Hình Ảnh & Sự Kiện
Chính quyền Trump sắp cứng rắn với Trung Quốc về tự do tín ngưỡng?
Tóm tắt bài viết
- Đảng Cộng sản Trung Quốc, với quan điểm vô Thần, tiến hành cuộc bức hại tự do tín ngưỡng của người dân trong suốt nhiều năm.
- Các nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Trump gây sức ép với Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền tự do của những người theo đạo Cơ Đốc, các học viên Pháp Luân Công, Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
- Từng cam kết thúc đẩy tự do tín ngưỡng toàn cầu và là một người theo đạo Cơ Đốc, Tổng thống Trump sẽ sớm có những biện pháp cứng rắn chống lại chính sách đàn áp của ĐCSTQ?
Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho biết Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đang thực hiện những điều khác biệt với các chính phủ tiền nhiệm nhằm bảo vệ quyền thực hành đức tin trên thế giới.
Phát biểu trong sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày ban hành luật tự do tôn giáo quốc tế (1998-2018) được tổ chức tại Trung tâm báo chí nước ngoài ngày 25/10, ông Samuel Brownback, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người, ở khắp mọi nơi, vì đó là một quyền lợi do Chúa ban tặng.
Theo The Epoch Times, ông Brownback cho biết Hoa Kỳ thừa nhận nỗ lực bảo vệ tự do tín ngưỡng vẫn chưa đủ mức trên toàn cầu, vì 80% dân số thế giới đang sống trong môi trường bị hạn chế các quyền thực hành đức tin, đặc biệt tại Trung Quốc.
Nói về tình hình tôn giáo “đáng thương” ở Trung Quốc, trong đó có hành động đàn áp tín ngưỡng đối với người Duy Ngô Nhĩ, ông Brownback nêu quan điểm: “Hạn chế tín ngưỡng đối với người Duy Ngô Nhĩ là sai. Nó vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ. Con người có quyền lựa chọn và thực hành đức tin của mình khi họ thấy phù hợp”.
Ông Brownback cho biết: “Rõ ràng [việc hạn chế tín ngưỡng] là không được phép diễn ra ở Tân Cương, cũng không được phép diễn ra ở các khu vực khác của Trung Quốc, cho dù là nhắm vào nhóm tín ngưỡng nào, Cơ Đốc giáo, Pháp Luân Công, hay Phật giáo”.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công thuộc trường phái Phật gia, với các nguyên tắc sống theo Chân-Thiện-Nhẫn và các bài tập thiền định nhẹ nhàng, cũng trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp tín ngưỡng do chính quyền Trung Quốc theo quan điểm vô Thần áp đặt.
Nghị sỹ Canada Ted Falk mô tả cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công có phần tương tự như những người theo đạo Cơ Đốc bị đàn áp ở đại lục: “Cũng như cách nó tiêu diệt các tín đồ Cơ Đốc giáo, ĐCSTQ cũng đã tìm cách tiêu diệt môn tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc thường xuyên dùng các biện pháp cưỡng chế ngoài pháp luật, gồm tuyên truyền – một chương trình cưỡng chế chuyển hóa và cải tạo tư tưởng, bắt giữ tùy tiện, lao động cưỡng bức và tra tấn thân thể”. [1]
Trái ngược với Trung Quốc, Hoa Kỳ là “quốc gia của những người có đức tin”, theo mô tả của Tổng thống Donald Trump. Là đại sứ do ông Trump tiến cử, ông Brownback phát biểu hôm 25/10 rằng tất cả các quốc gia nên tôn trọng tự do tín ngưỡng vì thực tế đã chứng minh điều đó mang lại sự thịnh vượng và an toàn hơn cho xã hội.
Ông Brownback cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Trump đang làm những điều khác biệt với các chính quyền tiền nhiệm. Đơn cử là việc Tổng thống Trump ủng hộ tổ chức Hội nghị Tự do Tôn giáo quốc tế, và hội nghị đầu tiên đã diễn ra vào tháng 7.
“84 quốc gia khác nhau đã có mặt ở đó,… Tôi tin rằng chúng ta đang ở một kỷ nguyên mới”, ông Brownback nói. “Tôi tin rằng cánh chim tự do tín ngưỡng sẽ bay vòng quanh thế giới, bức màn sắt chống lại tự do tín ngưỡng đang bị kéo xuống, và ngày càng nhiều quốc gia sẽ thực hiện điều này”.
Cũng hôm 25/10, một thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã đăng một bài xã luận trên Politico Magazine, kêu gọi Hoa Kỳ chú trọng tự do tín ngưỡng trong các mối quan hệ với Trung Quốc. Thượng nghị sỹ Chuck Grassley, đại diện cho tiểu bang Iowa và là chủ tịch của Ủy ban Tư pháp, đề cập đến tình trạng Bắc Kinh “bắt giữ các mục sư Cơ Đốc giáo, đốt Kinh Thánh và phá hủy các nhà thờ Thiên Chúa giáo”, “giam cầm hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Kazakh vào các trại truyền bá”, và “từ lâu đã đàn áp tự do của các Phật tử Tây Tạng, cũng như những người tập luyện Pháp Luân Công”. [2]
Thượng nghị sỹ Grassley viết trên Politico Magazine: “Báo cáo Tự do tín ngưỡng quốc tế hàng năm của Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] đã liệt kê nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một kẻ phạm tội đặc biệt đáng quan ngại kể từ năm 1999”.
Ông cho biết: “Hoa Kỳ không có quyền đặc biệt để ngăn chặn cuộc đàn áp tín ngưỡng đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ có thể gây áp lực đáng kể tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng cách liên kết yêu cầu tự do tôn giáo với các khía cạnh kinh tế và chính trị của mối quan hệ song phương [giữa hai nước]. Là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang ở vị thế mạnh mẽ có thể tác động đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và đứng lên vì nhân quyền”.
Vị thượng nghị sỹ khẳng định: “Chiến đấu vì tự do tôn giáo phải là một phần quan trọng trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc.”
Ông cũng cho biết: “Thượng nghị sĩ David Perdue và tôi, với một nhóm thượng nghị sĩ từ cả hai đảng, gần đây đã đưa ra một nghị quyết lên án tình trạng bạo lực đối với các nhóm thiểu số có đức tin ở Trung Quốc và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về việc thúc đẩy tự do tín ngưỡng và khoan dung trên toàn thế giới”.
“Nghị quyết cũng kêu gọi Trung Quốc làm theo Hiến pháp và kêu gọi Tổng thống [Trump] cùng chính quyền của ông hành động để thúc đẩy tự do tín ngưỡng thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1988, Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank R. Wolf và Đạo luật Toàn cầu Magnitsky”.
Video: Vì sao người Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho một tổng thống vô thần?
Đầu tháng 10, khi công bố báo cáo thường niên năm 2018 về quyền con người và việc thực thi luật pháp ở Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Marco Rubio, và Hạ nghị sỹ Chris Smith đã kêu gọi “toàn bộ chính phủ” Hoa Kỳ đồng lòng đối phó với các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. [3]
Ông Smith nói rằng Hoa Kỳ nên đưa vấn đề nhân quyền vào nội dung đàm phán thương mại với Trung Quốc và trong các chính sách của Washington.
Là một người theo đạo Cơ Đốc, Tổng thống Trump hồi tháng 2 tuyên bố Hoa kỳ là “quốc gia của những người tín ngưỡng” và cam kết sẽ bảo vệ các sinh mệnh có đức tin trên khắp thế giới. Với lời hứa mà ông đã đưa ra, cùng với kỳ vọng của các vị nghị sỹ Hoa Kỳ, nhiều khả năng thế giới sẽ chứng kiến những động thái mạnh mẽ từ chính quyền Trump nhắm vào tình trạng đàn áp tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.
Trí Dũng
Video: Trung Quốc đi ngược thế giới khi đàn áp Pháp Luân Công
Tài liệu tham khảo:
[1]: Ted Falk (MP of Canada) Speech for Falun Dafa 25th Anniversary Celebration on May 2017, https://www.youtube.com/watch?v=D8wBle4gBcc
[2]: China Must End Its Campaign of Religious Persecution,Chuck Grassley, https://www.politico.com/magazine/story/2018/10/25/china-must-end-its-campaign-of-religious-persecution-221910
[3]: Congressional-Executive Commission on China (CECC) 2018 Annual Report, https://www.cecc.gov/publications/annual-reports/2018-annual-report
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Chính quyền Trump sắp cứng rắn với Trung Quốc về tự do tín ngưỡng?
Tóm tắt bài viết
- Đảng Cộng sản Trung Quốc, với quan điểm vô Thần, tiến hành cuộc bức hại tự do tín ngưỡng của người dân trong suốt nhiều năm.
- Các nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Trump gây sức ép với Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền tự do của những người theo đạo Cơ Đốc, các học viên Pháp Luân Công, Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
- Từng cam kết thúc đẩy tự do tín ngưỡng toàn cầu và là một người theo đạo Cơ Đốc, Tổng thống Trump sẽ sớm có những biện pháp cứng rắn chống lại chính sách đàn áp của ĐCSTQ?
Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho biết Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đang thực hiện những điều khác biệt với các chính phủ tiền nhiệm nhằm bảo vệ quyền thực hành đức tin trên thế giới.
Phát biểu trong sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày ban hành luật tự do tôn giáo quốc tế (1998-2018) được tổ chức tại Trung tâm báo chí nước ngoài ngày 25/10, ông Samuel Brownback, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người, ở khắp mọi nơi, vì đó là một quyền lợi do Chúa ban tặng.
Theo The Epoch Times, ông Brownback cho biết Hoa Kỳ thừa nhận nỗ lực bảo vệ tự do tín ngưỡng vẫn chưa đủ mức trên toàn cầu, vì 80% dân số thế giới đang sống trong môi trường bị hạn chế các quyền thực hành đức tin, đặc biệt tại Trung Quốc.
Nói về tình hình tôn giáo “đáng thương” ở Trung Quốc, trong đó có hành động đàn áp tín ngưỡng đối với người Duy Ngô Nhĩ, ông Brownback nêu quan điểm: “Hạn chế tín ngưỡng đối với người Duy Ngô Nhĩ là sai. Nó vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ. Con người có quyền lựa chọn và thực hành đức tin của mình khi họ thấy phù hợp”.
Ông Brownback cho biết: “Rõ ràng [việc hạn chế tín ngưỡng] là không được phép diễn ra ở Tân Cương, cũng không được phép diễn ra ở các khu vực khác của Trung Quốc, cho dù là nhắm vào nhóm tín ngưỡng nào, Cơ Đốc giáo, Pháp Luân Công, hay Phật giáo”.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công thuộc trường phái Phật gia, với các nguyên tắc sống theo Chân-Thiện-Nhẫn và các bài tập thiền định nhẹ nhàng, cũng trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp tín ngưỡng do chính quyền Trung Quốc theo quan điểm vô Thần áp đặt.
Nghị sỹ Canada Ted Falk mô tả cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công có phần tương tự như những người theo đạo Cơ Đốc bị đàn áp ở đại lục: “Cũng như cách nó tiêu diệt các tín đồ Cơ Đốc giáo, ĐCSTQ cũng đã tìm cách tiêu diệt môn tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc thường xuyên dùng các biện pháp cưỡng chế ngoài pháp luật, gồm tuyên truyền – một chương trình cưỡng chế chuyển hóa và cải tạo tư tưởng, bắt giữ tùy tiện, lao động cưỡng bức và tra tấn thân thể”. [1]
Trái ngược với Trung Quốc, Hoa Kỳ là “quốc gia của những người có đức tin”, theo mô tả của Tổng thống Donald Trump. Là đại sứ do ông Trump tiến cử, ông Brownback phát biểu hôm 25/10 rằng tất cả các quốc gia nên tôn trọng tự do tín ngưỡng vì thực tế đã chứng minh điều đó mang lại sự thịnh vượng và an toàn hơn cho xã hội.
Ông Brownback cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Trump đang làm những điều khác biệt với các chính quyền tiền nhiệm. Đơn cử là việc Tổng thống Trump ủng hộ tổ chức Hội nghị Tự do Tôn giáo quốc tế, và hội nghị đầu tiên đã diễn ra vào tháng 7.
“84 quốc gia khác nhau đã có mặt ở đó,… Tôi tin rằng chúng ta đang ở một kỷ nguyên mới”, ông Brownback nói. “Tôi tin rằng cánh chim tự do tín ngưỡng sẽ bay vòng quanh thế giới, bức màn sắt chống lại tự do tín ngưỡng đang bị kéo xuống, và ngày càng nhiều quốc gia sẽ thực hiện điều này”.
Cũng hôm 25/10, một thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã đăng một bài xã luận trên Politico Magazine, kêu gọi Hoa Kỳ chú trọng tự do tín ngưỡng trong các mối quan hệ với Trung Quốc. Thượng nghị sỹ Chuck Grassley, đại diện cho tiểu bang Iowa và là chủ tịch của Ủy ban Tư pháp, đề cập đến tình trạng Bắc Kinh “bắt giữ các mục sư Cơ Đốc giáo, đốt Kinh Thánh và phá hủy các nhà thờ Thiên Chúa giáo”, “giam cầm hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Kazakh vào các trại truyền bá”, và “từ lâu đã đàn áp tự do của các Phật tử Tây Tạng, cũng như những người tập luyện Pháp Luân Công”. [2]
Thượng nghị sỹ Grassley viết trên Politico Magazine: “Báo cáo Tự do tín ngưỡng quốc tế hàng năm của Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] đã liệt kê nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một kẻ phạm tội đặc biệt đáng quan ngại kể từ năm 1999”.
Ông cho biết: “Hoa Kỳ không có quyền đặc biệt để ngăn chặn cuộc đàn áp tín ngưỡng đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ có thể gây áp lực đáng kể tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng cách liên kết yêu cầu tự do tôn giáo với các khía cạnh kinh tế và chính trị của mối quan hệ song phương [giữa hai nước]. Là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang ở vị thế mạnh mẽ có thể tác động đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và đứng lên vì nhân quyền”.
Vị thượng nghị sỹ khẳng định: “Chiến đấu vì tự do tôn giáo phải là một phần quan trọng trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc.”
Ông cũng cho biết: “Thượng nghị sĩ David Perdue và tôi, với một nhóm thượng nghị sĩ từ cả hai đảng, gần đây đã đưa ra một nghị quyết lên án tình trạng bạo lực đối với các nhóm thiểu số có đức tin ở Trung Quốc và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về việc thúc đẩy tự do tín ngưỡng và khoan dung trên toàn thế giới”.
“Nghị quyết cũng kêu gọi Trung Quốc làm theo Hiến pháp và kêu gọi Tổng thống [Trump] cùng chính quyền của ông hành động để thúc đẩy tự do tín ngưỡng thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1988, Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank R. Wolf và Đạo luật Toàn cầu Magnitsky”.
Video: Vì sao người Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho một tổng thống vô thần?
Đầu tháng 10, khi công bố báo cáo thường niên năm 2018 về quyền con người và việc thực thi luật pháp ở Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Marco Rubio, và Hạ nghị sỹ Chris Smith đã kêu gọi “toàn bộ chính phủ” Hoa Kỳ đồng lòng đối phó với các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. [3]
Ông Smith nói rằng Hoa Kỳ nên đưa vấn đề nhân quyền vào nội dung đàm phán thương mại với Trung Quốc và trong các chính sách của Washington.
Là một người theo đạo Cơ Đốc, Tổng thống Trump hồi tháng 2 tuyên bố Hoa kỳ là “quốc gia của những người tín ngưỡng” và cam kết sẽ bảo vệ các sinh mệnh có đức tin trên khắp thế giới. Với lời hứa mà ông đã đưa ra, cùng với kỳ vọng của các vị nghị sỹ Hoa Kỳ, nhiều khả năng thế giới sẽ chứng kiến những động thái mạnh mẽ từ chính quyền Trump nhắm vào tình trạng đàn áp tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.
Trí Dũng
Video: Trung Quốc đi ngược thế giới khi đàn áp Pháp Luân Công
Tài liệu tham khảo:
[1]: Ted Falk (MP of Canada) Speech for Falun Dafa 25th Anniversary Celebration on May 2017, https://www.youtube.com/watch?v=D8wBle4gBcc
[2]: China Must End Its Campaign of Religious Persecution,Chuck Grassley, https://www.politico.com/magazine/story/2018/10/25/china-must-end-its-campaign-of-religious-persecution-221910
[3]: Congressional-Executive Commission on China (CECC) 2018 Annual Report, https://www.cecc.gov/publications/annual-reports/2018-annual-report