Tham Khảo
Chính trị và truyền thông
Tổng thống Barack Obama thường bị xem là khá khép kín. Ông có vẻ không thích các phóng viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông không quan tâm đến
Tổng thống Barack Obama thường bị xem là khá khép kín. Ông có vẻ không thích các phóng viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông không quan tâm đến báo chí, đặc biệt, các nhà bình luận chính trị, kể cả những người thuộc phái hữu, vốn ít khi là đồng minh của ông.
Các nhân viên thân cận với ông trong Nhà Trắng kể, mỗi tối, trước khi đi ngủ, Obama thường vào internet, đọc các bài bình luận chính trị của những người ông đánh giá cao. Những lúc không có nhiều thì giờ, ông thường yêu cầu nhân viên đọc và tóm tắt cho ông ý kiến của các nhà bình luận về các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc có ý nghĩa chính trị lớn. Hơn nữa, ông còn thường mời các nhà bình luận chính trị nổi tiếng và có uy tín, như David Brooks của tờ The New York Times, Joe Klein của tờ Time Magazine, Paul Gigot của tờ Wall Street Journal, E.J. Dionne, Eugene Robinson, Ezra Klein, Charles Krauthammer và Fred Hiatt của tờ The Washington Post, những người ông thích đọc và thường đọc, bất kể họ thuộc thành phần cấp tiến hay bảo thủ, đến văn phòng của ông để chuyện trò, có khi kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ.
Xin lưu ý: Đối với lịch trình làm việc hằng ngày bình thường vốn dày đặc của Tổng thống Mỹ, mấy tiếng đồng hồ không phải là ít. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia chỉ muốn gặp Obama vài chục phút cũng không được. Lý do: ông không có thì giờ. Vậy mà ông lại không ngại ngần trong việc ngồi chuyện trò với các bình luận gia một thời gian dài như thế. Mà không phải hiếm hoi. Những cuộc gặp gỡ như vậy diễn ra khá thường xuyên. Hằng tháng. Hoặc vài tháng một lần.
Có hai lý do chính để Tổng thống Obama làm việc ấy: Thứ nhất, ông cố thuyết phục các bình luận gia là chính sách của ông về một số vấn đề nào đó đúng và đối thủ của ông sai. Dĩ nhiên, trong số các nhà bình luận ấy, có người không đồng ý với ông. Trong mọi trường hợp, ông đều kiên nhẫn giải thích và chứng minh sự đúng đắn trong các chính sách do ông đề xướng. Thứ hai, ngay cả khi không có vấn đề gì để bàn cãi, ông cũng muốn, qua các cuộc gặp gỡ ấy, trình bày những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế, để các nhà bình luận ấy hiểu ông rõ hơn và khi cần phân tích về bất cứ điều gì, họ có thể diễn đạt quan điểm của ông một cách chính xác.
Theo thỏa thuận, các cuộc gặp gỡ ấy đều không được thu âm và sẽ không được tường thuật trực tiếp và nguyên văn trên các phương tiện truyền thông đại chúng (off the record meeting). Thậm chí, việc gặp gỡ cũng như danh sách của các bình luận gia cũng không được công khai hóa. Nhưng các nhà bình luận vẫn có thể sử dụng tất cả những lời phát biểu của Tổng thống để bình luận, hoặc ít nhất, để định hướng cách suy nghĩ của mình, về một vấn đề nào đó.
Việc gặp riêng các nhà bình luận chính trị như vậy đã có truyền thống lâu đời tại Mỹ. Có người cho dấu mốc đầu tiên có lẽ là vào thập niên 1830 khi Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson, mời Francis Preston Blair đến văn phòng để chuyện trò. Truyền thống này đặc biệt phát triển dưới thời Tổng thống Bill Clinton, người thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với báo giới để, nói theo lời của phát ngôn viên báo chí Mike McCurry, giúp các phóng viên và bình luận gia biết Tổng thống đang nghĩ gì.
Tổng thống Obama, khi gặp riêng các bình luận gia, không làm gì khác ngoài một tiền lệ đã có sẵn từ trước. Chỉ khác là ông có vẻ không thích bàn luận về các sự kiện hàng ngày trong đời sống chính trị. Ông chỉ thích bàn về những khái niệm lớn, những ý tưởng có tính chiến lược lâu dài đối với nước Mỹ cũng như thế giới. Theo ông, những điều đó quan trọng và cần thiết hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao ông thích chuyện trò với các nhà bình luận hơn là với các ký giả chỉ biết tường thuật.Thói quen khác nhau, cách thức tổ chức chuyện trò khác nhau, những người được mời đến để chuyện trò cũng khác nhau, nhưng tất cả các cuộc gặp gỡ riêng giữa Tổng thống Mỹ và giới phóng viên cũng như các nhà bình luận chính trị ấy cũng đều tiết lộ một điểm chung: các nhà lãnh đạo Mỹ rất coi trọng giới truyền thông và muốn qua giới truyền thông, tác động lên quần chúng, thu phục quần chúng, nhận được sự ủng hộ của quần chúng, để các chính sách của họ được thực hiện dễ dàng.
