Xe cán chó

Chó Già Lại Sủa Trăng: Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về

Khánh Ly dành cho Mặc Lâm của RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thiết của chị trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm

 

Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Khánh Ly dành cho Mặc Lâm của RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thiết của chị trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm.

 

Khánh Ly-Trịnh Công Sơn, Huế, 1967


Mặc Lâm: Thắm thoát mà đã ... mấy mươi năm... cái ngày mà chị đặt chân lên đất Mỹ cũng gần trọn đời người... Người họa sĩ khi nhìn lại tranh mình thì phát hiện thiếu chút ánh sáng chỗ này, một vết cọ không chính xác chỗ nọ. Người làm thơ thì tiếc đã không dùng một chữ khác đắt ý hơn trong bài thơ nào đó, còn là ca sĩ chị thấy điều gì đã qua mà mình không nắm được, và nếu được làm lại thì chị sẽ thay thế hay sửa đổi những vuột mất ấy là gì?

Khánh Ly: Trước hết tôi rất cảm ơn quý đài đã nhớ đến tôi. Thưa anh và thưa quý thính giả đang nghe đài, người ta thường nói âm nhạc là ngôn ngữ không có biên giới, và âm nhạc đưa người ta lại gần với nhau. Trong những cảm nghĩ rất tốt đẹp, nhân bản tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù.

Trong ý tưởng đó tôi luôn luôn cảm thấy mình may mắn được thượng đế cho một tiếng hát, và đã nhiều năm dùng tiếng hát này đi khắp nơi cũng không ngoài mục đích được nhìn thấy qua tiếng hát của mình mà mọi người cùng ngồi lại bên nhau. Tuy nhiên tôi cảm thấy hình như việc làm của mình chưa đủ. Nó rất nhỏ nhoi đối với những niềm vui tinh thần rất cần thiết cho mỗi người, mà mỗi ngày đang bị văn minh thế giới làm soi mòn dần. Soi mòn cả niềm tin, soi mòn cả con người với nhau. Như vậy có phải rằng những tiếng hát luôn là gạch nối giữa mọi người hay không?

Tôi luôn mong mỏi ngày nào tiếng hát của mình còn được sử dụng thì tôi vẫn ở trong niềm hy vọng là đưa mọi người ngồi lại với nhau.

Mặc Lâm: Tôi tình cờ thấy một tấm ảnh đen trắng chụp khi chị còn rất trẻ, khoảng 18 hay hai mươi gì đó. Ở tấm ảnh này tôi cảm nhận được hơi hướm chiến tranh lẩn khuất phía sau chị rất rõ... Cuộc chiến có ảnh hưởng gì tới gia đình chị trước khi rời Việt Nam hay không?

Khánh Ly: Trong gia đình tôi có anh em là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có một người anh đã bị thương rất nặng, và cả nhà tưởng anh đã chết khi anh theo binh chủng của anh rời khỏi thành phố Huế. Nhưng rất may mắn mọi chuyện đều ngưng ở đó và sau đó thì tôi ra đi.

Mặc Lâm: Thật là may mắn vì dù sao thì gia đình chị chịu ít thiệt hại nhất trong những gia đình Việt Nam thuở ấy. Thưa chị "Hội quán Cây tre" là nơi một thời sinh viên chúng tôi rất thường tới nghe chị hát. Riêng tôi rất nhớ hình ảnh lúc ấy, bởi khi hình dung ra nó thì chừng như một cuốn phim quay thật chậm trong trí nhớ của những ngày Sài gòn cũ... Tôi không hiểu chị còn có ký ức gì về những nghệ sĩ từng có mặt trong thời gian ấy hay không?

Khánh Ly: Vâng, tôi khởi đầu tại Hội quán Cây tre khi đi hát với anh Trịnh Công Sơn. Phải nói từ lúc đó tôi mới được mọi người biết đến. Anh Sơn rất chú trọng đến những sinh hoạt học đường, sinh viên và học sinh bởi vì rõ ràng một điều giới học sinh sinh viên thời đó không phải là giới khách của phòng trà. Đa số anh em sinh viên học sinh đều không có tiền cho nên chúng tôi hát với tinh thần đến với anh em mà không có một lợi nhuận nào cả.

Tuy nhiên chúng tôi chịu đựng được vì tôi nghĩ rằng chúng tôi đến gần với anh em sinh viên học sinh trong niềm hy vọng là quê hương đất nước sẽ thanh bình, sẽ có ngày không còn tiếng súng nữa, Hội quán Cây tre khi thành lập được sự giúp đỡ của các thầy thuộc phái võ Vovinam mà tôi nhớ rất nhiều đó là thầy Phong mà bây giờ hình như thầy không còn nữa. Ở đó nhằm tinh thần phục vụ tất cả anh em sinh viên học sinh, những người không có đủ điều kiện, khả năng vào những phòng trà tráng lệ mỗi đêm để mà nghe nhạc. Ở đó chúng tôi giới thiệu những tình khúc, những ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những tình khúc của Vũ Thành An, của Lê Uyên và Phương, của Từ Công Phụng, của anh Ngô Mạnh Thu và tất cả các nhạc sỹ trẻ thời đó…

Chúng tôi được sự đóng góp như của anh Ngô Mạnh Thu, chị Diễm Chi, Ngọc Minh, Lan Ngọc hay Hồng Vân, những người có lòng với sinh hoạt cộng đồng, với sinh viên học sinh cũng như mọi quân binh chủng thời đó.

Mặc Lâm: Thưa chị bình thường thì người ta nhận ra rằng con chim không thể ở một chỗ mãi. Tiếng hót của nó phải tung bay vào không gian rộng lớn hơn. Chị có nghĩ tiếng hát Khánh Ly đã lan tỏa đủ với ước ao của một người xa xứ hay không, khi mà thời đại Internet này, chỉ một tiếng than van là người ta có thể nghe với khoảng cách cả đại dương...

Khánh Ly: Đủ thì chưa đủ đâu! Người ta thường nói trời sinh ta có đôi chân để đi. Nhà văn Nguyễn Tuân thì đi đến hết đời mà vẫn còn muốn đi. Anh Trịnh Công Sơn cũng đi dữ lắm bởi vì không bao giờ ngừng lại một chỗ cả… Người ta còn đi như thế huống chi là những tiếng hát… nó phải được bay bổng, nó phải được lan trải qua tất cả sông suối, núi đồi, len lỏi trong thị thành cũng như các vùng thôn quê. Ở tất cả mọi nơi tiếng hát đều cần phải đi tới.

Có thể người ta không đi tìm tiếng hát nhưng mà mình là người có tiếng hát thì mình đi tìm những người nghe mình. Đó là điều rất quan trọng mà một người ca sĩ khi nào còn có tiếng hát thì còn có nhu cầu đi tất cả mọi nơi để hát cho tất cả mọi người nghe. Nơi nào cần tiếng hát thì tiếng hát phải lập tức có mặt ngay!

Mặc Lâm: Ai cũng có ngày về lại quê hương, về lại nơi chôn nhau cắt rún của mình. Khánh Ly cũng là người Việt Nam cũng từng từ đó mà ra đi vì vậy sự trở về là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là khi có cơ hội cúi xuống hôn mảnh đất yêu dấu và rồi cất tiếng hát thì bài hát nào sẽ được Khánh Ly chọn? Có lẽ là Diễm Xưa chăng?

Khánh Ly: Thưa anh, anh nói rất đúng: Diễm Xưa. Từ Diễm Xưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tháp cho tôi một đôi cánh và tôi đã bay bổng giữa những tình thương của người Việt Nam trong và ngoài nước dành cho tôi. Dĩ nhiên là những ngày tháng sẽ đi qua, kể cả đời người cũng sẽ qua nhưng Việt Nam thì một ngàn năm nữa cũng còn đó.

Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…

Mặc Lâm: Xin cám ơn chị.

2012-11-10


Ý kiến độc giả

Về những tuyên bố, viết lách bóng bảy kêu côm cốp “có chữ mà không có nghĩa” của bà Khánh Ly, hẳn nhiều người cũng đã biết rõ trình độ tư tưởng của bà. Cho nên nay bà có cao hứng thêm một lần thì cũng chẳng có gì đáng để ý, nếu như bà không quá cao hứng biện minh cho hành động của mình mà tuyên bố những câu dối trá trắng trợn. Do đó, chúng ta cũng nên nhắc nhở để giúp trí óc bà giữ được sự minh mẫn, thí dụ:

Khánh Ly viết:


...”... tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù....”...

Là một người sống bằng nghề ca hát suốt cả nửa thế kỷ, chẳng lẽ bà không biết đến bài quốc ca của Việt Nam cộng sản, nơi mà bà đang sắp bước vào có những lời lẽ như sau:

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,


.... hoặc bài “Tiếng Đàn Ta Lư” có những hình ảnh ma quái như:
...”...
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền Tây Khe Sanh
Đồn Tà Ơn hôm nào bốc cháy, đồi Đồng Chi xác Mỹ chất đầy
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu chục tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bị bắt trên rừng.
Bộ đội giải phóng ơi các anh đánh hay hung ! Hu ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta lư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.
Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới
Rừng núi ta ơi! Hãy hát vui chung cùng bản làng
Mừng thắng trận Gio An
Từ trên đỉnh núi cao chon von thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca
Vọng về đất Gio An vang tiếng đàn Ta lư
T nh tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Ơi anh pháo binh, pháo ta bắn đạn nở như hoa
Đồn quân giặc bốc cao cao trong tiếng đàn Ta lư em reo
Hoà cùng anh tiếng kèn chiến thắng từ Trị Thiên khói lửa anh hùng
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu ngàn tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bỏ xác trên rừng.

Bộ đội giải phóng ơi, các anh đánh hay hung ! Hú ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta tư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.

... hay là ....

Hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân - Mỗi Bước Ta Đi
Đồng chí ơi người chiến sĩ giải phóng quân Miền Nam anh hùng thành đồng Tổ Quốc Anh đi về đâu từ Quy Nhơn đến Biên Hoà vượt qua sông Bé oai hùng
Về Phước Long xây chiến thắng
Anh đi trước hàng quân tiến về giải phóng nông thôn
Tiến về thành phố thân yêu đạp tan xác thù
....
Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước
Mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù
....”....


Bà Khánh Ly sẽ có nhiều dịp mở mang kiến thức để suy ngẫm về câu :

...”... tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù....”...

... khi bà về ca hát phục vụ giới giầu có dư tiền mua vé tại những rạp sang trọng, nơi có những ca sĩ đắt giá như bà, tới để “ca hát cho đời mua vui”.

Câu cuối trước khi chấm dứt lời tâm tình, bà viết:


... một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…


Thưa bà,

Với kiến thức hẹp hòi như thế, bà chỉ nên đại diện cho riêng mình, bà không thể đại diện cho ai để phát biểu.

Tại sao vậy?

Tại vì, đối với những người yêu nước, khi dân tộc lầm than trong bàn tay của những kẻ độc tài, tàn ác, bán nước, hại dân, thì người ta còn phải ra nước ngòai để tìm đường cứu nước. Thời Việt Nam Cộng Hòa, học sinh Tiểu Học đã được học những bài về phong trào Đông Du, các nhà cách mạng Cường Để, Nguyễn Hải Thần, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ,...vv... đều ra nước ngòai, ai dám nói họ “không là người” ??? Nếu bà đã có đi học thì đã phải biết những điều cơ bản này.

Bà có quyền, như tất cả những người sống tại các nước tự do như Mỹ, có quyền đi bất cứ đâu trên thế giới. Chỉ mong bà đừng vì sự tham lam danh lợi mà muối mặt ca hát mua vui cho những kẻ hiện nay đang đàn áp tàn bạo dân nghèo để cướp đất đai của tổ tiên họ để lại, những kẻ hiện nay đang dùng quyền lực bôi đen hình ảnh tốt đẹp của tinh thần chống ngọai xâm anh dũng từ ngàn xưa mà bỏ tù, đàn áp man rợ những người dân, thanh niên, sinh viên yêu nước chống sự xâm lăng của Trung Cộng, và nhất là bà nên bỏ ra lấy một phút để suy nghĩ về những người cũng chỉ vì sáng tác bài hát như Việt Khang .. vv... nay đang bị án tù nặng nề khiến cả thế giới phải can thiếp. Trong tình trạng đất nước như thế mà bà còn có thể lớn giọng biện minh cho bà, đồng thời miệt thị người “không giống bà”, ước mong bà suy ngẫm về câu “những người được gọi là người…”.. của bà.

Ngày nào đất nước còn lầm than như hiện nay, nếu không thể về Việt nam để sát cánh với các anh chị em yêu nước, thì ít nhất những ngừơi - theo cách nói của bà -
“những người được gọi là người…”..., không nên “trở về để cất tiếng hát cho cường quyền mua vui”.

Vũ Hòanh

http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?155987-Kh%C3%A1nh-Ly-vi%E1%BA%BFt-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-g%E1%BB%8Di-l%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chó Già Lại Sủa Trăng: Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về

Khánh Ly dành cho Mặc Lâm của RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thiết của chị trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm

 

Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Khánh Ly dành cho Mặc Lâm của RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thiết của chị trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm.

 

Khánh Ly-Trịnh Công Sơn, Huế, 1967


Mặc Lâm: Thắm thoát mà đã ... mấy mươi năm... cái ngày mà chị đặt chân lên đất Mỹ cũng gần trọn đời người... Người họa sĩ khi nhìn lại tranh mình thì phát hiện thiếu chút ánh sáng chỗ này, một vết cọ không chính xác chỗ nọ. Người làm thơ thì tiếc đã không dùng một chữ khác đắt ý hơn trong bài thơ nào đó, còn là ca sĩ chị thấy điều gì đã qua mà mình không nắm được, và nếu được làm lại thì chị sẽ thay thế hay sửa đổi những vuột mất ấy là gì?

Khánh Ly: Trước hết tôi rất cảm ơn quý đài đã nhớ đến tôi. Thưa anh và thưa quý thính giả đang nghe đài, người ta thường nói âm nhạc là ngôn ngữ không có biên giới, và âm nhạc đưa người ta lại gần với nhau. Trong những cảm nghĩ rất tốt đẹp, nhân bản tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù.

Trong ý tưởng đó tôi luôn luôn cảm thấy mình may mắn được thượng đế cho một tiếng hát, và đã nhiều năm dùng tiếng hát này đi khắp nơi cũng không ngoài mục đích được nhìn thấy qua tiếng hát của mình mà mọi người cùng ngồi lại bên nhau. Tuy nhiên tôi cảm thấy hình như việc làm của mình chưa đủ. Nó rất nhỏ nhoi đối với những niềm vui tinh thần rất cần thiết cho mỗi người, mà mỗi ngày đang bị văn minh thế giới làm soi mòn dần. Soi mòn cả niềm tin, soi mòn cả con người với nhau. Như vậy có phải rằng những tiếng hát luôn là gạch nối giữa mọi người hay không?

Tôi luôn mong mỏi ngày nào tiếng hát của mình còn được sử dụng thì tôi vẫn ở trong niềm hy vọng là đưa mọi người ngồi lại với nhau.

Mặc Lâm: Tôi tình cờ thấy một tấm ảnh đen trắng chụp khi chị còn rất trẻ, khoảng 18 hay hai mươi gì đó. Ở tấm ảnh này tôi cảm nhận được hơi hướm chiến tranh lẩn khuất phía sau chị rất rõ... Cuộc chiến có ảnh hưởng gì tới gia đình chị trước khi rời Việt Nam hay không?

Khánh Ly: Trong gia đình tôi có anh em là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có một người anh đã bị thương rất nặng, và cả nhà tưởng anh đã chết khi anh theo binh chủng của anh rời khỏi thành phố Huế. Nhưng rất may mắn mọi chuyện đều ngưng ở đó và sau đó thì tôi ra đi.

Mặc Lâm: Thật là may mắn vì dù sao thì gia đình chị chịu ít thiệt hại nhất trong những gia đình Việt Nam thuở ấy. Thưa chị "Hội quán Cây tre" là nơi một thời sinh viên chúng tôi rất thường tới nghe chị hát. Riêng tôi rất nhớ hình ảnh lúc ấy, bởi khi hình dung ra nó thì chừng như một cuốn phim quay thật chậm trong trí nhớ của những ngày Sài gòn cũ... Tôi không hiểu chị còn có ký ức gì về những nghệ sĩ từng có mặt trong thời gian ấy hay không?

Khánh Ly: Vâng, tôi khởi đầu tại Hội quán Cây tre khi đi hát với anh Trịnh Công Sơn. Phải nói từ lúc đó tôi mới được mọi người biết đến. Anh Sơn rất chú trọng đến những sinh hoạt học đường, sinh viên và học sinh bởi vì rõ ràng một điều giới học sinh sinh viên thời đó không phải là giới khách của phòng trà. Đa số anh em sinh viên học sinh đều không có tiền cho nên chúng tôi hát với tinh thần đến với anh em mà không có một lợi nhuận nào cả.

Tuy nhiên chúng tôi chịu đựng được vì tôi nghĩ rằng chúng tôi đến gần với anh em sinh viên học sinh trong niềm hy vọng là quê hương đất nước sẽ thanh bình, sẽ có ngày không còn tiếng súng nữa, Hội quán Cây tre khi thành lập được sự giúp đỡ của các thầy thuộc phái võ Vovinam mà tôi nhớ rất nhiều đó là thầy Phong mà bây giờ hình như thầy không còn nữa. Ở đó nhằm tinh thần phục vụ tất cả anh em sinh viên học sinh, những người không có đủ điều kiện, khả năng vào những phòng trà tráng lệ mỗi đêm để mà nghe nhạc. Ở đó chúng tôi giới thiệu những tình khúc, những ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những tình khúc của Vũ Thành An, của Lê Uyên và Phương, của Từ Công Phụng, của anh Ngô Mạnh Thu và tất cả các nhạc sỹ trẻ thời đó…

Chúng tôi được sự đóng góp như của anh Ngô Mạnh Thu, chị Diễm Chi, Ngọc Minh, Lan Ngọc hay Hồng Vân, những người có lòng với sinh hoạt cộng đồng, với sinh viên học sinh cũng như mọi quân binh chủng thời đó.

Mặc Lâm: Thưa chị bình thường thì người ta nhận ra rằng con chim không thể ở một chỗ mãi. Tiếng hót của nó phải tung bay vào không gian rộng lớn hơn. Chị có nghĩ tiếng hát Khánh Ly đã lan tỏa đủ với ước ao của một người xa xứ hay không, khi mà thời đại Internet này, chỉ một tiếng than van là người ta có thể nghe với khoảng cách cả đại dương...

Khánh Ly: Đủ thì chưa đủ đâu! Người ta thường nói trời sinh ta có đôi chân để đi. Nhà văn Nguyễn Tuân thì đi đến hết đời mà vẫn còn muốn đi. Anh Trịnh Công Sơn cũng đi dữ lắm bởi vì không bao giờ ngừng lại một chỗ cả… Người ta còn đi như thế huống chi là những tiếng hát… nó phải được bay bổng, nó phải được lan trải qua tất cả sông suối, núi đồi, len lỏi trong thị thành cũng như các vùng thôn quê. Ở tất cả mọi nơi tiếng hát đều cần phải đi tới.

Có thể người ta không đi tìm tiếng hát nhưng mà mình là người có tiếng hát thì mình đi tìm những người nghe mình. Đó là điều rất quan trọng mà một người ca sĩ khi nào còn có tiếng hát thì còn có nhu cầu đi tất cả mọi nơi để hát cho tất cả mọi người nghe. Nơi nào cần tiếng hát thì tiếng hát phải lập tức có mặt ngay!

Mặc Lâm: Ai cũng có ngày về lại quê hương, về lại nơi chôn nhau cắt rún của mình. Khánh Ly cũng là người Việt Nam cũng từng từ đó mà ra đi vì vậy sự trở về là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là khi có cơ hội cúi xuống hôn mảnh đất yêu dấu và rồi cất tiếng hát thì bài hát nào sẽ được Khánh Ly chọn? Có lẽ là Diễm Xưa chăng?

Khánh Ly: Thưa anh, anh nói rất đúng: Diễm Xưa. Từ Diễm Xưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tháp cho tôi một đôi cánh và tôi đã bay bổng giữa những tình thương của người Việt Nam trong và ngoài nước dành cho tôi. Dĩ nhiên là những ngày tháng sẽ đi qua, kể cả đời người cũng sẽ qua nhưng Việt Nam thì một ngàn năm nữa cũng còn đó.

Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…

Mặc Lâm: Xin cám ơn chị.

2012-11-10


Ý kiến độc giả

Về những tuyên bố, viết lách bóng bảy kêu côm cốp “có chữ mà không có nghĩa” của bà Khánh Ly, hẳn nhiều người cũng đã biết rõ trình độ tư tưởng của bà. Cho nên nay bà có cao hứng thêm một lần thì cũng chẳng có gì đáng để ý, nếu như bà không quá cao hứng biện minh cho hành động của mình mà tuyên bố những câu dối trá trắng trợn. Do đó, chúng ta cũng nên nhắc nhở để giúp trí óc bà giữ được sự minh mẫn, thí dụ:

Khánh Ly viết:


...”... tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù....”...

Là một người sống bằng nghề ca hát suốt cả nửa thế kỷ, chẳng lẽ bà không biết đến bài quốc ca của Việt Nam cộng sản, nơi mà bà đang sắp bước vào có những lời lẽ như sau:

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,


.... hoặc bài “Tiếng Đàn Ta Lư” có những hình ảnh ma quái như:
...”...
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền Tây Khe Sanh
Đồn Tà Ơn hôm nào bốc cháy, đồi Đồng Chi xác Mỹ chất đầy
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu chục tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bị bắt trên rừng.
Bộ đội giải phóng ơi các anh đánh hay hung ! Hu ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta lư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.
Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới
Rừng núi ta ơi! Hãy hát vui chung cùng bản làng
Mừng thắng trận Gio An
Từ trên đỉnh núi cao chon von thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca
Vọng về đất Gio An vang tiếng đàn Ta lư
T nh tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Ơi anh pháo binh, pháo ta bắn đạn nở như hoa
Đồn quân giặc bốc cao cao trong tiếng đàn Ta lư em reo
Hoà cùng anh tiếng kèn chiến thắng từ Trị Thiên khói lửa anh hùng
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu ngàn tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bỏ xác trên rừng.

Bộ đội giải phóng ơi, các anh đánh hay hung ! Hú ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta tư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.

... hay là ....

Hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân - Mỗi Bước Ta Đi
Đồng chí ơi người chiến sĩ giải phóng quân Miền Nam anh hùng thành đồng Tổ Quốc Anh đi về đâu từ Quy Nhơn đến Biên Hoà vượt qua sông Bé oai hùng
Về Phước Long xây chiến thắng
Anh đi trước hàng quân tiến về giải phóng nông thôn
Tiến về thành phố thân yêu đạp tan xác thù
....
Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước
Mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù
....”....


Bà Khánh Ly sẽ có nhiều dịp mở mang kiến thức để suy ngẫm về câu :

...”... tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù....”...

... khi bà về ca hát phục vụ giới giầu có dư tiền mua vé tại những rạp sang trọng, nơi có những ca sĩ đắt giá như bà, tới để “ca hát cho đời mua vui”.

Câu cuối trước khi chấm dứt lời tâm tình, bà viết:


... một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…


Thưa bà,

Với kiến thức hẹp hòi như thế, bà chỉ nên đại diện cho riêng mình, bà không thể đại diện cho ai để phát biểu.

Tại sao vậy?

Tại vì, đối với những người yêu nước, khi dân tộc lầm than trong bàn tay của những kẻ độc tài, tàn ác, bán nước, hại dân, thì người ta còn phải ra nước ngòai để tìm đường cứu nước. Thời Việt Nam Cộng Hòa, học sinh Tiểu Học đã được học những bài về phong trào Đông Du, các nhà cách mạng Cường Để, Nguyễn Hải Thần, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ,...vv... đều ra nước ngòai, ai dám nói họ “không là người” ??? Nếu bà đã có đi học thì đã phải biết những điều cơ bản này.

Bà có quyền, như tất cả những người sống tại các nước tự do như Mỹ, có quyền đi bất cứ đâu trên thế giới. Chỉ mong bà đừng vì sự tham lam danh lợi mà muối mặt ca hát mua vui cho những kẻ hiện nay đang đàn áp tàn bạo dân nghèo để cướp đất đai của tổ tiên họ để lại, những kẻ hiện nay đang dùng quyền lực bôi đen hình ảnh tốt đẹp của tinh thần chống ngọai xâm anh dũng từ ngàn xưa mà bỏ tù, đàn áp man rợ những người dân, thanh niên, sinh viên yêu nước chống sự xâm lăng của Trung Cộng, và nhất là bà nên bỏ ra lấy một phút để suy nghĩ về những người cũng chỉ vì sáng tác bài hát như Việt Khang .. vv... nay đang bị án tù nặng nề khiến cả thế giới phải can thiếp. Trong tình trạng đất nước như thế mà bà còn có thể lớn giọng biện minh cho bà, đồng thời miệt thị người “không giống bà”, ước mong bà suy ngẫm về câu “những người được gọi là người…”.. của bà.

Ngày nào đất nước còn lầm than như hiện nay, nếu không thể về Việt nam để sát cánh với các anh chị em yêu nước, thì ít nhất những ngừơi - theo cách nói của bà -
“những người được gọi là người…”..., không nên “trở về để cất tiếng hát cho cường quyền mua vui”.

Vũ Hòanh

http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?155987-Kh%C3%A1nh-Ly-vi%E1%BA%BFt-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-g%E1%BB%8Di-l%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm