Xe cán chó
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
Hãng (Xưởng) Phim truyện ở số 4 Thụy Khuê Hà Nội. Mươi hôm nay thấy ồn ào chuyện “nhà thủy toạ” của hãng bị chính quyền Quận Tây Hồ ra quyết định thu hồi và cho đổ đất kè xung quanh.
Có người biết chuyện này đã trách: “Ai bảo ngu đem cho thuê làm quán ăn nhậu, khiến tụi quan tham ở Quận Tây Hồ nó ghen ăn, nó tái thu hồi, còn oan à?”.
Nhưng cũng có người thông cảm nói: “Thời trước hãng được nhà nước bao cấp 100%. Nay xoá bao cấp, hơn trăm nhân mạng còn sót lại của hãng chỉ được hưởng 50% mức lương cơ bản tối thiểu, không cho thuê, lấy đâu vốn mà sống thoi thóp…”
Là người trong cuộc (nay đã thành người dưng), thực tình nghe tin này cũng hơi buồn, định chôn sâu trong lòng. Thế mà suốt mấy ngày qua cứ ray dứt không yên. Đất nước bao nhiêu chuyện hệ trọng hơn nhiều. Vậy mà chỉ có hơn trăm mét vuông đất Nhà thủy toạ lại khiến tôi phải bận tâm như thế này?
Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Hãng (Xưởng) Phim truyện VN ở số 4 Thuỵ Khuê Hà Nội xứng đáng được mệnh danh là “anh cả đỏ”. Vì ở đó không chỉ sản sinh ra nhiều nghệ sĩ lừng danh của nên điện ảnh cách mạng VN. Mà nơi đây còn đắc lực nhất trong việc làm ra những bộ phim mang tính “Hiện thực XHCN” (tuyên truyền) đắc lực cho sự nghiệp của đảng. Từ ”Chung một dòng sông”; ”Chị Tư Hậu”; “Chim vành khuyên”. Cho tới ”Sao Tháng 8″; “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”; “Ngày lễ thánh”… Đó là những phim đã được vinh danh trong các kỳ Liên Hoan Phim quốc gia. Vì nó vừa đạt yếu tố “Chủ nghiã hiện thực phải đạo” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến) lại cũng có cả chất thơ của một thời lãng mạn của các nghệ sỹ trưởng thành trong công cuộc đánh đuổi thực dân giành độc lập cho đất nước.
Nhưng cái dở rất cơ bản của “anh cả đỏ” là không biết thu nạp người tài và đào tạo đội ngũ kế cận nên đã không theo kịp và hội nhập trong giai đoạn đất nước mở cửa ra với thế giới bên ngoài.
Ở bài viết: Ta tỉnh phim trường ngả nghiêng say (*) hồi tháng 8 năm ngoái, tôi đã giãi bày phần nào cái thực tế đắng cay mà tôi đã trải nghiệm và chứng kiến. Nó không chỉ là nỗi đau của một con người cụ thể nào. Mà chính là sự bất hạnh của cả thế hệ chúng tôi. Cả thế hệ trước và sau chúng tôi nữa. Chỉ khác, có người thì nhận ra. Người thì không, hoàn toàn không. Ví dụ nhỏ, như chị Ngát (Nhà phim Hồng Ngát) chẳng hạn, thấy chị xót xa cho “anh cả đỏ” nơi chị đã từng làm giám đốc.
Thử nghe lại chút khẩu khí của chị xem sao?
Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc chị Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), chị có những lập luận rất chuẩn ”định hướng” của nghệ sỹ với đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Cho nên, trong lúc kinh tế suy thoái, đảng và nhà nước (chính quyền Quận Tây Hồ) - vai bố mẹ đang đói ăn muốn đòi lại cái miếng ăn (dù là rất còi) của các nghệ sỹ – vai con cái. Nỡ lòng nào các nghệ sỹ lại không thuận?
Ai dám bảo đảng và nhà nước (bố mẹ) không quan tâm tới các nghệ sỹ (con cái)? Khi biết bao nhiêu huân huy chương, giải thưởng như các giải Bông sen; Cánh diều. Lớn hơn các Giải thưởng Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh đấy thôi! Có đảng và và nước nào trên hành tinh này lại ưu ái các nghệ sỹ được nhiều như vậy?
Chuyện hợp tan của một hãng xưởng xem ra cũng có gì là lớn lắm đâu. Như cô gái xưa long lanh sắc nước hương trời, nay hết xuân, chả nhẽ cứ bắt thiên hạ thần tượng và tung hô mãi? Với cơ chế thị trường minh bạch, không ăn nên làm ra, thì dẹp tiệm là đúng với qui luật. Cũng như hết hươu nai rồi thì chó săn và cung nỏ cần gì nữa. Chả nhẽ cứ phải bảo trì và nuôi báo cô mãi à?
Nếu biết lo xa, “anh cả đỏ” phải lo trồng người không chỉ cho mươi năm mà cho cả trăm năm sau ấy chứ! Thử hỏi, từ khi chị Ngát được bác Điềm (nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cùng cạ) cất nhắc lên lãnh đạo ngành ĐAVN chị đã “trồng” được bao nhiêu “người” cho tương lai? Nếu có người nói, chính những người như chị đã (vô tình) góp phần làm nên bi kịch của Hãng Phim truyện như ngày nay. Thì chị nghĩ sao?
Riêng tôi, rất thông cảm với chị. Bởi nghĩ, nếu mình ở vào hoàn cảnh ấy, chắc gì đã làm khác được. Cũng như chị, dù rất thương bà con dân oan ở Văn Giang quê chị (**). Nhưng chắc gì chị đã dám về với bà con hay lên tiếng một cách mạnh mẽ như cụ Đức (Lê Hiền Đức), khi sắp lên sân khấu nhận Nhà Hát lớn giải thưởng nhà nước cho kịch bản phim (nghe bà con bên Quê Choa nói kịch bản phim Canh Bạc là chị cầm nhầm ở bài báo của người bạn thân Bọ Lập?)
“Anh cả đỏ” ơi anh đã chết thật chưa?
Cách đây 2 tháng, tình cờ đọc được bài của đạo diễn Phạm Lộc, người đã có hơn 30 năm công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam trên Vietnamnet có nhan đề mà cũng là câu hỏi: Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể? (***)
Nhưng ai trả nhời? Chả có ai. Chả ai (kể cả bậc phụ mẫu trên thượng tầng) lại đi dây với “anh cả đỏ” nổi tiếng cả về công và thần cho mang tiếng ác “vắt chanh bỏ vỏ”. Cứ để cho cái đám “con không chê cha mẹ khó…” ấy dở sống dở chết mà vẫn không dám phản chủ như thế mới cao tay.
Cho đến một ngày đẹp trời, chịu không thấu, tự chúng mày dắt díu nhau nhảy xuống Hồ Tây lặn không sủi tăm như đàn trâu vàng trong truyền thuyết năm xưa ấy. Ngày đó chắc không còn xa đâu. Bởi cái “vườn hoa dân oan” (Mai Xuân Thưởng và Lý Tử Trọng) đang chật chội lắm rồi. Nếu có thêm 5000 m² đất vào loại “kim cương” của “anh cả đỏ” tự nộp mạng nữa cho đỡ khuất tầm nhìn của nhà tổ (Văn phòng Chính phủ) trông ra Hồ Tây thơ mộng! Ngu gì mà không ham? Dại gì mà thoái thác? Khi các nghệ sỹ nhớn đều nhất mực tin rằng hết thảy mọi việc ”đã có đảng và nhà nước lo”. Nên đa phần đều lơ ngơ như “bò đội nón”. Hoặc đã, đang và sẽ đê mê bởi các đấng phụ mẫu hào phóng đưa vào thế “xôi chùa ngọng miệng” thì còn ý kiến ý cò cái nỗi gì?
(*) 664 – Ta tỉnh phim trường ngả nghiêng say - http://gocomay.wordpress.com/2011/08/11/664-ta-t%E1%BB%89nh-phim-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ng%E1%BA%A3-nghieng-say/
(**) 732 – Thương “dòng sông Văn“ quê hương chị Ngát! - http://gocomay.wordpress.com/2012/05/04/732-thuong-dong-song-van-que-huong-chi-ngat/
(***) Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể? - http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/87099/hang-phim-truyen-viet-nam-bao-gio-giai-the-.html
________________________
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
Hãng (Xưởng) Phim truyện ở số 4 Thụy Khuê Hà Nội. Mươi hôm nay thấy ồn ào chuyện “nhà thủy toạ” của hãng bị chính quyền Quận Tây Hồ ra quyết định thu hồi và cho đổ đất kè xung quanh.
Có người biết chuyện này đã trách: “Ai bảo ngu đem cho thuê làm quán ăn nhậu, khiến tụi quan tham ở Quận Tây Hồ nó ghen ăn, nó tái thu hồi, còn oan à?”.
Nhưng cũng có người thông cảm nói: “Thời trước hãng được nhà nước bao cấp 100%. Nay xoá bao cấp, hơn trăm nhân mạng còn sót lại của hãng chỉ được hưởng 50% mức lương cơ bản tối thiểu, không cho thuê, lấy đâu vốn mà sống thoi thóp…”
Là người trong cuộc (nay đã thành người dưng), thực tình nghe tin này cũng hơi buồn, định chôn sâu trong lòng. Thế mà suốt mấy ngày qua cứ ray dứt không yên. Đất nước bao nhiêu chuyện hệ trọng hơn nhiều. Vậy mà chỉ có hơn trăm mét vuông đất Nhà thủy toạ lại khiến tôi phải bận tâm như thế này?
Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Hãng (Xưởng) Phim truyện VN ở số 4 Thuỵ Khuê Hà Nội xứng đáng được mệnh danh là “anh cả đỏ”. Vì ở đó không chỉ sản sinh ra nhiều nghệ sĩ lừng danh của nên điện ảnh cách mạng VN. Mà nơi đây còn đắc lực nhất trong việc làm ra những bộ phim mang tính “Hiện thực XHCN” (tuyên truyền) đắc lực cho sự nghiệp của đảng. Từ ”Chung một dòng sông”; ”Chị Tư Hậu”; “Chim vành khuyên”. Cho tới ”Sao Tháng 8″; “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”; “Ngày lễ thánh”… Đó là những phim đã được vinh danh trong các kỳ Liên Hoan Phim quốc gia. Vì nó vừa đạt yếu tố “Chủ nghiã hiện thực phải đạo” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến) lại cũng có cả chất thơ của một thời lãng mạn của các nghệ sỹ trưởng thành trong công cuộc đánh đuổi thực dân giành độc lập cho đất nước.
Nhưng cái dở rất cơ bản của “anh cả đỏ” là không biết thu nạp người tài và đào tạo đội ngũ kế cận nên đã không theo kịp và hội nhập trong giai đoạn đất nước mở cửa ra với thế giới bên ngoài.
Ở bài viết: Ta tỉnh phim trường ngả nghiêng say (*) hồi tháng 8 năm ngoái, tôi đã giãi bày phần nào cái thực tế đắng cay mà tôi đã trải nghiệm và chứng kiến. Nó không chỉ là nỗi đau của một con người cụ thể nào. Mà chính là sự bất hạnh của cả thế hệ chúng tôi. Cả thế hệ trước và sau chúng tôi nữa. Chỉ khác, có người thì nhận ra. Người thì không, hoàn toàn không. Ví dụ nhỏ, như chị Ngát (Nhà phim Hồng Ngát) chẳng hạn, thấy chị xót xa cho “anh cả đỏ” nơi chị đã từng làm giám đốc.
Thử nghe lại chút khẩu khí của chị xem sao?
Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc chị Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), chị có những lập luận rất chuẩn ”định hướng” của nghệ sỹ với đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Cho nên, trong lúc kinh tế suy thoái, đảng và nhà nước (chính quyền Quận Tây Hồ) - vai bố mẹ đang đói ăn muốn đòi lại cái miếng ăn (dù là rất còi) của các nghệ sỹ – vai con cái. Nỡ lòng nào các nghệ sỹ lại không thuận?
Ai dám bảo đảng và nhà nước (bố mẹ) không quan tâm tới các nghệ sỹ (con cái)? Khi biết bao nhiêu huân huy chương, giải thưởng như các giải Bông sen; Cánh diều. Lớn hơn các Giải thưởng Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh đấy thôi! Có đảng và và nước nào trên hành tinh này lại ưu ái các nghệ sỹ được nhiều như vậy?
Chuyện hợp tan của một hãng xưởng xem ra cũng có gì là lớn lắm đâu. Như cô gái xưa long lanh sắc nước hương trời, nay hết xuân, chả nhẽ cứ bắt thiên hạ thần tượng và tung hô mãi? Với cơ chế thị trường minh bạch, không ăn nên làm ra, thì dẹp tiệm là đúng với qui luật. Cũng như hết hươu nai rồi thì chó săn và cung nỏ cần gì nữa. Chả nhẽ cứ phải bảo trì và nuôi báo cô mãi à?
Nếu biết lo xa, “anh cả đỏ” phải lo trồng người không chỉ cho mươi năm mà cho cả trăm năm sau ấy chứ! Thử hỏi, từ khi chị Ngát được bác Điềm (nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cùng cạ) cất nhắc lên lãnh đạo ngành ĐAVN chị đã “trồng” được bao nhiêu “người” cho tương lai? Nếu có người nói, chính những người như chị đã (vô tình) góp phần làm nên bi kịch của Hãng Phim truyện như ngày nay. Thì chị nghĩ sao?
Riêng tôi, rất thông cảm với chị. Bởi nghĩ, nếu mình ở vào hoàn cảnh ấy, chắc gì đã làm khác được. Cũng như chị, dù rất thương bà con dân oan ở Văn Giang quê chị (**). Nhưng chắc gì chị đã dám về với bà con hay lên tiếng một cách mạnh mẽ như cụ Đức (Lê Hiền Đức), khi sắp lên sân khấu nhận Nhà Hát lớn giải thưởng nhà nước cho kịch bản phim (nghe bà con bên Quê Choa nói kịch bản phim Canh Bạc là chị cầm nhầm ở bài báo của người bạn thân Bọ Lập?)
“Anh cả đỏ” ơi anh đã chết thật chưa?
Cách đây 2 tháng, tình cờ đọc được bài của đạo diễn Phạm Lộc, người đã có hơn 30 năm công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam trên Vietnamnet có nhan đề mà cũng là câu hỏi: Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể? (***)
Nhưng ai trả nhời? Chả có ai. Chả ai (kể cả bậc phụ mẫu trên thượng tầng) lại đi dây với “anh cả đỏ” nổi tiếng cả về công và thần cho mang tiếng ác “vắt chanh bỏ vỏ”. Cứ để cho cái đám “con không chê cha mẹ khó…” ấy dở sống dở chết mà vẫn không dám phản chủ như thế mới cao tay.
Cho đến một ngày đẹp trời, chịu không thấu, tự chúng mày dắt díu nhau nhảy xuống Hồ Tây lặn không sủi tăm như đàn trâu vàng trong truyền thuyết năm xưa ấy. Ngày đó chắc không còn xa đâu. Bởi cái “vườn hoa dân oan” (Mai Xuân Thưởng và Lý Tử Trọng) đang chật chội lắm rồi. Nếu có thêm 5000 m² đất vào loại “kim cương” của “anh cả đỏ” tự nộp mạng nữa cho đỡ khuất tầm nhìn của nhà tổ (Văn phòng Chính phủ) trông ra Hồ Tây thơ mộng! Ngu gì mà không ham? Dại gì mà thoái thác? Khi các nghệ sỹ nhớn đều nhất mực tin rằng hết thảy mọi việc ”đã có đảng và nhà nước lo”. Nên đa phần đều lơ ngơ như “bò đội nón”. Hoặc đã, đang và sẽ đê mê bởi các đấng phụ mẫu hào phóng đưa vào thế “xôi chùa ngọng miệng” thì còn ý kiến ý cò cái nỗi gì?
(*) 664 – Ta tỉnh phim trường ngả nghiêng say - http://gocomay.wordpress.com/2011/08/11/664-ta-t%E1%BB%89nh-phim-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ng%E1%BA%A3-nghieng-say/
(**) 732 – Thương “dòng sông Văn“ quê hương chị Ngát! - http://gocomay.wordpress.com/2012/05/04/732-thuong-dong-song-van-que-huong-chi-ngat/
(***) Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể? - http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/87099/hang-phim-truyen-viet-nam-bao-gio-giai-the-.html
________________________