Tất cả đều hiểu rõ: Sức mạnh của họ đến từ quần chúng, đó là sự ủy thác của quần chúng, do đó, thiếu sự ủng hộ của quẩn chúng, họ sẽ không làm được gì cả, ngay cả chiếc ghế của họ, cuối cùng, cũng chưa chắc đã giữ được. Vì vậy, bằng nhiều cách, họ luôn luôn cố gắng giữ liên hệ với quần chúng. Liên hệ ấy được tiến hành dưới hai hình thức chính: Một, trực tiếp, bằng các cuộc gặp gỡ đây đó hay các lời phát biểu chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng; và hai, qua trung gian của giới truyền thông: với giới truyền thông, họ thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo chính thức và, ít hơn, gặp riêng để chuyện trò một cách thân mật và thẳng thắn.
Thật ra, ở đâu các chính khách, nhất là những người đang nắm vai trò lãnh đạo, cũng đều sử dụng hai cách thức ấy. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nhà lãnh đạo độc tài so với các nhà lãnh đạo dân chủ.
Thứ nhất, khác với các nhà lãnh đạo dân chủ, các nhà lãnh đạo độc tài thường rất hiếm tổ chức các cuộc họp báo công khai để đối đầu với các phóng viên, hoặc nếu có, người ta cũng tìm mọi cách để hạn chế, hoặc hạn chế người tham dự hoặc hạn chế trong việc đặt câu hỏi (phải nộp trước các câu hỏi và các câu hỏi ấy phải được xét duyệt). Hiếm, nếu không muốn nói là không, có ai dám để các phóng viên trong cũng như ngoài nước được tự do, hoàn toàn tự do, đặt mọi câu hỏi mà họ quan tâm.
Thứ hai, trong khi ai cũng tìm cách gặp gỡ và tác động lên báo giới, cách thức gặp gỡ và tác động ở các nước dân chủ và các nước độc tài khác nhau. Trong khi ở các nước dân chủ, người ta tìm cách thuyết phục, và khi thuyết phục, người ta sử dụng lý lẽ và lý trí; ở các nước độc tài, người ta chỉ ra lệnh, và khi ra lệnh, người ta chỉ sử dụng các biện pháp hành chính, thậm chí, bằng cách răn đe hay hối lộ (bằng sự khen thưởng). Trong khi các tổng thống Mỹ mời các phóng viên và bình luận gia đến văn phòng chuyện trò, giới lãnh đạo ở các nước độc tài - ví dụ, Việt Nam -, chỉ gặp các phóng viên trong các buổi giao ban hàng tuần, ở đó, người ta ra lệnh chỉ được viết về chuyện này và không được viết về những chuyện khác, v.v.. Nói cách khác, ngay trong quan hệ với giới truyền thông, ở các nước dân chủ, người ta chỉ sử dụng quyền lực mềm; ở các nước độc tài, người ta chỉ sử dụng loại quyền lực cứng.
Ở các nước dân chủ, dù được gặp riêng giới lãnh đạo hay không, các ký giả và bình luận gia vẫn giữ được sự độc lập trong quan điểm và cách đánh giá; ở các nước độc tài, mọi người cầm bút chính thống, nằm trong guồng máy truyền thông chính thức do nhà nước kiểm soát, đều là những công cụ tuyên truyền. Chính tính độc lập của truyền thông và của những người hoạt động trong ngành truyền thông là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín của truyền thông dưới mắt quần chúng. Và chính uy tín ấy mới có khả năng tác động lên lý trí của quần chúng, từ đó, hướng dẫn dư luận.
Không phải ngẫu nhiên mà ở Tây phương, giới truyền thông thường xem tính chất độc lập là một trong những nguyên tắc hàng đầu của mình. Mở trang báo The Age (Melbourne) hay The Sydney Morning Herald (Sydney) trên mạng, bạn sẽ thấy ngay, ngay dưới nhan đề tờ báo, hai chữ “Độc lập. Lúc nào cũng độc lập” (Independent. Always.) in thật lớn, đập vào mắt mọi người, vừa như một cương lĩnh vừa như một phương châm.
Không có nhà cầm quyền nào thích thú với việc truyền thông được hoàn toàn độc lập. Nhưng ở các quốc gia dân chủ, người ta luôn luôn tìm cách bảo vệ tính chất độc lập ấy, một phần, vì đó là nguyên tắc và là lý tưởng dân chủ mà họ nhắm tới; phần khác, có tính chất thực dụng hơn, họ biết chỉ khi được độc lập, truyền thông mới giữ được uy tín; và khi truyền thông giữ được uy tín, vai trò hướng dẫn dư luận của nó mới thành hiện thực được.
Ngày nay, trình độ dân trí đã cao đủ để không còn mấy ai dễ dàng nghe và tin lời của những con vẹt nữa.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các nhân viên thân cận với ông trong Nhà Trắng kể, mỗi tối, trước khi đi ngủ, Obama thường vào internet, đọc các bài bình luận chính trị của những người ông đánh giá cao. Những lúc không có nhiều thì giờ, ông thường yêu cầu nhân viên đọc và tóm tắt cho ông ý kiến của các nhà bình luận về các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc có ý nghĩa chính trị lớn. Hơn nữa, ông còn thường mời các nhà bình luận chính trị nổi tiếng và có uy tín, như David Brooks của tờ The New York Times, Joe Klein của tờ Time Magazine, Paul Gigot của tờ Wall Street Journal, E.J. Dionne, Eugene Robinson, Ezra Klein, Charles Krauthammer và Fred Hiatt của tờ The Washington Post, những người ông thích đọc và thường đọc, bất kể họ thuộc thành phần cấp tiến hay bảo thủ, đến văn phòng của ông để chuyện trò, có khi kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ.
Xin lưu ý: Đối với lịch trình làm việc hằng ngày bình thường vốn dày đặc của Tổng thống Mỹ, mấy tiếng đồng hồ không phải là ít. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia chỉ muốn gặp Obama vài chục phút cũng không được. Lý do: ông không có thì giờ. Vậy mà ông lại không ngại ngần trong việc ngồi chuyện trò với các bình luận gia một thời gian dài như thế. Mà không phải hiếm hoi. Những cuộc gặp gỡ như vậy diễn ra khá thường xuyên. Hằng tháng. Hoặc vài tháng một lần.
Có hai lý do chính để Tổng thống Obama làm việc ấy: Thứ nhất, ông cố thuyết phục các bình luận gia là chính sách của ông về một số vấn đề nào đó đúng và đối thủ của ông sai. Dĩ nhiên, trong số các nhà bình luận ấy, có người không đồng ý với ông. Trong mọi trường hợp, ông đều kiên nhẫn giải thích và chứng minh sự đúng đắn trong các chính sách do ông đề xướng. Thứ hai, ngay cả khi không có vấn đề gì để bàn cãi, ông cũng muốn, qua các cuộc gặp gỡ ấy, trình bày những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế, để các nhà bình luận ấy hiểu ông rõ hơn và khi cần phân tích về bất cứ điều gì, họ có thể diễn đạt quan điểm của ông một cách chính xác.
Theo thỏa thuận, các cuộc gặp gỡ ấy đều không được thu âm và sẽ không được tường thuật trực tiếp và nguyên văn trên các phương tiện truyền thông đại chúng (off the record meeting). Thậm chí, việc gặp gỡ cũng như danh sách của các bình luận gia cũng không được công khai hóa. Nhưng các nhà bình luận vẫn có thể sử dụng tất cả những lời phát biểu của Tổng thống để bình luận, hoặc ít nhất, để định hướng cách suy nghĩ của mình, về một vấn đề nào đó.
Việc gặp riêng các nhà bình luận chính trị như vậy đã có truyền thống lâu đời tại Mỹ. Có người cho dấu mốc đầu tiên có lẽ là vào thập niên 1830 khi Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson, mời Francis Preston Blair đến văn phòng để chuyện trò. Truyền thống này đặc biệt phát triển dưới thời Tổng thống Bill Clinton, người thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với báo giới để, nói theo lời của phát ngôn viên báo chí Mike McCurry, giúp các phóng viên và bình luận gia biết Tổng thống đang nghĩ gì.
Tổng thống Obama, khi gặp riêng các bình luận gia, không làm gì khác ngoài một tiền lệ đã có sẵn từ trước. Chỉ khác là ông có vẻ không thích bàn luận về các sự kiện hàng ngày trong đời sống chính trị. Ông chỉ thích bàn về những khái niệm lớn, những ý tưởng có tính chiến lược lâu dài đối với nước Mỹ cũng như thế giới. Theo ông, những điều đó quan trọng và cần thiết hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao ông thích chuyện trò với các nhà bình luận hơn là với các ký giả chỉ biết tường thuật.Thói quen khác nhau, cách thức tổ chức chuyện trò khác nhau, những người được mời đến để chuyện trò cũng khác nhau, nhưng tất cả các cuộc gặp gỡ riêng giữa Tổng thống Mỹ và giới phóng viên cũng như các nhà bình luận chính trị ấy cũng đều tiết lộ một điểm chung: các nhà lãnh đạo Mỹ rất coi trọng giới truyền thông và muốn qua giới truyền thông, tác động lên quần chúng, thu phục quần chúng, nhận được sự ủng hộ của quần chúng, để các chính sách của họ được thực hiện dễ dàng.
