấp thuận thỏa thuận làm suy yếu an ninh và độc lập về năng lượng của Mỹ?
Ephoch Times, sử dụng các nguồn công cộng, bao gồm cuốn sách “Clinton Cash” của Peter Schweizer, đã vạch ra các kết nối và sự kiện liên quan đến việc mua lại Uranium One của Nga.
Nó cho thấy rằng mặc dù Bộ Ngoại giao của bà Hillary Clinton đang xem xét phê duyệt thỏa thuận này, như một phần của quá trình phê duyệt CFIUS, Quỹ Clinton vẫn nhận hàng triệu USD từ Nga và các bên liên quan chủ chốt trong thỏa thuận.
Chính ông Bill Clinton đã tới Moscow chỉ vài tháng trước khi thỏa thuận được thông qua để gặp Vladimir Putin. Renaissance Capital, một công ty đầu tư có lợi ích trong hợp đồng Uranium One và có mối quan hệ với ông Putin, đã trả 500.000 USD cho bài diễn văn của ông Clinton.
Vào thời điểm đó, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) biết rõ chính quyền Nga đã tiến hành một chiến dịch quy mô lớn để hối lộ và tống tiền các công ty của Mỹ liên quan đến sản xuất và vận chuyển uranium.
Cơ quan này cũng có một nguồn tin làm việc trong ngành công nghiệp uranium, người đã cung cấp nhiều bằng chứng về chiến dịch hối lộ và tham nhũng trong nỗ lực mua Uranium của Nga.
Tuy nhiên, cuộc điều tra đã bị Giám đốc FBI James Comey khai tử vào năm 2015, và Tổng chưởng lý thời Obama, Loretta Lynch đã ra lệnh cho người cung cấp thông tin phải im lặng và không được trình báo với Nghị viện.
Lệnh im lặng đã được Tổng Chưởng lý hiện nay là Jeff Sessions dỡ bỏ vào năm ngoái, và 3 ủy ban của Nghị viện đã thẩm vấn nguồn tin của FBI, ông William Campbell, vào ngày 7/Hai.
Ông Campell đã tiết lộ cách chính phủ Nga đã sử dụng một công ty vận động hành lang của Mỹ, APCO, để đưa hàng triệu đô la vào Sáng kiến Toàn cầu của Quỹ Clinton, tờ The Hill đưa tin vào ngày 7/Hai.
Vào tháng 12, Tổng Chưởng lý Jeff Sessions đã tuyên bố sẽ xem xét lại các bằng chứng thu thập được của FBI trong một cuộc điều tra về thỏa thuận Uranium One.
Vào ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã mở một bản cáo trạng 11 cáo buộc đối với một cựu đồng chủ tịch công ty vận tải Maryland vì vai trò của ông này trong việc hối lộ của một quan chức Nga liên quan đến Tổng công ty Năng lượng Nguyên tử của Nga.
Mỹ KhánhDKN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Chính quyền Obama đã giúp Nga thống trị thị trường hạt nhân toàn cầu như thế nào?
Năm 2010, chính quyền Obama đã chấp thuận cho cơ quan nguyên tử của Nga, Rosatom, mua lại phần lớn cổ phần của Uranium One. Thỏa thuận này gây tranh cãi vì công ty khai thác mỏ Canada kiểm soát tới 20% tổng công suất khai thác uranium ở Mỹ.
Với tầm quan trọng về an ninh quốc gia, thỏa thuận này phải được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) chấp thuận, trong đó có Bộ Ngoại giao, lúc đó do bà Hillary Clinton lãnh đạo.
Nga đã công bố kế hoạch mở rộng thị trường uranium toàn cầu như là một cách để kiểm soát chính trị đối với các nước khác. Đầu năm 2006, Nga tuyên bố sẽ chi 10 tỷ USD để tăng công suất sản xuất uranium toàn cầu của họ lên 600%.
Uranium là một thành phần quan trọng cho vũ khí hạt nhân cũng như năng lượng hạt nhân. Báo cáo tháng 7/2011 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy 92% lượng cung uranium cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ dựa vào nhập khẩu, trong đó 23% được nhập khẩu từ Nga.
Vậy tại sao Tổng thống Barack Obama và Bộ Ngoại giao đứng đầu là Hillary Clinton lại chấp thuận thỏa thuận làm suy yếu an ninh và độc lập về năng lượng của Mỹ?
Ephoch Times, sử dụng các nguồn công cộng, bao gồm cuốn sách “Clinton Cash” của Peter Schweizer, đã vạch ra các kết nối và sự kiện liên quan đến việc mua lại Uranium One của Nga.
Nó cho thấy rằng mặc dù Bộ Ngoại giao của bà Hillary Clinton đang xem xét phê duyệt thỏa thuận này, như một phần của quá trình phê duyệt CFIUS, Quỹ Clinton vẫn nhận hàng triệu USD từ Nga và các bên liên quan chủ chốt trong thỏa thuận.
Chính ông Bill Clinton đã tới Moscow chỉ vài tháng trước khi thỏa thuận được thông qua để gặp Vladimir Putin. Renaissance Capital, một công ty đầu tư có lợi ích trong hợp đồng Uranium One và có mối quan hệ với ông Putin, đã trả 500.000 USD cho bài diễn văn của ông Clinton.
Vào thời điểm đó, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) biết rõ chính quyền Nga đã tiến hành một chiến dịch quy mô lớn để hối lộ và tống tiền các công ty của Mỹ liên quan đến sản xuất và vận chuyển uranium.
Cơ quan này cũng có một nguồn tin làm việc trong ngành công nghiệp uranium, người đã cung cấp nhiều bằng chứng về chiến dịch hối lộ và tham nhũng trong nỗ lực mua Uranium của Nga.
Tuy nhiên, cuộc điều tra đã bị Giám đốc FBI James Comey khai tử vào năm 2015, và Tổng chưởng lý thời Obama, Loretta Lynch đã ra lệnh cho người cung cấp thông tin phải im lặng và không được trình báo với Nghị viện.
Lệnh im lặng đã được Tổng Chưởng lý hiện nay là Jeff Sessions dỡ bỏ vào năm ngoái, và 3 ủy ban của Nghị viện đã thẩm vấn nguồn tin của FBI, ông William Campbell, vào ngày 7/Hai.
Ông Campell đã tiết lộ cách chính phủ Nga đã sử dụng một công ty vận động hành lang của Mỹ, APCO, để đưa hàng triệu đô la vào Sáng kiến Toàn cầu của Quỹ Clinton, tờ The Hill đưa tin vào ngày 7/Hai.
Vào tháng 12, Tổng Chưởng lý Jeff Sessions đã tuyên bố sẽ xem xét lại các bằng chứng thu thập được của FBI trong một cuộc điều tra về thỏa thuận Uranium One.
Vào ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã mở một bản cáo trạng 11 cáo buộc đối với một cựu đồng chủ tịch công ty vận tải Maryland vì vai trò của ông này trong việc hối lộ của một quan chức Nga liên quan đến Tổng công ty Năng lượng Nguyên tử của Nga.
Mỹ KhánhDKN