Tất cả đều hiểu rõ: Sức mạnh của họ đến từ quần chúng, đó là sự ủy thác của quần chúng, do đó, thiếu sự ủng hộ của quẩn chúng, họ sẽ không làm được gì cả, ngay cả chiếc ghế của họ, cuối cùng, cũng chưa chắc đã giữ được. Vì vậy, bằng nhiều cách, họ luôn luôn cố gắng giữ liên hệ với quần chúng. Liên hệ ấy được tiến hành dưới hai hình thức chính: Một, trực tiếp, bằng các cuộc gặp gỡ đây đó hay các lời phát biểu chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng; và hai, qua trung gian của giới truyền thông: với giới truyền thông, họ thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo chính thức và, ít hơn, gặp riêng để chuyện trò một cách thân mật và thẳng thắn.
Thật ra, ở đâu các chính khách, nhất là những người đang nắm vai trò lãnh đạo, cũng đều sử dụng hai cách thức ấy. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nhà lãnh đạo độc tài so với các nhà lãnh đạo dân chủ.
Thứ nhất, khác với các nhà lãnh đạo dân chủ, các nhà lãnh đạo độc tài thường rất hiếm tổ chức các cuộc họp báo công khai để đối đầu với các phóng viên, hoặc nếu có, người ta cũng tìm mọi cách để hạn chế, hoặc hạn chế người tham dự hoặc hạn chế trong việc đặt câu hỏi (phải nộp trước các câu hỏi và các câu hỏi ấy phải được xét duyệt). Hiếm, nếu không muốn nói là không, có ai dám để các phóng viên trong cũng như ngoài nước được tự do, hoàn toàn tự do, đặt mọi câu hỏi mà họ quan tâm.
Thứ hai, trong khi ai cũng tìm cách gặp gỡ và tác động lên báo giới, cách thức gặp gỡ và tác động ở các nước dân chủ và các nước độc tài khác nhau. Trong khi ở các nước dân chủ, người ta tìm cách thuyết phục, và khi thuyết phục, người ta sử dụng lý lẽ và lý trí; ở các nước độc tài, người ta chỉ ra lệnh, và khi ra lệnh, người ta chỉ sử dụng các biện pháp hành chính, thậm chí, bằng cách răn đe hay hối lộ (bằng sự khen thưởng). Trong khi các tổng thống Mỹ mời các phóng viên và bình luận gia đến văn phòng chuyện trò, giới lãnh đạo ở các nước độc tài - ví dụ, Việt Nam -, chỉ gặp các phóng viên trong các buổi giao ban hàng tuần, ở đó, người ta ra lệnh chỉ được viết về chuyện này và không được viết về những chuyện khác, v.v.. Nói cách khác, ngay trong quan hệ với giới truyền thông, ở các nước dân chủ, người ta chỉ sử dụng quyền lực mềm; ở các nước độc tài, người ta chỉ sử dụng loại quyền lực cứng.
Ở các nước dân chủ, dù được gặp riêng giới lãnh đạo hay không, các ký giả và bình luận gia vẫn giữ được sự độc lập trong quan điểm và cách đánh giá; ở các nước độc tài, mọi người cầm bút chính thống, nằm trong guồng máy truyền thông chính thức do nhà nước kiểm soát, đều là những công cụ tuyên truyền. Chính tính độc lập của truyền thông và của những người hoạt động trong ngành truyền thông là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín của truyền thông dưới mắt quần chúng. Và chính uy tín ấy mới có khả năng tác động lên lý trí của quần chúng, từ đó, hướng dẫn dư luận.
Không phải ngẫu nhiên mà ở Tây phương, giới truyền thông thường xem tính chất độc lập là một trong những nguyên tắc hàng đầu của mình. Mở trang báo The Age (Melbourne) hay The Sydney Morning Herald (Sydney) trên mạng, bạn sẽ thấy ngay, ngay dưới nhan đề tờ báo, hai chữ “Độc lập. Lúc nào cũng độc lập” (Independent. Always.) in thật lớn, đập vào mắt mọi người, vừa như một cương lĩnh vừa như một phương châm.
Không có nhà cầm quyền nào thích thú với việc truyền thông được hoàn toàn độc lập. Nhưng ở các quốc gia dân chủ, người ta luôn luôn tìm cách bảo vệ tính chất độc lập ấy, một phần, vì đó là nguyên tắc và là lý tưởng dân chủ mà họ nhắm tới; phần khác, có tính chất thực dụng hơn, họ biết chỉ khi được độc lập, truyền thông mới giữ được uy tín; và khi truyền thông giữ được uy tín, vai trò hướng dẫn dư luận của nó mới thành hiện thực được.
Ngày nay, trình độ dân trí đã cao đủ để không còn mấy ai dễ dàng nghe và tin lời của những con vẹt nữa.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (1)
Bến Tre
Đúng rồi !
Sai đâu sửa đó ! Cái máy đánh sai thì sửa cái máy. Cái máy in sai thì sửa cái máy in. Còn người thì không sai.
Bàn tay có ngón dài ngón ngắn , không lẽ đem chặt cho nó bằng nhau?
Muốn thấy cái sai , thì cần có thằng chỉ ra. Thấy cái sai rồi thì bắt thằng chỉ , mọi chuyện sẽ được giải quyết êm xuôi.
Chưa thấy sai thì nhất quyết không sửa !
Người ta thì " ngừa bịnh hơn trị bịnh " , còn mình thì có bịnh mới có dịp kiếm ăn.
Việc điều trị ở xứ mình hay hơn Tây phương hàng vạn lần , đơn giản , gọn nhẹ rất nhiều :
1-Phúc đức ông bà để lại cho người bịnh có to không?
2-Phong bì của người bịnh có to không?
Nếu mà vô phúc , vô phong bì ; thì ráng chịu.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Chính trị và truyền thông
Tổng thống Barack Obama thường bị xem là khá khép kín. Ông có vẻ không thích các phóng viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông không quan tâm đến
Tổng thống Barack Obama thường bị xem là khá khép kín. Ông có vẻ không thích các phóng viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông không quan tâm đến báo chí, đặc biệt, các nhà bình luận chính trị, kể cả những người thuộc phái hữu, vốn ít khi là đồng minh của ông.
Các nhân viên thân cận với ông trong Nhà Trắng kể, mỗi tối, trước khi đi ngủ, Obama thường vào internet, đọc các bài bình luận chính trị của những người ông đánh giá cao. Những lúc không có nhiều thì giờ, ông thường yêu cầu nhân viên đọc và tóm tắt cho ông ý kiến của các nhà bình luận về các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc có ý nghĩa chính trị lớn. Hơn nữa, ông còn thường mời các nhà bình luận chính trị nổi tiếng và có uy tín, như David Brooks của tờ The New York Times, Joe Klein của tờ Time Magazine, Paul Gigot của tờ Wall Street Journal, E.J. Dionne, Eugene Robinson, Ezra Klein, Charles Krauthammer và Fred Hiatt của tờ The Washington Post, những người ông thích đọc và thường đọc, bất kể họ thuộc thành phần cấp tiến hay bảo thủ, đến văn phòng của ông để chuyện trò, có khi kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ.
Xin lưu ý: Đối với lịch trình làm việc hằng ngày bình thường vốn dày đặc của Tổng thống Mỹ, mấy tiếng đồng hồ không phải là ít. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia chỉ muốn gặp Obama vài chục phút cũng không được. Lý do: ông không có thì giờ. Vậy mà ông lại không ngại ngần trong việc ngồi chuyện trò với các bình luận gia một thời gian dài như thế. Mà không phải hiếm hoi. Những cuộc gặp gỡ như vậy diễn ra khá thường xuyên. Hằng tháng. Hoặc vài tháng một lần.
Có hai lý do chính để Tổng thống Obama làm việc ấy: Thứ nhất, ông cố thuyết phục các bình luận gia là chính sách của ông về một số vấn đề nào đó đúng và đối thủ của ông sai. Dĩ nhiên, trong số các nhà bình luận ấy, có người không đồng ý với ông. Trong mọi trường hợp, ông đều kiên nhẫn giải thích và chứng minh sự đúng đắn trong các chính sách do ông đề xướng. Thứ hai, ngay cả khi không có vấn đề gì để bàn cãi, ông cũng muốn, qua các cuộc gặp gỡ ấy, trình bày những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế, để các nhà bình luận ấy hiểu ông rõ hơn và khi cần phân tích về bất cứ điều gì, họ có thể diễn đạt quan điểm của ông một cách chính xác.
Theo thỏa thuận, các cuộc gặp gỡ ấy đều không được thu âm và sẽ không được tường thuật trực tiếp và nguyên văn trên các phương tiện truyền thông đại chúng (off the record meeting). Thậm chí, việc gặp gỡ cũng như danh sách của các bình luận gia cũng không được công khai hóa. Nhưng các nhà bình luận vẫn có thể sử dụng tất cả những lời phát biểu của Tổng thống để bình luận, hoặc ít nhất, để định hướng cách suy nghĩ của mình, về một vấn đề nào đó.
Việc gặp riêng các nhà bình luận chính trị như vậy đã có truyền thống lâu đời tại Mỹ. Có người cho dấu mốc đầu tiên có lẽ là vào thập niên 1830 khi Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson, mời Francis Preston Blair đến văn phòng để chuyện trò. Truyền thống này đặc biệt phát triển dưới thời Tổng thống Bill Clinton, người thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với báo giới để, nói theo lời của phát ngôn viên báo chí Mike McCurry, giúp các phóng viên và bình luận gia biết Tổng thống đang nghĩ gì.
Tổng thống Obama, khi gặp riêng các bình luận gia, không làm gì khác ngoài một tiền lệ đã có sẵn từ trước. Chỉ khác là ông có vẻ không thích bàn luận về các sự kiện hàng ngày trong đời sống chính trị. Ông chỉ thích bàn về những khái niệm lớn, những ý tưởng có tính chiến lược lâu dài đối với nước Mỹ cũng như thế giới. Theo ông, những điều đó quan trọng và cần thiết hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao ông thích chuyện trò với các nhà bình luận hơn là với các ký giả chỉ biết tường thuật.Thói quen khác nhau, cách thức tổ chức chuyện trò khác nhau, những người được mời đến để chuyện trò cũng khác nhau, nhưng tất cả các cuộc gặp gỡ riêng giữa Tổng thống Mỹ và giới phóng viên cũng như các nhà bình luận chính trị ấy cũng đều tiết lộ một điểm chung: các nhà lãnh đạo Mỹ rất coi trọng giới truyền thông và muốn qua giới truyền thông, tác động lên quần chúng, thu phục quần chúng, nhận được sự ủng hộ của quần chúng, để các chính sách của họ được thực hiện dễ dàng.
Tất cả đều hiểu rõ: Sức mạnh của họ đến từ quần chúng, đó là sự ủy thác của quần chúng, do đó, thiếu sự ủng hộ của quẩn chúng, họ sẽ không làm được gì cả, ngay cả chiếc ghế của họ, cuối cùng, cũng chưa chắc đã giữ được. Vì vậy, bằng nhiều cách, họ luôn luôn cố gắng giữ liên hệ với quần chúng. Liên hệ ấy được tiến hành dưới hai hình thức chính: Một, trực tiếp, bằng các cuộc gặp gỡ đây đó hay các lời phát biểu chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng; và hai, qua trung gian của giới truyền thông: với giới truyền thông, họ thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo chính thức và, ít hơn, gặp riêng để chuyện trò một cách thân mật và thẳng thắn.
Thật ra, ở đâu các chính khách, nhất là những người đang nắm vai trò lãnh đạo, cũng đều sử dụng hai cách thức ấy. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nhà lãnh đạo độc tài so với các nhà lãnh đạo dân chủ.
Thứ nhất, khác với các nhà lãnh đạo dân chủ, các nhà lãnh đạo độc tài thường rất hiếm tổ chức các cuộc họp báo công khai để đối đầu với các phóng viên, hoặc nếu có, người ta cũng tìm mọi cách để hạn chế, hoặc hạn chế người tham dự hoặc hạn chế trong việc đặt câu hỏi (phải nộp trước các câu hỏi và các câu hỏi ấy phải được xét duyệt). Hiếm, nếu không muốn nói là không, có ai dám để các phóng viên trong cũng như ngoài nước được tự do, hoàn toàn tự do, đặt mọi câu hỏi mà họ quan tâm.
Thứ hai, trong khi ai cũng tìm cách gặp gỡ và tác động lên báo giới, cách thức gặp gỡ và tác động ở các nước dân chủ và các nước độc tài khác nhau. Trong khi ở các nước dân chủ, người ta tìm cách thuyết phục, và khi thuyết phục, người ta sử dụng lý lẽ và lý trí; ở các nước độc tài, người ta chỉ ra lệnh, và khi ra lệnh, người ta chỉ sử dụng các biện pháp hành chính, thậm chí, bằng cách răn đe hay hối lộ (bằng sự khen thưởng). Trong khi các tổng thống Mỹ mời các phóng viên và bình luận gia đến văn phòng chuyện trò, giới lãnh đạo ở các nước độc tài - ví dụ, Việt Nam -, chỉ gặp các phóng viên trong các buổi giao ban hàng tuần, ở đó, người ta ra lệnh chỉ được viết về chuyện này và không được viết về những chuyện khác, v.v.. Nói cách khác, ngay trong quan hệ với giới truyền thông, ở các nước dân chủ, người ta chỉ sử dụng quyền lực mềm; ở các nước độc tài, người ta chỉ sử dụng loại quyền lực cứng.
Ở các nước dân chủ, dù được gặp riêng giới lãnh đạo hay không, các ký giả và bình luận gia vẫn giữ được sự độc lập trong quan điểm và cách đánh giá; ở các nước độc tài, mọi người cầm bút chính thống, nằm trong guồng máy truyền thông chính thức do nhà nước kiểm soát, đều là những công cụ tuyên truyền. Chính tính độc lập của truyền thông và của những người hoạt động trong ngành truyền thông là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín của truyền thông dưới mắt quần chúng. Và chính uy tín ấy mới có khả năng tác động lên lý trí của quần chúng, từ đó, hướng dẫn dư luận.
Không phải ngẫu nhiên mà ở Tây phương, giới truyền thông thường xem tính chất độc lập là một trong những nguyên tắc hàng đầu của mình. Mở trang báo The Age (Melbourne) hay The Sydney Morning Herald (Sydney) trên mạng, bạn sẽ thấy ngay, ngay dưới nhan đề tờ báo, hai chữ “Độc lập. Lúc nào cũng độc lập” (Independent. Always.) in thật lớn, đập vào mắt mọi người, vừa như một cương lĩnh vừa như một phương châm.
Không có nhà cầm quyền nào thích thú với việc truyền thông được hoàn toàn độc lập. Nhưng ở các quốc gia dân chủ, người ta luôn luôn tìm cách bảo vệ tính chất độc lập ấy, một phần, vì đó là nguyên tắc và là lý tưởng dân chủ mà họ nhắm tới; phần khác, có tính chất thực dụng hơn, họ biết chỉ khi được độc lập, truyền thông mới giữ được uy tín; và khi truyền thông giữ được uy tín, vai trò hướng dẫn dư luận của nó mới thành hiện thực được.
Ngày nay, trình độ dân trí đã cao đủ để không còn mấy ai dễ dàng nghe và tin lời của những con vẹt nữa.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các nhân viên thân cận với ông trong Nhà Trắng kể, mỗi tối, trước khi đi ngủ, Obama thường vào internet, đọc các bài bình luận chính trị của những người ông đánh giá cao. Những lúc không có nhiều thì giờ, ông thường yêu cầu nhân viên đọc và tóm tắt cho ông ý kiến của các nhà bình luận về các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc có ý nghĩa chính trị lớn. Hơn nữa, ông còn thường mời các nhà bình luận chính trị nổi tiếng và có uy tín, như David Brooks của tờ The New York Times, Joe Klein của tờ Time Magazine, Paul Gigot của tờ Wall Street Journal, E.J. Dionne, Eugene Robinson, Ezra Klein, Charles Krauthammer và Fred Hiatt của tờ The Washington Post, những người ông thích đọc và thường đọc, bất kể họ thuộc thành phần cấp tiến hay bảo thủ, đến văn phòng của ông để chuyện trò, có khi kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ.
Xin lưu ý: Đối với lịch trình làm việc hằng ngày bình thường vốn dày đặc của Tổng thống Mỹ, mấy tiếng đồng hồ không phải là ít. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia chỉ muốn gặp Obama vài chục phút cũng không được. Lý do: ông không có thì giờ. Vậy mà ông lại không ngại ngần trong việc ngồi chuyện trò với các bình luận gia một thời gian dài như thế. Mà không phải hiếm hoi. Những cuộc gặp gỡ như vậy diễn ra khá thường xuyên. Hằng tháng. Hoặc vài tháng một lần.
Có hai lý do chính để Tổng thống Obama làm việc ấy: Thứ nhất, ông cố thuyết phục các bình luận gia là chính sách của ông về một số vấn đề nào đó đúng và đối thủ của ông sai. Dĩ nhiên, trong số các nhà bình luận ấy, có người không đồng ý với ông. Trong mọi trường hợp, ông đều kiên nhẫn giải thích và chứng minh sự đúng đắn trong các chính sách do ông đề xướng. Thứ hai, ngay cả khi không có vấn đề gì để bàn cãi, ông cũng muốn, qua các cuộc gặp gỡ ấy, trình bày những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế, để các nhà bình luận ấy hiểu ông rõ hơn và khi cần phân tích về bất cứ điều gì, họ có thể diễn đạt quan điểm của ông một cách chính xác.
Theo thỏa thuận, các cuộc gặp gỡ ấy đều không được thu âm và sẽ không được tường thuật trực tiếp và nguyên văn trên các phương tiện truyền thông đại chúng (off the record meeting). Thậm chí, việc gặp gỡ cũng như danh sách của các bình luận gia cũng không được công khai hóa. Nhưng các nhà bình luận vẫn có thể sử dụng tất cả những lời phát biểu của Tổng thống để bình luận, hoặc ít nhất, để định hướng cách suy nghĩ của mình, về một vấn đề nào đó.
Việc gặp riêng các nhà bình luận chính trị như vậy đã có truyền thống lâu đời tại Mỹ. Có người cho dấu mốc đầu tiên có lẽ là vào thập niên 1830 khi Tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jackson, mời Francis Preston Blair đến văn phòng để chuyện trò. Truyền thống này đặc biệt phát triển dưới thời Tổng thống Bill Clinton, người thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với báo giới để, nói theo lời của phát ngôn viên báo chí Mike McCurry, giúp các phóng viên và bình luận gia biết Tổng thống đang nghĩ gì.
Tổng thống Obama, khi gặp riêng các bình luận gia, không làm gì khác ngoài một tiền lệ đã có sẵn từ trước. Chỉ khác là ông có vẻ không thích bàn luận về các sự kiện hàng ngày trong đời sống chính trị. Ông chỉ thích bàn về những khái niệm lớn, những ý tưởng có tính chiến lược lâu dài đối với nước Mỹ cũng như thế giới. Theo ông, những điều đó quan trọng và cần thiết hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao ông thích chuyện trò với các nhà bình luận hơn là với các ký giả chỉ biết tường thuật.Thói quen khác nhau, cách thức tổ chức chuyện trò khác nhau, những người được mời đến để chuyện trò cũng khác nhau, nhưng tất cả các cuộc gặp gỡ riêng giữa Tổng thống Mỹ và giới phóng viên cũng như các nhà bình luận chính trị ấy cũng đều tiết lộ một điểm chung: các nhà lãnh đạo Mỹ rất coi trọng giới truyền thông và muốn qua giới truyền thông, tác động lên quần chúng, thu phục quần chúng, nhận được sự ủng hộ của quần chúng, để các chính sách của họ được thực hiện dễ dàng.
Tất cả đều hiểu rõ: Sức mạnh của họ đến từ quần chúng, đó là sự ủy thác của quần chúng, do đó, thiếu sự ủng hộ của quẩn chúng, họ sẽ không làm được gì cả, ngay cả chiếc ghế của họ, cuối cùng, cũng chưa chắc đã giữ được. Vì vậy, bằng nhiều cách, họ luôn luôn cố gắng giữ liên hệ với quần chúng. Liên hệ ấy được tiến hành dưới hai hình thức chính: Một, trực tiếp, bằng các cuộc gặp gỡ đây đó hay các lời phát biểu chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng; và hai, qua trung gian của giới truyền thông: với giới truyền thông, họ thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo chính thức và, ít hơn, gặp riêng để chuyện trò một cách thân mật và thẳng thắn.
Thật ra, ở đâu các chính khách, nhất là những người đang nắm vai trò lãnh đạo, cũng đều sử dụng hai cách thức ấy. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nhà lãnh đạo độc tài so với các nhà lãnh đạo dân chủ.
Thứ nhất, khác với các nhà lãnh đạo dân chủ, các nhà lãnh đạo độc tài thường rất hiếm tổ chức các cuộc họp báo công khai để đối đầu với các phóng viên, hoặc nếu có, người ta cũng tìm mọi cách để hạn chế, hoặc hạn chế người tham dự hoặc hạn chế trong việc đặt câu hỏi (phải nộp trước các câu hỏi và các câu hỏi ấy phải được xét duyệt). Hiếm, nếu không muốn nói là không, có ai dám để các phóng viên trong cũng như ngoài nước được tự do, hoàn toàn tự do, đặt mọi câu hỏi mà họ quan tâm.
Thứ hai, trong khi ai cũng tìm cách gặp gỡ và tác động lên báo giới, cách thức gặp gỡ và tác động ở các nước dân chủ và các nước độc tài khác nhau. Trong khi ở các nước dân chủ, người ta tìm cách thuyết phục, và khi thuyết phục, người ta sử dụng lý lẽ và lý trí; ở các nước độc tài, người ta chỉ ra lệnh, và khi ra lệnh, người ta chỉ sử dụng các biện pháp hành chính, thậm chí, bằng cách răn đe hay hối lộ (bằng sự khen thưởng). Trong khi các tổng thống Mỹ mời các phóng viên và bình luận gia đến văn phòng chuyện trò, giới lãnh đạo ở các nước độc tài - ví dụ, Việt Nam -, chỉ gặp các phóng viên trong các buổi giao ban hàng tuần, ở đó, người ta ra lệnh chỉ được viết về chuyện này và không được viết về những chuyện khác, v.v.. Nói cách khác, ngay trong quan hệ với giới truyền thông, ở các nước dân chủ, người ta chỉ sử dụng quyền lực mềm; ở các nước độc tài, người ta chỉ sử dụng loại quyền lực cứng.
Ở các nước dân chủ, dù được gặp riêng giới lãnh đạo hay không, các ký giả và bình luận gia vẫn giữ được sự độc lập trong quan điểm và cách đánh giá; ở các nước độc tài, mọi người cầm bút chính thống, nằm trong guồng máy truyền thông chính thức do nhà nước kiểm soát, đều là những công cụ tuyên truyền. Chính tính độc lập của truyền thông và của những người hoạt động trong ngành truyền thông là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín của truyền thông dưới mắt quần chúng. Và chính uy tín ấy mới có khả năng tác động lên lý trí của quần chúng, từ đó, hướng dẫn dư luận.
Không phải ngẫu nhiên mà ở Tây phương, giới truyền thông thường xem tính chất độc lập là một trong những nguyên tắc hàng đầu của mình. Mở trang báo The Age (Melbourne) hay The Sydney Morning Herald (Sydney) trên mạng, bạn sẽ thấy ngay, ngay dưới nhan đề tờ báo, hai chữ “Độc lập. Lúc nào cũng độc lập” (Independent. Always.) in thật lớn, đập vào mắt mọi người, vừa như một cương lĩnh vừa như một phương châm.
Không có nhà cầm quyền nào thích thú với việc truyền thông được hoàn toàn độc lập. Nhưng ở các quốc gia dân chủ, người ta luôn luôn tìm cách bảo vệ tính chất độc lập ấy, một phần, vì đó là nguyên tắc và là lý tưởng dân chủ mà họ nhắm tới; phần khác, có tính chất thực dụng hơn, họ biết chỉ khi được độc lập, truyền thông mới giữ được uy tín; và khi truyền thông giữ được uy tín, vai trò hướng dẫn dư luận của nó mới thành hiện thực được.
Ngày nay, trình độ dân trí đã cao đủ để không còn mấy ai dễ dàng nghe và tin lời của những con vẹt nữa.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA